Tóm tắt Luận văn Bảo đảm quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam - Từ thực tiễn thành phố Hải Phòng

Giải pháp tuyên truyền để nâng cao ý thức pháp luật

Thứ nhất, đẩy mạnh tiếp xúc cử tri là người bị tạm giữ, tạm giam. Cán bộ

phụ trách đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau và sáng tạo

giúp người bị tạm giữ, tạm giam nhận thức được sự quan trọng của mình trong

việc bầu cử.

Thứ hai, mở lớp giảng dạy về vấn đề quyền bầu cử của người bị tạm giữ,

tạm giam. Phát tài liệu liên quan để nâng cao nhận thức của cử tri đặc biệt về

quá trình bầu cử, chi tiết từng giai đoạn để cử tri có thể phát hiện ra các vi phạm

trong bầu cử của các cán bộ phụ trách để kịp thời nhắc nhở, kiểm điểm cũng như

có biện pháp giải quyết kịp thời tránh để xảy ra các sai phạm nghiệm trọng

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Bảo đảm quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam - Từ thực tiễn thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a pháp luật. Người bị tạm giữ hình sự là người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn ngay tức khắc trong thời gian ngắn. (tối đa 9 ngày) được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự đươc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành do nghi ngờ người đó thực hiện tội phạm (chưa khởi tố) hoặc đã bị khởi tố mà đang bỏ trốn (truy nã) nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật hình sự, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Tóm lại người bị tạm giữ là người bị hạn chế quyền tự do trong một khoảng thời gian nhất định do bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, khẩn cấp, truy nã, đầu thú hoặc tự thú 1.1.2. Khái niệm quyền bầu cử của người bị tạm giữ tạm giam Tác giả đã đưa ra các luận điểm làm căn cứ để nêu ra khái niệm quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam Tại khoản 5, Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân quy định: “Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang 7 chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc”. Như vậy, Quyền bầu cử của người bị tạm giam, tạm giữ có thể hiểu như sau: Là quy định của pháp luật về khả năng của người bị tạm giam, tạm giữ thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Tức là quyền chủ động lựa chọn của người bị tạm giam, tạm giữ. 1.1.3 .Đặc điểm quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam Tác giả đã đưa các đặc điểm về quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam và phân tích từng đặc điểm để thấy rõ được từng đặc điểm quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam như: Quyền bầu cử của người bị tạm giam, tạm giữ là những giá trị gắn với mỗi người vừa với tư cách là cá nhân vừa với tư cách là thành viên trong xã hội, người bị tạm giữ, tạm giam bị hạn chế quyền tự do nên trong quá trình bầu cử sẽ “đặc biệt” hơn so với bầu cử của người tự do,gắn với nhân thân của công dân, người bị tạm giữ, tạm giam bị hạn chế một phần quyền tự do nhưng trong quá trình bầu cử vẫn đảm bảo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. 1.2. Ý nghĩa quy định quyền bẩu cử của người bị tạm giữ, tạm giam 1.2.1. Ý nghĩa chính trị Quyền bầu cử là một trong những quyền chính trị quan trọng được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế. Trong công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, quyền bầu cử được quy định tại điều 25 của công ước: “Mọi công dân không có bất kỳ sự phân biệt nào như đã nêu ở điều 2 và không có sự hạn chế bất cập hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để:...Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý chí của mình” Quyền bầu cử nói chung và quyền bầu cử của người bị tạm giam, tạm giữ nói riêng có ý nghĩa chính trị vô cùng quan trọng đảm bảo cho công dân thực hiện quyền chính trị của mình, thông qua bầu cử tiếp tục phát huy trách nhiệm công dân, phát huy đại đoàn kết dân tộc. Bầu cử không chỉ tăng dân chủ mà còn tăng đoàn kết, tăng đồng thuận xã hội 8 1.2.2. Ý nghĩa xã hội Người bi tạm giam, tạm giữ là những người chưa bị tòa án kết tội nên họ chưa phải là tội phạm và họ được hưởng tất cả các quyền trên cương vị không phải là người có tội. Việc để người bị tạm giam, tạm giữ được thực hiện quyền bầu cử là cơ sở xây dựng, bảo vệ, phát triển giá trị quyền con người; đảm bảo cho các quyền đó được thực thi và mở rộng những quyền đó. Góp phần thay đổi cách nhìn của xã hội đối với người bị tạm giam, tạm giữ. Lần đầu tiên người đang bị tạm giữ, tạm giam được ghi tên vào danh sách cử tri để tham gia bầu cử. Đây là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước, thể hiện sự tôn trọng quyền con người, quyền công dân của những cử tri “đặc biệt” này, qua đó giúp họ có thêm động lực, niềm tin rèn luyện, cải tạo tốt để sớm trở về hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội. 1.2.3. Ý nghĩa pháp lý Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015 mở rộng đối tượng cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Như vậy, theo những quy định của Hiến pháp, Luật bầu cử Quốc hội và HDND, Bộ luật tố tụng hình sự thì chỉ những người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù và người mất năng lực hành vi dân sự thì mới không được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Việc quy định để người bị tạm giam tạm giữ được tham gia bầu cử phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và thể hiện được tính nhân văn của Đảng và nhà nước ta, nhằm đảm bảo cho quyền con người, quyền công dân được thực hiện theo đúng hiến pháp và pháp luật. 1.2.4. Ý nghĩa cá nhân (Quyền con người - Quyền công dân) Quyền bầu cử là một trong những quyền chính trị cơ bản và quan trọng của công dân, đã được khẳng định xuyên suốt qua các bản Hiến pháp của nước ta. Vì vậy, việc Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 mở rộng quyền bầu cử đối với người đang bị tạm giam, tạm giữ sẽ 9 giúp cho họ có thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình, lựa chọn được những người có đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ cho các tất cả tầng lớp nhân dân để tham gia vào các cơ quan quyền lực Nhà nước. Mặt khác, những quy định mới này cũng thể hiện tính nhân văn, đề cao quyền con người, quyền công dân của pháp luật Việt Nam. Thông qua công tác này góp phần nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ công dân, là cơ hội để những người đang trong diện tạm giam, tạm giữ và cai nghiện bắt buộc có cơ hội học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành công dân tốt, nhận thức rõ được bản chất tốt đẹp của nhà nước ta. 1.3. Quy định pháp luật của một số nước về quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (International Convenant on Civil and Political Rights) (viết tắt là Công ước hoặc ICCPR) là một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua cùng với Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (International Convenant on Economic, Social and Cultural Rights – ICESCR) theo Nghị quyết số 2200 A (XXI) ngày 16/2/1966. Ngoài ra, một Nghị định thư tùy chọn đi kèm với ICCPR cũng được thông qua trong Nghị quyết số 2200 A (XXI) nhằm quy định các thủ tục giải quyết các khiếu nại của các cá nhân về việc vi phạm các quyền dân sự, chính trị của các quốc gia. ICCPR có hiệu lực từ ngày 23/3/1976. 1.3.1. Pháp luật nước Pháp Nước Pháp rất đề cao quyền công dân nói chung và quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam nói riêng. Pháp luật nước Pháp quy định Người bị giam giữ chưa bị kết án có thể tự bỏ phiếu hoặc ủy quyền bỏ phiếu. Người bị tạm giữ, tạm giam có thể nộp đơn lên thẩm phán thi hành án tạm tha để đi bầu cử trừ khi người tạm giữ, tạm giam bị kết án hơn 5 năm tù. Người bị tạm giữ, tạm giam được quyền ghi tên vào danh sách cử tri và được quyền bầu cử. 1.3.2. Pháp luật các nước Common law Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11 năm 2018 của Hoa Kỳ, các cử tri ở bang Florida đã hết sức ủng hộ việc người bị tạm giữ, tạm giam, ngoại trừ 10 những kẻ phạm tội tình dục và những kẻ giết người có quyền bầu cử. Việc quy định như vậy phù hợp với xu hướng ở các quốc gia khác đang dần tiến tới việc người bị tạm giữ, tạm giam được quyền bầu cử. Ở Châu Âu, Thụy Sĩ, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Ireland, các nước vùng Baltic và Tây Ban Nha đã cho phép người bị tạm giữ, tạm giam có quyền bầu cử Tiểu kết chương 1 Đảm bảo quyền bầu cử của người đang bị tạm giữ, tạm giam là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật bầu cử đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm phát huy vai trò của hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, đặc biệt là thể hiện tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta trong việc đảm bảo các quyền con người và quyền công dân, phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Kết quả nghiên cứu tại chương 1, đã đề cập những vấn đề lý luận cơ bản nhất về quyền bầu cử của người đang bị tạm giữ, đặc biệt là quyền bầu cử của người đang bị tạm giữ trên các phương diện: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, và các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về lĩnh vực này. Đây là những vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo quyền bầu cử của người đang bị tạm giữ từ thực tiễn thành phố Hải Phòng thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn. 11 Chương 2 THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VỀ QUYỀN BẦU CỬ CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM 2.1. Khái quát về công tác tạm giữ, tạm giam của thành phố Hải Phòng Nhà tạm giữ, tạm giam cấp huyện là nơi giam giữ những người có lệnh tạm giữ hoặc tạm giam do Cơ quan điều tra thực hiện. Hải Phòng có 16 đơn vị quận huyện có nhà tạm giữ. Có 6 đơn vị được quyền lưu giam gồm: Cát Hải, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Dương, Thủy Nguyên, Bạch Long Vĩ. Những vi phạm của nhà tạm giữ, lưu giam cấp huyện thường là: chưa thiết lập hồ sơ người bị tạm giữ, hồ sơ tạm giữ còn thiếu danh chỉ bản, biên bản bắt giữ, quyết định tạm giữ không có số, không có ngày tháng, chưa có dấu chức danh, dấu của cơ quan ban hành; giữ chung buồng người tạm giữ cùng vụ án, cùm chân người chưa thành niên, chưa lập sổ sách theo dõi việc gửi, nhận quà của người bị tạm giữ, chưa có bếp ăn riêng cho người bị tạm giữ... Thành phố Hải Phòng có 1 Trại giam thuộc Bộ Công an (Trại giam Xuân Nguyên). Đây là nơi giam những người đang chấp hành hình phạt tù với lưu lượng khoảng 3000 phạm nhân. Trại Xuân Nguyên được chia làm 3 phân trại và khu hành chính. Trong phạm vi nghiên cứu, Luận văn xin phân tích thực trạng tại Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng là nơi tạm giữ những đối tượng thuộc các vụ án hình sự cấp tỉnh, các bị can bị tạm giam và một số phạm nhân được giữ lại để phục vụ và cải tạo. Các phạm nhân này thường có mức án dưới 5 năm, không có tiền sử về nghiện ma túy, nhân thân trước đó không có tiền án, tiền sự. 2.2. Thực tiễn quá trình thực hiện quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam tại thành phố Hải Phòng 2.2.1. Lập danh sách cử tri Công an thành phố đã có văn bản hướng dẫn cụ thể, chỉ đạo cho các đơn vị tiến hành lập danh sách những người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đồng thời phối hợp với Ủy ban Bầu cử phường Cát Dài tiến hành làm thẻ cử tri theo hướng như người tạm trú để đảm bảo họ có đầy đủ thẻ cử tri và thực hiện quyền bầu cử đúng quy định. 12 2.2.2. Tuyên truyền, vận động bầu cử Cùng với việc chuẩn bị các bước bầu cử, Trại Tạm giam thành phố Hải Phòng đã tăng cường tuyên truyền về Luật Bầu cử, hướng dẫn cách thức bầu cử, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến bầu cử cho các đối tượng là người bị tạm giữ, tạm giam. Do đặc thù của Trại Tạm giam là phục vụ cho giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử nên đối tượng bị giam ở các khu giam giữ khác nhau, không thể đưa ra ngoài tập trung để tuyên truyền được. Vì vậy, Trại đã phân công cán bộ quản giáo trực tiếp đến các buồng giam để phổ biến cho người bị tạm giữ, tạm giam hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ tham gia bầu cử. Tuy nhiên, trong công tác tuyên truyền cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Cán bộ quản giáo đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyền truyền luật bầu cử tới người bị tạm giữ, tạm giam với nhiều hình thức như: Phát loa phóng thanh các chương trình về bầu cử; Trực tiếp đến từng buồng giam tuyên truyền các nội dung, quy định về bầu cử đến những người bị tạm giữ, tạm giam; tiến hành thông qua danh sách cử tri, danh sách các đại biểu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ở các buồng giam, giữ tạo điều kiện cho người bị tạm giữ, tạm giam biết danh sách cử tri, danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đồng thời dán công khai niêm yết danh sách, tiểu sử của những người ứng cử Đại biểu Quốc hội, và đại biểu HDND để các cử tri nắm rõ thông tin của người ứng cử. 2.2.3 .Thành lập tổ bầu cử Căn cứ theo điều 25 của Luật bầu cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu HĐND 2015, UBND phường Cát Dài sau khi thống nhất với thường trực HDND và Ban thường trực Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp và Trại giam quyết định thành lập tổ bầu cử có từ 11-21 thành viên gồm tổ trưởng, Thư ký và các ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri phường Cát Dài và đại diện Trại giam tham gia tổ bầu cử. Tổ bầu cử có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu; - Bố trí phòng bỏ phiếu, chuẩn bị hòm phiếu; - Nhận tài liệu và phiếu bầu cử từ Ban bầu cử; phát thẻ cử tri, phiếu bầu cử có đóng dấu của Tổ bầu cử cho cử tri; 13 - Thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử; - Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về bầu cử và nội quy phòng bỏ phiếu; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử quy định tại Điều này; nhận và chuyển đến Ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, khiếu nại, tố cáo khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổ bầu cử; - Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử để gửi đến Ban bầu cử tương ứng; - Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử và toàn bộ phiếu bầu cử đến Ủy ban nhân dân cấp xã khi kết thúc việc kiểm phiếu; - Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của các tổ chức phụ trách bầu cử cấp trên; - Thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại tại khu vực bỏ phiếu (nếu có). 2.2.4. Bỏ phiếu Ủy ban Bầu cử thành phố ban hành Công văn số 33/CV-UBBC về việc tổ chức cho người bị tạm giam, tạm giữ thực hiện quyền bầu cử. Theo đó, để tổ chức cho người bị tạm giam, tạm giữ thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo đúng quy định, Ủy ban Bầu cử thành phố yêu cầu UBND và Ủy ban Bầu cử thị trấn, các xã, phường trên địa bàn thành phố chỉ đạo và UBND xã, phường, thị trấn nơi Công an thành phố đóng quân cơ cấu số lượng cán bộ, chiến sĩ đại diện công an địa phương tham gia thành viên Tổ Bầu cử cho phù hợp. Đồng thời sử dụng hòm phiếu phụ để những người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện tốt quyền bầu cử tại nơi tạm giữ, tạm giam; thực hiện tốt công tác bầu cử và kiểm phiếu theo quy định. Ngoài ra, chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn tổ chức rà soát, lập danh sách và cấp thẻ cử tri của những người bị khởi tố bị can nhưng cho tại ngoại, người đang có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng chưa thi hành, những người đang thi hành án nhưng hưởng án treo và thi hành án phạt khác mà không bị tước quyền bầu cử để họ thực hiện quyền bầu cử tại nơi thường trú, tạm trú. 14 2.2.4. Khiếu nại bầu cử Đối với việc khiếu nại, tố cáo về kiểm phiếu, Điều 75 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND quy định: Những khiếu nại, tố cáo tại chỗ về những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc kiểm phiếu do Tổ bầu cử nhận, giải quyết và ghi nội dung giải quyết vào biên bản. Thực tiễn tại các điểm bầu cử thành phố Hải Phòng không có người bị tạm giữ, tạm giam nào khiếu nại, tố cáo trong quá trình bầu cử. 2.3. Một số tồn tại trong việc thực hiện quyền bẩu cử của người bị tạm giữ, tạm giam từ thực tiễn thành phố Hải Phòng 2.3.1. Một số bất cập, hạn chế trong việc đảm bảo quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam Tác giả đã nêu và phân tích những bất cập, hạn chế trong việc đảm bảo quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam còn tồn tại một số hạn chế cụ thể như: Còn hạn chế về quy định của pháp luật, quá trình tuyên truyền động cử tri là người bị tạm giữ, tạm giam tham gia bầu cử còn gặp nhiều khó khăn, quá trình tổ chức bầu cử của người bị tạm giam, tạm giữ cũng khác so với quá trình tổ chức bầu cử thông thường vì đây là những cử tri “đặc biệt”, đòi hỏi công tác chuẩn bị, tổ chức bầu cử phải hết sức chu đáo, đảm bảo đúng các quy định, danh sách cử tri biến động thường xuyên, hàng ngày nên việc lập danh sách và ghi thẻ cử tri rất vất vả đến tận thời điểm trước ngày bỏ phiếu, thậm chí là trong ngày bỏ phiếu vẫn có những thay đổi, cử tri bị tạm giữ, tạm giam nên việc tiếp cận và tiếp nhận thông tin cũng hạn chế, quyền bầu cử của người bị tạm giam, tạm giữ là quyền mới được quy định trong luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, do đó đây là lần đầu tiên tổ chức cho người bị tạm giữ, tạm giam được thực hiện quyền công dân chính trị là bầu cử nên không thể tránh khỏi những thiếu xót ở các giai đoạn của cuộc bầu cử. 2.3.2. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong việc bảo đảm quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam Thứ nhất, quy định cho phép người tạm giữ, tạm giam được tham gia bầu cử là quy định mới mang tính nhân văn, thể hiện sự ưu việt của luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có hai luồng dư luận xung quanh quy định này. Một là luồng dư luận đánh giá cao, bởi trên thực tế, với những người đang bị tạm giam, 15 tạm giữ chưa có bản án, quyết định của tòa án thì họ chưa bị xem là tội phạm, chưa bị tước quyền công dân, thì đương nhiên họ vẫn có quyền bầu cử. Một luồng dư luận khác cho rằng, xét về bản chất và hành vi của những người bị tạm giam, tạm giữ mà chưa có bản án, quyết định của tòa án thì họ vẫn bị xem như vi phạm pháp luật, và tất nhiên là có những trường hợp bị xã hội ghét bỏ, lên án Thứ hai, do nhận thức, tâm lý của người bị tạm giữ, tạm giam nên mức độ quan tâm tới quyền bầu cử còn hạn chế. Người bị tạm giữ, tạm giam là những người đã phạm tội nên tâm lý họ thường bất ổn họ không coi trọng đến quyền bầu cử hay quyền và nghĩa vụ của mình vì tâm lý họ nghĩ mình là người phạm tội sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Thứ ba, nguyên nhân từ ứng cử viên không tiến hành vận động bầu cử, tiếp xúc cử tri là người bị tạm giữ, tạm giam. Do người bị tạm giữ, tạm giam bị hạn chế quyền tự do, sống tách biệt với bên ngoài nên các ứng cử viên không thể tổ chức tiếp xúc cử tri ở trong các trại giam, các phòng giam. Những người bị tạm giữ, tạm giam chỉ có thể nắm được các thông tin về ứng cử viên qua tuyên truyền vận động của các cán bộ quản giáo. Thứ tư, nhận thức, thực hiện nhiệm vụ của những người thực thi vẫn còn chưa đầy đủ. Việc lựa chọn kỹ lưỡng cán bộ, nhân viên trông coi giam giữ cần thực hiện ở mọi cấp, bởi vì việc quản lý tốt một nhà tù phụ thuộc vào lòng nhân đạo, sự liêm chính, khả năng chuyên môn và sự thích nghi của chính bản thân họ đối với công việc. Nhưng trên thực tế nhiều khi việc tuyển chọn về mặt chuyên môn vẫn chưa được thực hiện. Có nhiều lý do nhưng có lẽ những lý do chủ yếu vẫn là kinh phí thực hiện tuyển chọn - đào tạo, cán bộ thiếu phải kiêm nhiệm nhiều công việc, sự luân chuyển công tác . Thứ năm, cơ sở vật chất để thực hiện chưa đầy đủ khi đáp ứng Việc cơ sở vật chất của trại giam không đảm bảo và những vi phạm của trại giam cũng ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống của người bị tạm giữ, tạm giam nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến quá trình tuyên truyền, vận động bầu cử cho những người bị tạm giữ, tạm giam trong trại Thứ sáu, những tác động mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội tới con người và môi trường. 16 Những người bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù là người bị mất tự do, tách biệt với thế giới bên ngoài. Họ phải sống trong khuôn khổ trật tự nhất định. Họ phải chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ của các cán bộ quản giáo. Những tác động tiêu cực ngoài xã hội nhiều khi làm ảnh hưởng trực tiếp tới họ. Phạm nhân trong trại giam vẫn lén lút sử dụng ma túy, chơi cờ bạc hoặc tìm cách trốn khỏi nơi giam để ra ngoài xã hội Môi trường xung quanh cũng như thực tế của xã hội dù ít dù nhiều vẫn ảnh hưởng tới ý thức của người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân. Tuy nhiên do bị tách biệt với thực tại xã hội nên khi trở lại cuộc sống thực tế trong xã hội dù ít dù nhiều họ vẫn không thể tiếp cận ngay với xã hội. Cho nên Nhà nước phải quan tâm đến vấn đề này. Nhà nước Việt Nam cũng rất quan tâm đến vấn đề tái hòa nhập cộng đồng của họ. Nhiều chương trình dạy nghề, kỹ năng sống, hiểu biết pháp luật để giúp những người đã bị tước tự do sớm trở lại cuộc sống bình thường. Đây là lần đầu tiên tổ chức cho người bị tạm giữ, tạm giam được thực hiện quyền công dân chính trị là bầu cử nên không thể tránh khỏi những thiếu xót ở các giai đoạn của cuộc bầu cử. Theo cán bộ phụ trách bầu cử trong trại giam, cái khó là làm sao để người bị tạm giữ, tạm giam tiếp cận đầy đủ thông tin, nắm rõ được quy định, thể lệ của cuộc bầu và thực hiện việc bỏ phiếu đúng quy định, công bằng và dân chủ nhưng phải bảo đảm an toàn tuyệt đối, không ảnh hưởng đến công tác điều tra, phá án... Để làm được điều này, cán bộ, quản giáo của trại đã trở thành những tuyên truyền viên, phải nắm rõ các bước tiến hành, các quy định của Luật Bầu cử, đến từng buồng giam tuyên truyền cho người đang bị giam giữ, cho họ nghiên cứu danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng. 2.3.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn áp dụng quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam tại thành phố Hải Phòng. Thứ nhất, Tăng cường công tác giám sát bầu cử. Để đánh giá một cuộc bầu cử có dân chủ, khách quan, công bằng, minh bạch thực sự hay không, người ta thường xem xét các mục tiêu và phương thức tiến hành bầu cử đạt được ở mức độ nào, có đảm bảo được nguyên tắc dân chủ, công bằng hay không (giữa 17 các tổ chức, các ứng cử viên và các cử tri). Điều này phụ thuộc một phần quan trọng vào công tác tổ chức giám sát bầu cử. Thực tiễn các trại tạm giam, tạm giữ tại thành phố Hải Phòng công tác tổ chức giám sát bầu cử còn chưa được quan tâm một cách đúng mức, dẫn đến một số nơi còn vi phạm các nguyên tắc bầu cử dân chủ, khách quan, công bằng, minh bạch. Thứ hai, Chú trọng công tác hướng dẫn nghiệp vụ về bầu cử, từ việc tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác bầu cử, việc tổ chức triển khai của các ngành, các cấp ở địa phương cần phải tiến hành thực sự có hiệu quả. Trong công tác tập huấn, cần đầu tư công sức và kinh phí để tập huấn nghiệp vụ cho các tổ chức phụ trách bầu cử, nhất là đối với thành viên của Tổ bầu cử, tổ chức trực tiếp thực hiện bầu cử ở cấp cơ sở, trực tiếp tiếp xúc với cử tri và thi hành các quy định về bầu cử. Thực tiễn các cuộc bầu cử vừa qua cho thấy, những sai sót của các nhân viên Tổ bầu cử là nguyên nhân căn bản dẫn đến các vi phạm trong bầu cử. Do vậy, đây là bài học quý báu trong thực tiễn chuẩn bị tổ chức bầu cử cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và triển khai có hiệu quả trên thực tế. Thứ ba, cần pháp điển hóa các văn bản về bầu cử. Thực tế các cơ quan bầu cử tại thành phố Hải Phòng đã nhận được chỉ đạo, hướng dẫn, chỉ thị, của các cơ quan nhà nước cấp trên, Đảng, Mặt trận bằng nhiều hình thức văn bản như Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Công văn, Báo cáo lặp đi, lặp lại, chồng chéo nội dung. Để đảm bảo pháp chế, tính toàn vẹn của chế độ bầu cử, nên hệ thống thống hóa chặt chẽ công khai, minh bạch các văn bản đó. Cần rút kinh nghiệm thiết thực trong việc xây dựng Luật, các văn bản dưới Luật cần tiến hành đồng bộ, thống nhất, cụ thể để tránh tình trạng lúng túng, bị động cho địa phương khi triển khai. 18 Tiểu kết chương 2 Chương 2 của luận văn tập chung phân tích, làm rõ thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo quyền của người bị tạm giam, tạm giữ tại thành phố Hải Phòng dưới các khía cạnh. Đánh giá thực trạng việc đảm bảo quyền của người bị tạm giam, tạm giữ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gia qua trên các phương diện: quá trình lập danh sách cử tri, tuyên truyền vận động cử tri, bỏ phiếu, khiếu nại sau bầu cử. Trên cơ sở đó, khái quát những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Qua đó, cho thấy việc đảm bảo quyền của người bị tạm giam, tạm gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_bao_dam_quyen_bau_cu_cua_nguoi_bi_tam_giu_t.pdf