Tóm tắt Luận văn Chất lượng thanh tra viên ở tỉnh Quảng Nam

Kiến thức về ngoại ngữ, tin học của đội ngũ thanh tra viên còn

khá thấp. Tỷ lệ thanh tra viên có trình độ đại học ngoại ngữ và tin học

chiếm tỷ lệ rất thấp (đại học ngoại ngữ chiếm 2,5%, đại học tin học

chiếm 0,6%), cho thấy nhiều thanh tra viên tỉnh Quảng Nam có trình

độ ngoại ngữ, tin học là chưa cao so với yêu cầu hiện nay.

- Ngành Thanh tra tỉnh Quảng Nam chưa có lực lượng thanh tra

viên ổn định và chuyên nghiệp. Trình độ và năng lực của thanh tra

viên chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập về nhiều mặt

như tri thức và năng lực thực thi nhiệm vụ cũng như khả năng vận

dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác còn rất hạn chế. Số

thanh tra viên đào tạo mới có đủ trình độ chuyên môn nhưng lại thiếu

kinh nghiệm và ứng xử trong lĩnh vực thanh tra. Chất lượng thanh tra

viên về trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ giữa các sở, ban,

ngành và giữa các địa phương (cấp huyện) với nhau cũng như giữa

cấp tỉnh với cấp huyện chưa thật sự đồng đều, trình độ năng lực thực

tế chưa tương xứng với văn bằng

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Chất lượng thanh tra viên ở tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và có trang phục riêng. 1.2. Khái niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng thanh tra viên 1.2.1. Khái niệm chất lượng thanh tra viên Chất lượng thanh tra viên là tổng hợp các yếu tố về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ, năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng phối hợp công tác, mức độ và khả năng hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao của mỗi thanh tra viên. Chất lượng thanh tra viên là thành tố chủ yếu tạo nên chất lượng đội ngũ thanh tra viên. 1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng thanh tra viên Để đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng thanh tra viên là một việc làm khó, nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến tất cả các khâu theo sau trong công tác cán bộ. Đánh giá đúng nó có tính quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, giúp phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm nâng cao năng lực và hiệu quả công tác cán bộ. Nếu đánh giá không đúng tất yếu việc sử dụng không chuẩn làm hạn chế năng lực, mất niềm tin của cán bộ và nhân dân; ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Để việc đánh giá được thực hiện có hiệu quả cần dựa trên những tiêu chí cụ thể phản ánh chất lượng thanh tra viên. Có rất nhiều tiêu chí, yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thanh tra viên, trong phạm vi đề tài này, tác giả xin đề cập đến một số tiêu chí cơ bản sau: 1.2.2.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống 1.2.2.2. Năng lực 1.2.2.3. Trình độ và kinh nghiệm (thâm niên) công tác, kỹ năng phối hợp trong công tác 1.2.2.4. Mức độ và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra viên và yêu cầu đối với nâng cao chất lượng thanh tra viên 1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra viên 1.3.1.1. Các quy định và thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn thanh tra viên, các quy định về quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức thanh tra. 1.3.1.2. Yếu tố về yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan thanh tra 1.3.1.3. Yếu tố về tổ chức, điều hành, quản lý của các cơ quan thanh tra 1.3.1.4. Yếu tố về điều kiện hoạt động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thanh tra viên 1.3.1.5. Yếu tố tự rèn luyện, phấn đấu của mỗi thanh tra viên 1.3.2. Yêu cầu đối với nâng cao chất lượng thanh tra viên Một là, nâng cao chất lượng thanh tra viên phải đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính; Hai là, nâng cao chất lượng thanh tra viên phải đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham nhũng của từng cơ quan thanh tra; Ba là, nâng cao chất lượng thanh tra viên phải đi đôi với đảm bảo số lượng, cơ cấu hợp lý, phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và đặc điểm tình hình, điều kiện của từng cơ quan thanh tra theo cấp, ngành, lĩnh vực Bốn là, nâng cao chất lượng thanh tra viên phải được đặt trong tổng thể nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức nói chung trong từng địa phương, từng ngành, từng đơn vị theo mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính do Đảng và Nhà nước đề ra. Tiểu kết chương 1 Trong chương này, tác giả tập trung vào việc nghiên cứu, tìm hiểu một số vấn đề lý luận cơ bản nhất về chất lượng thanh tra viên kết hợp với việc nghiên cứu các văn bản pháp luật của Việt Nam có liên quan đến lĩnh vực thanh tra và kiến thức, kinh nghiệm công tác của chính bản thân để trên cơ sở đó hệ thống hóa các lý thuyết vừa nêu trên và đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng thanh tra viên. Hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thanh tra viên. Tác giả cũng đã trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra viên và yêu cầu đối với nâng cao chất lượng thanh tra viên để cùng với các tiêu chí đánh giá chất lượng thanh tra viên làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng thanh tra viên ở tỉnh Quảng Nam trong các chương tiếp theo. Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TRA VIÊN Ở TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát chung về tỉnh Quảng Nam, về các cơ quan thanh tra và thanh tra viên ở tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Khái quát chung về tỉnh Quảng Nam Năm 1997, tỉnh Quảng Nam chính thức tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi và 9 thành phố, huyện, thị xã, đồng bằng. Trong năm 2016, mặc dù vẫn còn một số khó khăn, hạn chế nhưng tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam tiếp tục có những chuyển biến tích cực, kết quả đạt được khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế, lao động chuyển dịch theo hướng tích cực; sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ổn định và phát triển, thu nội địa tăng cao; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí. Với đặc điểm về điều kiện địa lý, tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của Quảng Nam vừa là tiềm năng vừa là thách thức đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế, văn hóa - xã hội có bước phát triển và quốc phòng - an ninh được đảm bảo. 2.1.2. Khái quát thực trạng về tổ chức và hoạt động các cơ quan thanh tra ở tỉnh Quảng Nam Ngay sau khi tỉnh Quảng Nam được tái lập, Thanh tra tỉnh Quảng Nam được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 02/01/1997. Hiện nay, hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước ở tỉnh Quảng Nam gồm Thanh tra tỉnh, 18 đơn vị thanh tra cấp huyện và 17 đơn vị thanh tra cấp sở, ban, ngành (không tính thanh tra Công an tỉnh, thanh tra Bộ chỉ huy quân sự tỉnh). Với hệ thống các cơ quan thanh tra nêu trên, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng của toàn ngành Thanh tra tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2016 đã đạt được nhiều kết quả khá quan trọng. Cụ thể như sau: - Công tác thanh tra: + Thanh tra hành chính: toàn ngành đã triển khai được 821 cuộc thanh tra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, vượt kế hoạch đề ra. + Thanh tra chuyên ngành: Giai đoạn từ năm 2011 - 2016, toàn ngành thanh tra đã tổ chức thực hiện 13.983 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 50.708 cá nhân, tổ chức. Qua công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đã phát hiện và xử lý nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm. - Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo: Giai đoạn từ năm 2011-2016, toàn ngành thanh tra đã giải quyết 3.646/3970 vụ khiếu nại, đạt tỷ lệ 91,8% và 264/313 vụ tố cáo, đạt tỷ lệ 84,3%. Kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo cho thấy có vụ việc khiếu nại, tố cáo đúng; có vụ việc khiếu nại, tố cáo sai; có vụ việc khiếu nại, tố cáo có đúng có sai. - Công tác phòng, chống tham nhũng: Toàn ngành đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra kinh tế - xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo gắn với công tác phòng, chống tham nhũng. Qua kết quả thanh tra đã phát hiện 04 vụ/09 người có dấu hiệu tham nhũng với số tiền 570,875 triệu đồng, đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước 355,98 triệu đồng, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng 01 vụ và chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 01 vụ. Bên cạnh những kết quả như vừa nêu trên, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2016 vẫn còn những hạn chế, tồn tại nhất định như: Có địa phương chậm triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, một số cuộc thanh tra còn kéo dài thời gian thực hiện, chưa đảm bảo tiến độ; chưa thực hiện việc thẩm định báo cáo kết luận thanh tra và thực hiện các cuộc thanh tra lại. Hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua công tác thanh tra chưa cao, phát hiện nhiều sai phạm, nhưng phát hiện tham nhũng còn ít. Một số đơn vị, địa phương chưa chú trọng đúng mức đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 2.1.3. Khái quát thực trạng thanh tra viên ở tỉnh Quảng Nam (số liệu tính đến tháng 12 năm 2016) 2.1.3.1. Số lượng, cơ cấu thanh tra viên trong từng cơ quan thanh tra của toàn ngành Thanh tra tỉnh Quảng Nam (bảng 2.1). 2.1.3.2. Cơ cấu thanh tra viên toàn ngành Thanh tra tỉnh Quảng Nam Tính đến năm 2016, tổng số cán bộ, công chức toàn ngành thanh tra tỉnh Quảng Nam là 259 người, thanh tra viên chiếm 159 người, đạt tỷ lệ 61,4%. Cơ cấu thanh tra viên toàn ngành Thanh tra tỉnh Quảng Nam được thể hiện cụ thể ở biểu đồ 2.2 và 2.3. 2.1.3.3. Đặc điểm thanh tra viên tỉnh Quảng Nam Ngoài năm đặc điểm chung đã nêu ở mục 1.1.3, Thanh tra viên tỉnh Quảng Nam còn có những đặc điểm riêng như sau: - Thứ nhất, lực lượng thanh tra viên tỉnh Quảng Nam được hình thành từ nhiều nguồn như bộ đội chuyển ngành sau giải phóng, cán bộ địa phương và tuyển dụng mới,những năm gần đây, trải qua thử thách và rèn luyện, lực lượng thanh tra viên đã từng bước trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng, có sự kế thừa ba độ tuổi. - Thứ hai, lực lượng thanh tra viên ở tỉnh Quảng Nam hầu hết xuất thân từ quê hương tỉnh Quảng Nam, giàu truyền thống cách mạng, được thừa hưởng truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất, dũng cảm trong đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước, hun đúc tinh thần và ý chí phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Thứ ba, xuất thân từ quê hướng Quảng Nam, một tỉnh miền Trung còn nghèo, thường phải chịu nhiều thiên tai lũ lụt nặng nề nên thanh tra viên ở tỉnh Quảng Nam có tinh thần chịu đựng gian khổ, biết kiên trì vượt qua mọi khó khăn, luôn giữ vững miền tin, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, được nhân dân tin yêu. 2.2. Chất lượng thanh tra viên ở tỉnh Quảng Nam - Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân: 2.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân 2.2.1.1. Ưu điểm Thứ nhất, về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống: Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2016, lực lượng thanh tra viên tỉnh Quảng Nam luôn ứng xử theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của nghề thanh tra, không vi phạm các điều đảng viên, cán bộ, công chức nói chung và những điều thanh tra viên không được làm nói riêng. Kết quả kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) cho thấy không có thanh tra viên suy thoái về tư tưởng chính tri, đạo đức, lối sống; không có tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ ở các cơ quan thanh tra. Thứ hai, về năng lực: Năng lực của thanh tra viên ở tỉnh Quảng Nam được thể hiện rõ nét ở kết quả công tác của toàn ngành Thanh tra trên tất cả các mặt công tác như quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng của giai đoạn 2011- 2016. Thứ ba, về trình độ đào tạo và kinh nghiệm công tác, kỹ năng phối hợp trong công tác: - Về trình độ đào tạo: Trong năm 2016, số thanh tra viên có trình độ trên đại học là 17 trên tổng số 159 thanh tra viên chiếm 11,3% và chiếm 6,5% so với 259 cán bộ, công chức ngành thanh tra. Điều này được thể hiện ở biểu đồ 2.3. - Trình độ lý luận chính trị: Năm 2016, toàn Ngành có tổng cộng 159 thanh tra viên. Trong đó có 70 thanh tra viên có trình độ cử nhân, cao cấp chiếm tỷ lệ 44%; có 54 thanh tra viên có trình độ trung cấp, chiếm tỷ lệ 34%. Điều này được thể hiện ở biểu số 2.4. Theo số liệu trên và đối chiếu với tiêu chuẩn của thanh tra viên theo Nghị định 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra cho thấy tỉnh Quảng Nam đã quan tâm lớn đến việc đào tạo trình độ lý luận chính trị cho lực lượng thanh tra viên đáp ứng yêu cầu của công việc và trước yêu cầu của tình hình mới. - Trình độ ngoại ngữ, tin học: Năm 2016, ngành Thanh tra tỉnh Quảng Nam có 04 thanh tra viên có bằng đại học ngoại ngữ, chiếm 2,5 % tổng số thanh tra viên trên địa bàn; 155 thanh tra viên có chứng chỉ ngoại ngữ (hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc nếu công tác ở vùng có người dân tộc thiểu số), chiếm 97,5% tổng số thanh tra viên trên địa bàn; 1 thanh tra viên có bằng đại học tin học, chiếm 0,6 % tổng số thanh tra viên trên địa bàn; 158 thanh tra viên có chứng chỉ tin học, chiếm 99,4% tổng số thanh tra viên trên địa bàn. Cụ thể được thể hiện ở biểu đồ 2.5. Theo số liệu trên, tất cả thanh tra viên có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng được theo tiêu chuẩn quy định hiện tại của ngạch thanh tra. Với trình độ ngoại ngữ, tin học như vậy thì bước đầu đáp ứng được yêu cầu của công việc. - Kinh nghiệm công tác (được đo bằng thâm niên công tác): Năm 2016, toàn ngành Thanh tra có 159 thanh tra viên, trong đó có 31 thanh tra viên với thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm 19,5%, có 70 thanh tra viên với thâm niên từ 5 năm đến 10 năm, chiếm 44%; có 40 thanh tra viên với thâm niên công tác từ 11 năm đến 20 năm, chiếm 25,2%, có 18 thanh tra viên với thâm niên công tác trên 20 năm, chiếm 11,3% (xem biểu đồ 2.6). Qua phân tích số liệu cho thấy tỷ lệ thâm niên công tác của thanh tra viên như vậy là tương đối hợp lý, với cơ cấu này thanh tra viên tỉnh Quảng Nam đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công việc. Nhóm thanh tra viên có thâm niên công tác dưới 5 năm lớn hơn nhóm thanh tra viên thâm niên công tác trên 20 được xem là hợp lý, đảm bảo đủ để thay thế cho nhóm thanh tra viên có thâm niên công tác trên 20 năm đến tuổi nghỉ hưu kể cả khi nhóm thanh tra viên có thâm niên công tác dưới 5 năm được thuyên chuyển, điều động sang vị trí công tác khác thì vẫn không sợ bị thiếu hụt lực lượng kế cận để thực thi nhiệm vụ. - Kỹ năng phối hợp trong công tác: Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2016, kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng cũng như quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt được những kết quả quan trọng như đã nêu ở mục 2.1.2, được các cấp, các ngành đánh giá cao và nhân dân đồng tình ủng hộ. Để đạt được những kết quả như vậy, có rất nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân xuất phát từ kỹ năng phối hợp trong công tác của lực lượng thanh tra viên. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, lực lượng thanh tra viên ở tỉnh Quảng Nam đã phát huy tính chủ động sáng tạo, linh hoạt trước những tình huống phát sinh; phối hợp tốt trong tổ chức công việc, trong từng hoạt động tác nghiệp và làm việc theo nhóm, đoàn thanh tra. * Cơ cấu giới tính thanh tra viên ngành thanh tra tỉnh Quảng Nam tính đến năm 2016: Mặc dù trong các tiêu chuẩn đặt ra cho thanh tra viên cũng như trong các văn bản pháp luật chưa có đề cập đến nội dung về cơ cấu giới tính nhưng thực tế đặc thù của yêu cầu công tác thanh tra thì cơ cấu giới cũng là một nội quan trọng, có sự ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả công việc. Nhìn vào Biểu đồ 2.7 và Phụ lục 4 ta thấy, tổng số thanh tra viên nữ là 46/159 người, chiếm 28,9% tổng số thanh tra viên. Tỷ lệ thanh tra viên nữ so với nam chiếm 40,7%. Như vậy, tỷ lệ cơ cấu giới tính tương đối hợp lý vì do đặc thù của ngành Thanh tra thường xuyên đi công tác trên địa bàn rộng, đường đi xa, khó khăn nhất là đối với một số huyện miền núi cao như Nam Trà My, Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang; có đoàn làm việc tại cơ sở phải ở lại nhiều ngày nên thanh tra viên nữ đi làm xa có phần hạn chế so với nam. * Cơ cấu độ tuổi thanh tra viên ngành thanh tra tỉnh Quảng Nam tính đến năm 2016: Cũng giống như cơ cấu giới tính, cơ cấu độ tuổi thanh tra viên chưa được đề cập đến trong các quy định pháp luật của ngành thanh tra. Tuy nhiên, đây là một trong những tiêu chí cần phải được xem xét vì nó liên quan rất nhiều đến đặc thù công việc của ngành thanh tra nói chung và của chất lượng thanh tra viên nói riêng. Nhìn vào Biểu đồ 2.8 ta thấy tỷ lệ về cơ cấu độ tuổi của thanh tra viên như vậy là hợp lý. Thanh tra viên có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 9,4% là điều hiển nhiên vì cán bộ, công chức thanh tra từ khi tuyển dụng vào thì phải trải qua một thời gian công tác khoảng từ 3 - 5 năm mới được tạo điều kiện đi học nghiệp vụ về thanh tra viên và nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, theo đó Nghị định 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra cũng có quy định cụ thể về điều kiện thời gian công tác để được xem xét, bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên. Tỷ lệ về cơ cấu thanh tra viên có độ tuổi từ 30 - 50 tuổi và độ tuổi từ 51 - 60 được xem như là “cơ cấu vàng” của ngành thanh tra, bởi vì đây là hai độ tuổi mà thanh tra viên vừa đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ năng tốt, vừa có bề dạy kinh nghiệm trong công tác. Thanh tra viên có độ tuổi từ 30-50, chiếm tỷ lệ (62,9%) cao hơn nhiều so với thanh tra viên có độ tuổi từ 51-60 tuổi (27,7%) cũng là một ưu thế lớn, không sợ tình trạng thiếu hụt lực lượng thanh tra viên có chất lượng khi thanh tra viên có tuổi cao 51- 60 tuổi về nghỉ hưu. Thứ tư, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao: Qua số liệu nhìn từ Biểu đồ 2.9 cho ta thấy, từ năm 2011 - 2015 tất cả thanh tra viên được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Riêng năm 2016, có một trường hợp bị đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và số lượng thanh tra viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có giảm hơn so với năm 2014 và năm 2015 mặc dù tổng số thanh tra viên có tăng, lý do là trong năm 2016 tỉnh Quảng Nam đã ban hành mới quy định về công tác xét duyệt và công nhận sáng kiến. Vì vậy, trong năm 2016 công tác xét duyệt sáng kiến của các cơ quan trên địa bàn tỉnh được tiến hành chặt chẽ và thực chất hơn nên số lượng sáng kiến của thanh tra viên năm 2016 ít hơn năm 2014 và năm 2015 và kết quả là số lượng thanh tra viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng giảm tương ứng với số lượng sáng kiến của thanh tra viên. Nhìn chung, số lượng thanh tra viên được đánh giá ở mức độ hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ có tăng nhẹ theo sự gia tăng của tổng số thanh tra viên. Số lượng thanh tra viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ luôn cao hơn so với nhiều so với số lượng thanh tra viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. 2.2.1.2. Nguyên nhân ưu điểm - Đức tính đặc trưng của người Quảng Nam; đa dạng hóa các phương thức học tập và hình thức đào tạo. - Sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan thanh tra. - Thanh tra Chính phủ và Trường Cán bộ Thanh tra trong thời gian qua đã rất quan tâm, tạo điều kiện về đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thanh tra của tỉnh. - Vai trò, uy tín, sự ảnh hưởng, sự quan tâm toàn diện về các mặt của lãnh đạo Thanh tra tỉnh và thủ trưởng các cơ quan thanh tra đối với thanh tra viên. - Sự phát huy truyền thống cách mạng và ý thức vươn lên, chịu khó học tập, tu dưỡng, rèn luyện của thanh tra viên . 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.2.2.1. Hạn chế: - Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước đang có những diễn biến phức tạp, mặt trái của cơ chế thị trường tác động đã phần nào ảnh hưởng đến một số thanh tra viên, đã có giảm sút ý chí phấn đấu, tinh thần trách nhiệm trong công tác chưa cao, có thái độ và hành vi lười học tập, nghiên cứu dẫn đến hiệu quả công tác thấp chưa đáp ứng yêu cầu công việc. - Tính đến năm 2016, trong tổng số 259 cán bộ, công chức thanh tra nói chung và 159 thanh tra viên nói riêng thì trong đó chỉ có 17 thanh tra viên có trình độ đào tạo chuyên môn sau đại học. Con số này còn quá khiêm tốn so với yêu cầu ngày càng cao của công việc, công tác thanh tra đòi hỏi phải hiểu biết sâu về nhiều lĩnh vực nhưng số cán bộ giỏi và chuyên gia còn thiếu. - Kiến thức về ngoại ngữ, tin học của đội ngũ thanh tra viên còn khá thấp. Tỷ lệ thanh tra viên có trình độ đại học ngoại ngữ và tin học chiếm tỷ lệ rất thấp (đại học ngoại ngữ chiếm 2,5%, đại học tin học chiếm 0,6%), cho thấy nhiều thanh tra viên tỉnh Quảng Nam có trình độ ngoại ngữ, tin học là chưa cao so với yêu cầu hiện nay. - Ngành Thanh tra tỉnh Quảng Nam chưa có lực lượng thanh tra viên ổn định và chuyên nghiệp. Trình độ và năng lực của thanh tra viên chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập về nhiều mặt như tri thức và năng lực thực thi nhiệm vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác còn rất hạn chế. Số thanh tra viên đào tạo mới có đủ trình độ chuyên môn nhưng lại thiếu kinh nghiệm và ứng xử trong lĩnh vực thanh tra. Chất lượng thanh tra viên về trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ giữa các sở, ban, ngành và giữa các địa phương (cấp huyện) với nhau cũng như giữa cấp tỉnh với cấp huyện chưa thật sự đồng đều, trình độ năng lực thực tế chưa tương xứng với văn bằng. - Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận thanh tra viên còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới, tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao; số lượng chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài; nguy cơ hẫng hụt giữa các thế hệ thanh tra viên vẫn tiềm ẩn nếu như các cơ quan thanh tra không có lực lượng thanh tra viên ổn định do việc điều động, luân chuyển thanh tra viên sang lĩnh vực công tác khác. Một thực tế nữa cho thấy rằng vẫn còn tình trạng thiếu lực lượng thanh tra viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao đặc biệt là thanh tra ở các huyện miền núi. - Trong thực tế, ngành Thanh tra có nhu cầu về nhân lực nhưng khó tuyển dụng nhất là ở tuyến huyện miền núi, vì thế nên việc sử dụng cán bộ, công chức trái ngành nghề vẫn còn xảy ra, chưa phát huy hết năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức và ít nhiều còn gặp khó khăn khi thực thi nhiệm vụ. - Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nói chung và thanh tra viên nói riêng đang đứng trước những khó khăn rất lớn về kỹ năng phối hợp trong công tác. Ở tỉnh Quảng Nam còn có hiện tượng chậm chễ hoặc không giải quyết thoả đáng về các vấn đề bức xúc của người dân hoặc các tổ chức, đơn vị mà việc quy trách nhiệm để xử lý thuộc về ai lại rất khó xác định. Kỹ năng phối hợp trong công tác vẫn còn một số hạn chế nhất định. Quá trình ra quyết định hành chính trong các cơ quan quản lý nhà nước còn mất nhiều thời gian, nhiều văn bản pháp quy còn chồng chéo, trùng lặp nên khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ; nghiệp vụ kỹ thuật hành chính còn yếu, một bộ phận thanh tra viên không hiểu rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và các mối quan hệ phải thực hiện trong công việc cũng như không nắm chắc các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính cơ quan mình và thẩm quyền của chính thanh tra viên nhất là đối với lực lượng thanh tra viên chuyên ngành. Có thể nhận định rằng, chất lượng thanh tra viên ở tỉnh Quảng Nam hiện nay xét cả về chất lượng, số lượng, cơ cấu còn một số mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế: - Do tác động mặt trái của cơ chế thị trường và sự phá hoại của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam. - Công tác tuyển dụng chưa khoa học, bài bản và hiệu quả mang lại chưa cao mà trong đó có nguyên nhân là do các văn bản về công tác tuyển dụng cán bộ, công chức của ngành Thanh tra còn thiếu đã tạo nên những bất cập cơ bản, thiếu sự thống nhất và đồng bộ trong toàn Ngành. Do phụ thuộc vào chỉ tiêu biên chế được cấp trên giao, nên việc tuyển dụng của Ngành hầu hết áp dụng các hình thức tuyển dụng theo quy định chung, vẫn còn hiện tượng “giải quyết” mối quan hệ quen biết giới thiệu nên việc tuyển dụng cán bộ, công chức mặc dù có công khai nhưng thực chất việc làm này còn mang tính hình thức, chưa thu hút được người có trình độ cao vào Ngành. Vì vậy, thực chất vẫn còn một số ít thanh tra viên chưa phát huy được năng lực, chưa đáp ứng yêu cầu của công việc được giao, - Vẫn còn tình trạng, một số cơ quan, đơn vị làm công tác tuyển dụng cán bộ, công chức thanh tra không theo quy trình chặt chẽ, khách quan dẫn tới chất lượng được tuyển dụng không đáp ứng yêu cầu công tác. - Chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ cho thanh tra viên không khuyến khích và thu hút được người vào làm, nhất là những chuyên ngành đang cần như: kỹ sư xây dựng, tài chính tín dụng, thị trường chứng khoán, đầu tư nước ngoài, - Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn chậm được đổi mới, nặng về lý thuyết, đào tạo chưa gắn với sử dụng, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, hình thức, nội dung và một số vấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_chat_luong_thanh_tra_vien_o_tinh_quang_nam.pdf
Tài liệu liên quan