Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, vị trí của công chức cấp xã, để đáp ứng yêu cầu công việc, họ cần
được trang bị về những kỹ năng sau dây:
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử: Là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm để giao tiếp một cách thành
thạo trong từng tình huống nhằm đạt được mục đích của giao tiếp.
- Kỹ năng soạn thảo văn bản: Soạn thảo văn bản được xem là công việc chính của công chức, cho dù
công chức đó đang công tác ở lĩnh vực nào, kết quả công việc của công chức thường kết thúc bằng một văn
bản nào đó, có thể là công văn, tờ trình, báo cáo.
- Kỹ năng tiếp thu và xử lý thông tin: Công chức cấp xã với đặc điểm là tiếp xúc và xử lý những yêu
cầu bức xúc hàng ngày của nhân dân, điều này đòi hỏi người công chức phải nhạy bén trong tiếp thu, cập
nhật thông tin và xử lý thông tin kịp thời, chính xác nhằm giải quyết hài hòa những bức xúc, những thắc mắc
của nhân dân.
- Kỹ năng tổng hợp, tham mưu và đề xuất: Công chức cấp xã dù công tác ở vị trí chức danh nào cũng
đảm nhiệm vai trò tham mưu với UBND xã giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực mình đảm nhiệm. Tham mưu
được xem là nhiệm vụ chính của công chức.
- Kỹ năng điều tra và nắm bắt dư luận xã hội: Dư luận xã hội có thể hiểu là tập hợp các luồng ý kiến
cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng hay các quá trình xã hội.
- Kỹ năng dân vận và tuyên truyền: Công chức cấp xã là người gần dân, sát dân, biết dân, trực tiếp
triển khai đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến dân.
22 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cư m’gar, tỉnh đắk LắK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ thể, rõ ràng giúp cho tổ chức chủ động trong công tác tiến hành và
theo dõi tiến độ, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác bồi dưỡng từ việc không ảnh hưởng đến hiệu quả
công việc của tổ chức, tránh được những lãng phí về thời gian và các nguồn lực khác, làm cho công tác bồi
dưỡng đi vào nề nếp. Đồng thời, đảm bảo việc sử dụng, bố trí công chức sau bồi dưỡng để tránh lãng phí
nguồn lực.
1.2.4.3. Xác định nội dung bồi dưỡng
Nội dung bồi dưỡng là một yếu tố quan trọng của công tác bồi dưỡng trước yêu cầu lãnh đạo quản lý
Nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời, phải xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm của đối tượng.
Xác định đúng nội dung sẽ đảm bảo cho chất lượng của việc bồi dưỡng được thiết thực và hiệu quả. Theo
Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức; nội dung bồi dưỡng công chức cấp xã được xác định xoay quanh các lĩnh vực sau đây;
- Một là, bồi dưỡng về trình độ lý luận, chính trị, nhận thức về đường lối, chủ trương, quan điểm của
Đảng, về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Hai là, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Ba là, bồi dưỡng về trình độ quản lý nhà nước.
- Bốn là, bồi dưỡng về những kiến thức bổ trợ như ngoại ngữ, tin học...
- Năm là, bồi dưỡng những kỹ năng hành chính cần thiết cho công chức cấp xã trong quá trình giải
quyết công việc chuyên môn.
1.2.4.4. Xác định hình thức bồi dưỡng
Hình thức bồi dưỡng là phương tiện bao gồm các phương pháp, cách thức truyền tải các tri thức cho
người học (người được bồi dưỡng). Tùy theo đối tượng người học và yêu cầu của việc cập nhật tri thức mà
định ra hình thức bồi dưỡng thích hợp, có thể hệ thống các hình thức bồi dưỡng công chức cấp xã như sau:
- Bồi dưỡng tập trung
- Bồi dưỡng bán tập trung
- Bồi dưỡng ngắn hạn
1.2.4.5. Xác định nguồn kinh phí bồi dưỡng
Kinh phí bồi dưỡng là toàn bộ những chi phí bỏ ra cho công chức tham gia khóa học và những chi phí
khác liên quan đến quá trình bồi dưỡng, bao gồm chi phí chi cho công chức tham gia khóa bồi dưỡng; chi phí
về phụ cấp giảng dạy; chi phí về đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở bồi dưỡng...
Xác định nguồn kinh phí bồi dưỡng giúp cho tổ chức có kế hoạch huy động nguồn kinh phí để tiến
hành công tác bồi dưỡng, đồng thời, kiểm soát được chi phí bồi dưỡng, đảm bảo sử dụng đúng mục đích làm
cơ sở để đánh giá hiệu quả.
1.2.4.6. Đánh giá kết quả công tác bồi dưỡng
Đánh giá kết quả bồi dưỡng là giai đoạn cuối cùng của công tác bồi dưỡng. Đánh giá cho chúng ta biết
mục tiêu bồi dưỡng đã đạt được ở mức độ nào để có những điều chỉnh cần thiết phù hợp cho công tác bồi
dưỡng.
Đánh giá là một quá trình thu thập và phân tích dữ liệu một cách khoa học để đưa ra những quyết định,
về bản chất, đánh giá chính là việc so sánh những kết quả đạt được với mục tiêu đề ra từ trước. Việc đánh giá
chú trọng đến việc xem hình thức và nội dung bồi dưỡng có tác động ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức sử
dụng công chức, nó có đóng góp gì đối với sự phát triển của tổ chức trong thời gian tới. Đánh giá gồm có các
loại sau:
- Phản ứng của người học: Họ nghĩ như thế nào về việc bồi dưỡng; trước, trong, cuối khóa bồi dưỡng
và vào những thời điểm sau bồi dưỡng; bao gồm cả việc thích ứng của người học với chương trình, nội dung
bồi dưỡng có phù hợp với thực tế công việc mà công chức đảm nhiệm, xứng đáng với chi phí và thời gian
bồi dưỡng mà công chức và đơn vị đã bỏ ra.
- Kết quả bồi dưỡng: Đánh giá kết quả học tập của công chức trong quá trình bồi dưỡng gồm kiểm tra
kiến thức, kỹ năng, thái độ, đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.
- Năng lực thực hiện công việc: Những thay đổi đối với việc thực hiện công việc sau khi được bồi
dưỡng.
- Tác động, ảnh hưởng đối với tổ chức: Việc bồi dưỡng có ảnh hưởng tới việc thực thi nhiệm vụ, tới
hiệu quả của tổ chức. Xác định xem bồi dưỡng có đóng góp như thế nào vào kết quả thực hiện mục tiêu của
tổ chức.
Việc đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường phải sử dụng các phương pháp điều tra khác nhau như quan
sát; lập bảng hỏi, điều tra, khảo sát nhằm thu thập thông tin có giá trị, độ tin cậy cao.
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức cấp xã
- Quan điểm, chủ trương, đường lối của các cấp lãnh đạo về bồi dưỡng công chức cấp xã
- Nguồn lực cho công tác bồi dưỡng công chức cấp xã: Những nguồn lực dành cho bồi dưỡng công
chức cấp xã bao gồm: Chế chính sách của Đảng và Nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã; kinh phí; điều
kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên...
- Các yêu cầu của ngành, địa phương về bồi dưỡng công chức cấp xã: Hoạt động bồi dưỡng công
chức cấp xã cũng chịu ảnh hưởng bởi những yêu cầu của ngành, địa phương.
- Nhận thức của công chức cấp xã đối với công tác bồi dưỡng
Nhận thức của đội ngũ công chức cấp xã đối với bồi dưỡng là yếu tố cơ bản và quyết định tới các kết
quả của hoạt động bồi dưỡng, bởi đó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi người. Nhận thức là
tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại.
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong công tác bồi dưỡng công chức cấp xã và bài học
kinh nghiệm
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
1.3.1.1. Tỉnh Nam Định
Nhận thức được vị tri, vai trò của đội ngũ công chức cấp xã và tầm quan trọng của bồi dưỡng, tỉnh
Nam Định xác định trọng tâm là bồi dưỡng cho đội ngũ công chức xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng tiến
trình cải cách hành chính.
Thứ nhất, tỉnh đã phối hợp, liên kết với các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp mở
các lớp trung cấp chuyên môn cho số công chức cấp xã, phường, thị trấn có trình độ văn hoá trung học phổ
thông nhưng chưa có trình độ trung cấp đã được xếp vào các chức danh quy định. Kết quả, tỉnh Nam Định đã
mở 3 lớp trung cấp địa chính, 4 lớp trung cấp văn hoá, 3 lớp trung cấp luật, 2 lớp trung cấp lao dộng - xã hội,
3 lớp trung cấp kế toán, 1 lớp trung cấp văn thư lưu trữ, 4 lớp chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn, 2
lớp trung cấp công an và mỗi huyện, thành phố mở từ 1 đến 2 lớp trung cấp chính trị, trung cấp hành chính
cho đội ngũ công chức đang giữ các chức danh chuyên trách, công chức cấp xã và là cán bộ nguồn. Trình độ
của công chức cấp xã bình quân có trên 81,54% có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, có những chức
danh đạt cao như địa chính - xây dựng đạt 96,42%, tài chính - kế toán đạt 94,64%, văn hoá - xã hội đạt
84,54% [Nguồn: Sở Nôị vu ̣tỉnh Nam Điṇh].
Thứ hai, về công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho CBCC hành chính và công chức xã,
phường, thị trấn. Tỉnh Nam Định xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm cập nhật kiến thức quản lý
Nhà nước cho CBCC nói chung cũng như công chức cấp xã nói riêng. Mặt khác, bồi dưỡng kiến thức quản
lý Nhà nước để công chức xã hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch, của chức danh đang đảm nhận theo quy
định.
Thứ ba, trang bị kỹ năng hành chính, tỉnh đã mở 4 lớp về kỹ năng xử lý công việc, giao tiếp hành
chính cho 457 chức danh văn phòng - thống kê, địa chính - xây dựng, công chức đang phụ trách hoặc làm ở
bộ phận “một cửa” ở xã, phường, thị trấn.
Nhìn lại nhiệm vụ bồi dưỡng tỉnh Nam Định trong thời gian qua đã đạt được cho thấy công tác bồi
dưỡng phải bám sát những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch bồi dưỡng của tỉnh, có tính đến những
nhiệm vụ cấp bách và nhu cầu cần được bồi dưỡng của công chức cấp xã trong thực thi công vụ. Tỉnh đã
quan tâm thực hiện chế độ kinh phí bồi dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh
phí bồi dưỡng CBCC Nhà nước, hỗ trợ kinh phí cho công chức bồi dưỡng trung cấp chuyên môn, cấp toàn
bộ học phí và kinh phí tổ chức lớp, hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho một số lớp bồi dưỡng. Có sự phối hợp chỉ đạo,
lãnh đạo của UBND các huyện, thành phố, lãnh đạo các sở, ban, ngành cả trong nhận thức và tổ chức thực
hiện công tác bồi dưỡng ở đơn vị mình; sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở bồi dưỡng như Trường Chính trị,
Trung tâm bồi dưỡng tại chức tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị các huyện, thành phố của tỉnh trong việc
bố trí giáo viên, cơ sở giảng dạy.
1.3.1.2. Tỉnh Vĩnh Long
Theo thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Long, tính đến năm 2010 toàn tỉnh có 2.243 công chức cấp xã,
trong đó, có 1.018 công chức chuyên môn theo 7 chức danh công chức cấp xã theo quy định. Trong đó, số
công chức cấp xã chưa chuẩn chiếm 75%, gồm: Chưa đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị chiếm trên 51%,
về chuyên môn nghiệp vụ chiếm 39%, về bồi dưỡng quản lý Nhà nước chiếm 40%. Để khắc phục tình trạng
trên, năm 2010, UBND tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt đề án bồi dưỡng công chức cấp xã với chỉ tiêu đến 2020
sẽ bồi dưỡng cho 32.000 lượt CBCC để đủ đáp ứng cho yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và bổ sung
vào nguồn CBCC đến tuổi nghỉ hưu hoặc chuyển đổi công việc.
Để xây dựng và phát triển lực lượng giảng viên làm công tác bồi dưỡng công chức cấp xã, tỉnh Vĩnh
Long xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chính sách, chế độ, cơ chế đãi ngộ phù hợp dể thu hút những người
có năng lực giảng dạy đang hoạt động trên các lĩnh vực tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm nhiệm. Đồng
thời, tính tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức, biên chế ờ các cơ sở bồi dưỡng, đặc biệt là trường Chính trị
tỉnh, các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị của các huyện, thành phố. Các cơ sở bồi dưỡng của tỉnh đang tập
trung nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối
tượng.
Quy hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long là
một khâu đột phá để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH giai đoạn 2010 - 2015 và
chuẩn bị nguồn cán bộ cho giai đoạn 2015-2020 [Nguồn: Sở Nôị vu ̣tin̉h Viñh Long].
1.3.1.3. Tỉnh Khánh Hòa
Năm 2005, đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh Khánh Hòa có trình độ học vấn phổ thông trung học là
1.697 người, chiếm 79,37%; trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ 694 người, chiếm 12,4%; đại học 166 người,
chiếm 7,16%; sau đại học 02 người, chiếm 0,09%; trung cấp lý luận chính trị 781 người, chiếm 35,12%. Kết
quả thể hiện sự quan tâm của tỉnh Khánh Hòa trong công tác bồi dưỡng công chức cấp xã cũng như sự cố
gắng vươn lên của đội ngũ công chức cơ sở.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm
(khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT, cơ sở xã, phường, thị trấn và Quyết định số
04/2004/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì việc chuẩn hóa đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh Khánh
Hòa còn nhiều bất cập. Trước thực trạng đó, từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tỉnh chỉ đạo công tác
bồi dưỡng cán bộ, nhất là đội ngũ công chức cơ sở vì xem đây là một trong những giải pháp quan trọng để
thực thi tốt các nhiệm vụ chinh trị ở cơ sở.
Năm 2010, toàn tỉnh Khánh Hòa có 137 xã, phường, thị trấn với 2.138 công chức cấp xã, trong đó, có
1.367 cán bộ chuyên trách và 771 công chức. Qua gần 4 năm tổ chức thực hiện Chương trình số 07 - Ctr/TU
của Tỉnh ủy Khánh Hòa về bồi dưỡng, nâng cao năng lực công chức cấp xã, đã đạt một số kết quả đáng kể.
Trong những năm tới, tỉnh Khánh Hòa chủ trương tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác bồi dưỡng, nhất là đội
ngũ công chức cấp xã. Phấn đấu sau nãm 2010, 100% công chức cấp xã trên địa bàn đạt tất cả các chuẩn theo
Quyết định số 04/2004/QĐ-NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, trong đó, có 30% đạt trên chuẩn vào năm 2015 và
có 50% đạt trên chuẩn vào năm 2020. Tỉnh ủy Khánh Hòa xác định sẽ ưu tiên bồi dưỡng về kiến thức quản
lý Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh, tin học và tiếng đồng bào dân tộc thiểu số cho đội ngũ
công chức ở cơ sở hiện có; bồi dưỡng các kỹ năng và phương pháp xử lý, giải quyết các tình huống trong
quản lý, điều hành cho chủ tịch HĐND và chủ tịch UBND cấp xã [Nguồn: Sở Nôị vu ̣tỉnh Khánh Hòa].
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác bồi dưỡng công chức cấp xã ở một số địa phương
Từ nghiên cứu công tác bồi dưỡng công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng ở một số địa
phương nói trên, có thể rút ra được bài học kinh nghiệm cho bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư M’gar,
như sau:
Một là, phải nhận thức được vị trí, vai trò của đội ngũ công chức cấp xã, từ đó, đòi hỏi công chức cấp
xã phải được thường xuyên bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết trong quá trình công tác.
Hai là, thường xuyên khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng của công chức cấp xã. Trên cơ sở đó chủ động
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp xã trong từng năm và cả nhiệm kỳ gắn với quy hoạch, bố trí sử
dụng công chức sau bồi dưỡng.
Ba là, có chế độ chính sách đối với công chức cấp xã được cử đi bồi dưỡng để công chức cấp xã yên
tâm tham gia học tập, đồng thời, đối với đội ngũ giảng viên cần có chính sách đãi ngộ xứng đáng để đội ngũ
này chuyên tâm nghiên cứu đầu tư cho công tác giảng dạy của mình.
Bốn là, thường xuyên đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp bồi dưỡng công chức cấp xã.
Năm là, phối kết hợp chặt chẽ với các cơ sở bồi dưỡng công chức trong xây dựng kế hoạch, xác định
nội dung và hình thức bồi dưỡng công chức cấp xã.
Tiểu kết chương 1
Chương này đã trình bày khái quát những lý luận cơ bản về HTCT cấp xã, về công chức cấp xã, về vị
trí, vai trò, đặc điểm và yêu cầu của công chức cấp xã. Đồng thời, đưa ra các khái niệm cơ bản về công tác
bồi dưỡng công chức và làm rõ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng công chức cấp xã; xác định được nội
dung, chương trình, hình thức và phương pháp bồi dưỡng công chức cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu
chuẩn chức danh và yêu cầu công việc. Từ đó, làm nền tảng lý luận khẳng định rằng công tác bồi dưỡng
công chức cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và không ngừng phát triển.
Tất cả những căn cứ trên làm nên hệ thống cơ sở lý luận để tiến hành nghiên cứu thực tiễn công tác
bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cư M’gar ở chương 2 và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng
công chức cấp xã trong chương 3.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG
CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN CƯ M’GAR
2.1. Điều kiêṇ tư ̣nhiên, kinh tế xã hôị và đôị ngũ công chức cấp xã huyện Cư M’gar
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Cư M’gar là một huyện của tỉnh Đăk Lăk, được thành lập từ năm 1984, có vị trí địa lý, chính
trị quan trọng của tỉnh Đắk Lắk, phía Bắc giáp huyện Ea H’leo, phía Đông giáp huyện Krông Buk và thị xã
Buôn Hồ, phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và huyện Ea Sup, phía Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột.
Huyện Cư M’Gar gồm có 15 xã và 2 thị trấn, với 189 thôn buôn và TDP. Tổng dân số 171.363 người, trong
đó dân tộc thiểu số 77.744 người chiếm 45,36% (đồng bào dân tộc tại chỗ 63.587 người, chiếm 37,10%) dân
số toàn huyện. Với tổng diện tích tự nhiên là 82.450 ha và dân số có khoảng 174.693 người bao gồm 25 dân
tộc anh em với nhiều nền văn hóa phong phú, đa dạng (theo số liệu thống kê của tỉnh Đắk Lắk).
2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội
Trong những năm qua, với tinh thần quyết tâm cao của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc
huyện Cư M’gar, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản
trên các lĩnh vực kinh tế - xã hôị đạt và vượt kế hoạch đề ra.
2.1.3. Khái quát về đội ngũ công chức cấp xã huyện Cư M’gar
2.1.3.1. Về số lượng, cơ cấu
2.1.3.2. Về số lượng
Tính đến năm 2018, số lượng công chức cấp xã huyện Cư M’Gar là 206 người, trong đó có 68 người là
đồng bào dân tộc thiểu số, 131 Đảng viên.
2.1.3.3. Về cơ cấu
Theo số liệu thống kê của phòng Nội vụ huyện Cư M’ Gar, ta có bảng số liệu như sau:
Bảng 2.1: Số lượng, cơ cấu công chức cấp xã của huyện Cư M’gar giai đoạn 2015 – 2018
Cơ cấu công chức
cấp xã
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lươṇg
Tỷ lê ̣
(%)
Số lượng 203 100 203 100 204 100 206 100
Giới tính
Nam 128 63,1 128 63,1 129 63,2 93 45,1
Nữ 75 36,9 75 36,9 75 36,8 113 54,9
Độ tuổi
Dưới 30 56 27,6 56 27,6 56 27,5 52 24,2
Từ 30 – 45 123 60,6 123 60,6 123 60,3 126 61,2
Từ 46 – 55 24 11,8 24 11,8 24 11,7 28 13,6
Trên 55 0 0 0 0 1 0,5 0 0
(Nguồn: Phòng Nôị vu ̣huyêṇ Cư M’gar)
2.1.4. Về chất lượng
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức cấp xã huyện Cư M’ Gar giai đoạn 2015 – 2018
Trình độ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
chuyên môn
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng Tỷ lệ
Tỷ lê ̣
(%)
Trên đại học 0 0 0 0 0 0 0 0
Đại học 47 23,1 51 25,1 52 25,5 89 43,2
Cao đẳng 40 19,7 36 17,7 36 17,6 24 11,7
Trung cấp 115 56,7 115 56,7 115 56,4 92 44,6
Sơ cấp, chưa
qua đào tạo
1 0,5 1 0,5 1 0,5 1 0,5
Tổng 203 100 203 100 204 100 206 100
(Nguồn: Phòng Nôị vu ̣huyêṇ Cư M’gar)
- Về trình độ lý luận chính trị:
Bảng 2.3: Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã huyện Cư M’gar giai đoạn 2015 – 2018
Trình độ lý
luận chính trị
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lươṇg Tỷ lê ̣
(%)
Cao cấp 0 0 0 0 0 0 0 0
Trung cấp 38 18,6 45 22,2 45 22,1 54 26,2
Sơ cấp, chưa
qua đào tạo
166 81,4 158 77,8 159 77,9 152 73,8
Tổng 203 100 203 100 204 100 206 100
(Nguồn: Phòng Nôị vu ̣huyêṇ Cư M’gar)
- Về trình độ quản lý Nhà nước: Chưa qua bồi dưỡng
- Về trình độ ngoại ngữ, tin học:
Bảng 2.4: Trình độ ngoại ngữ, tin học của công chức cấp xã huyện Cư M’gar giai đoạn 2015 – 2018
Trình độ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Ngoại ngữ
Cao đẳng trở lên 0 0 0 0
Chứng chỉ 51 51 51 50
Tin học
Cao đẳng trở lên 0 0 0 4
Chứng chỉ 107 107 103 104
Tổng 203 203 204 206
(Nguồn: Phòng Nôị vu ̣huyêṇ Cư M’gar)
2.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư M’ Gar
2.2.1. Cơ sở pháp lý về bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cư M’ Gar
Căn cứ vào hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ban hành Nghị quyết số 17-
NQ/TW về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”, công
tác bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cư M’Gar đã được quan tâm và triển khai thực hiện thường xuyên và
liên tục.
2.2.2. Chủ thể bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cư M’ Gar
Hiện nay, công tác bồi dưỡng của huyện Cư M’Gar được tổ chức thực hiện tại Trung tâm bồi dưỡng
Chính trị huyện và Trường Chính trị tỉnh.
2.2.3. Các thành tố của bồi dưỡng công chức cấp xã
Có nhiều nhân tố tác động ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng, tổng quát lại có 3 nhân tố quan trọng
nhất, đó là: nội dung, chương trình bồi dưỡng; đội ngũ giảng viên và cơ sở vâṭ chất
2.2.4. Nội dung bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cư M’ Gar
2.2.4.1. Xác định nhu cầu bồi dưỡng
- Nhu cầu về bồi dưỡng chuyên môn.
- Nhu cầu về bồi dưỡng lý luận chính trị và quản lý nhà.
- Trình độ quản lý nhà nước.
- Nhu cầu về ngoại ngữ, tin học, và các kiến thức bổ trợ khác.
Tác giả đã khảo sát 103 công chức cấp xã tại địa phương và có kết quả như sau:
Bảng 2.5: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Cư M’gar
Nội dung bồi dưỡng Nhu cầu của công chức Tỷ lệ (%)
Lý luận chính trị - hành chính 27 26,2%
Kiến thức quốc phòng và an ninh 50 48,5%
Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước 52 50,4%
Kiến thức hội nhập quốc tế 36 35%
Đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp 66 64%
Tiếng dân tộc 64 62,1%
Tin học 60 58,2%
Ngoại ngữ 42 40,7%
Kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử 70 68%
- Kỹ năng soạn thảo văn bản 47 45,6%
- Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin 50 48,5%
- Kỹ năng tổng hợp, tham mưu, đề xuất 66 64%
- Kỹ năng năng điều tra và nắm bắt dư luận 21 20,4%
- Kỹ năng dân vận và tuyên truyền 28 27,1%
2.2.4.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
Huyện Cư M’Gar đã xây dựng các đề án, kế hoạch về công tác bồi dưỡng công chức cấp xã trong
giai đoạn 2014 – 2020 với mục tiêu:
- Nâng cao hơn nữa năng lực của đội ngũ công chức
- Bồi dưỡng đội ngũ công chức có chuyên môn sâu về quản lý nhà nước
- Tiếp tục chuẩn hóa về chuyên môn và trình độ lý luận chính trị
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, ngạch công chức, kỹ năng kiến thức chuyên ngành.
2.2.4.3. Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng
Về nội dung, chương trình và thời gian bồi dưỡng tùy theo đối tượng tham gia là đối tượng chức danh
công chức nào thì cơ sở bồi dưỡng sẽ xây dựng chương trình và thời gian bồi dưỡng phù hợp. Về cơ bản,
chất lượng, nội dung và chương trình, thời gian bồi dưỡng của huyện Cư M’Gar phần nào đáp ứng được yêu
cầu của công chức.
Bảng 2.6. Đánh giá về chương trình, nội dung và thời gian bồi dưỡng của công chức
2.2.4.4. Xác định hình thức bồi dưỡng
Việc xác định hình thức bồi dưỡng đối với công chức cấp xã có vai trò hết sức quan trọng, quyết định
đến chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng và nhất là quyết định đến khả năng thực tế để cử công chức đi tham gia
bồi dưỡng trong điều kiện số lượng công chức và nhu cầu giải quyết công việc hàng ngày ở cấp xã.
2.2.4.5. Xác định nguồn kinh phí bồi dưỡng
Kinh phí bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Cư M’Gar chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách của
huyện, nguồn đóng góp của các tổ chức cử CBCC đi học và bản thân người học.
2.2.4.6. Đánh giá hiệu quả công tác bồi dưỡng
- Đánh giá về chất lượng công việc của công chức sau bồi dưỡng:
Bảng 2.7. Đánh giá về chất lượng công việc sau bồi dưỡng của công chức
Mức độ đánh giá về chất lượng công việc của công chức
sau bồi dưỡng
Kết quả Tỷ lệ (%)
Tốt hơn nhiều 42 52,5
Tốt hơn 29 36,3
Bình thường 9 11,2
- Đánh giá về mức độ phù hợp của công tác bồi dưỡng công chức cấp xã:
Bảng 2.8. Đánh giá mức độ phù hợp của kiến thức, kỹ năng sau bồi dưỡng của công chức cấp xã
Mức độ phù hợp của kiến thức, kỹ năng
được bồi dưỡng
Bồi dưỡng chuyên môn, kỹ
năng hành chính
Bồi dưỡng lý luận
chính trị
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Rất tốt 25 31,2 20 25
Tốt 47 58,8 56 70
Bình thường 8 10 4 5
Bảng 2.9. Số lượng công chức cấp xã được bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng hành chính
Năm Số lượng công chức được bồi dưỡng
2015 16
2016 51
2017 47
2018 78
Tổng 192
2.3. Nhận xét, đánh giá về bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Cư M’ Gar
Tiêu chí
Chất lượng nội dung, chương trình bồi
dưỡng công chức
Thời gian bồi dưỡng
Rất
tốt
Tốt Khá
Trung
bình
Kém
Quá
dài
Dài
Vừa
phải
Ngắn
Quá
ngắn
Số lượng 18 41 13 8 0 0 7 53 15 5
Tỷ lệ
%
22,5 51,3 16,2 10 0 0 8,8 66,3 18,7 6,2
2.3.1. Ưu điểm
- Thứ nhất, việc bồi dưỡng công chức cấp xã được chính quyền địa phương thực hiện theo quy
trình và kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn và từng năm
- Thứ hai, việc cử công chức đi bồi dưỡng được các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu kịp
thời.
- Thứ ba, công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và vị trí việc làm theo chế độ bồi
dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm được tổ chức thường xuyên.
- Thứ tư, có sự da dạng hóa các loại hình, lĩnh vực, chương trình bồi dưỡng phù hợp với điều kiện
học tập và làm việc của công chức.
2.3.2. Hạn chế
- Chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của bồi dưỡng trong phát triển nguồn nhân lực.
- Bồi dưỡng công chức chưa gắn với với quy hoạch sử dụng, bố trí công chức.
- Bồi dưỡng còn nặng về tiêu chuẩn hình thức mà chưa chú ý đến nhu cầu bồi dưỡng
- Chỉ tập trung bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ mà chưa chú trọng về những
kỹ năng hành chính cần thiết.
- Việc cử công chức cấp xã đi bồi dưỡng phần nào khó thực hiện.
- Chưa thực hiện đánh giá kết quả sau bồi dưỡng.
- Tinh thần thái độ học tập của một số công chức chưa cao.
- Phương pháp bồi dưỡng tuy có đổi mới nhưng phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn là chủ
yếu nên chưa đáp ứng được yêu cầu của người học.
- Việc đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy ở cơ sở bồi dưỡng chưa đảm bảô.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã trình bày một cách chi tiết các nội dung liên quan đến công tác bồi dưỡng công chức cấp
xã của huyện Cư M’Gar đang triển khai thực hiện. Trên cơ sở xác định số lượng, độ tuổi, trình độ lý luận
chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tin học...của công chức cấp xã đã làm rõ thực trạng đội ngũ công chức cấp
xã hiện có của huyện Cư M’Gar.
Từ kết quả đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại được xác định tại Chương 2 là cơ sở định hướng,
xây dựng mục tiêu và đề ra các giải pháp phù hợp cho công tác bồi dưỡng công chức cấp xã trong thời gian
tới. Đó cũng là nội dung được trình bày ở Chương 3 tiếp theo của luận văn.
Chương 3
NÂNG CAO CHẤT LƯƠṆG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC
CẤP XÃ Ở HUYỆN CƯ M’GAR
3.1. Sự cần thiết phải tăng cường bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư M’gar
- Một là, tăng cường bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng công chức, tăng cường hiệu quả thực thi
công vụ.
- Hai là, tăng cường bồi dưỡng nhằm hoàn thiện đạo đức công chức.
- Ba là, tăng cường bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_boi_duong_cong_chuc_cap_xa_huyen_cu_mgar_ti.pdf