Nhóm yếu tố áp lực
Tốc độ tăng trƣởng tài sản bình quân (ACHANGE)
Trong giai đoạn tăng trưởng doanh nghiệp phải chịu áp lức về
việc thu hút đầu tư, tạo lập thương hiệu và uy tín, hơn nữa mâu thuẫn
về mặt lợi ích giữa người quản lý và chủ sở hữu cũng gây ra áp lực
dẫn đến giả thuyết:
H1a: Những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam có tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân qua 2 năm càng cao thì
khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai khống lợi
nhuận càng cao.
H1b: Những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam có tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân qua 2 năm càng cao thì
khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai thiếu lợi
nhuận càng thấp.
Vòng quay vốn (SATA)
Vòng quay vốn đại diện cho sức mạnh tạo ra doanh số bán
hàng từ tài sản, đồng thời cũng là thước đo khả năng lãnh đạo của
ban giám đốc. Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường gây ra một áp
lực lên không chỉ cá nhân nhà quản lý mà còn gây ra áp lực đến toàn
công ty, dẫn đến việc điều chỉnh lợi nhuận trên BCTC.
H2a: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có vòng quay
vốn càng chậm thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo
hướng khai khống lợi nhuận càng cao.
H2b: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có vòng quay
vốn càng chậm thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo9
hướng khai thiếu lợi nhuận càng thấp.
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc “tam giác gian lận” đến sai phạm trọng yếu trên Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn từ các công ty phi tài chính niêm
yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam trên cả 2 sàn HOSE và
HNX. Với số liệu nghiên cứu là số liệu năm 2015.
3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa vào các phương pháp nghiên cứu của các nghiên cứu
trước, đề tài đã kế thừa và có điều chỉnh cho phù hợp. Về cách nhận
diện BCTC có sai phạm trọng yếu, đề tài nhận diện sai phạm trọng
yếu dựa trên cả 2 phương diện định lượng và định tính. Về phương
pháp đo lường các nhân tố ảnh hưởng, tác giả tham khảo và kế thừa
từ những nghiên cứu trước đây.
Về kỹ thuật phân tích, các kỹ thuật thống kê mô tả như giá trị
nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình và độ lệch chuẩn được sử dụng để mô
tả các đặc tính của mẫu. Ngoài ra, đề tài tiến hành kiểm định T-test
và lập bảng chéo để phân tích mối tương quan giữa biến phụ thuộc
với mỗi biến độc lập. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng
để kiểm định sự tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Cuối
cùng, phân tích hồi quy logit đa thức được áp dụng để kiểm tra mối
quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc.
6. Kết cấu luận văn
Nội dung chính của đề tài được chia làm 4 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của các
yếu tố thuộc tam giác gian lận đến sai phạm trọng yếu trên Báo cáo
tài chính.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu của Donal Cressey (1953) về Tam giác gian lận
(Fraud Triangle) đã kết luận rằng, có nhiều nguyên nhân để một
người thực hiện hành vi gian lận, tuy nhiên, tất cả các nguyên nhân
đó được tổng hợp thành 3 nhóm nhân tố chính là: Áp lực, Cơ hội,
4
Thái độ [15]. Tiếp đến, Person (1995) đã phát hiện ra ảnh hưởng của
các nhân tố đòn bẩy nợ, vòng quay vốn, tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng
tài sản, những nhân tố này gây ra áp lực cho việc thực hiện hành vi
gian lận BCTC [23]. Skousen và cộng sự (2008) đã nghiên cứu ảnh
hưởng của các nhân tố áp lực, cơ hội và thái độ đến sai phạm trọng
yếu trên BCTC. Kết quả cho thấy 5 nhân tố áp lực và hai nhân tố cơ
hội ảnh hưởng đáng kể đến sai phạm trọng yếu trên BCTC. Nghiên
cứu của Lou & Wang (2009) cho thấy hành vi gian lận có mối quan
hệ có ý nghĩa thống kê với các biến (các nhân tố thuộc tam giác gian
lận) như đòn bẩy tài chính, tỷ lệ doanh thu, số lần điều chỉnh BCTC,
số lần thay đổi kiểm toán viên, tỷ lệ cổ phiếu của Ban Giám đốc và
Hội đồng quản trị bị cầm cố, sai sót trong dự báo của các chuyên gia
phân tích tài chính [22]. Amara và cộng sự (2013) cho rằng chỉ có
nhân tố ROA có tác động đến khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu
trên BCTC [12]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân
(2014) phân loại các nhân tố theo 3 nhóm Áp lực, Cơ hội, và Thái
độ/ sự biện hộ với kết quả nhân tố áp lực là tỷ lệ doanh thu trên nợ
phải thu, tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản, đòn cân nợ; và nhân
tố Cơ hội quy mô công ty kiểm toán và 2 nhân tố Thái độ là ý kiến
của kiểm toán viên và tiền sử gian lận BCTC có tác động đến hành vi
gây ra sai phạm trọng yếu trên BCTC [6].
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA
CÁC YẾU TỐ THUỘC TAM GIÁC GIAN LẬN ĐẾN SAI
PHẠM TRỌNG YẾU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC LOẠI SAI PHẠM TRÊN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 450, sai sót
(sai phạm) được định nghĩa “là sự khác biệt giữa giá trị, cách phân
loại, trình bày hoặc thuyết minh của một khoản mục trên báo cáo tài
chính với giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh của
khoản mục đó theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính
được áp dụng. Sai sót có thể phát sinh do nhầm lẫn hoặc gian lận”
Theo đó, sai phạm bao gồm sai sót không cố ý (sai sót) và sai
sót cố ý (gian lận). Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 240 định
nghĩa gian lận “là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban
quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện
bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp”.
Hành vi gian lận thường khó bị phát hiện do được tạo ra và
che dấu một cách cố ý. Có hai loại gian lận tác động đến tính trung
thực của BCTC đó là biển thủ tài sản và gian lận BCTC.
1.2. LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH HÀNH VI GÂY RA SAI PHẠM
TRỌNG YẾU TRÊN BCTC
1.2.1. Lý thuyết Tam giác gian lận (The Fraud Triangle)
Xét trên khía cạnh hành vi, cho đến nay, công trình nghiên cứu
của Donal R. Cressey (1953) về “Tam giác gian lận” được xem là
nền tảng để giải thích cho các gian lận. Theo Cressey, các yếu tố thúc
đẩy gian lận gồm có: Áp lực, cơ hội, thái độ và sự biện hộ. Các áp
lực có thể là các áp lực tài chính hoặc phi tài chính. Cơ hội tạo ra
6
những điều kiện thuận lợi cho người gian lận thực hiện hành vi gian
lận. Thái độ của một người thể hiện phẩm chất của người đó.
1.2.2. Lý thuyết đại diện (The Agency Theory)
Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ những nghiên cứu trong
những năm 1970, bởi Alchian và Demsetz (1972) hay Jensen và
Meckling (1976), theo như Eisenhardt (1989), lý thuyết đại diện giải
thích 2 vấn đề liên quan đến sự tách biệt giữa sở hữu và quản lý, đó
là mâu thuẫn về lợi ích và thông tin bất đối xứng giữa người chủ sở
sữu và người đại diện.
1.3. TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SAI
PHẠM TRỌNG YẾU TRÊN BCTC TỪ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƢỚC ĐÂY
1.3.1. Nhóm yếu tố Áp lực
Các nhân tố kinh tế có thể được phân loại vào nhóm các yếu tố
áp lực kinh tế, cụ thể nhân tố “Đòn bẩy nợ” (Person, 1995; Spathis,
2002; Lou & Wang, 2009; Amara, 2013; Hawariah, 2014; Trần Thị
Giang Tân, 2014), Vòng quay vốn (Person, 1995; Hawariah, 2014),
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) (Amara, 2013), Tỷ lệ tự tài trợ,
nhu cầu huy động vốn, tốc độ tăng trưởng tài sản (Skousen và cộng
sự, 2008) có thể dẫn đến áp lực gian lận BCTC.
1.3.2. Nhóm yếu tố Cơ hội
Theo các nghiên cứu trước, quy mô công ty kiểm toán
(Skousen, 2008; Amara, 2013; Trần Thị Giang Tân, 2014), Tỷ trọng
hàng tồn kho trong tài sản (Person, 1995; Spathis, 2012; Hawariah,
2014; Trần Thị Giang Tân, 2014), Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà quản
lý (Skousen và cộng sự, 2008), Hội đồng quản trị độc lập với Ban
Giám đốc, Bất kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc
(Beasley, 1996; Skousen, 2009) là nhân tố “cơ hội” đối với sai phạm
7
trọng yếu trên BCTC.
1.3.3. Nhóm yếu tố Thái độ/ sự biện hộ
Khi có Tiền sử BCTC có sai phạm trọng yếu (Lou & Wang,
2009; Trần Thị Giang Tân, 2014),hay thay đổi công ty kiểm toán
(Loebbecke & cộng sự, 1989; Skousen & cộng sự, 2008) thì nguy cơ
BCTC có sai phạm trọng yếu là cao hơn.
1.3.4. Yếu tố khác
Ngoài những yếu tố kể trên, những nhân tố khác cũng có thể
giải thích việc BCTC có sai phạm trọng yếu. Có thể kể đến đó là Quy
mô công ty, theo nghiên cứu của Person (1995), có mối tương quan
với sai phạm trọng yếu trên BCTC.
8
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nhóm yếu tố áp lực
Tốc độ tăng trƣởng tài sản bình quân (ACHANGE)
Trong giai đoạn tăng trưởng doanh nghiệp phải chịu áp lức về
việc thu hút đầu tư, tạo lập thương hiệu và uy tín, hơn nữa mâu thuẫn
về mặt lợi ích giữa người quản lý và chủ sở hữu cũng gây ra áp lực
dẫn đến giả thuyết:
H1a: Những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam có tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân qua 2 năm càng cao thì
khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai khống lợi
nhuận càng cao.
H1b: Những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam có tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân qua 2 năm càng cao thì
khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai thiếu lợi
nhuận càng thấp.
Vòng quay vốn (SATA)
Vòng quay vốn đại diện cho sức mạnh tạo ra doanh số bán
hàng từ tài sản, đồng thời cũng là thước đo khả năng lãnh đạo của
ban giám đốc. Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường gây ra một áp
lực lên không chỉ cá nhân nhà quản lý mà còn gây ra áp lực đến toàn
công ty, dẫn đến việc điều chỉnh lợi nhuận trên BCTC.
H2a: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có vòng quay
vốn càng chậm thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo
hướng khai khống lợi nhuận càng cao.
H2b: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có vòng quay
vốn càng chậm thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo
9
hướng khai thiếu lợi nhuận càng thấp.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
Lý thuyết đại diện có thể giải thích cho mối quan hệ giữa tỷ
suất sinh lời trên tài sản (ROA) và sai phạm trọng yếu trên BCTC.
Thông thường, ROA được xem như là một chỉ tiêu đánh giá năng lực
của ban quản lý. Điều này gây ra áp lực lên nhà quản lý phải làm sao
để tăng ROA đúng như mong đợi.
H3a: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có tỷ lệ sinh
lời trên tổng tài sản (ROA) càng thấp thì khả năng BCTC có sai
phạm trọng yếu theo hướng khai khống lợi nhuận càng cao.
H3b: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có tỷ lệ sinh
lời trên tổng tài sản (ROA) càng thấp thì khả năng BCTC có sai
phạm trọng yếu theo hướng khai thiếu lợi nhuận càng thấp.
Đòn cân nợ (LEV)
Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho kết quả các công ty có đòn
cân nợ càng cao càng có khả năng sai phạm trọng yếu trên BCTC.
H4a: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có đòn cân nợ
càng cao, thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai
khống lợi nhuận càng cao.
H4a: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có đòn cân nợ
càng cao, thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai
thiếu lợi nhuận càng thấp.
Tình trạng lợi nhuận ở năm trƣớc (LOSS)
Áp lực có thể xuất hiện do doanh nghiệp bị thua lỗ (Lou &
Wang, 2009).
H5a: Công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có tình hình kinh
doanh bị thua lỗ năm trước thì khả năng BCTC có sai phạm trọng
yếu theo hướng khai khống lợi nhuận cao hơn.
10
H5b: Công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có tình hình kinh
doanh bị thua lỗ năm trước thì khả năng BCTC có sai phạm trọng
yếu theo hướng khai thiếu lợi nhuận thấp hơn.
2.1.2. Nhóm yếu tố Cơ hội
Sở hữu nhà nƣớc (STOWN)
Sở hữu nhà nước (STOWN) cho thấy mâu thuẫn về mặt lợi ích
và bất cân xứng thông tin, cùng với chế độ lương thưởng thì khả
năng điều chỉnh lợi nhuận càng cao.
H6: Công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có tỷ lệ sở hữu nhà
nước càng cao thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu càng cao.
Mức độ độc lập của Hội Đồng quản trị (BODT)
Hội đồng quản trị có các thành viên độc lập ban giám đốc
(BODT) không điều hành và không phải là người có liên quan với
Ban Giám đốc với những quyết định khách quan nhất nên số lượng
này giảm đi sẽ ảnh hướng đến sai phạm trọng yếu.
H7: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có mức độ độc
lập của Hội đồng quản trị càng thấp thì khả năng BCTC có sai phạm
trọng yếu càng cao.
Loại công ty kiểm toán (AUDSIZE)
Doanh nghiệp được quyền lựa chọn công ty kiểm toán cho
mình vì vậy, chất lượng các báo cáo kiểm toán còn phụ thuộc vào
chất lượng của các công ty kiểm toán được lựa chọn.
H8: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam được kiểm toán
bởi Big4 thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu thấp hơn.
2.1.3. Thái độ và sự biện hộ
Thay đổi công ty kiểm toán (AUDCHANGE)
Những nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, khả năng sai phạm
xảy ra tăng lên ngay sau khi một đơn vị thay đổi kiểm toán viên.
11
H9: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có thay đổi
công ty kiểm toán trong năm hiện tại thì khả năng BCTC có sai phạm
trọng yếu cao hơn.
Tiền sử BCTC có sai phạm trọng yếu (RST)
Khi hành vi gian lận đã được thực hiện một lần, người gian lận
có thể tự biện hộ cho hành vi này và nguy cơ cao lặp lại hành vi gian
lận là khá cao.
H10: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có sai phạm
trọng yếu trên BCTC năm trước thì khả năng BCTC năm hiện tại
cũng có sai phạm trọng yếu là cao.
2.1.4. Yếu tố khác
Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Các công ty nhỏ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn
những công ty lớn khi phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh lớn
nên đòi hỏi các doanh nghiệp nhỏ phải làm đẹp BCTC bằng cách
khai tăng lợi nhuận.
H11a: Công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có quy mô càng
nhỏ thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai
khống lợi nhuận cao.
H11b: Công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có quy mô càng
nhỏ thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai thiếu
lợi nhuận thấp.
2.2. ĐO LƢỜNG SAI PHẠM TRỌNG YẾU VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƢỞNG
2.2.1. Đo lƣờng sai phạm trọng yếu trên BCTC
Để xác định BCTC có sai phạm trọng yếu hay không, đề tài
lựa chọn phần trăm chênh lệch chỉ tiêu lợi nhuận thuần trước và sau
kiểm toán.
12
Chênh lệch
lợi nhuận
=
Lợi nhuận thuần
trước kiểm toán
–
Lợi nhuận thuần
sau kiểm toán
Lợi nhuận thuần sau kiểm toán
Về khía cạnh định lượng, theo “Rules of thumb”, nếu % chênh
lệch lợi nhuận trên 10% thì sai phạm được xem là chắc chắc trọng
yếu; nếu % chênh lệch dưới 5% thì sai phạm được xem là chắc chắn
không trọng yếu; nếu % chênh lệch dao động từ 5% đến 10% thì sai
phạm có thể được xem là trọng yếu hay không tùy theo xét đoán của
kiểm toán viên (Gramling, 2012). Trong luận văn này, tác giả sử
dụng mốc 5% để phân biệt sai phạm trọng yếu và không trọng yếu
trên phương diện định lượng.
Trong luận văn này, sai phạm trọng yếu trên BCTC của các
công ty được mã hóa với tên biến là FRAUD với „0‟ nếu BCTC
không có sai phạm trọng yếu, „1‟ nếu có sai phạm trọng yếu theo
hướng khai khống lợi nhuận, „2‟ nếu có sai phạm trọng yếu theo
hướng khai thiếu lợi nhuận.
2.2.2. Đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng đến sai phạm trọng
yếu trên BCTC
Bảng 2.1. Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sai phạm trọng
yếu trên BCTC
TT Mã biến Tên biến Phƣơng pháp đo lƣờng
Nhóm yếu tố Áp lực
1 ACHANGE
Tốc độ tăng
trưởng tài
sản bình
quân
((Tổng tài sản năm t-1 – Tổng
tài sản năm t-2)/Tổng tài sản
năm t-1+(Tổng tài sản năm t-2
– Tổng tài sản năm t-3)/Tổng
tài sản năm t-2)/2
13
TT Mã biến Tên biến Phƣơng pháp đo lƣờng
2 SATA
Vòng quay
vốn
Doanh thu thuần năm t/ Tổng
tài sản thuần năm t
3 ROA
Tỷ lệ sinh lời
trên tài sản
Lợi nhuận sau thuế cuối năm
t/Tổng tài sản cuối năm t
4 LEV Đòn cân nợ
Nợ vay cuối năm t/ Tổng tài
sản cuối năm t
5 LOSS
Tình trạng
lợi nhuận
1 = Đơn vị bị lỗ trong năm
trước liền kề.
0 = Đơn vị không bị lỗ trong
năm trước liền kề.
Nhóm yếu tố Cơ hội
6 STOWN
Sở hữu nhà
nước
Số vốn góp của Nhà nước/
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
7 BODT
HĐQT độc
lập Ban giám
đốc
Số thành viên độc lập trong
HĐQT/Tổng số thành viên
HĐQT
8 AUDSIZE
Loại công ty
kiểm toán
1 = Công ty kiểm toán thuộc
nhóm Big4
0 = Công ty kiểm toán không
thuộc nhóm Big4
Nhóm yếu tố Thái độ và sự biện hộ
9 AUDCHA
Thay đổi
công ty kiểm
toán
1 = Đơn vị thay đổi công ty
kiểm toán
0 = Đơn vị không thay đổi
công ty kiểm toán
14
TT Mã biến Tên biến Phƣơng pháp đo lƣờng
10 RST
Tiền sử
BCTC có sai
phạm trọng
yếu
1 = BCTC năm trước có sai
phạm trọng yếu (chênh lệch
lợi nhuận lớn hơn 5% hoặc có
ý kiến kiểm toán không chấp
nhận toàn phần).
0 = BCTC năm trước không
có sai phạm trọng yếu
Nhóm yếu tố khác
11 SIZE
Quy mô
doanh
nghiệp
Tổng tài sản của đơn vị
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng mô hình hồi quy Logitic đa thức (Multinomial
logistic regression), biến phụ thuộc là FRAUD giá trị là 0 (không có
sai phạm trọng yếu) hoặc 1 (có sai phạm trọng yếu theo hướng khai
khống lợi nhuận), 2 (có sai phạm trọng yếu theo hướng khai thiếu lợi
nhuận). Các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến sai phạm trọng
yếu trên BCTC của công ty.
Mô hình nghiên cứu tổng quát
Log = αij + βijACHANGE + βijSATA + βijROA + βijLEV
+ βijLOSS +βijSTOWN + βijBODT + βijAUDSIZE+
+ βijAUDCHANGE + βijRST + βijSIZE + εij
2.4. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu gồm các công ty niêm yết trên cả hai sàn giao
dịch chứng khoán TP. HCM và Hà Nội năm 2015 (không bao gồm
các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, các ngân hàng và công ty
bảo hiểm). Mẫu gồm 100 công ty được chia đều cho 2 sàn giao dịch
15
(không kể sàn upcom). Cỡ mẫu đáp ứng yêu cầu lớn hơn 5 lần số
biến độc lập trong mô hình (11x5=55). Các công ty được chọn ngẫu
nhiên từ 2 sàn giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, nếu công ty có
BCTC với ý kiến kiểm toán không thuộc loại chấp nhận toàn phần sẽ
bị loại ra khỏi mẫu vì nếu BCTC không thuộc loại chấp nhận toàn
phần thì % chênh lệnh lợi nhuận trên BCTC trước và sau kiểm toán
không phản ánh đúng mức độ sai phạm.
16
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.2. PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN BIẾN VÀ KIỂM ĐỊNH
PHÂN PHỐI CHUẨN CỦA CÁC BIẾN
3.2.1. Phân tích mối quan hệ tƣơng quan giữa biến phụ
thuộc và từng biến độc lập
Kết quả cho thấy các biến định tính có mối tương quan khá
mạnh đến sai phạm trọng yếu ngoại trừ biến tình trạng lợi nhuận ở
năm trước. Trong khi đó, trong các biến định lượng chỉ có ROA và
BODT là có tương quan đến sai phạm trọng yếu.
3.2.2. Kiểm định tƣơng quan giữa các biến độc lập
Kết quả kiểm định cho thấy không có hiện tượng đa cộng
tuyến giữa các biến độc lập với nhau.
3.2.3. Kiểm định phân phối chuẩn
Các biến hầu như đều có phân phối chuẩn trừ SATA, STOWN
và SIZE, do đó, tác giả tiến hành điều chỉnh bằng cách lấy Ln cho
biến SATA và STOWN và lấy Log cho biến SIZE.
3.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY LOGITIC ĐA THỨC
Với kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình bằng trị
số pseudo R2 cho thấy dữ liệu trong mô hình hồi quy giải thích được
trên 80% độ biến thiên của dữ liệu trong thực tế.
17
Bảng 3.1. Ước lượng tham số
FRAUDa B
Std.
Error
Wald df Sig. Exp(B)
95% Confidence
Interval for Exp(B)
Lower Bound
Upper
Bound
1
Intercept 72.027 34.081 4.466 1 .035
ACHANGE -.786 7.523 .011 1 .917 .456 1.801E-007 1153763.254
Ln_SATA .251 1.139 .049 1 .826 1.285 .138 11.971
ROA -.366 .215 2.913 1 .088 .693 .455 1.056
LEV -.060 .043 1.907 1 .167 .942 .865 1.025
STOWN .033 .043 .594 1 .441 1.034 .950 1.125
BODT -.277 .121 5.218 1 .022 .758 .598 .961
LogSize -1.895 1.078 3.088 1 .079 .150 .018 1.244
[LOSS=.00] -4.212 2.276 3.425 1 .064 .015 .000 1.282
[LOSS=1.00] 0b . . 0 . . . .
[AUDSIZE=.00] 7.768 3.068 6.412 1 .011 2363.634 5.785 965653.588
[AUDSIZE=1.00] 0b . . 0 . . . .
[AUDCHA=.00] -1.022 2.239 .208 1 .648 .360 .004 28.986
[AUDCHA=1.00] 0b . . 0 . . . .
[RST=.00] -9.871 3.618 7.445 1 .006
5.167E-
005
4.305E-008 .062
[RST=1.00] 0b . . 0 . . . .
FRAUDa B
Std.
Error
Wald df Sig. Exp(B)
95% Confidence Interval
for Exp(B)
Lower Bound
Upper
Bound
2
Intercept 63.430 28.370 4.999 1 .025
ACHANGE 2.039 5.561 .134 1 .714 7.679 .000 415690.678
18
FRAUDa B
Std.
Error
Wald df Sig. Exp(B)
95% Confidence
Interval for Exp(B)
Lower Bound
Upper
Bound
Ln_SATA -.791 .568 1.941 1 .164 .453 .149 1.380
ROA -.139 .140 .989 1 .320 .870 .662 1.144
LEV -.038 .033 1.282 1 .257 .963 .903 1.028
STOWN .006 .027 .044 1 .833 1.006 .954 1.060
BODT -.002 .047 .002 1 .962 .998 .910 1.094
LogSize -2.124 .938 5.122 1 .024 .120 .019 .752
[LOSS=.00] 4.480 2.904 2.380 1 .123 88.246 .298 26155.457
[LOSS=1.00] 0b . . 0 . . . .
[AUDSIZE=.00] 4.252 1.704 6.227 1 .013 70.260 2.490 1982.167
[AUDSIZE=1.00] 0b . . 0 . . . .
[AUDCHA=.00] -4.353 1.706 6.513 1 .011 .013 .000 .364
[AUDCHA=1.00] 0b . . 0 . . . .
[RST=.00] -4.529 1.973 5.271 1 .022 .011 .000 .515
[RST=1.00] 0b . . 0 . . . .
a. The reference category is: .00.
b. This parameter is set to zero because it is redundant.
Từ kết quả ở bảng 3.1, kết quả từ mô hình 1 và mô hình 2 giải
thích được các nhân tố nào ảnh hưởng đến các sai phạm trọng yếu
theo hướng khai khống và khai thiếu trên BCTC.
Đối với trường hợp khai khống, các nhân tố ảnh hưởng đến sai
phạm trọng yếu theo kết quả phân tích là BODT, AUDSIZE, RST
(sig < 0.05), LOSS, ROA và LogSIZE (sig <0.1).
19
Đối với trường hợp sai phạm trọng yếu trên BCTC theo hướng
khai thiếu, các nhân tố có ý nghĩa đối với mô hình là AUDSIZE,
AUDCHA, RST và LogSIZE (sig < 0.05).
20
CHƢƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ HÀM CHÍNH SÁCH
4.1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Với dữ liệu năm 2015 của trên 100 công ty niêm yết trên Thị
trường chứng khoán Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy các
nhân tố thuộc về tam giác gian lận ảnh hưởng đến sai phạm trọng
yếu trên BCTC theo hai hướng khai khống và khai thiếu có những
nét tương đồng và đồng thời cũng có những nét khác biệt nhau.
Đối với các nhân tố thuộc nhóm yếu tố áp lực, có thể kể đến
ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tình trạng lợi
nhuận ở năm trước (LOSS). Hai nhân tố này gây ra áp lực khai
khống đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính năm trước bị
thua lỗ, hay tỷ suất sinh lời trên tài sản càng thấp thì nguy cơ khai
khống lợi nhuận càng cao, trong khi đó, hai yếu tố này lại không có
ảnh hưởng đến động cơ khai thiếu lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đối với các nhân tố thuộc nhóm yếu tố cơ hội, các nhân tố có
ảnh hưởng đến hành vi khai khống lợi nhuận là Mức độ độc lập của
Hội đồng quản trị và loại công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm
toán BCTC cho doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu, khi tỷ lệ số
thành viên mức độ độc lập của Hội đồng quản trị càng cao, thì tỷ lệ
khai khống lợi nhuận trên BCTC càng ít có khả năng xảy ra. Điều
này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết đưa ra ở chương 2. Tuy nhiên,
nhân tố này lại không có ý nghĩa đối với khả năng khai thiếu lợi
nhuận.
Đối với nhóm yếu tố Thái độ và sự biện hộ, việc thay đổi công
ty kiểm toán độc lập hay tiền sử BCTC có sai phạm trọng yếu đều có
ảnh hưởng đến sai phạm trọng yếu trên BCTC của doanh nghiệp. Đối
với việc thay đổi công ty kiểm toán độc lập, điều này có tác động rõ
21
rệt đến chiều hướng khai thiếu lợi nhuận, tuy nhiên lại không có ảnh
hưởng đến sai phạm khai khống lợi nhuận.
4.2. HÀM CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.1. Đối với kiểm toán độc lập
Nghiên cứu đề xuất gợi ý giải pháp nâng cao khả năng phát
hiện sai phạm trọng yếu
- Việc nhận diện các yếu tố áp lực đặc biệt ảnh hưởng đến
hành vi khai khống lợi nhuận, kiểm toán viên có thể sử dụng các thủ
tục phân tích như so sánh chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản của năm
nay so với năm trước và so sánh với số trung bình ngành hay tình
hình lợi nhuận năm trước so với năm nay có thua lỗ hay không. Nếu
trong năm có sự biến động tình hình kinh doanh của cá nhân công ty
hay toàn ngành, tuy nhiên lại nhận thấy sự bất thường ở các yếu tố
này là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn về tình hình tài chính và là áp lực
để doanh nghiệp thực hiện hành vi sai phạm theo hướng khai khống
lợi nhuận.
- Đối với việc nhận diện yếu tố cơ hội, kiểm toán viên cần
quan tâm đến tỷ lệ số thành viên độc lập trong hội đồng quản trị là
cao hay thấp, chính những thành viên này là những người đóng góp
những ý kiến khách quan về tình hình tài chính của công ty. Tuy
nhiên, khi tỷ lệ này khá thấp, tức là sẽ tồn tại sự kiêm nhiệm và toàn
quyền trong việc lãnh đạo công ty, từ đó, nếu sai phạm xảy ra thì lúc
này thật sự rất khó để phát hiện ra. Ngoài ra, loại công ty kiểm toán
độc lập đã từng kiểm toán cho doanh nghiệp cũng là một ảnh hưởng
không nhỏ đến việc sai phạm có bị phát hiện hay không.
- Để nhận diện nhân tố thái độ, kiểm toán viên cũng cần chú
trọng đến việc thay đổi công ty kiểm toán BCTC cho doanh nghiệp
hay không. Nếu có sự thay đổi, cần xem xét ý kiến kiểm toán của
22
công ty kiểm toán trước và những sự thay đổi trong các chỉ tiêu tài
chính năm nay. Ngoài ra, kiểm toán viên có thể dựa vào kinh nghiệm
kiểm toán của mình cũng như các báo cáo kiêm toán trước đây, nếu
thấy có dấu hiệu cho thấy trước đây đã từng phát sinh các bút toán
làm thay đổi lợi nhuận trước kiểm toán, hay đã từng nhận được ý
kiến kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phần do vẫn còn có sai
phạm trọng yếu trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần cân nhắc
đánh giá rủi ro kiểm toán có sai phạm trọng yếu do gian lận khai
khống hoặc khai thiếu lợi nhuận ở mức cao.
4.2.2. Đối với các đối tƣợng khác sử dụng thông tin trên
BCTC
Các đối tượng sử dụng thông tin từ BCTC cần thận trọng hơn
trong việc đưa ra các quyết định kinh tế của mình. Ngoài việc dựa
vào phân tích các thông tin trên BCTC các ngân hàng, chủ nợ, cần
chú trọng xem xét các yếu tố thuộc về áp lực, cơ hội và thái độ mà
doanh nghiệp có thể đối mặt.
4.2.3. Đối với các công ty niêm yết
Cần tăng cường vai trò quản lý và giám sát của hội đồng quản
trị và ban kiểm soát đối với ban giám đốc. Hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ của doanh nghiệp với đầy đủ năng lực, kỷ luật và tính
độc lập để đưa ra những thông tin khách quan cho chủ sở hữu doanh
nghiệp, đồng thời phát hiện được các sai phạm trọng yếu từ ngay các
bước “chớm nở”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_anh_huong_cua_cac_nhan_to_thuoc_tam_giac_gi.pdf