Tóm tắt Luận văn Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn

Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức của tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên

chức có bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống trong sáng; trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có năng lực thực tiễn, đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ được giao; tác phong làm việc khoa học, dân

chủ, trách nhiệm, tận tụy, tâm huyết với nghề nghiệp, năng động,

sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không trông

chờ, ỷ lại, vô cảm; không nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân.

Mục tiêu cụ thể: “100% cơ quan hành chính có cơ cấu công

chức phù hợp với vị trí việc làm; 95% công chức cấp tỉnh, huyện

có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên (trong đó 6% trở lên có

trình độ chuyên môn trên đại học); 95% công chức đạt chuẩn kỹ

năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định; 95% công chức

cấp tỉnh, cấp huyện đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân

tộc thiểu số theo quy định); 65% cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện

có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. Mỗi năm có ít nhất

20% công chức trở lên được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ,

kỹ năng, cập nhật kiến thức mới và bồi dưỡng theo chức danh”.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về công chức; (12) Chỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức. 5 1.1.2.2. Quy trình quản lý, sử dụng công chức Quy trình quản lý, sử dụng công chức gồm: Kế hoạch hóa đội ngũ công chức -> công khai nhu cầu và tổ chức tuyển dụng -> bố trí sử dụng công chức theo vị trí việc làm -> đào tạo, bồi dưỡng công chức -> đánh giá, phân loại công chức -> đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức Luật Cán bộ, công chức giao "Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chức". Việc quản lý công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập đều phải thống nhất thực hiện theo các quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành, 1.1.3. Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh 1.1.3.1. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Là cơ quan tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương vàNghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có 17 sở, ngành và một số sở đặc thù tùy theo từng địa phương. Thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, thời gian tới, số lượng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh sẽ có sự thay đổi theo hướng tinh giảm mạnh và được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp hơn với điều kiện cụ thể từng địa phương. 1.1.3.2. Vị trí, vai trò của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh vừa là 6 người tham gia hoạch định các chính sách của tỉnh phù hợp với điều kiện địa phương trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương vừa là người tổ chức thực thi các chính sách, quyết định của nhà nước, của chính quyền địa phương; hoạt động thực thi công vụ của họ quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương. 1.2. Bồi dưỡng công chức và quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh 1.2.1. Khái niệm về bồi dưỡng công chức Ccó nhiều cách hiểu về khái niệm bồi dưỡng, trong luận văn này tác giả thống nhất sử dụng khái niệm: Bồi dưỡng công chức là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc cho công chức. 1.2.2. Đặc điểm, vai trò và nội dung của bồi dưỡng công chức 1.2.2.1. Đặc điểm của công tác bồi dưỡng công chức Một, phải căn cứ vào vị trí việc làm, chuẩn ngạch công chức. Hai, phải được tiến hành đồng bộ, đúng kế hoạch, quy hoạch. Ba, bồi dưỡng toàn diện cả lý luận chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý và năng lực hoạt động thực tiễn. Bốn, vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của công chức. 1.2.2.2. Vai trò của bồi dưỡng công chức Xây dựng công chức hành chính chuyên nghiệp, chuẩn hóa về tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm theo ngạch, bậc quy định, có chuyên môn cao, đạo đức tốt, lập trường chính trị vững vàng, tận 7 tụy phục vụ nhân dân, có khả năng tham gia hoạch định, xây dựng và kỹ năng thực thi tốt các văn bản pháp luật; có năng lực tiếp cận, ứng dụng những kiến thức, công nghệ mới vào thực thi công vụ. Tóm lại, vai trò của bồi dưỡng công chức là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó nâng cao hiệu quả thực thi công vụ. 1.2.2.3. Nội dung bồi dưỡng công chức Theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ, nội dung bồi dưỡng gồm: (1) Bồi dưỡng lý luận chính trị; (2) Kiến thức quốc phòng và an ninh; (3) Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; (4) Kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; (5) Bồi dưỡng về tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ. 1.2.3. Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức Đây là khái niệm chưa được quy định rõ trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, qua nghiên cứu khái niệm liên quan có thể hiểu quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức là sự tác động có mục đích, có tổ chức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lên các đối tượng quản lý là quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bồi dưỡng công chức trên cơ sở chính sách pháp luật về bồi dưỡng công chức để nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, đạo đức công vụ của đội ngũ công chức hướng đến nâng cao chất lượng, hiệu quả nền công vụ. Nội dung quản lý bồi dưỡng công chức: (1) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bồi dưỡng công chức; (2) Xây dựng, hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng công chức; (3) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bồi 8 dưỡng công chức; (4) Quản lý nội dung, chương trình và chất lượng hoạt động bồi dưỡng; (5) Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ, công chức trong hệ thống quản lý bồi dưỡng. Quy trình quản lý bồi dưỡng gồm: Xác định mục tiêu, chiến lược phát triển của đơn vị; phân tích môi trường tồn tại, vận động và phát triển của đơn vị; thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng; dự báo sự phát triển của đội ngũ công chức, phân tích, đánh giá nhu cầu, khả năng cung cấp chương trình, nội dung, nguồn lực thực hiện bồi dưỡng; xây dựng và khuyến nghị các chính sách về bồi dưỡng; chương trình, tiến độ thực hiện các khóa bồi dưỡng; đánh giá công tác quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng theo từng giai đoạn. 1.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý bồi dưỡng công chức Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức là hệ thống quản lý hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức, xác định rõ chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của từng cơ quan cũng như đội ngũ chuyên gia và nhân viên đang hoạt động trong hệ thống. Trong đó, Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước đối với bồi dưỡng công chức trong cả nước; các bộ, ngành, địa phương quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức trong phạm vi quản lý của địa phương, đơn vị. Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức trong phạm vi địa phương. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức 1.4.1. Sự quan tâm của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị Sự quan tâm sâu sát của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị có tác động trực tiếp đến kết quả, chất lượng bồi dưỡng công chức. Sự liên hệ 9 chặt chẽ giữa cấp ủy, thủ trưởng đơn vị với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố tác động tích cực đến tinh thần, thái độ học tập của học viên, vừa giúp cơ quan, đơn vị quản lý chặt chẽ công chức vừa tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng rút kinh nghiệm và có sự điều chỉnh về chương trình, phương pháp cho phù hợp. 1.4.2. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng Gắn liền với việc lựa chọn đúng mục tiêu và chương trình hành động phù hợp trong tương lai, bảo đảm cho bồi dưỡng công chức đạt hiệu quả. Nó phải được xây dựng một cách khoa học, công phu và việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phải thật sự nghiêm túc, điều đó quyết định sự thành công của việc bồi dưỡng công chức. 1.4.3. Việc lựa chọn nội dung chương trình bồi dưỡng Là yếu tố đầu vào quan trọng của bồi dưỡng công chức; trong điều kiện kinh tế, xã hội biến đổi nhanh và mạnh, để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động quản lý nhà nước và cũng như cung ứng dịch vụ công thường xuyên nảy sinh những vấn đề mới, vì vậy công chức cần phải được bồi dưỡng kịp thời bằng các chương trình có nội dung thiết thực, cập nhật và phù hợp với chức trách, nhiệm vụ thực thi công vụ của công chức. 1.4.4. Đội ngũ giảng viên và đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống quản lý bồi dưỡng Việc dạy - học trong hoạt động bồi dưỡng là quá trình truyền đạt tri thức kết hợp chặt chẽ với trao đổi thông tin quản lý;ở đó, học viên trao đổi kinh nghiệm quản lý, công tác, cùng bàn bạc, thảo luận và tìm biện pháp giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Do vậy, đạo đức, trình độ, kinh nghiệm công tác, kỹ năng xử lý tình huống 10 và phương pháp giảng dạy của giảng viên có vai trò quan trọng ảnh hưởng quyết định đến chất lượng bồi dưỡng. 1.4.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng Cơ sở hạ tầng của các cơ sở đào tạo như: Diện tích, mặt bằng, hệ thống phòng chức năng, phòng làm việc, phòng học, thư viện, ký túc xá, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các khu hoạt động khác được quy hoạch hợp lý cũng là một trong những yếu tố tác động ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng, vì đây là những điều kiện ban đầu để cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chủ động chiêu sinh, nhưng cũng là điều kiện cần thiết cho cả quá trình tổ chức bồi dưỡng. 1.4.6. Thực hiện chế độ, chính sách về bồi dưỡng công chức Thực hiện tốt các chế độ chính sách như: điều chỉnh, sắp xếp công việc cho phù hợp, hỗ trợ kinh phí, bố trí sử dụng sau bồi dưỡng sẽ có tác dụng rất lớn trong việc động viên, khuyến khích công chức tham gia các khóa bồi dưỡng. 1.4.7. Ý thức của đội ngũ công chức đối với bồi dưỡng Mục tiêu của bồi dưỡng là hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Vì vậy. ý thức của cá nhân công chứccó tác động quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng. Nếu cá nhân công chức không xác định đúng mục đích, động cơ tham gia bồi dưỡng thì chất lượng, mục tiêu bồi dưỡng sẽ không bao giờ đạt được. 1.5. Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức ở một số địa phương Từ thực tiễn công tác bồi dưỡng của một số tỉnh như: Kiên Giang, Bình Dương, Vĩnh Phúccó thể rút ra cho Bắc Kạn một số bài học kinh nghiệm như: Phải khảo sát chính xác nhu cầu bồi 11 dưỡng. Gắn bồi dưỡng với triệt để thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Củng cố, sắp xếp hợp lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn theo hướng mới. Tăng cường lực lượng giảng viên có chất lượng Tiểu kết Chương 1 Chương 2: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBNDTỈNH BẮC KẠN 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, những yếu tố đặc thù tác động đến bồi dưỡng công chức của Bắc Kạn 2.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội Bắc Kạn. 2.1.1.1. Điều kiện về địa lý, tự nhiên Vị trí địa lý: Bắc Kạn có địa giới tiếp giáp với 4 tỉnh là: Cao Bằng, Lạng Sơn,Tuyên Quang và Thái Nguyên. Cách Thủ đô Hà Nội và một số cửa khẩu (Quốc tế Hữu Nghị, Tân Thanh -Lạng Sơn), cảng (Hải Phòng), sân bay (Nội Bài- Hà Nội) khoảng trên dưới 200km, nên việc giao thông, trao đổi hàng hóa từ Bắc Kạn đến các tỉnh lân cận khá thuận tiện. Địa hình: Bắc Kạn có địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung lồi về phía Đông (cánh cung Ngân Sơn, cánh cung sông Gâm), bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau, kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh. Khí hậu: Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ. 12 Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi Bắc Kạn khá phong phú nhưng đều là các nhánh thượng nguồn ngắn và dốc, thủy chế thất thường. Ngoài hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là một trong những hồ thiên tạo đẹp và lớn nhất nước ta Tài nguyên: Diện tích tự nhiên của Bắc Kạn là 485.941ha; đất nông nghiệp 413.044ha (cả đất lâm nghiệp), chiếm 85%; đất phi nông nghiệp 21.159ha, chiếm 4,3%; đất chưa sử dụng 51.738ha, chiếm 10,6%. Đất đai tương đối màu mỡ, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. Tài nguyên rừng khá đa dạng, phong phú. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa còn nhiều loại động, thực vật quý hiếm có giá trị. Bắc Kạn cũng là nơi có nhiều loại khoáng sản như: sắt, chì kẽm, vàng, mangan, đồng, nhôm, thiếc - vonfram, antimon, photphorit 2.1.1.2. Điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính (01 thành phố và 07 huyện) với 122 xã, phường, thị trấn. Dân số Bắc Kạn trên 308.300 người, gồm 7 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Hơn 20 năm xây dựng, phát triển, Bắc Kạn đã đạt được khá nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, Bắc Kạn vẫn là một tỉnh nghèo, khó khăn và chậm phát triển nhất trong cả nước. 2.1.2. Đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bắc Kạn. 2.1.2.1. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bắc Kạn. Bắc Kạn có 18 sở và cơ quan ngang sở: Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và PTNT, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông 13 tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh. 2.1.2.2. Đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bắc Kạn Biên chế công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bắc Kạn giảm theo từng năm, nhưng trình độ chuyên môn, năng lực thực thi nhiệm vụ của đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnhvẫn được nâng cao: Về chuyên môn: Tháng 12/2018 có 159 công chức có trình độ chuyên môn trên đại học (06 Tiến sĩ, chuyên khoa II; 153 thạc sĩ, chuyên khoa I), đạt 20,1% (79,1%so với công chức có trình độ trên đại học; 12,6% so với công chức cấp tỉnh và chiếm 4,7% so vớicông chức toàn tỉnh). Công chức có trình độ đại học 71,8%. Công chức trình độ trung cấp còn 6,4% và sơ cấp còn 2,9%. Về lý luận chính trị: Năm 2018 có 63,2% công chức có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên (3,7% cử nhân; 31,8% cao cấp; 24,6% trung cấp; trình độ sơ cấp giảm xuống còn 2,9%).Công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước bình quân trên 83%. Công chức từ 40 tuổi trở xuống bình quân trên 47% , từ 41 -> 50 bình quân trên 27%, trên 50 tuổi dưới 20%. Công chức là người dân tộc thiểu số trên 65%. Công chức là đảng viên đạt 83,8%. Đây là đội ngũ trẻ, được đào tạo cơ bản, được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, phần lớn được bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành theo vị trí việc làm, kiến thức về quốc phòng, an ninh, tin học, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc. 14 2.1.3. Những yếu tố đặc thù của tỉnh tác động đến công tác bồi dưỡng công chức của Bắc Kạn Bắc Kạn là một trong những tỉnh nghèo nên việc đầu tư cho hoạt động bồi dưỡng như: đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hoặc hỗ trợ giảng viên, công chức trong quá trình bồi dưỡng hạn chế. Trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc lại có một trình độ nhận thức và nét đặc trưng về tâm lý, văn hóa riêng, trình độ dân trí chưa cao... điều đó cũng có tác động nhất định đến việc thực hiện công tác bồi dưỡng công chức. 2.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bắc Kạn thời gian qua 2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo Tỉnh Bắc Kạn đã ban hành đồng bộ hệ thống văn bản chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, cụ thể như: Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 15/01/2016, Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/4/2016, Quyết định số 747/QĐ- UBND ngày 27/5/2016, Đề án số 02-ĐA/TU ngày 30/6/2016. Do đó, công tác bồi dưỡng công chức đã được tổ chức thực hiện một cách đồng bộ và bước đầu có kết quả. 2.2.2. Thực trạng công tác quy hoạch và việc tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ công chức Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đều xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức cho cả giai đoạn; đồng thời, hằng năm rà soát, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức thuộc quyền trình phê duyệt để thực hiện. Từ 2016 – 2018 đã mở 104 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến 15 thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc cho trên 7.000 lượt học viên. Trong số đó, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chiếm số lượng lớn: có 119 được bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp; 505 được bồi dưỡng lý luận chính trị trung cấp; 268 được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; 479 được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành theo vị trí việc làm; 48 được bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản; 351 được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh; 04 được bồi dưỡng về ngoại ngữ; 74 được bồi dưỡng kiến thức tin học và 41 được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số 2.2.3. Thực trạng việc xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên và đội ngũ quản lý đào tạo, bồi dưỡng Nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý bồi dưỡng, tỉnh đã quan tâm bố trí đầy đủ giảng viên theo vị trí việc làm cũng như đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của các cơ sở đào tạo trong tỉnh bảo đảm đáp ứng yêu cầu. 2.2.4. Việc xây dựng, phát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Quan tâm kiện toàn đủ bộ máy lãnh đạo; xem xét, bố trí đủ biên chế theo vị trí việc làm. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ giảng dạy. Diện tích mặt bằng khuôn viên được giao ổn định cho nhà trường quản lý; hệ thống phòng chức năng, phòng làm việc, phòng học, thư viện, hệ thống hạ tầng kỹ thuật .và một số phương tiện giảng dạy hiện đại như: máy chiếu, máy quay video, bàn ghế, các thiết bị âm thanh, ánh sáng được đầu tư khá đầy đủ, đáp ứng tốt yêu cầu. 16 2.3. Một số nhận xét, đánh giá chung 2.3.1. Kết quả đạt được trong bồi dưỡng công chức ở Bắc Kạn. Việc bồi dưỡng công chức ở Bắc Kạn đã được chỉ đạo thực hiện khá hiệu quả, từ việc ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo cho đến việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị thực hiện việc bồi dưỡng cũng như việc quản lý nội dung chương trình, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ công chức quản lý bồi dưỡng hoặc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo Nhờ đó, đội ngũ công chức của tỉnh Bắc Kạn, nhất là công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cơ bản đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện từng vị trí chức danh, ngạch công chức theo quy định. Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, năng lực tiếp cận, ứng dụng kiến thức mới, công nghệ mới cũng như năng lực thực thi công vụcủa công chức được lên. 2.3.2. Những mặt còn hạn chế, tồn tại và nguyên nhân Thứ nhất, quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng chưa được xây dựng trên nền tảng yêu cầu tổng thể chung về cải cách hành chính. Thứ hai, kiến thức quản lý chuyên ngành, nghiệp vụ, hội nhập quốc tế, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng thực thi công vụ, đạo đức công vụ, nghề nghiệp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý theo chức danh... chưa bồi dưỡng được nhiều, còn nặng về kiến thức lý thuyết thuần túy Thứ ba, đội ngũ giảng viên hạn chế trong việc thăm nắm tình hình thực tế tại cơ sở. Thứ tư, hệ thống hạ tầng cơ sở, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu 17 Thứ năm, không có kinh phí hỗ trợ, khuyến khích công chức đi bồi dưỡng, nhất là việc cử công chức đi bồi dưỡng ở nước ngoài. * Nguyên nhân Một, cơ quan tham mưu chưa đề xuất được quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng công chức một cách căn cơ, biến nhu cầu bồi dưỡng của công chức thành yêu cầu bồi dưỡng công chức của cơ quan, đơn vị. Hai, nguồn ngân sách tỉnh rất eo hẹp, thu không đủ bù chi, không có kinh phí đầu tư bổ sung cho hoạt động bồi dưỡng. Ba, cấp ủy, thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm đúng mức, đúng cách đối với việc bồi dưỡng công chức. Bốn, chưa thực hiện được việc sắp xếp các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn theo hướng thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo khu vực địa lý, dân cư để tập trung nguồn lực. Tiểu kết Chương 2 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN 3.1. Mục tiêu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứccủa tỉnh Bắc Kạn 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Đại hội lần thứ XI Đảng bộ tỉnh đã quyết nghị trong nhiệm kỳ 2015-2020 đưa Bắc Kạn thoát nghèo, trở thành một tỉnh phát triển khá trong khu vực. Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh Bắc Kạn phải tập trung xây dựng cho được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. 18 3.1.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới Mục tiêu tổng quát: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống trong sáng; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có năng lực thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tác phong làm việc khoa học, dân chủ, trách nhiệm, tận tụy, tâm huyết với nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không trông chờ, ỷ lại, vô cảm; không nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân. Mục tiêu cụ thể: “100% cơ quan hành chính có cơ cấu công chức phù hợp với vị trí việc làm; 95% công chức cấp tỉnh, huyện có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên (trong đó 6% trở lên có trình độ chuyên môn trên đại học); 95% công chức đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định; 95% công chức cấp tỉnh, cấp huyện đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo quy định); 65% cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. Mỗi năm có ít nhất 20% công chức trở lên được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, cập nhật kiến thức mới và bồi dưỡng theo chức danh”. 3.1.3. Yêu cầu bồi dưỡng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bắc Kạn Trong điều kiện trình độ dân trí ngày càng cao, việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, tin học vào hiện đại hóa nền hành chính ngày càng nhanh, mạnh; để nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ... thì việc bồi dưỡng, trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ 19 năng, phương pháp làm việc nâng cao năng lực tác nghiệp, thực thi công vụ cho đội ngũ công chức là việc làm cần thiết và cấp bách. Cùng với tiếp tục bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức về quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ, hội nhập quốc tế, ngoại ngữ, tin học, tập trung bồi dưỡng về kỹ năng thực thi công vụ, đạo đức công vụ, nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết tình huống hành chính.. 3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDtỉnh Bắc Kạn 3.2.1. Bám sát yêu cầu nhiệm vụ cụ thể đặc thù của tỉnh, gắn chặt chẽ với nhiệm vụ cải cách hành chính, xác định chính xác nhu cầu bồi dưỡng để xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng Phải căn cứ vào kế hoạch tổng thể phát triển chung của tỉnh, nhất là yêu cầu cải cách hành chính, thực trạng chất lượng cơ quan hành chính, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức và khả năng đáp ứng của tỉnh về tổ chức các khóa bồi dưỡng để xác định chính xác nhu cầu bồi dưỡng để xây dựng quy hoạch chung về công tác bồi dưỡng công chức của tỉnh. Trong đó xác định chính xác thứ tự ưu tiên về đối tượng, nội dung, thời gian tổ chức bồi dưỡng cũng như việc huy động các nguồn lực đầu tư cho hoạt động bồi dưỡng công chức. Căn cứ quy hoạch tổng thể này, các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch thực hiện việc bồi dưỡng cho phù hợp. 3.2.2. Áp dụng sáng tạo trong việc bồi dưỡng các nội dung, chương trình và hình thức, phương pháp bồi dưỡng, bảo đảm phù hợp với mọi đối tượng công chức Chủ động biên soạn bộ tài liệu bồi dưỡng công chức của đơn vị; 20 nội dung bồi dưỡng bên cạnh tập trung cập nhật cái mới, trang bị kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chú trọng rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức công vụ thì cũng cần phải thật sự thiết thực, phù hợp thực tiễn địa phương, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực làm việc, chú trọng bồi dưỡng những kỹ năng cụ thể,tương ứng cho mỗi loại đối tượng công chức. Trong đó làm rõ những nội dung nào công chức có thể “tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng”, những nội dung nào có thể thực hiện theo hình thức “lãnh đạo đơn vị hướng dẫn trực tiếp” và nội dung nào phải thực hiện theo hình thức tổ chức khóa bồi dưỡng chứ không nhất thiết tất cả các nội dung bồi dưỡng đều tổ chức mở các khóa bồi dưỡng... 3.2.3. Tăng cường năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ, công chức trong hệ thống quản lý nhà nước về bồi dưỡng Việc dạy - học trong hoạt động bồi dưỡng là quá trình truyền đạt - tiếp nhận tri thức kết hợp với hướng dẫn, trao đổi thông tin quản lý, kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm công tác. Cần phải tạo điều kiện để người thầy học tập, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức. Đồng thời, phải chú trọng rèn luyện nâng cao kỹ năng sư phạm và tăng cường tạo điều kiện cho người thầy thâm nhập thực tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_boi_duong_cong_chuc_cac_co_quan_chuyen_mon.pdf
Tài liệu liên quan