Trong chương 1, luận văn tập trung trình bày cơ sở lý luận và
pháp lý về công chức phường và bồi dưỡng công chức phường ; hệ
thống làm rõ khung lý thuyết bao gồm: những vấn đề chung về công
chức phường; bồi dưỡng công chức phường; cơ sở pháp lý việc bồi
dưỡng công chức phường như quan niệm về bồi dưỡng công chức,
mục tiêu bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng, nguyên tắc bồi dưỡng, các
hình thức bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng,
tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng.
24 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Bồi dưỡng công chức phường trên địa bàn quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả sử dụng phương pháp này trong xuyên suốt đề tài.
4
+ Phương pháp thống kê, thu thập số liệu: Đây là phương pháp
được tác giả sử dụng chủ yếu trong Chương 2 của đề tài.
+ Phương pháp dự báo, báo cáo kết quả nghiên cứu: Đây là
phương pháp được tác giả sử dụng chủ yếu ở Chương 3 của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có những đóng góp chủ
yếu như sau:
Một là, luận văn làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về công chức
phường và công tác bồi dưỡng công chức phường.
Hai là, luận văn phân tích và đánh giá thực trạng công tác bồi
dưỡng công chức phường trên địa bàn quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh với nhiều số liệu minh họa, cập nhật, rút ra được những nguyên
nhân, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về bồi dưỡng công
chức phường.
Ba là, các giải pháp được đề xuất có tính khả thi cao và áp
dụng vào thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác bồi dưỡng công chức
phường trên địa bàn quận 1 và các quận, huyện khác trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh cũng như tại các tỉnh, thành khác.
Bốn là, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nghiên cứu quản lý nhà nước về
công tác bồi dưỡng công chức, các cơ sở bồi dưỡng và những người
quan tâm đến đề tài này.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 03 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về bồi dưỡng công chức
phường.
Chương 2: Thực trạng công tác bồi dưỡng công chức phường
trên địa bàn quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường bồi dưỡng công chức
phường trên địa bàn quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 1:
5
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC
PHƢỜNG
1.1. Tổng quan về công chức
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Công chức
Theo điều 1, Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì: “Công chức là những công
dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ
thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ngoài nước
đều là công chức theo quy chế này, trừ trường hợp riêng biệt do
Chính phủ quy định” [13; tr 1].
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý cũng như
nhằm phân biệt rõ ràng thuật ngữ “cán bộ”, “công chức”, Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành luật Cán bộ
công chức ngày 13/11/2008. Khoản 2, điều 4 của Luật này quy định:
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan Đảng Cộng Sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng Sản Việt Nam
(sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách Nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo
từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật”.
1.1.1.2. Công chức phƣờng
Ở Việt Nam, khái niệm công chức phường được nhắc đến từ
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công
chức được ban hành ngày 29 tháng 4 năm 2003. Pháp lệnh số
11/2003/PL-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 29
tháng 4 năm 2003 sửa đổi bổ sung một số điều pháp lệnh cán bộ
công chức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 1998 đã đề
cập đến những đối tượng được quy định là cán bộ, công chức trong
đó có đề cập đến công chức phường. Theo pháp lệnh này, chúng ta
có thể hiểu công chức phường là những người được tuyển dụng và
6
giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân
dân phường. Tại Khoản 3, Điều 61 của Luật cán bộ, công chức 2008,
công chức cấp xã có các chức danh sau đây: Trưởng Công an; Chỉ
huy trưởng Quân sự; Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng -
Đô thị và Môi trường; Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn
hóa - Xã hội.
1.1.2. Vị trí, vai trò của công chức phường
Con người luôn là trung tâm của mọi vấn đề, vừa là động lực,
vừa là mục tiêu của quá trình phát triển. Có thể nói cán bộ như
xương sống của cơ thể trong nền hành chính quốc gia. Nền hành
chính của Việt Nam không đơn thuần là nền hành pháp như theo
quan điểm của nhiều quốc gia trên thế giới mà còn bao gồm hoạt
động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và hoạt động của tổ
chức chính trị - cã hội vì mục tiêu chung.
Vai trò, vị trí của công chức phường được thể hiện qua các
mối liên hệ sau:
Thứ nhất, công chức phường là người trực tiếp triển khai,
thực hiện nhằm đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước đi vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời là cầu
nối trong việc triển khai đến người dân.
Thứ hai, vai trò công chức phường trong hệ thống tổ chức bộ
máy.
Thứ ba, vai trò trong thực thi công vụ.
Thứ tư, mối quan hệ giữa công chức phường với quần chúng
nhân dân.
1.1.3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của công chức phường
1.1.3.1. Tiêu chuẩn của công chức phƣờng
Công chức phường phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định
tại Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm
2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn.
- Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên.
- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp
trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức
danh công chức được đảm nhiệm.
7
- Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A
trở lên.
- Tiếng dân tộc thiểu số.
1.1.3.2 Nhiệm vụ của công chức phƣờng
Công chức phường tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân phường
tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân
phường trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an
ninh trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, công chức
phường còn thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Lãnh đạo Ủy
ban nhân dân phường giao. Cụ thể, theo Điều 3 của Thông tư số
06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ, Bộ
Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và
tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn; quy định nhiệm vụ của
từng chức danh công chức phường.
1.2. Bồi dƣỡng công chức phƣờng
1.2.1. Quan niệm về bồi dưỡng công chức phường
Theo tác giả cho rằng bồi dưỡng là quá trình học bao gồm các
bước sau:
- Hệ thống hóa lại kiến thức mà người học đã biết liên quan
đến nội dung khóa học.
- Bổ sung những mảng kiến thức mà người học đã từng có
nhưng “bị rơi rụng” theo thời gian.
- Cập nhật những kiến thức của ngành, lĩnh vực.
- Nâng cao được một phần sự thành thạo công việc thông qua
sự rèn luyện, thực hành, trao đổi kinh nghiệm trên lớp
1.2.2. Mục tiêu bồi dưỡng
Trang bị những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng
cơ bản và kiến thức quản lý nhà nước hướng đến xây dựng đội ngũ
công chức Nhà nước thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ; trung
thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tụy với công vụ; có trình độ,
quản lý tốt đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả
của bộ máy Nhà nước; thực hiện chương trình cải cách một bước nền
hành chính nhà nước. [32; tr 1]
Mục tiêu cụ thể:
Một là, tạo ra một đội ngũ công chức phường có số lượng, cơ
cấu hợp lý:
8
Hai là, tạo ra một đội ngũ công chức phường có phẩm chất,
chính trị, đạo đức lối sống tốt:
Ba là, bồi dưỡng công chức phường còn xây dựng được một
đội ngũ công chức phường có trình độ năng lực, chuyên môn.
1.2.3. Nguyên tắc bồi dưỡng
Thứ nhất, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn Ngạch công
chức; vị trí việc làm.
Thứ hai, thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi
dưỡng theo tiêu chuẩn Ngạch công chức.
Thứ ba, đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình
bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của công chức
Thứ tư, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả trong công
tác bồi dưỡng.
1.2.4. Các hình thức bồi dưỡng công chức
Theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 101/2017/NĐ-CP
ngày 01 tháng 9 năm 2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức thì có 4 hình thức bồi dưỡng: Tập sự; bồi dưỡng theo tiêu
chuẩn ngạch; bồi dưỡng theo vị trí việc làm; bồi dưỡng trước khi bổ
nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.
1.2.5. Nội dung bồi dưỡng
Theo Điều 16 của Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng
9 năm 2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì
nội dung bồi dưỡng công chức gồm 5 nội dung.
Thứ nhất, bồi dưỡng về lý luận chính trị.
Thứ hai, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
Thứ ba, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.
Thứ tư, bồi dưỡng kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên
môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức
hội nhập quốc tế.
Thứ năm, bồi dưỡng tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.
1.2.6. Phương pháp bồi dưỡng
Theo Điều 28, Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9
năm 2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì bồi
dưỡng bằng phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động
và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến
thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học
9
viên. Bên cạnh đó, phương pháp bồi dưỡng có thể chia thành hai
dạng phương pháp bồi dưỡng tại chỗ và phương pháp bồi dưỡng tập
trung.
Thời gian bồi dưỡng thường là ngắn hạn nhằm bổ sung những
kiến thức dựa trên những kiến thức cơ bản đã có.
Kinh phí bồi dưỡng công chức bao gồm: ngân sách nhà nước,
kinh phí của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức của công
chức và tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
1.2.7. Tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng
Trong bộ máy chính quyền, con người là nhân tố tiên quyết
cho sự hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Nguồn nhân
lực trong cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức
và trong đề tài này làm rõ hơn đối tượng là công chức phường làm
việc trên địa bàn quận 1.
Công tác bồi dưỡng công chức phường sẽ góp phần đáp ứng
yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn mới. Chương trình tổng
thể cải cách hành chính ở nước ta được tập trung vào 4 vấn đề chính,
đó là: cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính nhà nước, đổi
mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài
chính công. Ngoài ra, để thực hiện được các nội dung về cải cách
hành chính, đòi hỏi đội ngũ công chức phường phải có sự phát triển
tương xứng về trình độ và nhận thức để bắt kịp sự thay đổi với xu
hướng phát triển chung của thế giới.
1.3. Cơ sở pháp lý của công tác bồi dƣỡng công chức phƣờng
Căn cứ Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính
phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức quy định về chế độ, nội dung,
chương trình, tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công
chức. Sau đó được thay thế bởi Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày
01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ vào các văn bản pháp luật điều
chỉnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã ban hành
một số văn bản
Với chủ trương xây dựng đội ngũ công chức phường thực sự
chuyên nghiệp, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước góp
phần vào công cuộc xây dựng kinh tế – xã hội của quận 1 nói riêng
và thành phố cũng như cả nước nói chung, quận 1 đã lập kế hoạch
10
đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức phường giai đoạn 2016 -
2020 đảm bảo định hướng chủ động và đạt mục tiêu đề ra. Theo kế
hoạch số 306/KH-UBND của Ủy ban nhân dân quận 1 về việc thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X
về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016 – 2020 là cơ
sở pháp lý quan trọng cho quận trong việc thực hiện công tác bồi
dưỡng công chức phường trong những năm tiếp theo.
1.4. Chủ thể thực hiện công tác bồi dƣỡng công chức phƣờng
Chủ thể thực hiện công tác bồi dưỡng công chức phường trên
địa bàn Quận 1 gồm các chủ thể cụ thể sau:
Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh;
Học viện Hành chính Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh;
Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Quận 1;
Trường tâm Giáo dục thường xuyên – Giáo dục nghề nghiệp
Quận 1.
1.5. Nhân tố ảnh hƣớng đến công tác bồi dƣỡng công chức
phƣờng
Thứ nhất, chính sách bồi dưỡng
Thứ hai, nguồn và chất lượng của đội ngũ công chức phường
Thứ ba, khung năng lực của vị trí việc làm
Thứ tư, chủ thể thực hiện công tác bồi dưỡng công chức
phường
Thứ năm, trình độ, kỹ năng của đội ngũ giảng viên
Thứ sáu, ngân sách đào tạo và bồi dưỡng
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương 1, luận văn tập trung trình bày cơ sở lý luận và
pháp lý về công chức phường và bồi dưỡng công chức phường ; hệ
thống làm rõ khung lý thuyết bao gồm: những vấn đề chung về công
chức phường; bồi dưỡng công chức phường; cơ sở pháp lý việc bồi
dưỡng công chức phường như quan niệm về bồi dưỡng công chức,
mục tiêu bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng, nguyên tắc bồi dưỡng, các
hình thức bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng,
tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng.
Trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, con người là
trung tâm của các mục tiêu được đặt ra. Do đó, công tác bồi dưỡng
đội ngũ công chức phường cho nền công vụ là một yếu tố then chốt
11
trong chiến lược quản lý, phát triển công vụ tại quận 1 và phát triển
chung của mỗi quốc gia.
Khung lý thuyết Chương 1 là cơ sở cho việc phân tích, đánh
giá thực trạng công chức phường và công tác bồi dưỡng công chức
phường trên địa bàn quận 1, thành phố Hồ Chí Minh trong Chương
2.
Chương 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC
PHƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1, THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về Quận 1
Quận 1 nằm ở vị trí trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, bao
gồm quận Nhất và quận Nhì (Sài Gòn cũ) được sáp nhập vào năm
1976.
Tổng số dân khoảng 204.899 người, trong đó dân tộc Kinh
chiếm 89,3%, dân tộc Hoa chiếm 10,2%, còn lại là các dân tộc khác.
Mật độ dân số 26.182 người/km2 đứng thứ 4/24 quận huyện.
2.1.1. Vị trí địa lý
Quận 1 là quận trung tâm thành phố với tổng diện tích 7,7211
km², chiếm 0,35% diện tích thành phố và đứng hàng thứ năm về diện
tích trong số 12 quận nội thành.
Quận 1 gồm có 10 phường: Phường Bến Nghé, Bến Thành,
Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Cư Trinh, Đa Kao, Tân
Định, Cô Giang, Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho.
2.1.2. Khái quát về lịch sử hình thành và tình hình phát triển kinh
tế - xã hội quận 1
Quận 1 là một quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh
nằm giữa sáu quận nội thành.
Quận 1 có nhiều ưu thế thuận lợi cho việc phát triển kinh tế,
đặc biệt các ngành kinh tế như dịch vụ, du lịch, thương mại, đầu tư
và xuất nhập khẩu.
Năm 2017, tuyến phố đi bộ Bùi Viện, phường Phạm Ngũ Lão,
quận 1 được khánh thành, là tuyến phố đi bộ thứ hai của Thành phố
Hồ Chí Minh và được đầu tư, phát triển để trở thành nơi giới thiệu
nét đẹp văn hóa và con người của Thành phố đến bạn bè quốc tế.
12
2.1.3. Thực trạng công chức phường trên địa bàn quận 1
2.1.3.1 Số lƣợng công chức phƣờng
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Nghị định
92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về số
lượng, chức danh, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công
chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên
trách ở phường:
1. Xã, phường, thị trấn loại 1 : không quá 25 người;
2. Xã, phường, thị trấn loại 2: không quá 23 người;
3. Xã, phường, thị trấn loại 3: không quá 21 người.
Theo Quyết định 47/2012/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm
2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phân loại đơn vị hành
chính phường – xã – thị trấn thuộc Thành phố Hồ Chí Minh thì 10
phường thuộc quận 1 đều phân loại 1, tức được bố trí tối đa 25 cán
bộ, công chức.
Ủy ban nhân dân quận 1 ban hành Quyết định số 524/QĐ-
UBND ngày 16 tháng 5 năm 2017 về giao số lượng công chức, cán
bộ không chuyên trách của Ủy ban nhân dân phường. Theo đó, Ủy
ban nhân dân quận 1 giao số lượng công chức mỗi phường là 15
người.
Quận 1 hiện có 10 phường, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
của Thành Ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân
dân quận, Ủy ban nhân dân 10 phường trên địa bàn quận 1 hiện có
117 công chức phường.
2.1.3.2 Cơ cấu công chức phƣờng
- Cơ cấu giới tính
TIÊU CHÍ SỐ LƢỢNG TỶ LỆ (%)
Nam 66 56,4
Nữ 51 43,6
Tổng 117 100
- Cơ cấu tuổi
TIÊU CHÍ SỐ LƢỢNG TỶ LỆ (%)
Dưới 30 tuổi 19 16
Từ 31-40 tuổi 70 60
13
Từ 41-50 tuổi 19 16
Trên 50 tuổi 9 8
Tổng 117 100
- Cơ cấu trình độ đào tạo
+ Trình độ chuyên môn
TIÊU CHÍ SỐ LƢỢNG TỶ LỆ (%)
Thạc sỹ 3 2,6
Đại học 93 79,5
Cao đẳng 4 3,4
Trung cấp 17 14,5
Chưa qua đào tạo 0 0
Tổng 117 100
+ Trình độ lý luận chính trị
TIÊU CHÍ SỐ LƢỢNG TỶ LỆ (%)
Cử nhân 0 0
Cao cấp 0 0
Trung cấp 62 53
Sơ cấp 41 35
Chưa có bằng cấp,
chứng nhận
14 12
Tổng 117 100
+ Trình độ Quản lý nhà nước
TIÊU CHÍ SỐ LƢỢNG TỶ LỆ (%)
Đại học 2 1,7
Trung cấp 38 32,5
Chuyên viên cao cấp 0 0
Chuyên viên chính 0 0
Chuyên viên 12 10,3
Cán sự 11 9,4
Chưa có bằng cấp 54 46,1
Tổng 117 100
+ Trình độ ngoại ngữ
TIÊU CHÍ SỐ LƢỢNG TỶ LỆ (%)
14
Đại học trở lên 4 3,4
Chứng chỉ (A,B,C) 96 82
Chưa có bằng cấp 17 14,6
Tổng 117 100
+ Trình độ tin học
TIÊU CHÍ SỐ LƢỢNG TỶ LỆ (%)
Trung cấp trở lên 4 3,4
Chứng chỉ (A,B,C) 102 87,2
Chưa có bằng cấp 11 9,4
Tổng 117 100
2.1.3.3. Nhận xét chung về thực trạng đội ngũ công chức
phƣờng
Thực trạng công chức phường trên địa bàn quận 1 trong mối
tương quan so với các quận khác trong thành phố Hồ Chí Minh có
nguồn nhân lực tương đối ổn và có tiềm năng. Nhìn chung, số lượng
công chức phường chưa đủ để giải quyết công việc chuyên môn ở địa
phương đối với một quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh với
khối lượng công việc phát sinh hàng ngày rất lớn và yêu cầu về thời
gian, chất lượng giải quyết yêu cầu của người dân ngày càng cao.
Về cơ bản, đội ngũ công chức phường ngày càng được chuẩn
hóa về nhiều mặt; phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị vững vàng;
trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị,
trình độ quản lý nhà nước, trình độ ngoại ngữ - tin học, kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng xử lý tình huống được nâng lên. Tuy nhiên, cũng còn
một bộ phận nhỏ công chức chưa đủ tiêu chuẩn ở mọi mặt như: chưa
qua đào tạo lý luận chính trị trung cấp; ngoại ngữ và tin học; chưa
qua bồi dưỡng về quản lý nhà nước, kỹ năng giao tiếp chưa khéo
léo, kỹ năng xứ tình huống chưa nhạy bén, kỹ năng làm việc nhóm
còn hạn chế.
2.2. Công tác bồi dƣỡng công chức phƣờng trên địa bàn quận 1
Các lớp học được tổ chức.
Kết quả bồi dưỡng
Kết quả cụ thể theo từng hình thức bồi dưỡng:
STT
Hình thức bồi
dƣỡng
Số lƣợt ngƣời tham gia bồi
dƣỡng
Năm Năm Năm 2017
15
2015 2016
1
Tập sự
6 16
Do không tổ chức thi
công chức nên năm
2017 không bồi
dưỡng tập sự.
2
Bồi dưỡng theo tiêu
chuẩn ngạch
3 30 13
3
Bồi dưỡng theo vị trí
việc làm
910 430 431
4
Bồi dưỡng trước khi
bổ nhiệm chức vụ lãnh
đạo, quản lý
26 12 38
Kết quả cụ thể theo các lớp do Sở ngành, Quận tổ chức:
Năm 2015:
Các lớp do Sở, ngành, Thành phố tổ chức: 14 lớp với 204 lượt
công chức tham dự. Các lớp do Ủy ban nhân dân quận 1 tổ chức: 09
lớp với 910 lượt công chức tham dự.
Năm 2016:
Các lớp do Sở, ngành, Thành phố tổ chức: 21 lớp với 151 lượt
công chức tham dự. Các lớp do Ủy ban nhân dân quận 1 tổ chức lớp
tập huấn, bồi dưỡng nhằm tiếp cận những kiến thức chuyên sâu về
chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, cập nhật mới các
chương trình, các văn bản bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực
nghề nghiệp, vị trí việc làm, kỹ năng lãnh đạo, cụ thể: 22 lớp với 430
lượt công chức tham dự.
Năm 2017:
Ủy ban nhân dân quận 1 tổ chức 23/23 lớp đào tạo, bồi dưỡng
về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho 431 lượt công chức, Ủy ban
nhân dân 10 phường. Ủy ban nhân dân quận 1 đã đề cử 210 lƣợt
công chức tham gia 17 lớp bồi dưỡng do Ủy ban nhân dân Thành
phố, Sở Nội vụ tổ chức.
2.3. Đánh giá thực trạng bồi dƣỡng đội ngũ công chức phƣờng
trên địa bàn quận 1
2.3.1. Mặt đạt được
Thứ nhất, công tác bồi dưỡng công chức phường bám sát với
các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX;
16
Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 14/5/2011 của Ủy ban nhân
dân Thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết thực hiện
Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX về chương trình nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2011 – 2015.
Thứ hai, quận 1 đã xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng công
chức phường theo từng giai đoạn nhất định.
Thứ ba, Cơ sở đào tạo quận 1 với trang thiết bị hiện đại cùng
với đội ngũ giảng viên có đủ kinh nghiệm truyền đạt kiến thức cho
học viên, công chức câp xã.
Thứ tư, Ủy ban nhân dân quận 1 luôn quan tâm, tạo mọi điều
kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, công chức phường
nói riêng học tập nâng cao trình độ.
Thứ năm công tác tổ chức thực hiện bồi dưỡng công chức
phường đã có sự chỉ đạo, phân công quản lý và phối hợp hoạt động
giữa các cơ quan quản lý.
Thứ sáu, công tác kiểm tra, đánh giá đã được Phòng Nội vụ
quận 1 thực hiện một cách thường xuyên.
2.3.2. Mặt hạn chế
Thứ nhất, kế hoạch bồi dưỡng công chức phường đôi khi còn
chưa sát với yêu cầu của cơ quan, đơn vị.
Thứ hai, phương pháp bồi dưỡng chưa được quan tâm, đổi
mới, gây nhàm chán.
Thứ ba, một số công chức phường ý thức trong việc tham gia
bồi dưỡng không cao, chất lượng học tập kém; đồng thời, vẫn còn
tình trạng việc cử công chức đi học nhiều khi còn dàn trải, chạy theo
số lượng.
Thứ tư, Một số lớp học được mở ra chủ yếu là theo kế hoạch
của sở, ngành thành phố, chưa đáp ứng được mục tiêu quận đã đề ra.
Thứ năm, ngân sách cho bồi dưỡng trong những năm qua mặc
dù được quan tâm bố trí nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được đầy đủ
yêu cầu của công tác bồi dưỡng ngày càng nhiều của quận.
Thứ sáu, công tác tác kiểm tra, giám sát các lớp học và học
viên còn lỏng lẻo, thiếu kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy
chế trong học tập và thi cử.
17
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác bồi dưỡng
đội ngũ công chức phường trên địa bàn quận 1
2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý
Công tác xây dựng kế hoạch.
Chính sách và chế độ đãi ngộ.
2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía các cơ sở bồi dƣỡng
Nội dung, chương trình, tài liệu học tập lạc hậu, chưa cập nhật
và bổ sung những tài liệu mới.
Giáo trình học tập đã cũ.
Phương pháp giảng dạy mặc dù đã có cải tiến nhưng ở một số
cơ sở bồi dưỡng vẫn còn chậm đổi mới, nặng lý thuyết.
Chưa xây dựng được đội ngũ giảng viên chuyên ngành về bồi
dưỡng công chức phường.
2.3.3.3. Nguyên nhân từ nhận thức của ngƣời học
Nhận thức của một bộ phận công chức phường về vai trò, vị
trí, nhiệm vụ của bản thân trong tổ chức chưa thật rõ ràng.
Đội ngũ công chức phường đó là tư tưởng xem trọng bằng cấp
hơn là chất lượng thực sự của công tác bồi dưỡng.
Dựa vào các mối quan hệ trong cơ quan, đơn vị nên công chức
phường không có thái độ tích cực trong quá trình làm việc và học
tập.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Hiện nay, quận 1 có 117 công chức phường với mặt bằng trình
độ tương đối cao và độ tuổi trẻ. Tuy nhiên, với xu thế phát triển thì
đội ngũ công chức phường của quận chưa đủ để đáp ứng hết các yêu
cầu thực thi công việc. Công tác bồi dưỡng công chức phường đã
được chú trọng, sự quan tâm và phối hợp thực hiện giữa các cơ quan
hữu quan nên đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng công tác
này vẫn còn chậm đổi mới và chưa đạt được hiệu quả cao.
Thông qua chương 2, tác giả đã khái quát về Quận 1, về thực
trạng số lượng, cơ cấu công chức quận 1, thực trạng của công tác bồi
dưỡng công chức phường trên địa bàn quận 1. Đồng thời, tác giả
phân tích được những ưu điểm, mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn
chế thực trạng công tác bồi dưỡng công chức phường trên địa bàn
quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung này là tiền đề lý luận cơ
18
bản để tác giả tiếp tục phân tích, kiến nghị thực hiện đồng bộ các giải
pháp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả nhất.
Chương 3:
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG
BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC PHƢỜNG
3.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu bồi dƣỡng
3.1.1. Phương hướng bồi dưỡng
Thứ nhất, tập trung bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng thiết
thực phục vụ cho công tác như: kiến thức về quản lý nhà nước, kỹ
năng lập kế hoạch, kỹ năng tổng hợp báo cáo, kỹ năng soạn thảo văn
bản, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng sử dụng tin học văn
phòng,
Thứ hai, bồi dưỡng công chức cần phải được tiến hành trên cơ
sở đánh giá thực trạng, đối chiếu với chỉ tiêu kế hoạch được đặt ra tại
chương trình phát triển nguồn nhân lực của quận giai đoạn 2016 –
2020.
Thứ ba, công tác bồi dưỡng cần phải gắn chặt với công tác bố
trí sử dụng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_boi_duong_cong_chuc_phuong_tren_dia_ban_qua.pdf