Các nghiên cứu về năng lực, phát triển năng lực trong dạy học
Vào những năm 70 của thế kỉ XX, ở Mỹ và Canađa nổi lên một quan điểm
giáo dục Đào tạo theo năng lực thực hiện (Competency Basic Training), và nó
nhanh chóng trở lên phổ biến, lan rộng sang các nước khác trên thế giới như
Anh, Úc, New Zealand, Nga và nhiều nước châu Á như Singapore, Ấn Độ,
Philippin
Ở Việt Nam các nhà tâm lý học cho rằng năng lực là tổ hợp những đặc
điểm, những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu, đặc
trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo hoạt động có kết quả . Những
nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp có tác giả Nguyễn Đức Trí, Bernd Meir
Nguyễn Văn Cường đều thống nhất ở chỗ năng lực là khả năng thực hiện có
trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong
những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân7
trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng , kỹ xảo kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành
động. Xu hướng chung trong cách phân loại năng lực của các nước đều phân
thành 2 loại chính: năng lực chung (general competence) và năng lực chuyên
biệt (subject-specific competencies).
Những nghiên cứu về sự phát triển năng lực luôn gắn liền với những thành
quả của những nghiên cứu về sự phát triển con người đặc biệt là các lý thuyết
lớn như: Thuyết tiến hoá, thuyết trưởng thành, thuyết tâm lý giới tính, thuyết
tâm lý xã hội, các thuyết phát triển nhận thức, các thuyết học tập, thuyết văn
hoá, thuyết vai trò xã hội, thuyết các hệ thống tâm lý con người. Trong đó các lý
thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget, Vygotsky, lý thuyết thống nhất về
học tập của nhà tâm lý học Mỹ Robert Glaser là những cơ sở khoa học trong
nhiều nghiên cứu về đào tạo theo hướng phát triển năng lực.
Những công trình nghiên cứu về phát triển năng lực trong những năm gần
đây chủ yếu đi theo hai hướng: Phát triển năng lực chung và phát triển năng lực
chuyên biệt cho người học. Các nước Mỹ, Australia, Singapore đã rất thành
công trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp
dạy học theo nhằm phát triển năng lực chung cho người học. Về phát triển năng
lực chuyên biệt, đặc biệt ở Mỹ
Ở Việt Nam, bóng dáng của đào tạo theo hướng phát triển năng lực đã xuất
hiện trong những năm vừa qua đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo nghề. Đề tài
cấp Bộ: Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu
chuẩn nghề (B93-38-24) năm 1996 do Nguyễn Đức Trí chủ nhiệm. Gần đây, có
nhiều luận án tiến sĩ nghiên cứu liên quan đến đào tạo theo hướng phát triển
năng lực như công trình nghiên cứu về phát triển năng lực dạy học phải kể tới:
Bùi Thị Mai Đông với luận án “Một số thành tố tâm lý trong năng lực dạy học
của người giáo viên tiểu học”( 2005); Trương Thị Thu Yến với luận án “Rèn
luyện kỹ năng dạy học nhóm cho giáo viên tiểu học” (2012)Tác giả Vũ Xuân
Hùng với luận án “Rèn luyện năng lực dạy học cho SV đại học sư phạm kỹ thuật
trong thực tập sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện” năm 2011.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học giáo dục học theo hướng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề XD&SDBT được nghiên cứu trên các lĩnh vực môn học, dù ở lĩnh
vực môn học nào vấn đề này cũng trở nên quan trọng và có những nét đặc trưng
riêng.
Những lý luận về bài tập đặc biệt là phân loại bài tập rất phong phú. Có rất
nhiều cơ sở khác nhau để phân loại bài tập nên cũng có những khác biệt ở những
công trình nghiên cứu về phân loại bài tập tuỳ theo mục đích nghiên cứu của
từng công trình nghiên cứu.
Hướng tiếp cận trong XD&SDBT có thể là tiếp cận mục tiêu, tiếp cận nội
dung hay tiếp cận phát triển năng lực người học. Những công trình nghiên cứu
về XD&SDBT theo tiếp cận mục tiêu và tiếp cận nội dung vẫn chiếm ưu thế.
Điểm chung của các công trình nghiên cứu là mang lại những thành quả
đáng trân trọng về mặt lý luận: làm rõ hơn, sâu sắc hơn, làm mới những lý luận
về bài tập và xây dựng, sử dụng bài tập trong dạy học đặc biệt ở lĩnh vực dạy
học GDH ở trường Sư phạm. Những bài tập được xây dựng mang giá trị sử dụng
cao.
Đã có những công trình nghiên cứu về XD&SDBT phản ánh quan điểm
tiếp cận năng lực. Theo hướng tiếp cận này, do tính qui định của từng năng lực
cần phát triển ở người học nên các bài tập mà người học cần giải quyết cũng
phải đa dạng và mang tính thực tiễn. Tuy nhiên hầu như mỗi công trình nghiên
cứu đều chỉ tập trung vào xây dựng và sử dụng một thể loại bài tập nào đó nên
chưa đáp ứng được những yêu cầu của cách tiếp cận phát triển năng lực người
học trong XD&SDBT. Có những công trình nghiên cứu xây dựng và sử dụng
hai thể loại bài tập và những dạng bài tập của mỗi thể loại (Hồ Thị Dung) nhưng
chưa lấy quan điểm phát triển năng lực người học làm quan điểm chỉ đạo.
Những năng lực nghề nghiệp ở đây chưa được xác định rõ và chưa có ý nghĩa
làm điểm xuất phát trong XD&SDBT. Do đó những đặc trưng của bài tập nói
chung, bài tập GDH nói riêng theo hướng phát triển năng lực chưa được quan
tâm nghiên cứu.
Giá trị của bài tập không chỉ ở bản thân nội dung bài tập mà còn ở kết quả
được tạo ra ở người học sau khi họ giải quyết bài tập đó. Điều này phụ thuộc rất
nhiều vào việc bài tập đó được xây dựng xuất phát từ những năng lực gì cần
phát triển ở người học, được sử dụng như thế nào trong dạy học; hay bài tập đó
có được sử dụng trong những phương pháp dạy học phù hợp hay không. Việc
xây dựng bài tập trong dạy học GDH theo hướng phát triển năng lực dạy học
vẫn chưa được các tác giả đi sâu nghiên cứu.
Đào tạo theo hướng phát triển năng lực người học nói chung, dạy học theo
hướng phát triển năng lực cho SV ở trường Sư phạm nói riêng không ngừng đặt
ra những yêu cầu mới, những khó khăn, thách thức mới đối với các nhà giáo,
những người nghiên cứu về giáo dục. Việc XD&SDBT trong dạy học theo
hướng phát triển năng lực người học cũng đặt ra hai vấn đề mà luận án cần phải
giải quyết :
9
+ Thứ nhất: Những lý luận về bài tập trong dạy học GDH theo hướng phát
triển năng lực dạy học cần tiếp tục được hoàn thiện.
+ Thứ hai: Vấn đề xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học GDH theo
hướng phát triển năng lực dạy học như nguyên tắc, qui trình xây dựng và sử
dụng bài tập đặc biệt là xây dựng và sử dụng bài tập phục vụ cho ý đồ về
phương pháp dạy học tích cực rất cần được làm sáng tỏ.
1.2. Khái niệm cơ bản
1.2.1. Bài tập
Theo tác giả luận án, khái niệm bài tập khi nghiên cứu đề tài luận án này có
thể hiểu: là một dạng nhiệm vụ học tập do giáo viên đặt ra cho người học, trên
cơ sở những thông tin đã biết, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học phải
tự giác, tích cực tìm ra cách giải quyết, hoàn thành nhiệm vụ học tập; đồng thời
người học có thể tự xây dựng các nhiệm vụ học tập tương tự để giải quyết, thông
qua đó mà hình thành phát triển năng lực của bản thân.
1.2.2. Xây dựng bài tập
Theo Từ điển tiếng Việt, “xây dựng là tạo ra, sáng tạo ra cái có giá trị tinh
thần”.
Bài tập là sản phẩm do GV tạo ra nhằm thực hiện mục đích dạy học. Theo
tác giả luận án, xây dựng bài tập là “làm nên” hay “tạo ra” bài tập trong mỗi
môn học, lĩnh vực học tập nhằm phục vụ cho ý đồ dạy học.
1.2.3. Sử dụng bài tập
Theo Từ điển tiếng Việt, “sử dụng là đem dùng vào mục đích nào đó”.
Bài tập đã được xây dựng chỉ khẳng định được vai trò, ý nghĩa của nó khi
được người dạy và người học sử dụng nó cho mục đích dạy học. Theo tác giả
luận án, sử dụng bài tập là đem những bài tập đã được xây dựng dùng như là
phương tiện dạy học nhằm tạo ra kết quả dạy học tối ưu.
1.2.4. Năng lực
Theo tác giả luận án, khái niệm năng lực được dùng trong nghiên cứu đề tài
luận án này: là tổ hợp của kiến thức, kỹ năng, thái độ và một số yếu tố tâm lý
khác phù hợp với yêu cầu của hoạt động đảm bảo cho mỗi cá nhân thực hiện
hiệu quả những nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nghề nghiệp hoặc hoạt động nhất định
họ tham gia. Năng lực cá nhân được hình thành và phát triển thông qua hoạt
động học tập, rèn luyện và trải nghiệm.
1.2.5. Năng lực dạy học
Năng lực dạy học được hiểu là tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề
nghiệp thiết yếu đảm bảo cho người giáo viên thực hiện thành công nhiệm vụ
dạy học học sinh.
1.2.6. Phát triển năng lực dạy học
Theo tác giả luận án, phát triển năng lực là một quá trình phức tạp và lâu
dài thể hiện ở những biến đổi về chất của các thành phần kiến thức, kỹ năng,
thái độ trong cấu trúc của năng lực đảm bảo thực hiện hoạt động được hiệu quả.
Sự phát triển năng lực dạy học là những biến đổi về chất của các thành tố
cơ bản tạo nên cấu trúc của năng lực dạy học bao gồm kiến thức của các lĩnh
vực khoa học chung, kiến thức chuyên ngành và kiến thức về nghề sư phạm;
10
những kỹ năng của nghề sư phạm và thái độ (tình cảm, niềm tin, đạo đức) đối
với nghề đảm bảo cho hoạt động dạy học diễn ra hiệu quả.
1.2.7. Xây dựng và sử dụng bài tập theo hướng phát triển năng lực dạy học
Xây dựng bài tập theo hướng phát triển năng lực dạy học là “làm nên” hay
“tạo ra” bài tập trong mỗi môn học, lĩnh vực học tập nhằm hình thành và phát
triển năng lực dạy học ở người học.
Sử dụng (“đem dùng”) bài tập theo hướng phát triển năng lực dạy học là
đem những bài tập đã được xây dựng dùng như là phương tiện dạy học hỗ trợ
cho phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực dạy học cho người
học.
1.3. Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm thông qua
dạy học môn Giáo dục học
1.3.1. Đặc điểm của sinh viên Cao đẳng Sư phạm
Không ít SV CĐSP chưa có động lực học tập và rèn luyện năng lực nghề
nghiệp nói chung, năng lực dạy học nói riêng.
Một đặc điểm tâm lý nổi bật ở SV CĐSP là dễ thích ứng với môi trường
học tập ở trường Sư phạm nên dễ hình thành phong cách mang tính mô phạm
tạo nên sự khác biệt dễ nhận thấy so với SV một số ngành học khác. Tuy nhiên,
SV CĐSP vẫn mang nét chung của tâm lý lứa tuổi SV là “nước đến chân mới
nhảy”. Do đó, trước yêu cầu của thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, đòi hỏi
giảng viên CĐSP nói chung, giảng viên dạy GDH ở trường CĐSP nói riêng cần
xây dựng bài tập và hướng dẫn SV sử dụng bài tập theo hướng phát triển năng
lực một cách thường xuyên để SV có cơ hội được rèn luyện năng lực nghề
nghiệp cho bản thân, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp.
1.3.2. Năng lực dạy học cần hình thành, phát triển cho sinh viên Cao đẳng Sư
phạm
Theo tác giả luận án, thông qua dạy học môn Giáo dục học, có thể hình
thành, phát triển các năng lực dạy học cốt lõi sau cho SV CĐSP: Năng lực lập
kế hoạch dạy học, năng lực tổ chức dạy học; năng lực kiểm tra đánh giá kết quả
học tập; năng lực xây dựng, sử dụng hồ sơ dạy học.
1.3.3. Dạy học môn Giáo dục học theo hướng phát triển năng lực dạy học cho
sinh viên Cao đẳng Sư phạm
- Vị trí, vai trò của môn Giáo dục học trong phát triển năng lực dạy học cho
sinh viên Cao đẳng Sư phạm: GDH là môn học giữ vai trò làm nền tảng cho sự
hình thành và phát triển năng lực dạy học của SV.
- Yêu cầu đối với dạy học Giáo dục học để phát triển năng lực dạy học cho
sinh viên Cao đẳng Sư phạm:
1) Quan tâm tới chuẩn đầu ra về năng lực dạy học đối với môn Giáo dục học
2) Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người
học trong hoạt động học tập
3) Tạo cơ hội cho sinh viên được trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp và rèn luyện
năng lực dạy học
4) Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng phát
triển năng lực dạy học
11
1.4. Bài tập Giáo dục học trong phát triển năng lực dạy học cho sinh viên
Cao đẳng Sư phạm
1.4.1. Bài tập Giáo dục học theo hướng phát triển năng lực dạy học
1.4.1.1.Cấu trúc của bài tập Giáo dục học theo hướng phát triển năng lực dạy
học
- Mục đích của bài tập
- Nhiệm vụ của bài tập
- Nội dung của bài tập
- Kết quả làm bài tập
1.4.1.2. Phân loại bài tập Giáo dục học theo hướng phát triển năng lực dạy
học
1) Phân loại bài tập nói chung
2) Phân loại bài tập Giáo dục học theo hướng phát triển năng lực dạy học
- Bài tập rèn luyện năng lực lập kế hoạch dạy học năm học, bài học
- Bài tập rèn luyện năng lực tổ chức dạy học
- Bài tập rèn luyện năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Bài tập rèn luyện năng lực xây dựng, sử dụng hồ sơ dạy học
1.4.1.3. Vai trò của bài tập Giáo dục học theo hướng phát triển năng lực dạy
học
1) Bài tập là phương tiện để phát triển năng lực dạy học cho sinh viên
- Bài tập giúp sinh viên chiếm lĩnh được kiến thức mới, củng cố, mở rộng đào
sâu tri thức đã học.
- Bài tập được sử dụng để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
- Bài tập là phương tiện để giáo dục thái độ nghề nghiệp cho sinh viên.
- Bài tập có khả năng phát triển trí tuệ và năng lực giải quyết vấn đề cho sinh
viên.
2) Bài tập tạo cơ hội cho sinh viên được trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp
3) Bài tập là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho phương pháp dạy học tích cực
4) Bài tập là công cụ đánh giá sự phát triển năng lực dạy học của sinh viên
1.4.1.4. Yêu cầu đối với bài tập Giáo dục học theo hướng phát triển năng lực
dạy học
1) Yêu cầu chung
- Đảm bảo bài tập hình thành, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng tổng hợp,
hình thành ở người học thái độ tích cực với nghề nghiệp để phát triển năng lực
nghề nghiệp đáp ứng chuẩn đầu ra.
- Đảm bảo bài tập nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực dạy học thành
phần nhất định.
- Đảm bảo bài tập phát huy được vốn kinh nghiệm, tính sáng tạo cho người học.
- Đảm bảo bài tập phản ánh được thực tiễn nghề nghiệp, phát triển được năng
lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn nghề nghiệp cho người học.
- Đảm bảo bài tập phù hợp và hỗ trợ đắc lực cho phương pháp dạy học tích cực.
- Đảm bảo số lượng bài tập phù hợp với thời lượng module, học phần, môn học.
- Đảm bảo cách diễn đạt của bài tập rõ ràng, tường minh.
2) Yêu cầu đối với từng thể loại bài tập
12
- Yêu cầu đối với bài tập rèn luyện năng lực lập kế hoạch dạy học:
Nhiệm vụ, nội dung các bài tập rèn luyện năng lực lập kế hoạch dạy học phải
đảm bảo cho SV được rèn luyện hệ thống kỹ năng dạy học như: Xác định mục
tiêu dạy học môn học; xây dựng cấu trúc bản kế hoạch dạy học năm học cho
môn học; xác định mục tiêu bài học; thiết kế phương pháp dạy học, hình thức tổ
chức dạy học, phương tiện dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá; xây dựng
mô hình cấu trúc giáo án; dự kiến tình huống sư phạm trong dạy học và phương
án giải quyết; trình bày giáo ánTiêu chí đánh giá kết quả làm bài tập phải chú
trọng sản phẩm thiết kế dạy học (bản kế hoạch dạy học, giáo án) và kỹ năng
thuyết trình về ý tưởng dạy học thể hiện trong bản thiết kế.
- Yêu cầu đối với bài tập rèn luyện năng lực tổ chức dạy học: Các bài tập
rèn luyện năng lực tổ chức dạy học phải có nhiệm vụ, nội dung đảm bảo cho SV
được rèn luyện hệ thống kỹ năng dạy học như: Sử dụng phương pháp dạy học;
sử dụng hình thức tổ chức dạy học; sử dụng phương tiện dạy học; kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh; xây dựng môi trường học tập; quản lý học
sinh trong giờ học; xử lý tình huống sư phạm trong dạy học. Tiêu chí đánh giá
kết quả làm bài tập phải quan tâm tới quá trình SV trình diễn các kỹ năng dạy
học và kết quả của việc tổ chức dạy học.
- Yêu cầu đối với bài tập rèn luyện năng lực xây dựng, sử dụng hồ sơ dạy
học: Nhiệm vụ, nội dung các bài tập rèn luyện năng lực xây dựng, sử dụng hồ sơ
dạy học phải đảm bảo cho SV được rèn luyện hệ thống kỹ năng dạy học như:
Lập hồ sơ dạy học; sử dụng, bảo quản giáo án, sổ dự giờ, sổ điểm cá nhân; đánh
giá và tự đánh giá hồ sơ dạy học. Tiêu chí đánh giá kết quả làm bài tập phải chú
trọng đến sản phẩm thiết kế hồ sơ dạy học và kỹ năng thuyết trình về mục đích
và quá trình sử dụng các loại hồ sơ dạy học.
1.4.2. Yêu cầu của việc xây dựng bài tập trong dạy học Giáo dục học theo
hướng phát triển năng lực dạy học
- Giảng viên phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc về xây dựng bài tập trong dạy học
Giáo dục học theo hướng phát triển năng lực dạy học
- Giảng viên phải khắc phục được những khó khăn trong quá trình xây dựng bài
tập Giáo dục học theo hướng phát triển năng lực dạy học
- Hệ thống bài tập Giáo dục học phải đáp ứng được yêu cầu của bài tập theo
hướng phát triển năng lực dạy học
1.4.3. Yêu cầu của việc sử dụng bài tập trong dạy học Giáo dục học theo hướng
phát triển năng lực dạy học
- Giảng viên phải linh hoạt trong sử dụng bài tập gắn liền với phương pháp,
phương tiện dạy học.
- Giảng viên phải hướng dẫn sinh viên giải được bài tập và xây dựng được các
bài tập tương tự.
- Giảng viên phải tạo được sự phát triển về năng lực dạy học ở sinh viên thông
qua việc sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và sử dụng bài tập trong
dạy học Giáo dục học theo hướng phát triển năng lực dạy học
13
1.5.1. Chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo của nhà trường: Định hướng,
chỉ đạo việc XD&SDBT theo hướng phát triển năng lực dạy học.
1.5.2. Năng lực của giảng viên: Quyết định hiệu quả của việc XD&SDBT
hướng phát triển năng lực dạy học.
1.5.3. Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, chính sách đãi ngộ của nhà trường:
Tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho việc XD&SDBT theo hướng
phát triển năng lực dạy học.
Kết luận chương 1
Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận của việc XD&SDBT theo hướng phát
triển năng lực dạy học trong dạy học GDH, tác giả luận án nhận thấy:
- Vấn đề lý luận mới cần được giải quyết trong phạm vi nghiên cứu của
luận án như: Cấu trúc của bài tập, vai trò của bài tập, yêu cầu của bài tập trong
dạy học GDH theo hướng phát triển năng lực dạy học; nguyên tắc, qui trình
trong XD&SDBT trong dạy học GDH theo hướng phát triển năng lực dạy học.
Vấn đề này vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu
trước đây.
- XD&SDBT theo hướng phát triển năng lực dạy học trong dạy học GDH
là việc làm rất cần thiết giúp giảng viên đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực của người học trong học tập và rèn luyện nghề
nghiệp. Từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học GDH; thay đổi cách nghĩ
của người dạy và người học về bộ môn GDH theo hướng tích cực hơn.
- XD&SDBT theo hướng phát triển năng lực dạy học trong dạy học GDH
có thế mạnh phát triển năng lực dạy học cho SV đáp ứng yêu cầu của về năng
lực dạy học của giáo viên ở nhà trường phổ thông; khắc phục được những nhược
điểm của dạy học theo hướng tiếp cận nội dung vẫn tồn tại lâu nay trong dạy học
GDH ở trường CĐSP.
Chương 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG
DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.1. 1. Mục đích khảo sát
Thấy được thực trạng bao gồm những thành quả và cả những hạn chế của
việc XD&SDBT trong dạy học GDH ở trường CĐSP, lấy đó làm cơ sở thực tiễn
đề xuất qui trình XD&SDBT trong dạy học GDH theo hướng phát triển năng lực
dạy học một cách khoa học và hiệu quả.
2.1.2. Đối tượng khảo sát, địa bàn khảo sát
- 10 GV và 150 SV của trường Cao đẳng Hải Dương
- 11 GV và 50 SV của trường CĐSP Bắc Ninh
- 12 GV và 85 SV của trường CĐSP Quảng Ninh
- 9 GV và 55 SV của trường CĐSP Điện Biên
- 8 GV và 70 SV của trường CĐSP Lạng Sơn
2.1.3. Nội dung khảo sát
14
- Nhận thức của giảng viên về năng lực dạy học cần hình thành, phát triển cho
SV CĐSP
- Nhận thức của GV về XD&SDBT trong dạy học GDH theo hướng phát triển
năng lực dạy học
- Việc xây dựng bài tập của GV trong dạy học GDH.
- Việc giảng viên sử dụng bài tập trong dạy học GDH.
- Năng lực dạy học của SV CĐSP sau khi học xong môn GDH.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
2.1.4.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (anket)
- Xây dựng 2 loại phiếu điều tra:
+ Phiếu dành cho cán bộ giảng dạy GDH ở các trường CĐSP.
+ Phiếu dành cho SV CĐSP đã học xong GDH.
- Nội dung điều tra được thể hiện dưới dạng câu hỏi. Tổng số phiếu điều tra là
460 phiếu trong đó có 50 phiếu điều tra GV và 410 phiếu điều tra SV CĐSP.
- Kết quả điều tra bằng anket sẽ được xử lý và thống kê bằng phương pháp
thống kê toán học.
- Một số phương pháp được sử dụng hỗ trợ để tăng độ chính xác và độ tin cậy
của kết quả điều tra:
2.1.4.2. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát trong quá trình dự giờ để tìm hiểu về việc
sử dụng bài tập và phương pháp dạy học của GV
2.1.4.3. Phương pháp phỏng vấn
Được tiến hành trong quá trình khảo sát thực trạng, tác giả đề tài luận án trò
chuyện với các GV dạy GDH ở các trường CĐSP và SV nhằm thu thập thêm
thông tin xác thực cho thực trạng XD&SDBT GDH theo hướng phát triển năng
lực dạy học ở trường CĐSP.
2.1.4.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu giáo án của GV để tìm hiểu về các bài tập được xây dựng cũng
như các phương pháp dạy học được thiết kế trong dạy học GDH.
Nghiên cứu sản phẩm SV làm ra trong quá trình học tập môn GDH bao
gồm: Bài tập làm việc theo nhóm, bài tập của cá nhân trong các giờ học, bài tập
kiểm tra trình và bài thi kết thúc học phần. Từ đó, phân tích đánh giá thực trạng
XD&SDBT của GV và kết quả học tập của SV.
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng và nguyên nhân
Kết quả khảo sát thực trạng XD&SDBT trong dạy học GDH ở trường
CĐSP cho thấy:
- GV có nhận thức tương đối đầy đủ về năng lực dạy học cần hình thành và
phát triển ở SV CĐSP cũng như năng lực dạy học cần hình thành, phát triển cho
SV thông qua dạy học môn GDH.
- GV đã có những hiểu biết nhất định nhưng vẫn chưa sâu sắc về
XD&SDBT gắn liền với phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực .
- Việc xây dựng bài tập trong dạy học GDH chưa được GV quan tâm thực
hiện. Nguồn bài tập trong giáo trình, tài liệu tham khảo vẫn là chỗ dựa chủ yếu
của GV khi thiết kế dạy học bài học. Do đó, xây dựng bài tập theo hướng phát
15
triển năng lực dạy học trong dạy học GDH còn là nhiệm vụ mới đối với các
GV. Hiệu quả xây dựng bài tập chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do GV chưa
khắc phục được những khó khăn gặp phải trong quá trình xây dựng bài tập.
- Việc sử dụng bài tập của GV CĐSP vẫn chưa thường xuyên, chưa chú
trọng gắn liền bài tập với phương pháp dạy học; hiệu quả của sử dụng bài tập
chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do GV gặp phải nhiều khó khăn trong quá
trình sử dụng bài tập DGH theo hướng phát triển năng lực dạy học đặc biệt là
hạn chế trong sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực
có sử dụng bài tập làm phương tiện hỗ trợ.
- Kết quả sự phát triển năng lực dạy học của SV CĐSP sau khi học xong
môn GDH chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công việc dạy học ở trường phổ
thông. Điều này chứng tỏ năng lực dạy học của SV sau khi học xong môn GDH
chưa đáp ứng chuẩn đầu ra về năng lực dạy học đối với môn GDH. Nguyên
nhân không chỉ thuộc về nhận thức hạn chế của SV đối với bài tập GDH mà còn
ở cả vai trò của GV trong việc hướng dẫn SV giải quyết bài tập GDH theo
hướng phát triển năng lực dạy học.
Kết luận chương 2
Từ kết quả nghiên cứu ở trên, cho phép tác giả luận án rút ra kết luận như
sau:
1) Nhận thức của GV CĐSP còn chưa đầy đủ và sâu sắc về XD&SDBT
trong dạy học GDH theo hướng phát triển năng lực dạy học. XD&SDBT không
phải là mới đối với GV nhưng XD&SDBT trong dạy học GDH theo hướng phát
triển năng lực dạy học vẫn còn rất mới trong nhận thức của GV hiện nay. Để
việc XD&SDBT trong dạy học GDH của GV CĐSP được hiệu quả, góp phần
nâng cao hiệu quả dạy học GDH, trước tiên cần nâng cao nhận thức của GV về
dạy học GDH theo hướng phát triển năng lực dạy học cũng như những lý luận
cơ bản về XD&SDBT trong dạy học GDH theo hướng phát triển năng lực dạy
học cho GV.
2) Việc XD&SDBT trong dạy học GDH ở trường CĐSP chưa được GV
thực hiện thường xuyên và chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu của người
học và yêu cầu của công việc dạy học ở trường phổ thông. XD&SDBT gắn liền
với phương pháp dạy học trong dạy học GDH theo hướng phát triển năng lực
dạy học là một trong những cách khả thi giúp GV CĐSP khắc phục được kết quả
còn nhiều hạn chế này. Vì thế rất cần thiết phải có sự bồi dưỡng về kỹ năng
XD&SDBT gắn liền với phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực
cho GV. Việc GV thực hiện tốt qui trình XD&SDBT trong dạy học GDH theo
hướng phát triển năng lực dạy đồng nghĩa với việc các thầy (cô) làm tốt các kỹ
năng XD&SDBT.
Chương 3. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN “HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ”
3.1. Đặc điểm học phần “Hoạt động dạy học ở trường THCS”
16
Học phần “Hoạt động dạy học ở trường THCS” thuộc môn GDH ở trường
CĐSP có nội dung kiến thức bao gồm những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học
như: khái niệm, bản chất, cấu trúc của quá trình dạy học; tính qui luật, logic của
quá trình dạy học; nguyên tắc dạy học; tổ chức dạy học ở trường THCS với các
phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, đánh giá
kết quả học tập ở trường THCS. Mục tiêu định hướng phát triển năng lực dạy
học trong đào tạo giáo viên THCS bao gồm câc năng lực dạy học thành phần
như: Lập kế hoạch dạy học năm học, bài học; tổ chức dạy học bao gồm: sử dụng
các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học ở
THCS; xây dựng được môi trường học tập; xây dựng, sử dụng hồ sơ dạy học;
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Về kiến thức: Hiểu rõ được những lý luận dạy học cơ bản như quá trình
dạy học, nhiệm vụ dạy học, nguyên tắc dạy học, nội dung dạy học, phương pháp
dạy học, phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Về kỹ năng : Thực hiện được những kỹ năng dạy học cơ bản của người
giáo viên ở trường THCS như: Xác định mục tiêu dạy học, nhiệm vụ dạy học;
thiết kế và sử dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương
tiện dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; thiết
lập mối quan hệ tương tác thầy trò; lập hồ sơ dạy học, sử dụng hồ sơ dạy học
Về thái độ: Hình thành thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm trong học tập
cũng như trong việc thực hiện các công việc của nghề dạy học.
3.2. Nguyên tắc, qui trình xây dựng bài tập GDH theo hướng phát triển
năng lực dạy học cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm
3.2.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập GDH theo hướng phát triển năng lực dạy
học cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm
- Xây dựng bài tập phải xuất phát từ năng lực dạy học cần phát triển cho sinh
viên
- Xây dựng bài tập phải gắn liền với phương pháp dạy học
- Xây dựng bài tập phải sử dụng kinh nghiệm và trải nghiệm thực tiễn dạy học ở
trường phổ thông
- Xây dựng bài tập phải quan tâm tới vốn kinh nghiệm, trình độ của SV
- Đảm bảo thực hiện đúng qui trình xây dựng bài tập trong dạy học GDH theo
hướng phát triển năng lực dạy học
3.2.2. Qui trình xây dựng bài tập GDH theo hướng phát triển năng lực dạy
học cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm
Bước 1: Xác định mục tiêu về năng lực dạy học cần phát triển ở người học
Bước 2: Lựa chọn thể loại bài tập
Bước 3: Xác định những yêu cầu đối với bài tập theo hướng phát triển năng
lực
Bước 4: Sưu tầm các bài tập đã có hoặc thiết kế mới các nhiệm vụ, nội
dung của bài tập
Bước 5: Xác định tiêu chí đánh giá kết quả làm bài tập
3.2.3. Minh họa hệ thống bài tập học phần “Hoạt động dạy học ở trường
THCS” theo hướng phát triển năng lực dạy học
17
- Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực lập kế hoạch dạy học: 25 bài tập
- Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực tổ chức dạy học: 8 bài tập
- Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập:4 bài
tập
- Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực xây dựng, sử dụng hồ sơ dạy học: 6 bài tập
3.3. Nguyên tắc, qui trình sử dụng bài tập Giáo dục học theo hướng phát
triển năng lực dạy học cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm
3.3.1. Nguyên tắc sử dụng bài tập Giáo dục học theo hướng phát triển năng
lực dạy học cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm
- Sử dụng bài tập cần dựa vào qui trình chung cho bài tập theo hướng phát triển
năng lực dạy học
- Sử dụng bài tập phải tạo cơ hội để SV được trải nghiệm và phát triển năng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_xay_dung_va_su_dung_bai_tap_trong_day_hoc_gi.pdf