Thực trạng phƣơng thức xây dựng đội ngũ bí thƣ - huyện
trƣởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
3.1.2.1. Những ưu điểm
Một là, đã quan tâm đề ra chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ xây
dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng và tổ chức thực hiện khá đồng bộ.
Hai là, việc thực hiện các khâu trong công tác cán bộ để xây dựng
đội ngũ bí thư - huyện trưởng ngày càng có sự chuyển biến tích cực và đi
vào nền nếp: Về đánh giá, tuyển chọn; Về công tác quy hoạch; Về công tác
đào tạo, bồi dưỡng; Về bổ nhiệm, sử dụng, đề bạt.15
Ba là, đã chú trọng phát huy vai trò gương mẫu, tích cực, tự giác học
tập, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân mỗi bí thư - huyện trưởng.
Bốn là, việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng tham gia
xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng đã đem lại những kết quả bước đầu.
Năm là, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, công tác thanh tra của
Nhà nước về việc xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng được tổ chức
thường xuyên hơn.
3.1.2.2. Những hạn chế
Một là, một số tỉnh ủy chưa cụ thể hóa các chủ trương, phương
hướng, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng và chưa thực sự
quan tâm sơ kết, tổng kết việc thực hiện.
Hai là, việc thực hiện các khâu trong công tác cán bộ để xây dựng đội
ngũ bí thư - huyện trưởng còn bất cập, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
Ba là, chưa có quy định cụ thể cho việc phát huy vai trò gương mẫu,
tích cực, tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân mỗi bí thư -
huyện trưởng.
Bốn là, việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng tham gia
xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng chưa thường xuyên, do chưa có cơ
chế cụ thể để phát huy các tổ chức và đoàn thể nhân dân.
Năm là, chưa phát huy được tối đa hiệu quả công tác kiểm tra, giám
sát của Đảng, công tác thanh tra của Nhà nước trong việc xây dựng đội
ngũ bí thư - huyện trưởng
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền, trong đó có BTHU. Các
công trình đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định thẩm quyền,
trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, BTHU trong việc thực
hiện quyền lực của nhân dân; phân tích thực trạng việc thực hiện thẩm quyền,
trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; đề xuất hệ quan điểm
và giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu
cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân.
Ba là, một số công trình tập trung vào việc nghiên cứu vị trí, vai trò
của người đứng đầu trong thực thi chức trách, nhiệm vụ. nghiên cứu mối
quan hệ biện chứng giữa người đứng đầu và tập thể cấp ủy trong đó làm rõ
cơ chế phối hợp để có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị của cơ quan,
tổ chức. việclàm này một mặt tránh cho người đứng đầu lạm quyền nhưng
cũng đồng thời tạo điều kiện cho họ phát huy tốt đa năng lực của mình.
7
Bốn là, một số công trình nghiên cứu đã nêu lên những phương
hướng đồng thời đề xuất các nhóm giải pháp cả về phương pháp luận,
nhận thức luận và giải pháp cụ thể cho từng cơ quan, tổ chức ở địa
phương. Theo chúng tôi, đây là những giải pháp có tính thực tiễn cao, là
kinh nghiệm quý báu để các địa phương có điều kiện tương đồng học hỏi,
từ đó tránh được các sai lầm không đáng có, góp phần nâng hiệu quả thực
thi thẩm quyền, trách nhiệm của mình
Năm là, một số công trình đi sâu nghiên cứu những kinh nghiệm của
Trung Quốc, Việt Nam, CHDCND Lào về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp trung ương và cấp cơ sở. Trong đó làm rõ những bài học kinh
nghiệm về phân cấp quản lý chính quyền cơ sở, về giám sát quyền lực của
người đứng đầu... chúng tôi cho rằng, sự phong phú của những bài học
kinh nghiệm ở mỗi nước giúp cho luận án có được cái nhìn phổ quát hơn
trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Tuy nhiên, trong thời gian qua chưa có công trình nào chuyên nghiên
cứu về xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào một cách
trực tiếp, toàn diện và có hệ thống vấn đề này. Cho nên luận án không
trùng lặp với các công trình khoa học đã nghiên cứu trước. Nhưng luận án
trân trọng kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã có trước để đi sâu
nghiên cứu vấn đề xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND
Lào trong giai đoạn hiện nay.
Hướng nghiên cứu tiếp của luận án sẽ là:
- Luận giải rõ hơn khái niệm xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng
ở CHDCND Lào.
- Luận giả và chỉ ra những nội dung, phương thức cơ bản nhằm xây
dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào đến năm 2030.
- Với những kết quả nghiên cứu thực tiễn, luận án đi sâu làm rõ
những thành tựu, hạn chế, vấn đề đặt ra và yêu cầu mới đòi hỏi đối với
việc xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào hiện nay.
- Xác định rõ mục tiêu, phương hướng, quan điểm và những giải
pháp chủ yếu về xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào
đến năm 2030.
8
Tiểu kết chƣơng 1
Các công trình khoa học bao gồm các sách chuyên khảo, đề tài khoa
học, luận văn luận án, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học uy tín
của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã làm rõ nhiều vấn đề về
phương diện lý luận và thực tiễn trong xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung
và cán bộ chủ chốt cấp huyện nói riêng.
Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về xây dựng đội ngũ bí
thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào một cách trực tiếp, toàn diện và có hệ
thống vấn đề này. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Xây dựng đội ngũ bí thư
huyện ủy - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn
hiện nay" vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn sâu sắc, và
không trùng lắp với các công trình khoa học đã được công bố.
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ BÍ THƢ - HUYỆN TRƢỞNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. HUYỆN VÀ ĐỘI NGŨ BÍ THƢ - HUYỆN TRƢỞNG Ở
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1.1. Khái quát về huyện ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nằm trong lục địa bán đảo Đông
Dương khu vực Đông Nam Á, có diện tích 236.800 km
2
, có tổng chiều dài
biên giới khoảng 4.825 km, phía Bắc giáp nước Cộng hòa Trung Hoa dài
505 km, phía Nam giáp Vương quốc Campuchia dài 435 km, phía Tây
Nam giáp Vương quốc Thái Lan dài 1.835 km, phía Tây Bắc giáp nước
Myanma dài 956 km và phía Đông giáp Việt Nam với 2.067 km.
Đất nước Lào có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế xã hội. Đó là:
Lào có khoảng 11 triệu ha rừng; có nhiều sông ngòi phục vụ phát triển
ngành thủy điện; có nhiều khoáng sản nhất là kim loại màu phục vụ phát
triển ngành luyện kim; có tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái
gắn với các di tích lịch sử lâu đời của nhân dân các bộ tộc Lào...
9
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Về dân cư, Lào là quốc gia có quy mô dân số nhỏ, năm 2018 dân số
có khoảng 7 triệu người, trong đó phần lớn là sinh sống, làm ăn ở nông
thôn. Nhân dân các bộ tộc Lào có truyền thống đoàn kết bảo vệ và xây
dựng đất nước.
Theo số liệu thống kê công bố năm 2017, GDP cả nước đạt 16,85 tỉ
USD; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,9%; thu nhập bình quân đầu người
đạt 2.457 USD. Đây là những tiền đề rất tốt cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.1.1.3. Vị trí, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và đặc điểm cấp huyện
Tính đến tháng 6 năm 2018, nước CHDCND Lào có 148 huyện tăng
3 huyện so với năm 2013 trực thuộc 18 đơn vị cấp tỉnh.
Về vị trí: Theo Hiến pháp nước CHDCND Lào, nền hành chính được
phân thành 4 cấp, cấp cao nhất là cấp Trung ương. Theo Điều 2 Luật
Chính quyền địa phương, dưới cấp Trung ương là chính quyền địa phương
được phân chia thành ba cấp như: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp bản.
Về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn: Chính quyền cấp huyện có
chức năng quản lý nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Theo
luật Chính quyền địa phương, cấp huyện có 9 quyền hạn và nhiệm vụ. Có
4 đặc điểm gồm: Một là, các huyện khá đa dạng và phong phú về điều kiện
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; Hai là, các huyện được tạo nên bởi các
bản, cụm bản có lịch sử phát triển lâu đời, văn hóa, phong tục tập quán độc
đáo; Ba là, các huyện có trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phân bố cư
dân không đồng đều; Bốn là, các huyện đang có sự phát triển mạnh mẽ về
kinh tế - xã hội.
2.1.2. Đội ngũ bí thƣ - huyện trƣởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào - Vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn và đặc điểm
2.1.2.1. Khái quát về đội ngũ bí thư - huyện trưởng
Hiện nay, đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào gồm có
148 đồng chí, trong đó nam là 143 đồng chí, nữ 05 đồng chí (chiếm 3,5%).
Độ tuổi trung bình của đội ngũ bí thư - huyện trưởng là 54 tuổi. Về trình
độ học vấn: tiến sĩ có 4 đồng chí, cao học có 37 đồng chí, đại học có 39
đồng chí, còn lại là trình độ khác.
10
2.1.2.2. Vị trí, vai trò của bí thư - huyện trưởng
Một là, bí thư - huyện trưởng là người đứng đầu BCH đảng bộ
huyện, đồng thời là người đứng đầu chính quyền huyện bí thư - huyện
trưởng giữ vai trò chủ trì, điều hành hoạt động của BCH, ban Thường vụ
(BTV), thường trực huyện ủy và chính quyền huyện
Hai là, bí thư - huyện trưởng có vai trò quan trọng trong đề xuất và
chỉ đạo, tổ chức phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện và
nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn huyện.
Ba là, bí thư - huyện trưởng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng
trong công tác xây dựng đảng bộ và chính quyền huyện trong sạch, vững
mạnh; là hạt nhân đoàn kết trong đảng bộ và chính quyền huyện.
Bốn là, bí thư - huyện trưởng có vị trí, vai trò to lớn đối với việc xây
dựng HTCT, nhất là bộ máy chính quyền huyện trong sạch, vững mạnh, đủ
năng lực và hoạt động có hiệu quả, thực sự là của dân, do dân và vì dân.
2.1.2.3. Chức năng, quyền hạn của bí thư - huyện trưởng
- Lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng
trên địa bàn huyện.
- Lãnh đạo công tác xây dựng Đảng.
- Lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ huyện đến bản, cụm bản.
- Lãnh đạo công tác tư tưởng, dân vận.
- Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát
2.1.2.4. Đặc điểm của đội ngũ bí thư - huyện trưởng
Một là, hoạt động của bí thư - huyện trưởng là hoạt động lãnh đạo
chính trị, đồng thời là người chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý nhà
nước trên địa bàn huyện.
Hai là, hầu hết bí thư - huyện trưởng được đào tạo cơ bản, có trình
độ khá cao về học vấn, chuyên môn và lý luận chính trị, đồng thời là người
chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý nhà nước trên địa bàn huyện.
Ba là, bí thư - huyện trưởng hoạt động trên địa bàn khá rộng lớn, có
nhiều thuận lợi để hoạt động có hiệu quả, thể hiện rõ vị trí, vai trò của mình.
Bốn là, hoạt động của bí thư - huyện trưởng hiện nay chịu tác động của
việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tâm lý, tập
tập quán của người sản xuất nhỏ và cơ chế hành chính, tập trung bao cấp.
11
Năm là, đội ngũ bí thư - huyện trưởng luôn đứng trước những yêu
cầu cao về trách nhiệm, trình độ, năng lực để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương nằm trong vùng trung
tâm văn hóa, chính trị và giàu tiềm năng của cả nước.
2.2. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƢ - HUYỆN TRƢỞNG Ở
CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - KHÁI NIỆM, NỘI
DUNG, PHƢƠNG THỨC
2.2.1. Khái niệm xây dựng đội ngũ bí thƣ - huyện trƣởng ở Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào là toàn bộ hoạt động HTCT cấp tỉnh và cấp huyện mà chủ thể
chính là của tỉnh ủy, lãnh đạo chính quyền tỉnh và hoạt động thực tiễn của
từng bí thư - huyện trưởng với những nội dung, hình thức, biện pháp cụ
thể, từ đề ra phương hướng, nhiệm vụ đến triển khai các khâu công tác cán
bộ, phối hợp các lực lượng..., nhằm tạo ra đội ngũ bí thư - huyện trưởng có
chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện.
2.2.2. Nội dung xây dựng đội ngũ bí thƣ - huyện trƣởng ở Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Công tác xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải được xem xét
trên tất cả các mặt, trong đó cần tập trung vào ba vấn đề cơ bản sau:
2.2.2.1. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng có phẩm chất
chính trị vững vàng, kiên định; phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng,
lành mạnh
Bí thư - huyện trưởng cần phải có những phẩm chất cả về chính trị,
đạo đức, lối sống và năng lực chuyên môn.
Về phẩm chất chính trị: Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở
lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách
mạng, với chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Cay-sỏn Phôm-vi-hản...
Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Gương mẫu về đạo đức, lối sống, gần
gũi, thân mật với nhân dân, cán bộ, đảng viên nơi cư trú; gương mẫu chấp
hành những quy định, vận động gia đình và nhân dân nơi cư trú thực hiện.
12
2.2.2.2. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng có đủ trình độ,
năng lực và kỹ năng công tác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra
Về trình độ của đội ngũ bí thư - huyện trưởnggồm: trình độ chính trị
và trình độ chuyên môn. Hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được giao chính là
thước đo tốt về trình độ của đội ngũ bí thư - huyện trưởng.
Về năng lực của bí thư - huyện trưởng: Bí thư - huyện trưởng phải
được đào tạo một cách cơ bản, được rèn luyện lâu dài, bền bỉ. Bí thư -
huyện trưởng phải nhìn xa, trông rộng, có năng lực nắm bắt và hiểu biết
sâu sắc, toàn diện các lĩnh vực công, có năng lực nắm bắt tình hình địa
phương, có năng lực tổ chức điều hành, có tư duy sáng tạo, có sự nhanh
nhạy, tính quyết đoán trong công việc ...
Về kỹ năng công tác của bí thư - huyện trưởng: Kỹ năng chủ trì điều
hành hội , kỹ năng chỉ đạo, điều hành hoạt động của chính quyền huyện,
kỹ năng về công tác cán bộ, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin và đưa ra
quyết định kịp thời kỹ năng phát hiện, lựa chọn vấn đề để, kỹ năng xây
dựng, củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất trong đảng bộ huyện,
kỹ năng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân,...
2.2.2.3. Xây dựng phong cách làm việc và tác phong công tác khoa
học của đội ngũ bí thư - huyện trưởng
Dân chủ, khoa học, bám sát thực tiễn, kiên định, kiên quyết, dám
nghĩ, dám làm dám chịu trách nhiệm, tính kỷ luật cao, chủ động, sáng tạo,
tinh thần trách nhiệm cao, vì nhân dân phục vụ.
2.2.3. Phƣơng thức xây dựng đội ngũ bí thƣ - huyện trƣởng ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
2.2.3.1. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng bằng việc đề ra
chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ bí thư - huyện
trưởng; tổ chức thực hiện và sơ kết, tổng kết
2.2.3.2. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng thông qua thực hiện
các khâu trong công tác cán bộ để xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng
Việc quy hoạch, sử dụng cán bộ cũng phải thực hiện theo đúng quy
13
trình: Xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức - quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng - luân chuyển cán bộ - bố trí sử dụng và quản lý - đánh giá đội ngũ
bí thư, huyện trưởng.
2.2.3.3. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng thông qua phát
huy vai trò gương mẫu, tích cực, tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện
của bản thân mỗi bí thư - huyện trưởng
2.2.3.4. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng thông qua phát
huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng tham gia xây dựng đội ngũ bí
thư - huyện trưởng
2.2.3.5. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng thông qua công
tác kiểm tra, giám sát của Đảng, công tác thanh tra của Nhà nước về
việc xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng
Tiểu kết chƣơng 2
Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng là toàn bộ hoạt động của tỉnh
ủy, lãnh đạo chính quyền tỉnh, huyện ủy, lãnh đạo chính quyền huyện và
các cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy, chính quyền tỉnh, huyện ủy,
chính quyền huyện với những nội dung, hình thức, biện pháp cụ thể, từ đó
đề ra phương hướng, nhiệm vụ đến triển khai các khâu công tác cán bộ,
phối hợp các lực lượng, nhằm tạo ra đội ngũ bí thư - huyện trưởng có
chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện.
Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng trên các nội dung cơ bản,
gồm: xây dựng về phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức; xây dựng về
trình độ, năng lực và kỹ năng công tác; xây dựng về phong cách làm việc.
Công tác xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng trước hết là phải đề
ra chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ bí thư - huyện
trưởng. thứ hai là tổ chức thực hiện và sơ kết, tổng kết. Làm tốt công tác
này cần có sự nộ lực từ chính cán bộ giữ cươngvị bí thư - huyện trưởng, sự
tham gia của cơ quan cấp ủy của quần chúng nhân dân trong việc kiểm tra,
giám sát cán bộ.
14
Chƣơng 3
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƢ - HUYỆN TRƢỞNG
Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TỪ NĂM 2010
ĐẾN NĂM 2017 - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN,
KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƢ - HUYỆN
TRƢỞNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TỪ NĂM
2010 ĐẾN NĂM 2017
3.1.1. Thực trạng nội dung xây dựng đội ngũ bí thƣ - huyện
trƣởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
3.1.1.1. Những ưu điểm
Một là, đã xây dựng được đội ngũ bí thư - huyện trưởng có phẩm
chất chính trị vững vàng, kiên định; phần lớn có ý thức giữ gìn phẩm chất
đạo đức và lối sống trong sáng, lành mạnh.
Hai là, đã từng bước nâng cao, chuẩn hóa trình độ, năng lực và kỹ
năng công tác của đội ngũ bí thư - huyện trưởng ngày càng đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Ba là, đã dần hình thành phong cách làm việc khoa học và tác phong
công tác sâu sát thực tiễn cho đội ngũ bí thư - huyện trưởng.
3.1.1.2. Những hạn chế
Một là, về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống.
Hai là, về trình độ chuyên môn và năng lực công tác còn nhiều bất cập.
Ba là, về phong cách và lề lối làm việc.
3.1.2. Thực trạng phƣơng thức xây dựng đội ngũ bí thƣ - huyện
trƣởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
3.1.2.1. Những ưu điểm
Một là, đã quan tâm đề ra chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ xây
dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng và tổ chức thực hiện khá đồng bộ.
Hai là, việc thực hiện các khâu trong công tác cán bộ để xây dựng
đội ngũ bí thư - huyện trưởng ngày càng có sự chuyển biến tích cực và đi
vào nền nếp: Về đánh giá, tuyển chọn; Về công tác quy hoạch; Về công tác
đào tạo, bồi dưỡng; Về bổ nhiệm, sử dụng, đề bạt.
15
Ba là, đã chú trọng phát huy vai trò gương mẫu, tích cực, tự giác học
tập, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân mỗi bí thư - huyện trưởng.
Bốn là, việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng tham gia
xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng đã đem lại những kết quả bước đầu.
Năm là, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, công tác thanh tra của
Nhà nước về việc xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng được tổ chức
thường xuyên hơn.
3.1.2.2. Những hạn chế
Một là, một số tỉnh ủy chưa cụ thể hóa các chủ trương, phương
hướng, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng và chưa thực sự
quan tâm sơ kết, tổng kết việc thực hiện.
Hai là, việc thực hiện các khâu trong công tác cán bộ để xây dựng đội
ngũ bí thư - huyện trưởng còn bất cập, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
Ba là, chưa có quy định cụ thể cho việc phát huy vai trò gương mẫu,
tích cực, tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân mỗi bí thư -
huyện trưởng.
Bốn là, việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng tham gia
xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng chưa thường xuyên, do chưa có cơ
chế cụ thể để phát huy các tổ chức và đoàn thể nhân dân.
Năm là, chưa phát huy được tối đa hiệu quả công tác kiểm tra, giám
sát của Đảng, công tác thanh tra của Nhà nước trong việc xây dựng đội
ngũ bí thư - huyện trưởng.
3.2. NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA
3.2.1. Những nguyên nhân của những ƣu điểm, khuyết điểm
3.2.1.1. Nguyên nhân của những ưu điểm
Thứ nhất, các đồng chí bí thư - huyện trưởng tự phấn đấu vươn lên
không ngừng trong quá trình cách mạng; được Đảng giáo dục, rèn luyện,
bồi dưỡng, đào tạo.
Thứ hai, sự đúng đắn của đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng NDCM Lào.
Thứ ba, được kế thừa truyền thống cách mạng kiên cường của Đảng,
của dân tộc, noi gương Cay-sỏn Phôm-vi-hản, sự giúp đỡ của nhân dân,
vai trò quản lý của lãnh đạo tỉnh.
16
3.2.1.2. Nguyên nhân của khuyết điểm
Thứ nhất, công tác tổ chức cán bộ, phương pháp đánh giá, quy
hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, bố trí, sử dụng chưa tốt.
Thứ hai, cấp trên lãnh đạo, quản lý đội ngũ bí thư - huyện trưởng
chưa thật chặt chẽ, còn thiếu các văn bản về quản lý cán bộ.
Thứ ba, do tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường đối với
đội ngũ bí thư - huyện trưởng.
Thứ tư, một bộ phận bí thư - huyện trưởng chưa thường xuyên tự
giác học tập, phấn đấu, rèn luyện.
3.2.2. Những kinh nghiệm
Từ thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND
Lào thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, đổi mới mạnh mẽ, thực hiện đồng bộ các khâu của công tác
xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng, đặc biệt coi trọng và gắn kết công
tác tư tưởng với công tác tổ chức.
Hai là, nâng cao việc tự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của chính bản
thân bí thư - huyện trưởng phải đi đôi với xây dựng cơ chế, quy chế, quy
định về người đứng đầu.
Ba là, xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải gắn với yêu cầu
nhiệm vụ chính trị từng nhiệm kỳ cấp ủy huyện, tỉnh. Coi trọng sự lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và xác định nhiệm vụ chính trị của các
đảng bộ huyện.
Bốn là, xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải gắn liền với đổi
mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy và cán bộ cơ quan tham mưu, giúp việc, cơ
quan chuyên trách cấp tỉnh và cấp huyện.
Năm là, bầu chọn, bố trí đúng bí thư - huyện trưởng bảo đảm đúng
người, đúng việc, đúng chỗ, đúng lúc, đúng sở trường và thay thế kịp thời
khi cần thiết.
3.2.3. Những vấn đề đặt ra
3.2.3.1. Giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc quản
lý của Nhà nước, xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế làm việc; nắm
vững và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm
17
3.2.3.2. Thực hiện nghiêm những quy chế, quy định, quy trình
công tác tổ chức, cán bộ; coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ diện ban
thường vụ tỉnh ủy quản lý
3.2.3.3. Sâu sát cơ sở, thực tiễn, gần gũi, cởi mở, lắng nghe ý kiến
của nhân dân, cán bộ, đảng viên, định kỳ đối thoại với nhân dân; thu
thập và xử lý tốt các thông tin, suy nghĩ chín chắn khi đưa ra kết luận,
quyết định
3.2.3.4. Làm việc có chương trình, kế hoạch, giải quyết công việc
đạt mục tiêu trước mắt trong quan hệ với mục tiêu lâu dài
3.2.3.5. Xác định đúng đắn nhiệm vụ trọng tâm và những vấn đề
trọng yếu trong từng thời điểm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt,
thường xuyên kiểm tra, giám sát
3.2.3.6. Coi trọng chỉ đạo điểm, dự báo những vấn đề nảy sinh và
phương án giải quyết; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong
xử lý những vấn đề phức tạp xuất hiện ngoài dự báo; tăng cường sơ kết,
tổng kết, rút ra những kinh nghiệm
Tiểu kết chƣơng 3
Những năm qua, công tác xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở
CHDCND Lào được quan tâm chú trọng nhiều hơn. Do đó, công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện là bí thư truyện chưởng có sự
chuyển biến rõ rệ.
Cùng với việc đổi mới, chỉnh đốn tổ chức đảng, các cấp ủy tỉnh
thường xuyên quan tâm, chăm lo công tác cán bộ huyện, trong đó có công
tác xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng. Trình độ, năng lực, phẩm chất
chính trị, phẩm chất đạo đức và phong cách làm việc của đội ngũ bí thư -
huyện trưởng được nâng lên rõ rệt; cơ bản thực hiện đồng bộ, hiệu quả các
khâu công tác cán bộ trong xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng; phát
huy được tính tự giác, tích cực tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ bí thư -
huyện trưởng; cơ bản đã huy động được các tổ chức, các lực lượng tham
gia xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng; có sự quan tâm nhất định đến
công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng đội ngũ bí
thư - huyện trưởng. Chính nhờ đội ngũ bí thư - huyện trưởng có kinh
nghiệm, đã trải qua thử thách, được xây dựng về phẩm chất chính trị, kiến
18
thức và năng lực công tác nên trong những năm qua, nông nghiệp và nông
thôn của CHDCND Lào đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Những cố
gắng và chuyển biến tích cực của các huyện đã củng cố thêm lòng tin của
nhân dân vào sự nghiệp đổi mới của Đảng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng đội ngũ bí thư -
huyện trưởng vẫn còn những hạn chế, yếu kém: trình độ chưa đồng đều;
một số đội ngũ bí thư - huyện trưởng chưa thực sự tâm huyết, say mê với
công tác, có nơi có lúc còn có biểu hiện chuyên quyền, độc đoán trong
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; một số khâu trong công tác cán bộ còn hình
thức, yếu kém; chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của các lực lượng
tham gia xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng; công tác kiểm tra, giám
sát của Đảng, thanh tra của Nhà nước đối với đội ngũ bí thư - huyện
trưởng nhiều nơi còn chung chung.
Những yếu kém, hạn chế trên là do: cơ chế, quy định về thẩm
quyền, trách nhiệm của đội ngũ bí thư - huyện trưởng chưa đầy đủ, thiếu
ổn định; những hạn chế, bất cập trong nhận thức và tổ chức thực hiện
nhiệm vụ xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng; cơ chế kiểm soát
quyền lực chưa chặt chẽ.
Từ thực tiễn xây dựng bí thư - huyện trưởng, có thể khái quát một số
kinh nghiệm sau: Một là, đổi mới mạnh mẽ, thực hiện đồng bộ các khâu
của công tác xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng, đặc biệt coi trọng và
gắn kết công tác tư tưởng với công tác tổ chức; Hai là, nâng cao việc tự tu
dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của chính bản thân bí thư - huyện trưởng; Ba
là, giữ vững và nâng cao năng lực bí thư - huyện trưởng phải gắn với yêu
cầu nhiệm vụ chính trị từng nhiệm kỳ cấp ủy huyện, tỉnh. Coi trọng sự
lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và xác định nhiệm vụ chính trị của
các đảng bộ huyện; Bốn là, giữ vững và nâng cao năng lực bí thư - huyện
trưởng phải đổi mới và chỉnh đốn tổ chức, bộ máy và cán bộ cơ quan tham
mưu chuyên trách các cấp ủy tỉnh và các đảng ủy huyện; Năm là, bầu
chọn, bố trí đúng bí thư - huyện trưởng bảo đảm đúng người, đúng việc,
đúng chỗ, đúng lúc, đúng sở trường và thay thế kịp thời khi cần thiết.
19
Chƣơng 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ BÍ THƢ - HUYỆN TRƢỞNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030
4.1. DỰ BÁO NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TÁC ĐỘNG,
MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƢ -
HUYỆN TRƢỞNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
ĐẾN NĂM 2030
4.1.1. Dự báo những nhân tố tác động đến xây dựng đội ngũ bí
thƣ - huyện trƣởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
4.1.1.1. Những thuận lợi
Một là, những thành tựu của công cuộc đổi mới đất.
Hai là, Đảng và Nhà nước Lào đã có nhiều chủ trương, chính sách,
quyết định về xây dựng đội ngũ cán bộ.
Ba là, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_xay_dung_doi_ngu_bi_thu_huyen_truong_o_cong.pdf