Tóm tắt Luận văn Bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Long An

Phương hướng, mục tiêu của tỉnh Long An

Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh đã ban hành các văn bản điều chỉnh

lĩnh vực bồi dưỡng công chức cấp xã như: Nghị quyết số 53/2016/NQHĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Long

An khóa IX, kỳ hợp lần thứ 4 sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định

về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh

Long An. Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm

2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Long An và Quyết định số

2791/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2017 về việc ban hành quy chế

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Long An. Với

chủ trương bồi dưỡng công chức cấp xã nhằm trang bị kiến thức, kỹ

năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của

công chức góp phần xây dựng đội ngũ công chức cấp xã chuyên nghiệp,

có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực,.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 [Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Hành chính Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh, năm 2015]. * Bài viết - Tác giả Mạc Minh Sản viết: “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã” [Tạp chí Quản lý Nhà nước, năm 2006]. - Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Hà – Học viện Hành chính Quốc gia - từ thực tiễn ở nhiều địa phương, tác giả viết bài “Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn 2011 – 2020” [Tạp chí Dạy và Học ngày nay, 2013]. - Thạc sĩ Đặng Thị Lý trong bài viết: “Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức theo nhu cầu công việc ở tỉnh Bắc Ninh” [Thông tin khoa học hành chính số 1, năm 2016]. Tuy có khá nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này nhưng ở một số công trình vẫn còn hạn chế, là chưa làm rõ sự khác biệt giữa đào tạo với bồi dưỡng nên các giải pháp còn mang tính chung chung, chưa tác động cụ thể vào từng đối tượng thuộc diện đào tạo hoặc thuộc diện bồi dưỡng. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu nêu trên, tác giả có thêm nhiều hiểu biết để hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình trong lĩnh vực bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Long An. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn; Đánh giá đúng thực trạng công chức cấp xã; Đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã của tỉnh Long An. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: tỉnh Long An. 5 - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến 2017. - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Long An. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học Bên cạnh phương pháp luận, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp hệ thống, phân loại tài liệu, phân tích - tổng hợp, điều tra – khảo sát, chuyên gia, xử lý số liệu, thống kê, so sánh, mục đích để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu và đảm bảo cho nội dung nghiên cứu của luận văn vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn và khoa học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn góp phần làm rõ các vấn đề lý luận, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã. Công trình nghiên cứu còn là nguồn tư liệu bổ sung cho các công trình nghiên cứu tiếp theo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài PHẦN MỞ ĐẦU, DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC, kết cấu luận văn gồm 3 chương: - Chương 1. Cơ sở khoa học về bồi dưỡng công chức cấp xã. - Chương 2. Thực trạng công tác bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Long An. - Chương 3. Phương hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Long An. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1. Những vấn đề chung về công chức cấp xã 1.1.1. Khái niệm công chức cấp xã Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch;Văn hóa - xã hội. 1.1.2. Đặc điểm công chức cấp xã Thứ nhất, về tiêu chuẩn đối với công chức cấp xã. Thứ hai, về hoạt động thực thi công vụ. Thứ ba, công chức cấp xã hoạt động liên tục, ổn định, thường xuyên, giải quyết các công việc hàng ngày ở cấp xã. Thứ tư, công chức cấp xã phải kiêm nhiệm nhiều việc. Thứ năm, phần lớn công chức cấp xã là người địa phương. Thứ sáu, công chức cấp xã gồm công chức ở xã, thị trấn và phường có sự khác nhau về hoạt động. 1.1.3. Vị trí, vai trò của công chức cấp xã Thứ nhất, công chức cấp xã là lực lượng trực tiếp triển khai các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ sở. Thứ hai, công chức cấp xã là cầu nối trong mối quan hệ giữa người dân ở cơ sở với Nhà nước. 7 Thứ ba, với sự am hiểu văn hóa, thông thạo phong tục tập quán địa phương công chức cấp xã giúp chính quyền cấp xã bảo tồn và duy trì được những giá trị văn hóa tốt đẹp của địa phương. 1.1.4. Nhiệm vụ của công chức cấp xã Công chức xã, phường, thị trấn làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân. 1.2. Bồi dưỡng công chức cấp xã 1.2.1. Khái niệm “Bồi dưỡng công chức cấp xã” là quá trình tác động vào lực lượng công chức cấp xã nhằm trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc cho họ để họ đáp ứng yêu cầu công việc, yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và xu thế hội nhập quốc tế. 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã Hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã có các đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất là, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh công chức. Thứ hai là, bồi dưỡng phải tiến hành đồng bộ theo quy hoạch, kế hoạch. Thứ ba là, bồi dưỡng phải tiến hành toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý và năng lực hoạt động thực tiễn. Thứ tư là, bồi dưỡng không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của công chức cấp xã. 1.2.3. Vai trò của công tác bồi dưỡng công chức cấp xã Bồi dưỡng công chức cấp xã có các vai trò cơ bản sau: 8 Thứ nhất, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ. Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thứ ba, quy hoạch, phát triển đội ngũ công chức cấp xã. Thứ tư, đánh giá nhân lực. Thứ năm, giảm thời gian học tập, làm quen với công việc mới của cán bộ, công chức do thuyên chuyển, đề bạt, thay đổi nhiệm vụ. 1.2.4. Điều kiện, nội dung, chương trình, quy trình bồi dưỡng công chức cấp xã * Điều kiện để công chức cấp xã được cử đi bồi dưỡng Công chức cấp xã được đi bồi dưỡng phải đảm bảo các điều kiện như: Đã được tuyển dụng vào chức danh công chức cấp xã. Phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước đó. Chuyên môn, nghiệp vụ, vị trí việc làm của công chức cấp xã được cử đi bồi dưỡng phải phù hợp với nội dung, chương trình của khóa bồi dưỡng, * Nội dung, chương trình bồi dưỡng công chức cấp xã - Về nội dung bồi dưỡng công chức cấp xã tập trung vào bồi dưỡng: lý luận chính trị; chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành; tin học; ngoại ngữ; tiếng dân tộc. Cụ thể như bồi dưỡng: + Về phẩm chất đạo đức: Công chức cấp xã cần phải có phẩm chất đạo đức như: đạo đức cách, đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp. + Về trình độ lý luận chính trị: Công chức cấp xã cần nâng cao khả năng vận dụng một cách sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động công vụ của người công chức để giải quyết các vụ việc, các tình huống khoa học, chính xác và hiệu quả cao. + Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Mỗi chức danh công chức cấp xã đều có đặc thù riêng về chuyên môn nghiệp. 9 - Về chương trình bồi dưỡng công chức cấp xã chủ yếu gồm chương trình bồi dưỡng: Lý luận chính trị; kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh công chức cấp xã; theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành. * Quy trình bồi dưỡng công chức cấp xã Bao gồm các bước sau: Bước 1: Xác định nhu cầu, đối tượng bồi dưỡng. Bước 2: Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng. Bước 3: Tổ chức, bồi dưỡng và cử công chức cấp xã tham gia đầy đủ các khóa bồi dưỡng. 1.2.5. Các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác bồi dưỡng công chức cấp xã: Thứ nhất là năng lực. Thứ hai là trình độ. Thứ ba là phong cách làm việc. Thứ tư là năng suất lao động. Thứ năm là sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân. 1.2.6. Các cơ quan quản lý công tác bồi dưỡng công chức cấp xã Bao gồm: Sở Nội vụ tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã. 1.3. Các yếu tố tác động đến công tác bồi dưỡng công chức cấp xã Thứ nhất là, chính sách đào tạo và bồi dưỡng. Thứ hai là, nguồn và chất lượng đầu vào của đội ngũ công chức cấp xã. Thứ ba là, khung năng lực của vị trí việc làm. Thứ tư là, hệ thống các cơ sở bồi dưỡng. Thứ năm là, trình độ, kỹ năng của đội ngũ giảng viên. Thứ sáu là, ngân sách bồi dưỡng. Thứ bảy là, hội nhập và toàn cầu hóa. 10 1.4. Một số kinh nghiệm về việc bồi dưỡng công chức cấp xã ở các địa phương * Kinh nghiệm tỉnh An Giang: Từ năm 2011 đến 2016, tỉnh đã thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được: 25.050 lượt cán bộ, công chức xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, khóm, ấp [Nguồn từ: Báo cáo số: 1179/BC-SNV, ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Sở Nội vụ tỉnh An Giang]. Đạt được kết quả trên là do tỉnh đã có nhiều giải pháp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng. * Kinh nghiệm tỉnh Cà Mau: Từ năm 2011 đến 2016, tỉnh đã thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho 5.120 lượt công chức cấp xã [Nguồn từ: Báo cáo số: 193/BC-SNV, ngày 24 tháng 7 năm 2017 của Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau]. Đạt được kết quả trên là do tỉnh đã có nhiều giải pháp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã. * Kinh nghiệm tỉnh Đồng Tháp: Từ năm 2011 đến 2016, tỉnh đã thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho 30.901 lượt cán bộ, công chức cấp xã [Nguồn từ: Báo cáo số: 1489/BC-SNV, ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Sở Nội vụ tỉnh Đồng Tháp]. Đạt được kết quả trên là do tỉnh đã có nhiều giải pháp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng. * Bài học áp dụng vào việc bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Long An: Qua nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm của các tỉnh bạn về công tác bồi dưỡng công chức cấp xã, tỉnh Long An có thể vận dụng một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng công chức cấp xã, cụ thể như: 11 Nâng cao vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bồi dưỡng công chức cấp xã; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng; Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, từ cơ sở khoa học về bồi dưỡng công chức cấp xã, các khái niệm về công chức cấp xã và bồi dưỡng công chức cấp xã đã được làm rõ. Chương 1 cũng đã làm rõ các nội dung như: đặc điểm, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công chức cấp xã; đặc điểm, vai trò cùng điều kiện, nội dung, chương trình, quy trình bồi dưỡng công chức cấp xã. Từ công tác bồi dưỡng công chức cấp xã ở một số địa phương, tác giả rút ra một số kinh nghiệm cho tỉnh Long An để góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã. Tác giả tiếp tục nghiên cứu cụ thể hơn về thực trạng về việc bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Long An. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN 2.1. Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội ở tỉnh Long An 2.1.1. Vị trí địa lý Long An có diện tích tự nhiên là 4.494 km2, là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long Tỉnh Long An, có 192 xã, phường, thị trấn. 12 2.1.2. Kinh tế - xã hội Long An trong thời gian qua (2012 – 2017) đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế (kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng) và văn hóa - xã hội (có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc). 2.2. Tình hình công chức cấp xã ở tỉnh Long An Đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh Long An khá đông đảo, được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và cũng chịu sự tác động của nhiều yếu tố như kinh tế, văn hóa - xã hội. Đội ngũ này, đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh. Cho đến nay, số lượng và chất lượng của lực lượng này ngày càng được thay đổi và nâng cao, cụ thể: * Bảng 2.1. Số lượng công chức cấp xã từ 2012 - 2017 Số lượng (Người) Chức danh Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Văn phòng – thống kê 186 195 198 210 212 219 Địa chính – nông nghiệp (đô thị) – xây dựng và môi trường 357 361 367 369 371 383 Tài chính – kế toán 178 179 181 182 184 192 Tư pháp – hộ tịch 467 471 481 483 487 491 Văn hóa – xã hội 413 419 424 436 443 449 Tổng cộng 1601 1625 1651 1680 1697 1734 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Long An 2017) 13 * Bảng 2.2. Chất lượng công chức Văn phòng – thống kê từ 2012 đến 2017 Năm Tổng số Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Trình độ chính trị Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh TH+ THCS THPT Chưa qua ĐT+ Sơ cấp Trung cấp, Cao đẳng Đại học trở lên Chưa qua ĐT +Sơ cấp Trung cấp trở lên Số lượng % 2012 186 35 151 51 121 14 184 2 135 72.58 2013 195 28 167 32 140 23 188 7 163 83.58 2014 198 13 185 11 118 69 177 21 187 94.44 2015 210 7 203 7 125 78 143 67 203 96.66 2016 212 1 211 3 105 104 102 110 209 98.58 2017 219 1 218 1 86 132 93 126 218 99,54 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Long An 2017) * Bảng 2.3. Chất lượng công chức Địa chính – nông nghiệp - xây dựng và môi trường từ 2012 đến 2017 Năm Tổng số Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh TH+ THCS THPT Chưa qua ĐT+ Sơ cấp Trung cấp, Cao đẳng Đại học trở lên Chưa qua ĐT+ Sơ cấp Trung cấp trở lên Số lượng % 2012 357 9 348 7 341 9 349 8 350 98.03 2013 361 5 356 4 326 31 278 83 357 98.89 2014 367 2 365 3 277 87 157 210 364 99.18 2015 369 0 369 1 199 169 102 267 368 99.72 2016 371 0 371 0 158 213 61 310 371 100 2017 383 0 383 0 162 221 67 316 383 100 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Long An 2017) 14 * Bảng 2.4. Chất lượng công chức Tài chính – kế toán từ 2012 đến 2017 Năm Tổng số Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh TH+ THCS THPT Chưa qua ĐT+ Sơ cấp Trung cấp, Cao đẳng Đại học trở lên Chưa qua ĐT+ Sơ cấp Trung cấp trở lên Số lượng % 2012 178 13 165 21 151 6 176 2 157 88,20 2013 179 11 168 18 142 19 171 8 161 89,94 2014 181 5 176 11 124 46 169 12 170 93,92 2015 182 2 180 5 102 75 153 29 177 97,25 2016 184 0 184 1 69 114 118 66 183 99,45 2017 192 0 192 1 125 66 101 91 191 99,47 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Long An 2017) Bảng 2.5. Chất lượng công chức Tư pháp – hộ tịch từ 2012- 2017 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Long An 2017) Năm Tổng số Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh TH+ THCS THPT Chưa Qua ĐT+ Sơ cấp Trun g cấp, Cao đẳng Đại học trở lên Chư a qua ĐT +Sơ cấp Trung cấp trở lên Số lượng % 2012 467 11 456 23 417 27 448 19 444 95,07 2013 471 8 463 19 409 43 378 93 452 95,96 2014 481 5 476 7 377 97 358 123 474 98,54 2015 483 2 481 3 305 175 322 161 480 99,37 2016 487 0 487 1 254 232 284 203 486 99,79 2017 491 0 491 0 240 251 232 259 491 100 15 * Bảng 2.6. Chất lượng công chức Văn hóa – xã hội từ 2012 đến 2017 Năm Tổng số Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh TH+ THCS THPT Chưa qua ĐT+ Sơ cấp Trung cấp, Cao đẳng Đại học trở lên Chưa qua ĐT+ Sơ cấp Trung cấp trở lên Số lượng % 2012 413 21 392 28 377 8 400 13 385 93,22 2013 419 16 403 17 345 57 333 86 402 95,94 2014 424 9 415 13 319 92 283 141 411 96,93 2015 436 4 432 6 292 138 254 182 430 98,62 2016 443 3 440 3 276 164 237 206 440 99,32 2017 449 2 447 2 251 196 241 208 447 99,55 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Long An 2017) 2.3. Thực trạng về công tác bồi dưỡng công chức cấp xã 2.3.1. Xác định nhu cầu, đối tượng bồi dưỡng Trên cơ sở pháp lý của các văn bản hiện hành, hàng năm, Sở Nội vụ tỉnh Long An đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, thống kê số lượng công chức cấp xã cần và có nhu cầu bồi dưỡng. Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung và chương trình bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng công chức cấp xã tập trung vào các mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh,nhằm góp phần chuẩn hóa đội ngũ công chức cấp xã. 2.3.2. Xây dựng kế hoạch, nội dung và chương trình bồi dưỡng công chức cấp xã Với mục tiêu bồi dưỡng nhằm nâng cao nghiệp vụ, trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực; 16 xây dựng nền hành chính tiên tiến. Để tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, đề án trung hạn, dài hạn liên quan về bồi dưỡng công chức cấp xã do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sở Nội vụ tỉnh Long An đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch liên quan về bồi dưỡng giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020. 2.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và cử công chức cấp xã tham gia các khóa bồi dưỡng Các kế hoạch liên quan về bồi dưỡng công chức cấp xã dài hạn của tỉnh được cụ thể hóa bằng các quyết định mở các lớp bồi dưỡng công chức cấp xã hàng năm. Mặt khác, Ủy ban nhân dân các xã đã chủ động, tạo điều kiện thuận lợi để cho công chức của xã mình có thể tham gia các khóa bồi dưỡng. * Bảng 2.7. Thống kê kết quả bồi dưỡng công chức cấp xã từ 2012 đến 2017 Nội dung bồi dưỡng Năm bồi dưỡng Lý luận chính trị (lượt người) Quản lý nhà nước (lượt người) Chuyên môn, nghiệp vụ (lượt người) Ngoại ngữ (lượt người) Tin học (lượt người) Tiếng dân tộc (lượt người) Tổng cộng 2012 81 119 178 0 108 0 486 2013 78 131 208 0 123 0 540 2014 75 126 173 0 122 0 496 2015 80 118 316 0 109 0 623 2016 87 127 302 0 117 0 633 2017 84 145 447 0 125 0 801 Tổng cộng 485 766 1.624 0 704 0 3.579 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Long An 2017) 17 2.4. Đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Long An Để có cơ sở nhìn nhận và đánh giá chính xác hơn thực trạng công tác bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Long An từ năm 2012 đến 2017, tác giả có thống kê thông tin từ 150 phiếu khảo sát đánh giá của công chức cấp xã và 90 phiếu khảo sát đánh giá của người dân thuộc 30 xã, phường, thị trấn của tỉnh Long An. 2.4.1. Ưu điểm Nhận thức về bồi dưỡng công chức cấp xã ngày càng được nâng lên. công tác bồi dưỡng công chức cấp xã đã được Cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương các cấp quan tâm. Công chức cấp xã ngày càng được củng cố, kiện toàn và chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao, 2.4.2. Hạn chế Nhận thức của một số lãnh đạo các cấp chưa đầy đủ, phiến diện cho nên trong chỉ đạo, điều hành thiếu đồng bộ, nhất quán. Chế độ, chính sách đãi ngộ cho công tác bồi dưỡng trong thời gian qua chưa thực sự thiết thực, hiệu quả. Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, công tác kiểm tra đôn đốc việc xây dựng kế hoạch đến thực hiện kế hoạch chưa được quan tâm tốt nhất, 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế Công tác bồi dưỡng còn tình trạng chạy theo số lượng, chưa cử đúng đối tượng, học chưa đúng chuyên ngành cần bồi dưỡng. Công tác xác định nhu cầu, đối tượng bồi dưỡng và công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp xã chưa được đầu tư nhiều. Nội dung và chất lượng bồi dưỡng chưa cao, chương trình bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao trình độ về mọi mặt của đội ngũ công chức cơ sở. 18 Tiểu kết chương 2 Chương 2 của luận văn đã tập trung nêu khái quát về tỉnh Long An như: vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc điểm, chất lượng nguồn công chức cấp xã của tỉnh. Bên cạnh đó, chương 2 cũng tập trung phân tích sâu về thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Long An trong thời gian qua. Ngoài ra, tác giả đã phân tích kết quả khảo sát 150 phiếu đánh giá của công chức cấp xã và 90 phiếu đánh giá của người dân về bồi dưỡng công chức cấp xã thuộc 30 xã, phường, thị trấn của tỉnh. Trên cơ sở đó, có sự nhìn nhận, đánh giá chung về công tác bồi dưỡng công chức cấp xã của tỉnh. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN 3.1. Phương hướng, mục tiêu về bồi dưỡng công chức cấp xã 3.1.1. Phương hướng, mục tiêu của Đảng và Nhà nước Mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng được ghi nhận trong Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức là “Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước”. Hiện nay, có khá nhiều văn bản tác động vào lĩnh vực bồi dưỡng công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng như: Luật Cán 19 bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội; Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Các văn bản trên là cơ sở pháp lý để định hướng quá trình thực hiện công tác bồi dưỡng công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng về: chế độ, chính sách, nội dung, chương trình, 3.1.2. Phương hướng, mục tiêu của tỉnh Long An Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh đã ban hành các văn bản điều chỉnh lĩnh vực bồi dưỡng công chức cấp xã như: Nghị quyết số 53/2016/NQ- HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Long An khóa IX, kỳ hợp lần thứ 4 sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Long An. Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Long An và Quyết định số 2791/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2017 về việc ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Long An. Với chủ trương bồi dưỡng công chức cấp xã nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của công chức góp phần xây dựng đội ngũ công chức cấp xã chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực,...Trên cơ sở 20 đó, lãnh đạo tỉnh Long An đã định hướng đối với lĩnh vực bồi dưỡng công chức cấp xã, cụ thể như sau: Một là, thực hiện thống nhất, đồng bộ theo quy định pháp luật trong hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã. Hai là, tổ chức hệ thống quản lý và cơ sở bồi dưỡng công chức, cấp xã theo hướng gọn nhẹ, khoa học, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ bồi dưỡng. Ba là, tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức cấp xã. Bốn là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã trên cơ sở tích cực đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng theo hướng thiết thực nhằm vừa đảm bảo được trang bị kiến thức cơ bản, vừa cập nhật và nâng cao kiến thức lý luận. 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng công chức cấp xã 3.2.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng công chức cấp xã Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đội ngũ công chức xã về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng. Việc nhận thức đúng đắn sẽ là cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể trong bồi dưỡng tại địa phương. Chủ động trong các cuộc họp cơ quan, đơn vị lồng ghép phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách mới của Đảng và nhà nước về công tác bồi dưỡng công chức cấp xã. 3.2.2. Giải pháp nâng về cao nhận thức cho công chức cấp xã Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục để công chức cấp xã nâng cao nhận thức trách nhiệm trong việc tự học, tự bồi dưỡng và trách 21 nhiệm của các cấp, các ngành trong việc bồi dưỡng công chức cấp xã. Tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch bố trí sử dụng, bồi dưỡng từng chức danh công chức ở từng xã, phường, thị trấn. 3.2.3. Giải pháp về nâng cao vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương Các cơ quan, đơn vị cử công chức cấp xã tham gia các lớp bồi dưỡng cần làm tốt công tác thống kê, quy hoạch cán bộ, công chức để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hợp lý, đúng thời điểm, đúng chủ trương. 3.2.4. Giải pháp đối với công tác xác định nhu cầu, đối tượng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_boi_duong_cong_chuc_cap_xa_tren_dia_ban_tin.pdf
Tài liệu liên quan