Tóm tắt Luận án Xác định một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội

Năm 2007, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, hướng dẫn

của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Sóc Sơn đã tiến hành lập

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-

2010) huyện Sóc Sơn trình UBND thành phố Hà Nội xét duyệt. Theo đó tóm

tắt phương án quy hoạch sử dụng đất như sau:

- Xây dựng công viên du lịch - nghỉ dưỡng - lâm viên: khu Đền Sóc, hồ

Đồng Quan, hồ Đạc Đức, hồ Thanh Trì, kết hợp dự án lâm viên Sóc Sơn

(khoảng 1.500 ha) gồm: trạm bảo vệ động vật hoang dã, khu du lịch, nghỉ

dưỡng Đền Sóc và các công trình nghỉ dưỡng, đây là khu công viên rừng du

lịch, nghỉ dưỡng cấp Thành phố.

- Quy hoạch Công viên cây xanh các khu đô thị: khai thác các lạch, hồ

nước Lương Châu, Lương Phúc, Xuân Hoa, Đồng Đò và các hồ điều hoà

thoát nước mưa cho khu vực tạo thành mạng lưới cây xanh công viên thể dục

thể thao cho các khu vực phát triển đô thị. Các công viên này sẽ liên kết khu

công viên cây xanh du lịch Đồng Quan ở phía Tây và Núi Đôi ở phía Đông

Bắc, khu đồi tượng đài phòng không ở phía Tây và Núi Đôi ở phía Đông

thành hệ thống khu cây xanh công viên mặt nước liên hoàn.

- Các khu vực phát triển du lịch: kết hợp kế hoạch phủ xanh đồi trọc và

tưới tiêu thuỷ lợi có nhiều khu vực có thể khai thác cho du lịch nghỉ ngơi

như: khu vực Núi Mơ ven sông Công, dốc Dây Diều, hồ Kèo Cà, hồ Anh Bé,

chân Núi Hàm Lợn, hồ Ban Tiện, suối Đồng Đò, suối Đồng Lạnh, hồ Xuân

Bảng, hồ Đồng Đắp,

pdf24 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xác định một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phục vụ quy hoạch sử dụng đất được tổng hợp theo 5 vùng sau: a) Vùng núi Tây Bắc: Độ che phủ rừng (%); Nguồn nước, lượng mưa; Số km đường giao thông/1km2; Tỷ lệ (%) dân tiếp cận y tế và giáo dục. b) Vùng trung du miền núi Việt Bắc và Đông Bắc:Rừng và độ che phủ rừng; Lượng mưa, nguồn nước;Số km đường giao thông/1km2; Tỷ lệ (%) rác thải được thu gom và xử lý; Tỷ lệ (%) đất khai thác khoáng sản, làm vật liệu xây dựng được phục hồi.; Tỷ lệ (%) dân được tiếp cận y tế, giáo dục c) Vùng đồng bằng Bắc Bộ: Tỷ lệ đất đô thị/tổng diện tích; Diện tích đất ngập nước giảm hàng năm (%); Tốc độ mất đất lúa vào mục đích khác (%); Chỉ số ô nhiễm đất I (chú trọng dư lượng chất BVTV, kim loại nặng Pb, Cd, Fe); Tỷ lệ đất cho giao thông/tổng diện tích; Lượng (km) kênh mương thoát nước/ tổng diện tích khu vực; Tỷ lệ (%) rác được thu gom và xử lý; Tỷ lệ (%) cơ sở sản xuất được xử lý nước thải. d) Vùng ven biển miền Trung: Xói mòn, lở đất; Sa mạc hóa; Nguồn nước mặt và nước ngầm; Diện tích đất ngập nước và NTTS; Diện tích đất giao thông/tổng diện tích khu vực; Tỷ lệ (%) gia đình có hố xí hợp vệ sinh. đ) Vùng Tây Nguyên: Độ dốc, lượng đất xói mòn/năm; Rừng và độ che phủ ( %); Nguồn nước (mặt và ngầm); Diện tích đất giao thông/tổng diện tích; Tỷ lệ (%) dân tiếp cận y tế giáo dục và Chính sách hỗ trợ 1.4.2.4. Các chỉ tiêu cần kiểm soát thêm cho quy hoạch đất đô thị, đất phát triển công nghiệp, đất phát triển giao thông Ngoài việc chọn các chỉ tiêu cơ bản cho 5 vùng đại diện, khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất, nhà quy hoạch còn phải quan tâm đến các loại hình sử dụng đất để xây dựng phương án quy hoạch, cụ thể: Đối với đất cho đô thị cần chú ý thêm: Diện tích đô thị và dân số; Tỷ lệ cây xanh/ 1 người dân; Vạch tuyến, khoanh vị trí các quy hoạch đất chi tiết trên bản đồ. Đất cho khu công nghiệp cần chú ý thêm: Diện tích và loại công nghiệp cần phù hợp; diện tích dành cho xử lý thải rắn, lỏng, tỷ lệ (%) chất thải được xử lý; Tỷ lệ (%) diện tích cho cây xanh, đường nội bộ, cống thải; Khoảng 8 cách từ khu công nghiệp đến đô thị, khu dân cư (an toàn về môi trường theo tiêu chuẩn khí, nước của Việt Nam). Đất cho giao thông cần chú ý thêm: Tỷ lệ (%) diện tích giao thông/ diện tích toàn lãnh thổ quy hoạch; Khoảng cách an toàn về khí, bụi cho khu dân cư; Tỷ lệ (%) diện tích cho giao thông tĩnh. 1.4.2.5. Khoảng giá trị của chỉ số môi trường trong quy hoạch sử dụng đất: Căn cứ vào các yếu tố môi trường cần kiểm soát theo vùng nói trên, nhóm tác giả đã đề xuất khoảng chỉ số cho từng yếu tố và khuyến cáo có thể dùng chúng trong công tác quy hoạch sử dụng đất. Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm: - Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn - Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn đến năm 2010 theo yêu cầu bảo vệ môi trường - Những yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Sóc Sơn - Đề xuất một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu: Thu thập các nguồn tài liệu thứ cấp; Điều tra, thu thập các số liệu sơ cấp. - Phương pháp xây dựng bản đồ - Phương pháp kế thừa, chọn lọc những tư liệu sẵn có - Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững - Phương pháp mô hình khung ma trận Áp lực - Tình trạng - Phản hồi, có mở rộng và chi tiết hơn bằng mô hình DPSIR. - Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu - Phương pháp chuyên gia Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn 3.1.1. Vị trí địa lý Sóc Sơn là huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 30.651,3ha, bao gồm 26 đơn vị hành chính: 25 xã và 01 thị trấn. Có vị trí địa lý: Phía Bắc 9 giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; Phía Nam giáp huyện Đông Anh; Phía Đông giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; Phía Tây giáp huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện có vị trí cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội: cửa ngõ phía Bắc theo Quốc lộ 3, cửa ngõ phía Tây theo Quốc lộ 2, cửa ngõ phía Đông theo Quốc lộ 18. Đây là địa bàn có vị trí thuận lợi với hệ thống giao thông đối ngoại khá phát triển, đặc biệt là cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các trục quốc lộ Hà Nội- Thái Nguyên, Bắc Ninh- Hà Nội- Việt Trì, vì vậy nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội. 3.1.2. Khái quát về các điều kiện sinh thái tự nhiên của huyện Sóc Sơn Sóc Sơn là vùng bán sơn địa với 3 loại địa hình chính: vùng gò đồi, vùng giữa và vùng đồng bằng ven sông. Địa hình của vùng gò đồi thấp dần theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, địa hình ở đây chia cắt tương đối mạnh, sườn dốc lưu vực ngắn. Độ dốc trung bình từ 20-250, có nơi độ dốc trên 350. Sóc Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, lạnh. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,460C. Số giờ nắng trung bình khá dồi dào với 1.645 giờ. Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.700 mm (1.670 mm). Độ ẩm không khí trung bình 84%. Hệ thống sông ngòi của huyện dày đặc, quan trọng nhất là sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ, có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của huyện. Bên cạnh đó là hệ thống các suối và nhiều đầm, hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước quan trọng vào mùa khô. Đối với vùng gò đồi Sóc Sơn là một phần của nguồn sinh thuỷ, với mạng lưới suối và kênh mương khá dày từ 1,2-1,5 km/km2. 3.1.3. Các nguồn tài nguyên của huyện Sóc Sơn Tài nguyên đất của huyện có tổng diện tích 30.651ha, được chia làm 15 loại đất chính, bố trí ở các nhóm: đất phù sa 5.061ha, đất bạc màu 12.501ha, đất ferralit 9.733ha và đất khác 3.356ha. Huyện Sóc Sơn có trữ lượng nước mặt khá dồi dào tuy nhiên nguồn nước mặt đang bị nguy cơ ô nhiễm đe dọa khó khăn cho khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Sóc Sơn vẫn là vùng nghèo nước, đặc biệt ở vùng gò đồi, lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian trong năm đã làm cho huyện trở thành vùng hạn và ngập úng trọng điểm của Hà Nội. Do đó, để phát triển lâu bền môi trường tự nhiên, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, cần có chiến lược bảo vệ và phát triển tài nguyên nước cho huyện và cho vùng thông qua xây dựng, nâng cấp các hồ, đập để giữ nước phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và phát triển du lịch. 3.1.4. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn Trong những năm qua kinh tế trên địa bàn của huyện có bước tăng trưởng nhanh liên tục. Tổng GTSX trên địa bàn huyện tăng từ 2.015 tỷ đồng năm 2000 lên 12.427 tỷ đồng năm 2006 và đạt 33.055,7 tỷ đồng năm 10 2010 (theo giá hiện hành). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2000-2008 đạt 20%/năm, giai đoạn 2003-2007 đạt tới 24%/năm (là một trong những địa phương có tốc độ tằng trưởng nhanh nhất của thành phố). Về dân số: Đến ngày 01 tháng 01 năm 2010, tổng dân số trung bình trên địa bàn huyện là 294.143 người với 69.877 hộ. Tốc độ tăng dân số tự nhiên thời kỳ 2001 - 2010 bình quân là 1,98%/năm và giảm nhanh qua các năm. Cơ cấu dân số đang có sự chuyển dịch tích cực, tỷ lệ dân số nông nghiệp giảm từ 87,10% dân số năm 1995 xuống còn 85,06% vào năm 2010. Chi tiết được thể hiện trong Bảng 3.5. Bảng 3.5. Cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn Sóc Sơn Hạng mục Năm 2000 Năm 2006 Năm 2009 SL (người) % SL (người) % SL (người) % Tổng số 130.021 100 138.496 100 199.264 100 - LĐ công nghiệp 7.680 5,90 19.975 14,42 43.898 22,0 3 - LĐ nông nghiệp 116.976 89,96 99.877 72,12 - LĐ dịch vụ 5.365 4,12 13.316 9,61 Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội, 2010 3.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn đến năm 2010 theo yêu cầu bảo vệ môi trường 3.2.1.Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 Năm 2007, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Sóc Sơn đã tiến hành lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006- 2010) huyện Sóc Sơn trình UBND thành phố Hà Nội xét duyệt. Theo đó tóm tắt phương án quy hoạch sử dụng đất như sau: - Xây dựng công viên du lịch - nghỉ dưỡng - lâm viên: khu Đền Sóc, hồ Đồng Quan, hồ Đạc Đức, hồ Thanh Trì, kết hợp dự án lâm viên Sóc Sơn (khoảng 1.500 ha) gồm: trạm bảo vệ động vật hoang dã, khu du lịch, nghỉ dưỡng Đền Sóc và các công trình nghỉ dưỡng, đây là khu công viên rừng du lịch, nghỉ dưỡng cấp Thành phố. - Quy hoạch Công viên cây xanh các khu đô thị: khai thác các lạch, hồ nước Lương Châu, Lương Phúc, Xuân Hoa, Đồng Đò và các hồ điều hoà thoát nước mưa cho khu vực tạo thành mạng lưới cây xanh công viên thể dục thể thao cho các khu vực phát triển đô thị. Các công viên này sẽ liên kết khu công viên cây xanh du lịch Đồng Quan ở phía Tây và Núi Đôi ở phía Đông 11 Bắc, khu đồi tượng đài phòng không ở phía Tây và Núi Đôi ở phía Đông thành hệ thống khu cây xanh công viên mặt nước liên hoàn. - Các khu vực phát triển du lịch: kết hợp kế hoạch phủ xanh đồi trọc và tưới tiêu thuỷ lợi có nhiều khu vực có thể khai thác cho du lịch nghỉ ngơi như: khu vực Núi Mơ ven sông Công, dốc Dây Diều, hồ Kèo Cà, hồ Anh Bé, chân Núi Hàm Lợn, hồ Ban Tiện, suối Đồng Đò, suối Đồng Lạnh, hồ Xuân Bảng, hồ Đồng Đắp, - Đến năm 2010, huyện có các khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN) tập trung như: KCN Nội Bài; KCN Phú Cường- Phú Minh; CCN tập trung tại Mai Đình ven đường 131, CCN vừa và nhỏ tại Mai Đình ven QL 3A, CCN kho tàng ga Đa Phúc. 3.2.2. Xác định các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn đến năm 2010 a) Về phương pháp tiếp cận: Mặc dù ở thời điểm lập quy hoạch sử dụng đất (năm 2007) chưa có những quy định cụ thể và trong nhóm công tác lập quy hoạch cũng không có cán bộ môi trường, nhưng qua đánh giá có thể thấy rằng ngay từ bước điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu bản đồ, nhóm lập quy hoạch sử dụng đất đã xây dựng báo cáo chuyên đề về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái. Bước đầu đã có những nhận định sơ bộ về hiện trạng các yếu tố môi trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn làm cơ sở dữ liệu nền cho việc lập phương án quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, các báo cáo chuyên đề và báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất cũng mới dừng lại ở mức độ mô tả hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái trên địa bàn huyện, chưa đi sâu phân tích, đánh giá được thực trạng môi trường trong mối quan hệ với hiện trạng khai thác sử dụng đất trên địa bàn, làm cơ sở để rút ra những điểm cần phát huy và những vấn đề cần cảnh báo trong việc tổ chức sử dụng đất nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. b) Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Sóc Sơn đã được UBND thành phố Hà Nội xét duyệt năm 2008 và tổ chức thực hiện. Kết quả các chỉ tiêu sử dụng đất của một số loại đất đã thực hiện đến năm 2010 được thể hiện trong Bảng 3.14. Nhìn chung, việc tổ chức thực hiện cơ bản đạt được những chỉ tiêu quy hoạch đã được UBND thành phố xét duyệt. Đặc biệt là việc đảm bảo các chỉ tiêu quan trọng sau: - Giữ được chỉ tiêu đất nông nghiệp (đạt 100,45%), đất sản xuất nông nghiệp (đạt 102,54%), đất trồng cây hàng năm (đạt 105,45%) và đất trồng lúa nước (đạt 107,23%) trong điều kiện tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá trong thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng đất trên địa bàn; 12 Bảng 3.14. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất của huyện Sóc Sơn năm 2010 Loại đất Theo phương án QH đến 2010 (ha) Thực hiện năm 2010 (ha) So sánh (ha) Tỷ lệ (%) 1.Đất nông nghiệp 17.962,14 18.042,57 + 80,43 100,45 1.1.Đất sản xuất nông nghiệp 12.880,99 13.207,85 + 326,86 102,54 1.1.1.Đất trồng cây hàng năm 11.116,75 11.723,15 + 606,40 105,45 Trong đó: Đất trồng lúa 9.681,40 10.381,21 + 699,81 107,23 1.1.2.Đất trồng cây lâu năm 1.764,24 1.484,70 - 279,54 84,16 1.2.Đất lâm nghiệp 4.557,00 4.436,61 - 120,39 97,36 2.Đất phi nông nghiệp 11.845,45 11.550,24 -295,21 97,51 2.1.Đất ở 3.587,00 3.529,84 - 57,16 98,41 2.2.Đất chuyên dùng 6.258,93 6.258,74 - 0,19 100,00 3.Đất chưa sử dụng 843,71 1.058,49 214,78 125,46 - Đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp theo phương án được duyệt: đất phi nông nghiệp đạt 97,51%, trong đó đất ở đạt 98,41%, đặc biệt là đất chuyên dùng đạt 100%. - Xét về mặt chỉ tiêu sử dụng đất thì kết quả thực hiện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời từng bước tiếp cận các yêu cầu về bảo vệ môi trường, đó là: Tốc độ mất đất lúa vào mục đích khác là 1.045/1.744ha, chiếm 60%; Tỷ lệ đất cho giao thông/tổng diện tích: 85/1.000ha; Rừng và độ che phủ rừng là 4.436/30.651ha, chiếm 14,47%. Tuy nhiên, chưa có những chỉ tiêu, yếu tố cụ thể để giám sát, kiểm tra đánh giá về tác động môi trường cũng như tác động của môi trường đến phương án sử dụng đất, đặc biệt là khi phân tích từng loại đất, công trình cụ thể. c) Những điểm tồn tại: Qua kết quả phỏng vấn, khảo sát thực tế về tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 cho thấy xuất hiện một số vấn đề tồn tại về môi trường mà phương án quy hoạch sử dụng đất chưa phản ánh được hoặc chưa đề cập đến: Một là, vấn đề bảo đảm quỹ đất nông nghiệp và đất trồng lúa mâu thuẫn với kết quả thực hiện các công trình đất phi nông nghiệp, đặc biệt là nhiều công trình bảo vệ môi trường có trong phương án quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa được triển khai thực hiện. Cụ thể là: - Huyện vẫn đảm bảo giữ được chỉ tiêu đất nông nghiệp, đất rừng và đất 13 trồng lúa, đó là do chưa thực hiện xây dựng, cải tạo các hồ chứa nước Đền Sóc, Cầu Bãi; - Một số công trình bảo vệ môi trường khác cũng chưa được triển khai thực hiện, như mở rộng bãi rác Nam Sơn, các công trình công viên cây xanh, các khu xử lý nước thải, các nhà máy nước. Song chỉ tiêu đất xây dựng công trình sự nghiệp, công trình văn hoá của toàn huyện vẫn đảm bảo, chứng tỏ nhiều công trình sử dụng vượt chỉ tiêu quy hoạch.. Hai là, việc bảo đảm diện tích rừng và tỷ lệ che phủ với thực tế chất lượng rừng, quản lý rừng bền vững đảm bảo chức năng phòng hộ môi trường. Kết quả thực hiện việc giữ rừng đảm bảo 97,36% so với phương án được duyệt, nhưng thực tế qua khảo sát xuất hiện một số vấn đề sau: - Thiếu những quy định cụ thể về cơ chế cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng (khoản 5 Điều 76 Luật Đất đai) dẫn đến việc thực hiện các dự án du lịch sinh thái trên địa bàn huyện gặp khó khăn. Đặc biệt là dự án khu du lịch sinh thái Phù Đổng (Đình Phú, xã Minh Phú), các trang trại và một số dự án khác. - Trong phương án quy hoạch sử dụng đất không có điều kiện làm rõ việc bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn, đặc biệt phải bảo vệ và trồng bổ sung diện tích rừng thông, đảm bảo cảnh quan, môi trường và đa dạng sinh học. Đây cũng là một trong những điều kiện thu hút khách du lịch đến với Sóc Sơn. Thực tế trong thời gian vừa qua, diện tích rừng thông không những chưa được trồng mới theo phương án, mà còn bị mất đi khoảng 10ha do tình trạng cháy rừng ở một số tiểu khu, do việc người dân khai thác tổ ong đã sơ ý để lửa gây hoả hoạn. Do đó, cần có quy định cụ thể về tỷ lệ được phép chuyển mục đích đất rừng (sang làm công trình du lịch và đường giao thông) và phải xác định rõ chức năng (quy hoạch chi tiết) của từng lô, từng khoảnh rừng để trồng các loại cây phù hợp, phát triển rừng Sóc Sơn phải phát triển toàn diện và bền vững. Phát triển rừng phải trên cơ sở cải thiện đời sống nhân dân làm nghề rừng, đẩy mạnh xã hội hoá nghề rừng, huy động rộng rãi nguồn lực của hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn/xóm, tổ chức kinh tế xã hội, Phát triển rừng phải đảm bảo tính đồng bộ giữa đầu tư xây dựng các khu du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần với đầu tư bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Ba là, trong phương án chuyển mục đích sử dụng đất nội bộ đất nông nghiệp gồm: Cải tạo hệ thống thuỷ lợi để chuyển một phần diện tích đất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản tại Bắc Sơn 45ha, Tân Minh 15ha, Tân Hưng 90ha, Đức Hoà 60ha, Kim Lũ 26ha và Tân Dân 70ha. Chuyển lúa sang trồng rau an toàn tại Tân Dân 55ha và Đông Xuân 15ha. Quy hoạch vùng lúa kết hợp nuôi cá tại Việt Long 76,8ha. Vùng rau - hoa tại Kim Lũ với quy mô 45ha. Vùng chuyên rau an toàn tại Hiền Ninh, Tân Dân. Trồng cây ăn quả tại Phù Lỗ 70ha. 14 Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc chuyển mục đích sử dụng đất đã diễn ra không thành vùng tập trung, do đó không thấy được hiệu quả của các công trình thuỷ lợi, manh mún chịu ảnh hưởng của việc phát triển các trang trại tự phát theo trào lưu kinh doanh bất động sản, trang trại du lịch sinh thái và nghỉ cuối tuần. 3.3. Nghiên cứu các mô hình sử dụng đất có liên quan đến yếu tố bảo vệ môi trường cần kiểm soát trong quy hoạch sử dụng đất Trên cơ sở kết quả điều tra phiếu năm 2008, chúng tôi lựa chọn theo dõi các mô hình sử dụng đất đặc thù trong tổng số gần 300 trang trại và nông hộ trên địa bàn huyện, trong đó: Mô hình 1: Vườn cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch sinh thái. Mô hình 2: Đồi rừng, vườn cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch sinh thái. Mô hình 3: Vườn cây ăn quả và chăn nuôi (gia cầm, lợn thịt, lợn giống) Mô hình 4: Đồi rừng, vườn cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi kết hợp du lịch sinh thái. Mô hình 5: Đồi rừng, vườn cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch sinh thái. Mô hình 6: Đồi rừng, vườn cây ăn quả và cây hàng năm kết hợp du lịch sinh thái. Qua khảo sát, theo dõi tình hình sử dụng đất và sản xuất kinh doanh của các mô hình trang trại trong 3 năm: 2008, 2009 và năm 2010, cụ thể kết quả được tổng hợp theo từng trường hợp trong Bảng 3.23. Bảng 3.23 Hiệu quả sử dụng đất của các mô hình theo dõi Chỉ tiêu ĐVT Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Mô hình 5 Mô hình 6 Chi phí trực tiếp 1tr đồng/ha 136,97 215,35 11.600 105,54 148,39 42,75 Giá trị sản xuất 1tr đồng/ha 255,76 393,94 16.467 179,95 235,86 63,38 Giá trị gia tăng 1tr đồng/ha 118,79 178,59 4.867 74,42 87,47 20,63 Tính toán theo diện tích mô hình Diện tích mô hình ha 2,20 3,30 0,25 2,71 1,49 23,80 Chi phí trực tiếp 1tr đồng 301,33 710,67 2.912 286,00 221,67 1.017,33 Giá trị sản xuất 1tr đồng 562,67 1.300,00 4.133 487,67 352,33 1.508,33 Giá trị gia tăng 1tr đồng 261,33 589,33 1.222 201,67 130,67 491,00 Hiệu quả trên một đơn vị chi phí lần 1,87 1,83 1,42 1,71 1,59 1,48 15 Nhìn chung, các mô hình sử dụng tổng hợp đều mang lại hiệu quả kinh tế ổn định ở mức cao, đặc biệt là các mô hình kết hợp nhiều kiểu sử dụng đất như mô hình 1 và mô hình 2; đối với mô hình 6 do sử dụng đất lâm nghiệp với quy mô lớn, chủ yếu là bảo vệ rừng nên hiệu quả chưa cao, cần có sự kết hợp nhiều hơn nữa trong việc khai thác kinh tế du lịch sinh thái. 3.4. Những yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn Vận dụng phương pháp Khung ma trận Áp lực - Tình trạng - Phản hồi (mở rộng) để phân tích, xác định những yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. 3.4.1. Những áp lực từ phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn Định hướng đến năm 2020, dự báo dân số của huyện sẽ tăng nhanh, gây áp lực không nhỏ đến sử dụng đất, cụ thể là nhu cầu đất ở, phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, việc làm trong các cơ sở sản xuất, đảm bảo yêu cầu về thu nhập, việc làm, dịch vụ cá nhân và dịch vụ công cộng. Dự báo đến năm 2015 dân số của huyện đạt 328.333 người và đạt 375.117 người vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao khoảng 21% cho cả giai đoạn 2011- 2020, phấn đấu đến năm 2020 có 100% chất thải công nghiệp và 90% chất thải sinh hoạt được thu gom xử lý. Tỷ lệ dân số được dùng nước máy đạt 50% vào năm 2015 và đạt 95% vào năm 2020, đây là sức ép rất lớn đối với huyện trong điều kiện địa chất và nước ngầm rất khó khăn. Kết quả phân tích những áp lực sử dụng đất với bảo vệ môi trường và các vấn đề liên quan thể hiện ở bảng 3.29 Bảng 3.29. Tổng hợp các vấn đề phân tích theo khung ma trận Áp lực - Trạng thái - Phản hồi Vấn đề Áp lực Trạng thái Phản hồi 1. Bảo vệ đất nông nghiệp 2. Bảo vệ đất trồng lúa 1. Gia tăng dân số 2. Chuyển mục đích sử dụng đất 1. An ninh lương thực 1. Diện tích quốc gia khống chế 2. Bảo vệ nghiêm ngặt 3. Bảo vệ quỹ đất rừng 4. Bảo tồn rừng thông 3. Phát triển trang trại, du lịch sinh thái. 2. Không có khả năng phục hồi 3. Khống chế quỹ đất rừng đặc dụng, phòng hộ 5. Thoái hoá đất (xói mòn, trơ sỏi đá) 4. Canh tác không đúng cách 3. Không có khả năng điều tiết 4. Tăng cường hiểu biết về môi trường 6. Nguồn nước 5. Tăng nhu cầu 6. Sử dụng quá mức 4. Không có khả năng điều tiết 5. Chi phí cho các lựa chọn, xử lý và tái sử dụng 7. Chất thải rắn, lỏng 7. Chất thải dân cư, công nghiệp 5. Không có khả năng điều tiết 6. Chi phí xử lý Với cách tiếp cận như vậy, việc xem xét áp lực từ một số khía cạnh sau: 16 Vấn đề xử lý chất thải rắn: Tiêu chuẩn đối với đô thị là 1kg/người/ngày, nông thôn là 0,8 kg/người/ngày và khu công nghiệp là 0,3 tấn/ha/ngày (đến năm 2020 huyện có gần 500 ha KCN), tổng nhu cầu xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện là 809 tấn/ngày (chưa tính áp lực của Thành phố). Vấn đề xử lý nước thải và vệ sinh môi trường: Tiêu chuẩn xử lý nước thải khu vực đô thị 100-120 l/người/ngày đêm, khu vực nông thôn là 60-80 l/người/ngày đêm, dự kiến lưu lượng nước thải đối với huyện là 87.500 m 3 /ngày đêm. Về nhu cầu cấp nước cho các ngành: Dự kiến đối với sản xuất nông nghiệp nhu cầu nước tưới là 6.576 m3/ha x 12.000 ha = 789.912.000 m 3 ; Nhu cầu nước cho sinh hoạt 120-200 l/người/ngày đêm; Nhu cầu nước cho công nghiệp 45 m3/ha/ngày đêm; Nước cho công tác vệ sinh môi trường 10 m3/ha/ngày đêm; Nước cho chăn nuôi 10 l/con/ngày đêm; Nước dự phòng 25% tổng lượng nước cần dùng. 3.4.2. Những yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm 2020 Qua nghiên cứu phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 của huyện Sóc Sơn, thực tế khảo sát việc tổ chức thực hiện và điều tra nông hộ, các chủ trang trại tại vùng gò đồi của huyện, có thể đưa ra nhận định một số yêu cầu về bảo vệ môi trường như sau: a) Bảo vệ đất, chống xói mòn: Đây là vấn đề trọng tâm, xuyên suốt đối với vùng đất gò đồi của Sóc Sơn. Nhằm bảo vệ bằng được diện tích rừng hiện có, cải tạo nâng cấp làm giầu rừng phòng hộ, phát huy tốt chức năng giữ nước, điều hoà nguồn nước, cung cấp nước cho các hồ, chống xói mòn rửa trôi đất bồi lấp lòng hồ, bảo vệ môi trường sinh thái, làm đẹp cảnh quan, tạo nên các sản phẩm độc đáo, chất lượng phục vụ khách tham quan du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng và phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn. Quy hoạch các khu chức năng: Khu du lịch, văn hoá nghỉ ngơi cuối tuần Đền Sóc, tại xã Phù Linh. Chức năng, nhiệm vụ: xây dựng hệ thống cảnh quan phù hợp với hệ thống không gian, các điểm di tích lịch sử văn hoá nhằm phục vụ tốt nhất việc bảo tồn khu di tích và phục vụ tốt nhất du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần cho mọi đối tượng các tầng lớp nhân dân. Khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, nghỉ ngơi cuối tuần hồ Đồng Đò, xã Minh Trí. Chức năng, nhiệm vụ: xây dựng hệ thống rừng cảnh quan với nhiều loại cây xanh, mô hình rừng phong phú đa dạng, phục vụ vui chơi giải trí, nghỉ ngơi cuối tuần cho du khách trong và ngoài nước. 17 Làng sinh thái, du lịch nghỉ cuối tuần Đình Phú, xã Minh Phú, theo quy hoạch chi tiết xây dựng. Chức năng, nhiệm vụ: xây dựng hệ thống cảnh quan phù hợp với vị trí gò đồi, hồ nước, nhằm phục vụ tốt nhất du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần cho mọi đối tượng tầng lớp nhân dân. Khu du lịch nghỉ ngơi cuối tuần hồ Hoa Sơn, hồ Hàm Lợn xã Nam Sơn; hồ Cầu Bãi, xã Bắc Sơn. Chức năng, nhiệm vụ: xây dựng hệ thống cảnh quan phù hợp với vị trí gò đồi, hồ nước. b) Hạn chế tình trạng thoái hoá đất do sử dụng không đúng cách Thực tế có một số nguy cơ có thể xảy ra khi triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất, cụ thể như: Việc giải phóng mặt bằng thực hiện các phương án xây dựng công trình dẫn đến chặt phá cây trồng, cây rừng và san ủi; Thực hiện phương án quy hoạch xây dựng các sân golf, khu du lịch sinh thái, phải tiến hành chuyể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqldd_ttla_vu_sy_kien_9942_2005356.pdf
Tài liệu liên quan