NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu,, có thể rút ra một số nhận định:
- Dù thuật ngữ VHCT đã được nhắc đến từ khá sớm nhưng cho đến
nay, do sự phong phú về hướng tiếp cận nghiên cứu từ các ngành khoa học9
khác nhau, khái niệm này vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận. Đặc biệt, khái
niệm, cấu trúc của VHCT chưa thực sự được quan tâm và có những kiến
giải thấu đáo từ góc nhìn văn hóa học.
- Liên quan đến vấn đề VHCT thời thịnh Trần, đã có nhiều tài liệu đề
cập ở những khía cạnh và mức độ khác nhau. Đó là những nguồn tư liệu
quý báu, bổ ích để NCS có thể kế thừa, chắt lọc và phát triển trong luận án.
Nhưng nhìn chung, do mục tiêu nghiên cứu, những tài liệu đó chưa quan
tâm đến việc nhận diện VHCT thời thịnh Trần một cách cụ thể và hệ thống
dựa trên một cấu trúc cơ bản của VHCT dưới góc nhìn văn hóa học. Vì vậy,
mỗi tài liệu hầu như mới chỉ là một mảnh ghép riêng lẻ và chủ yếu được lồng
ghép vào trong các nghiên cứu về thời Trần. Một số yếu tố rất quan trọng của
VHCT như nhân cách chính trị, yếu tố ngoại hiện thì chưa được nghiên cứu
chưa thấu đáo hoặc chưa được định danh, nghiên cứu đúng với tư cách là
thành tố của VHCT.
Như vậy, một công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống, chuyên sâu
về VHCT thời thịnh Trần như một chỉnh thể, đặc biệt đi sâu phân tích diện
mạo và đánh giá giá trị của VHCT thời thịnh Trần - dưới ánh sáng lý luận
của văn hóa học - thì chưa từng xuất hiện.
Từ thực tế đó, NCS lựa chọn đề tài luận án “Văn hóa chính trị thời
thịnh Trần” với mong muốn: 1/Góp phần hệ thống hóa và xác lập khái
niệm, cấu trúc của VHCT dưới góc nhìn văn hóa học; 2/Phân tích diện
mạo của VHCT thời thịnh Trần - theo các thành tố cơ bản của cấu trúc
VHCT đã xác lập; 3/Nhận định về giá trị của VHCT thời thịnh Trần và bàn
luận về việc vận dụng bài học của thời Trần trong xây dựng VHCT Việt
Nam hiện nay
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Văn hóa chính trị thời Thịnh Trần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các công trình
nghiên cứu về thời trung đại, về thời đại Lý - Trần hoặc về thời Trần và
mới chỉ được tiếp cận từ các phương diện riêng lẻ:
1.2.2.1. Nghiên cứu về định hướng giá trị trong chính trị
Tư tưởng chính trị, thể chế chính trị thời Trần là nội dung được nhiều
tài liệu tập trung nghiên cứu nhất. Nhìn chung, khi bàn về tư tưởng chính
trị thời Trần, các tác giả đều khẳng định các giá trị: tinh thần yêu nước,
đoàn kết, tinh thần thân dân, tinh thần tam giáo đồng nguyên... Những giá
trị ấy được hội tụ và tỏa sáng rực rỡ nhất trong giai đoạn thịnh trị của nhà
Trần. Các nội dung của thể chế chính trị thời thịnh Trần (như đường lối trị
nước, chính sách, chủ trương phát triển đất nước) cũng được nhiều nhà
nghiên cứu bàn đến, trong đó, đặc biệt là vấn đề đường lối ngoại giao,
chính sách đào tạo, tuyển dụng quan lại. Các nội dung quan trọng của
phương diện định hướng giá trị trong chính trị như triết lý quyền lực, lý
tưởng chính trị chưa được nghiên cứu sâu.
1.2.2.2. Nghiên cứu về sự vận hành chính trị
Vấn đề thiết chế chính trị với các nội dung như: tổ chức bộ máy nhà
nước, hệ thống quan chế, mô hình kinh tế - chính trị kiểu thái ấp - điền
trang... đã được bàn đến trong khá nhiều tài liệu. Các tác giả đã có những
mô tả khá cụ thể về diện mạo của bộ máy nhà nước với những phân tích,
so sánh để tìm ra đặc trưng của thời Trần so với các thời kỳ khác trong lịch
8
sử Việt Nam. Thời Trần gắn liền với ba lần kháng chiến chống Mông -
Nguyên vĩ đại, nên vấn đề giữ nước mà tiêu điểm là nghệ thuật quân sự
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt. Ngoài ra, một số kỹ năng,
nghệ thuật làm chính trị khác cũng được nghiên cứu công phu: kế sách
phát triển kinh tế đa sở hữu; kế sách trị thủy và làm nông nghiệp; kế sách
dùng người... Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào miêu tả được phương diện
vận hành chính trị một cách toàn diện.
1.2.2.3. Nghiên cứu về nhân cách chính trị
Nhân cách chính trị thời Trần có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà
nghiên cứu từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn. Trong đó, vấn đề hình
thành nhân cách, vai trò của các nhân vật chính trị, các phẩm chất đáng
quý và cần thiết của các nhân vật chính trị (đạo đức, tài năng...) được đi
sâu làm rõ. Một số bức chân dung về các nhân vật chính trị thời Trần đã
được phác họa với cái nhìn đa chiều. Tuy nhiên, nhìn chung, vấn đề nhân
cách chính trị mới được bàn đến với tư cách “con người chính trị” chung
chung, hoặc những đóng góp của các nhân vật lịch sử riêng lẻ, chưa được
hệ thống hóa thành những phẩm chất nhân cách mang tính đại diện và
mang màu sắc riêng cho con người thời Trần. Hơn nữa, chưa có tài liệu
nào khai thác các mẫu hình nhân cách văn hóa, hay coi con người chính trị
là chủ thể sáng tạo và chịu tác động của nền VHCT.
1.2.2.4. Nghiên cứu về ngoại hiện chính trị
Đây là nội dung chưa được quan tâm nghiên cứu thấu đáo. Nhìn chung,
yếu tố ngoại hiện chính trị chỉ thấp thoáng bóng dáng trong những phác thảo
của một số công trình nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, tôn giáo thời Trần,
chẳng hạn công trình kiến trúc cung đình, trang phục cung đình, lễ hội và
nghi thức cung đình, kiến trúc tôn giáo (đền, chùa, tháp...),... Các yếu tố
mang giá trị biểu tượng chính trị chưa được bàn đến, nghĩa là chưa được
nghiên cứu với tư cách là thành tố của VHCT.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu,, có thể rút ra một số nhận định:
- Dù thuật ngữ VHCT đã được nhắc đến từ khá sớm nhưng cho đến
nay, do sự phong phú về hướng tiếp cận nghiên cứu từ các ngành khoa học
9
khác nhau, khái niệm này vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận. Đặc biệt, khái
niệm, cấu trúc của VHCT chưa thực sự được quan tâm và có những kiến
giải thấu đáo từ góc nhìn văn hóa học.
- Liên quan đến vấn đề VHCT thời thịnh Trần, đã có nhiều tài liệu đề
cập ở những khía cạnh và mức độ khác nhau. Đó là những nguồn tư liệu
quý báu, bổ ích để NCS có thể kế thừa, chắt lọc và phát triển trong luận án.
Nhưng nhìn chung, do mục tiêu nghiên cứu, những tài liệu đó chưa quan
tâm đến việc nhận diện VHCT thời thịnh Trần một cách cụ thể và hệ thống
dựa trên một cấu trúc cơ bản của VHCT dưới góc nhìn văn hóa học. Vì vậy,
mỗi tài liệu hầu như mới chỉ là một mảnh ghép riêng lẻ và chủ yếu được lồng
ghép vào trong các nghiên cứu về thời Trần. Một số yếu tố rất quan trọng của
VHCT như nhân cách chính trị, yếu tố ngoại hiện thì chưa được nghiên cứu
chưa thấu đáo hoặc chưa được định danh, nghiên cứu đúng với tư cách là
thành tố của VHCT.
Như vậy, một công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống, chuyên sâu
về VHCT thời thịnh Trần như một chỉnh thể, đặc biệt đi sâu phân tích diện
mạo và đánh giá giá trị của VHCT thời thịnh Trần - dưới ánh sáng lý luận
của văn hóa học - thì chưa từng xuất hiện.
Từ thực tế đó, NCS lựa chọn đề tài luận án “Văn hóa chính trị thời
thịnh Trần” với mong muốn: 1/Góp phần hệ thống hóa và xác lập khái
niệm, cấu trúc của VHCT dưới góc nhìn văn hóa học; 2/Phân tích diện
mạo của VHCT thời thịnh Trần - theo các thành tố cơ bản của cấu trúc
VHCT đã xác lập; 3/Nhận định về giá trị của VHCT thời thịnh Trần và bàn
luận về việc vận dụng bài học của thời Trần trong xây dựng VHCT Việt
Nam hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Tổng quan tài liệu cho thấy VHCT đã hình thành cùng với sự ra đời
của hoạt động chính trị của con người. Tuy nhiên, VHCT với tư cách là
một đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học thì mới xuất hiện, bắt đầu
từ phương Tây sau chiến tranh thế giới thứ hai. Ở Việt Nam, nghiên cứu
về VHCT đã diễn ra theo nhiều xu hướng song nhìn chung, còn đang ở
những bước đi đầu tiên trên nền tảng lý thuyết và phương pháp còn chưa
hoàn bị.
10
Văn hóa chính trị thời thịnh Trần là vấn đề quan trọng, đã được các
nhà nghiên cứu tiếp cận trong cái nhìn đa chiều. Tuy nhiên, cho đến nay,
chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về VHCT thời
thịnh Trần dựa trên lý thuyết VHCT từ góc nhìn văn hóa học. Đó cũng là
vấn đề đặt ra đòi hỏi luận án cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo hơn.
Chương 2
QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ GIỚI THUYẾT
VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN
2.1. QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ
2.1.1. Khái niệm văn hóa chính trị
2.1.1.1. Văn hóa
Thuật ngữ văn hóa được các nhà nghiên cứu từ thời cổ đại cho đến
ngày nay nghiên cứu, tìm tòi, phân tích để làm rõ nội hàm ý nghĩa của nó.
Tuy nhiên, đến ngày nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa dựa
trên các cách tiếp cận khác nhau.
Có thể nói cách quan niệm về văn hóa theo hai trường hợp (văn hóa nói
chung - văn hóa toàn thể) và văn hóa nói riêng (các nền văn hóa) rất cần thiết
để chúng ta nghiên cứu VHCT một cách tổng quát. VHCT vừa mang tính
chất, đặc trưng của văn hóa nói chung (văn hóa toàn thể), vừa mang tính
chất, đặc trưng của văn hóa nói riêng (các nền văn hóa), song chủ yếu người
ta nhấn mạnh đến “những yếu tố xác định đặc tính riêng” của mỗi cộng đồng,
của mỗi nền văn hóa trong VHCT.
2.1.1.2. Chính trị
Chính trị là việc tổ chức đời sống xã hội của một cộng đồng (dân tộc,
quốc gia) bằng quyền lực chung. Về bản chất, chính trị phản ánh một trình độ
văn hóa của nhân loại nói chung và của từng cộng đồng người nói riêng về
phương diện tổ chức, điều hành xã hội. Chính trị luôn gắn liền với con người
kể từ khi nhà nước ra đời và đó là một lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất
của đời sống xã hội. Mọi thành quả lý luận và thực tiễn do con người sáng
tạo ra liên quan đến việc giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước đều thuộc
11
về VHCT. Với cách nhìn nhận như vậy, cùng với quá trình ra đời và phát
triển của nhà nước, khái niệm VHCT đã hình thành và từng bước hoàn thiện.
2.1.1.3. Văn hóa chính trị
Từ góc nhìn văn hóa học, luận án quan niệm VHCT là một thành tố,
một lĩnh vực của văn hóa nói chung, có nghĩa là VHCT là một bộ phận
trong văn hóa toàn thể. Thiết nghĩ, khi xem VHCT là một phương diện của
văn hóa, ta cần đặt nó trong hệ thống cấu trúc chung của một nền văn hóa
để thấy được mối quan hệ mật thiết giữa nó và văn hóa nói chung. Theo
đó, văn hóa bao gồm ba tiểu hệ thống: văn hóa xã hội, văn hóa vật chất,
văn hóa tinh thần. VHCT thuộc tiểu hệ thống văn hóa xã hội, bên cạnh các
thành tố: văn hóa đạo đức, văn hóa pháp luật, văn hóa truyền thông: VHCT
là một thành tố của văn hóa xã hội, bị quy định bởi trình độ, tính chất văn
hóa của một cộng đồng người trong việc tổ chức đời sống cộng đồng, trong
việc nắm giữ và thực thi quyền lực của cộng đồng, thể hiện ra như một
“kiểu”, “dạng”, “nền” chính trị nhất định trong lịch sử.
Thừa nhận VHCT là một bộ phận của văn hóa cũng có nghĩa là xét
VHCT với tư cách một “nền văn hóa chính trị” với hệ thống cấu trúc gồm
nhiều yếu tố, chứ không chỉ có yếu tố chủ quan của cá nhân chủ thể chính
trị. Và như vậy, trong luận án, khi triển khai nghiên cứu, nhận diện VHCT
thời thịnh Trần, là NCS nghiên cứu nền VHCT - với tư cách là bộ phận
của nền văn hóa Đại Việt, chứ không phải nghiên cứu các yếu tố văn hóa
trong chính trị, tính văn hóa trong hoạt động chính trị của thời thịnh Trần.
2.1.2. Cấu trúc của văn hóa chính trị
Văn hóa chính trị là một chỉnh thể thống nhất bởi 4 thành tố chính:
1/ Định hướng giá trị trong chính trị (thể hiện qua lý tưởng chính trị, triết
lý chính trị và đường lối chính trị); 2/ Sự vận hành chính trị (gồm công
cụ vận hành và phương thức vận hành); 3/ Nhân cách chính trị; 4/ Ngoại hiện
chính trị. Khi xây dựng VHCT phải chú trọng đồng thời cả 4 phương diện đó.
Trong đó, phải đặc biệt chú trọng nhân cách của chủ thể chính trị, bởi đây là
nhân tố có vai trò trung tâm, chi phối sự vận hành các yếu tố còn lại.
12
2.2. GIỚI THUYẾT VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN
2.2.1. Khái lược về triều Trần
Vương nghiệp nhà Trần bắt đầu từ ngày 12 tháng chạp năm Ất Dậu
(1225), khi Lý Chiêu Hoàng - vị vua cuối cùng của triều Lý, nhường ngôi
cho Trần Cảnh, cho đến năm 1400, nếu không tính thời hậu Trần (Giản
Định Đế: 1407-1409; Trùng Quang Đế: 1409-1413), thì tồn tại 175 năm
với 12 đời vua.
Triều Trần là một trong những triều đại phát triển đỉnh cao của lịch
sử các triều đại quân chủ Việt Nam, có những đặc điểm khác biệt so với
các triều đại trước đó và đặc biệt khác so với các triều Lê, Nguyễn sau này.
2.2.2. Quan niệm về thời thịnh Trần
Dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và của NCS, căn
cứ vào thực tế lịch sử thời Trần, luận án quan niệm thời thịnh Trần là
khoảng thời gian từ 1225 đến 1329, tức từ thời điểm vua Trần Thái Tông
lên ngôi đến khi vua Trần Minh Tông nhường ngôi cho thái tử Vượng. Kể
từ sau 1329 có thể tính vào thời mạt Trần và không thuộc đối tượng nghiên
cứu chính của luận án.
2.2.3. Tiền đề hình thành văn hóa chính trị thời thịnh Trần
Văn hóa chính trị thời thịnh Trần là sản phẩm của sự tác động tổng hòa
bởi nhiều nhân tố: nền kinh tế phát triển đa dạng gắn liền với chế độ đa sở
hữu về ruộng đất; sự khủng hoảng triều chính do hậu quả cuối triều Lý để lại
và cuộc xâm lược của đế quốc Mông Cổ; một nền văn hóa dựa trên nền tảng
của truyền thống yêu nước, nhân văn, khoan dung, cộng với sự tịnh tồn tam
giáo, đặc biệt là sự xuất hiện của Phật giáo Thiền tông; một cơ cấu xã hội
nhiều tầng lớp cùng với xuất thân dân chài của quý tộc nhà Trần
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở kế thừa thành tựu khoa học của những nhà nghiên cứu đi
trước, NCS đã nêu ra một quan niệm về VHCT xuất phát từ góc nhìn văn
hoá học. Cách nhìn mới này cần thiết cho việc nghiên cứu một nền VHCT
với một cấu trúc rõ ràng (cụ thể là việc nhận diện VHCT ở thời thịnh Trần
mà NCS thực hiện trong Luận án).
13
Thời thịnh Trần (1225-1329) là giai đoạn đáng tự hào bậc nhất của
vương triều Trần, trong đó VHCT đã hình thành và phát triển cùng với dòng
chảy văn hóa dân tộc. Các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
thế kỷ XIII đã được luận án phân tích, lý giải với tư cách là những tiền đề
khai sinh ra VHCT thời thịnh Trần với những giá trị độc đáo. Những giới
thuyết ban đầu này chính là nền tảng để từ đó luận án đi sâu miêu tả, nhận
diện diện mạo và giá trị của VHCT thời thịnh Trần ở các chương tiếp theo.
Chương 3
DIỆN MẠO CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ TRONG CHÍNH TRỊ
3.1.1. Lý tưởng chính trị
Vương triều Trần, do bối cảnh lịch sử chống ngoại xâm và củng cố
phát triển bộ máy chính quyền quân chủ, lý tưởng độc lập - tự cường trở
thành lý tưởng chính trị cao nhất. Từ quyết tâm củng cố triều chính, phục
hưng đất nước đến ý chí giữ gìn độc lập, chủ quyền, khẳng định bản lĩnh
rồi ước vọng về nền thái bình vĩnh cửu, đó là sợi dây nối kết quá khứ, hiện
tại và tương lai, trở thành lý tưởng chính trị mang tính định hướng xuyên
suốt, thể hiện tầm nhìn chiến lược xa rộng, tầm cao VHCT thời thịnh Trần.
Cũng nhờ sự định hướng này, nền VHCT thời thịnh Trần đã có cuộc hành
trình tự tin, kiêu hãnh và để lại những vết son lộng lẫy trên con đường lịch
sử của dân tộc.
3.1.2. Triết lý về quyền lực
Triết lý về quyền lực của nhà cầm quyền thời thịnh Trần được hình
thành dựa trên cơ sở nhận thức về vai trò của dân. Dân có vai trò quan
trọng đối với sự thành bại của cá nhân anh hùng, sự tồn vong của vương
triều cũng như vận mệnh đất nước. Đối với nhà cầm quyền, người dân trở
thành một thực thể chính trị, là lực lượng xã hội chủ yếu, có vai trò quan
trọng trong sự nghiệp chiến tranh vệ quốc cũng như trong duy trì trật tự xã
hội, phát triển đất nước. Nhận thức được vai trò của dân, nên người cầm
quyền thời thịnh Trần cũng ý thức được giới hạn của quyền lực mà mình
14
nắm giữ. Vì vậy, trong quá trình trị nước, họ đã có thái độ khai phóng đối
với quyền lực và biết sử dụng quyền lực một cách chính đáng.
3.1.3. Đường lối trị nước
Nếu như thời Lý, đường lối trị nước chủ yếu ảnh hưởng bởi tư
tưởng Phật giáo, còn từ thời Lê sơ, Mạc đến Nguyễn, đường lối chính trị
chịu ảnh hưởng nhiều bởi Nho giáo, kết hợp giữa đức trị, văn trị với pháp
trị..., thì đường lối chính trị thời thịnh Trần có sự dung hợp giữa tư tưởng
Phật giáo, Nho giáo và tinh thần dân tộc. Vì thế, đường lối chính trị thời
kỳ này mang tínhđức trị, mềm dẻo, hài hòa trên tinh thần thân dân, khoan
dung khai phóng.
3.2. SỰ VẬN HÀNH CHÍNH TRỊ
3.2.1. Công cụ vận hành
3.2.1.1. Chế độ quân chủ tông tộc
Để củng cố vương quyền, nhất là trong những thời kỳ đầu, nhà
Trần đãthiết lập chế độ quân chủ tông tộc. Triều đình Thăng Long trong
thế kỷ XIII trước hết là tổ chức chính quyền của họ Trần. Sự liên kết
dòng họ nắm chính quyền như một nguyên tắc mà các vua Trần cố gắng
thực hiện. So với triều Lý, tầng lớp quý tộc đồng tộc nhà Trần được
củng cố vững chắc hơn, là một đẳng cấp riêng biệt mà nhiều vua Trần có
ý thức bảo vệ. Để xây dựng, duy trì nền chính trị quân chủ tông tộc, nhà
Trần thực hiện chế độ thượng hoàng, chế độ thái ấp - điền trang và chế
độ hôn nhân nội tộc.
3.2.1.2. Luật pháp
Mặc dù chưa đạt đến mức hoàn bị hay trở thành mô hình pháp
quyền quân chủ cao nhất (mà lịch sử Việt Nam biết đến) như ở triều Lê,
nhưng pháp luật trong giai đoạn thịnh trị của triều Trần cũng đã thể hiện
những điểm tiến bộ, vừa phản ánh được thiện chí và năng lực quản lý xã
hội của người cầm quyền vừa đáp ứng được những nguyện vọng chính
đáng của thần dân. Vì thế, từ vua quan đến thứ dân đều đề cao pháp luật,
luôn tuân thủ nghiêm túc luật lệ, nguyên tắc, điển chế. Rõ ràng, pháp luật
thời kỳ này đã thể hiện được một thể chế chính trị thượng tôn pháp luật
và hợp lòng người.
15
3.2.1.3. Bộ máy quyền lực
Để điều hành xã hội, thực thi pháp luật, bộ máy quyền lực nhà
nước thời Trần đã được xây dựng, củng cố. Đó là một bộ máy chính
quyền và quan chế khá chặt chẽ, quy củ và tinh gọn. Có thể nói, so với
các triều đại trước đó, thời thịnh Trần có bước phát triển với trình độ cao
hơn, cả về bộ máy chính quyền cũng như quan chế. Với mô hình nhà
nước theo chế độ quân chủ tông tộc, bộ máy nhà nước và quan chế thời
thịnh Trần đãđể lại những dấu ấn riêng so với các triều đại quân chủ
khác trong lịch sử dân tộc.
3.2.2. Phương thức vận hành
3.2.2.1. Trong hoạt động đối nội
Hoạt động đối nội được thể hiện chủ yếu qua phương thức quản lý xã hội
và phương thức đào tạo, tuyển dụng người cầm quyền cho bộ máy nhà nước.
Phương thức quản lý xã hội của nhà nước thời thịnh Trần được thể
hiện thông qua việc xây dựng, ban hành các chính sách và thực thi các
chính sách của triều đình. Những chính sách này luôn được triều đình công
bố rộng rãi, công khai cho bề tôi và thần dân được biết và thực hiện. Để
chuẩn bị cho việc xây dựng chính sách, triều đình căn cứ vào những tấu
trình của các quan trong triều, các tấu chương của các địa phương, các
quan lại được cử đikhảo sát thực tế. Bên cạnh đó, nhà Trần còn qua kênh
thông tin thứ hai là nghe ý kiến trực tiếp của người dân hoặc nhà vua thực
hiện những cuộc vi hành, từ đây, có thể làm cơ sở để đưa ra những chính
sách kịp thời, đúng đắn, hợp lòng dân.
Phương thức đào tạo, tuyển dụng người cầm quyền thời thịnh Trần
mang màu sắc riêng. Do yêu cầu về củng cố, phát triển bộ máy nhà nước,
cần đến đội ngũ quan lại kinh qua Nho học, nên việc học tập và phát triển
đạo Nho của nhà Trần rất được chú trọng. Công cuộc đào tạo nhân tài của
nhà Trần được đẩy mạnh hơn, quy củ hơn so với nhà Lý. Để huy động tối
đa nhân tài vào bộ máy nhà nước, triều đình đã tiến hành tuyển chọn người
theo nhiều con đường khác nhau (khoa cử, tiến cử - bảo cử, ứng cử, nhiệm
tử - tập ấm). Phương sách sử dụng người tài của nhà Trần có ba điểm đáng
lưu ý: chọn người thực tài; chọn đúng người, giao đúng việc; tổ chức
16
khảo hạch chặt chẽ. Phương thức đào tạo tuyển dụng người cầm quyền là
sự kế thừa truyền thống trọng tài hiếu học của văn hóa Việt Nam, song đã
được nhà Trần phát huy tận độ và thu được hiệu quả lớn.
3.2.2.2. Trong hoạt động đối ngoại
Trong hoạt động đối ngoại, vấn đề chống ngoại xâm và bang giao với
phương Bắc, phương Nam là hai mối quan tâm lớn nhất của thời thịnh
Trần. Với tổ chức quân đội khá đa dạng, khá thiện chiến và vũ khí khá lợi
hại, được tập dượt chu đáo, với chiến lược, chiến thuật tác chiến linh hoạt
cộng với tinh thần quyết tâm cao độ, lòng yêu nước nồng nàn, đoàn kết
trên dưới một lòng, quân dân thời Trần đã lập nên những chiến công hiển
hách trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Thái độ hòa hảo nhưng
cương quyết với Chiêm Thành, nhún nhường nhưng bản lĩnh trước nhà
Nguyên đã được triều đình ứng xử quyền biến. Nhà Trần đã cố gắng thực
hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo và tranh thủ tối đa những thời điểm
hòa bình quý giá để vừa hàn gắn vết thương chiến tranh đã qua, chuẩn bị
lực lượng cho những cuộc chiến tranh sắp tới. Những chiến lược ngoại
giao khôn khéo đó kết hợp với các chiến thuật quân sự tài tình đã đưa Đại
Việt đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
3.3. NHÂN CÁCH CHÍNH TRỊ
3.3.1. Phẩm chất tiêu biểu của con người thời thịnh Trần
Trong diện mạo nền VHCT thời thịnh Trần, nhân cách chính trị đóng
vai trò hết sức đặc biệt là nơi quy tụ những tinh hoa của nền chính trị.
Không thể có một nền VHCT thời thịnh Trần với những đặc trưng độc đáo
nếu như không có vai trò của những nhân cách chính trị.
Nhân cách chính trị thời thịnh Trần là điểm thú vị có thể khai thác từ
nhiều khía cạnh khác nhau. Từ góc nhìn văn hóa học, luận án chủ yếu
nhấn mạnh vào những giá trị của nhân cách thông qua một số phẩm chất
tiêu biểu: anh hùng - nghệ sĩ, ý thức tự trọng, tinh thần vô ngã.
3.3.2. “Minh quân - trung thần” - biểu mẫu lý tưởng của con
người thời thịnh Trần
Có thể nói, trong lịch sử các triều đại quân chủ Việt Nam, chưa bao
giờ xuất hiện nhiều minh quân, trung thần, lương tướng như ở thời thịnh trị
17
của nhà Trần. Chính mẫu nhân cách này đã mang lại một màu sắc riêng
cho VHCT, chứa đựng tinh hoa phẩm giá của cả thời đại và làm tỏa sáng
những giá trị của VHCT thời thịnh Trần. Trong số đó, có những nhân cách
phát triển đến đỉnh cao, trở thành những nhân cách văn hóa với phẩm chất
đạo đức cao đẹp, trí tuệ vượt trội và có sức lan tỏa mạnh mẽ, có tầm ảnh
hưởng sâu rộng, tiêu biểu là vua Trần Nhân Tông và Hưng Đạo Đại vương
Trần Quốc Tuấn. Sự xuất hiện của mẫu “minh quân - trung thần” cũng góp
phần lý giải quy luật tồn vong của các vương triều quân chủ trong lịch sử.
3.4. NGOẠI HIỆN CHÍNH TRỊ
Trong các yếu tố ngoại hiện chính trị, yếu tố biểu thị quyền lực, trật
tự xã hội có thể coi là những yếu tố tiêu biểu. Ngoài ra, do thời thịnh Trần
là giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt, đó là thời đại của “hào khí Đông A”,
vì vậy, khi nghiên cứu yếu tố ngoại hiện chính trị, luận án chú ý đến các
yếu tố biểu thị tinh thần thời đại.
3.4.1. Yếu tố biểu thị quyền lực và sự tôn nghiêm
Văn hóa chính trị gắn liền với quyền lực, quyền lực đi liền với sự tôn
nghiêm mà một chế độ chính trị cần tuân thủ. Cũng như các triều đại quân
chủ khác, quyền lực và sự tôn nghiêm của triều Trần được thể hiện qua các
yếu tố tiêu biểu: lăng miếu - xã tắc, cung điện, thành quách, thái ấp, ngai
vàng, thềm cấm, chữ húy, linh vật, lễ nghi và hệ thống huyền sử, huyền
tích... Trong đó, linh vật rồng và một số lễ nghi như quốc tang, minh thệ,
tế thần, lên ngôi và tấn phong là những yếu tố mang đậm màu sắc của
VHCT thời thịnh Trần hơn cả.
3.4.2. Yếu tố biểu thị trật tự xã hội
Trật tự xã hội biểu hiện qua các yếu tố từ những trang phục, nghi
trượng, ngựa xe, danh xưng, tước hiệu... Tùy trên dưới cao thấp trong xã
hội, các phương diện biểu hiện này sẽ được quy định cho tương xứng và
đúng trật tự. Trong hệ thống các yếu tố ngoại hiện biểu thị trật tự xã hội
thời thịnh Trần, đáng lưu ý nhất là danh xưng của người cầm quyền như:
thượng hoàng, quan gia. Đây là hai danh xưng dùng để chỉ hai vị trí quyền
lực tối cao trong vương triều Trần. Đồng thời chúng mang hàm nghĩa về
thái độ của người cầm quyền với vấn đề quyền lực và là sự định danh riêng
cho chế độ quân chủ tông tộc của triều Trần.
18
3.4.3. Yếu tố biểu thị tinh thần thời đại
Tinh thần thời đại được biểu hiện rõ nét ở hào khí Đông A với lòng yêu
nước, ý thức tự cường, tự tôn dân tộc. Hào khí đó được đã được hóa thân
thành biểu tượng cánh tay “sát Thát” của ba quân tướng sĩ thời Trần, thành lá
cờ trượng nghĩa của các đoàn quân xông trận, các hội nghị toàn quân, toàn
dân như Diên Hồng, Bình Than hay kho tàng thơ văn ca ngợi cuộc kháng
chiến thần thánh và những hình tượng người anh hùng mang tầm vóc thời
đại. Khoan dung, khai phóng cũng có thể được coi là tinh thần thời đại
Đông A. Tinh thần cởi mở, bao dung, chấp nhận những khác biệt được
biểu thị qua nhiều yếu tố ngoại hiện độc đáo, từ văn học, nghệ thuật, công
trình kiến trúc, tôn giáo tín ngưỡng,...
Qua một số yếu tố ngoại hiện tiêu biểu, ta thấy được khát vọng quyền
uy (hay tính chất tôn nghiêm thể hiện quyền uy) của vương triều quân chủ
tập quyền, hào khí của thời đại oai hùng, bản chất thân dân, khai phóng của
nền chính trị. Nó là hình bóng của một nền VHCT khi mà sự phân chia đẳng
cấp chưa rõ nét, khoảng cách giữa người cầm quyền và dân chúng chưa quá
xa, các giới luật cũng chưa hà khắc, lễ nghi cũng chưa thật sự câu nệ.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 tiến hành miêu tả diện mạo của VHCT thời thịnh Trần qua
hệ thống 4 thành tố có mối quan hệ hữu cơ: định hướng giá trị trong chính
trị, sự vậnhành chính trị, nhân cách chính trị và ngoại hiện chính trị. Định
hướng giá trị chính trị là quá trình nhận thức, lựa chọn giá trị, hình thành
lý tưởng mang tính định hướng cho cá nhân và cộng đồng. Định hướng đó
đã được hiện thực hóa bằng công cụ vận hành chính trị và phương thức
vận hành chính trị. Nền chính trị được vận hành bởi con người chính trị mà
cốt lõi là nhân cách của họ với các phẩm chất tiêu đã làm nên vẻ đẹp, giá
trị riêng của VHCT thời kỳ thịnh trị của nhà Trần. Và cuối cùng, diện mạo,
giá trị của VHCT thời kỳ này cũng được hiện hình qua yếu tố ngoại hiện
chính trị hết sức độc đáo. Đó là một bức tranh tuy có thể chưa toàn diện,
nhưng lại bao gồm các thành tố căn cốt cấu thành chỉnh thể sống động và
gắn kết. Diện mạo này sẽ là cơ sở để NCS đánh giá những giá trị của
VHCT thời thịnh Trần ở chương tiếp theo.
19
Chương 4
GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI
THỊNHTRẦN VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN
4.1.1. Tinh thần yêu nước - đoàn kết
Yêu nước được coi là giá trị hàng đầu trong bảng giá trị văn hóa Việt
Nam. Nhưng ở thời thịnh Trần, lòng yêu nước gắn liền với tinh thần đoàn
kết, thống nhất cao độ. Mặc dù theo mô hình nhà nước quân chủ tông tộc,
được kiến tạo, quản lý và điều hành chủ yếu bởi quý tộc nhà Trần, nhưng
lúc này giữa quý tộc nhà Trần và thần dân có sự gắn bó, quyền lợi gia tộc và
quyền lợi quốc gia có sự hài hòa, thống nhất c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_van_hoa_chinh_tri_thoi_thinh_tran.pdf