Kiểm soát chặt chẽ sự tuân thủ quy trình tín dụng cũng được coi là
một biện pháp thuộc nhóm phòng ngừa tích cực, tức là mang ý nghĩa dài
hạn trong quá trính từng bước nâng cao chất lượng cho vay. Như chúng ta
đã biết, chính sách tín dụng thông thường đã thể hiện một cách tổng quát
quy trình tín dụng, tuy nhiên mỗi ngân hàng đều xây dựng quy trình tín
dụng với những quy định cụ thể hơn từ khâu lập đơn xin vay đến thu hồi
hết nợ gốc, lãi.
Việc tuân thủ quy trình cho vay có ý nghĩa rất quan trọng trong quá
trình đưa ra phán quyết cho vay bởi Quy trình cho vay là tổng hợp các
nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây
dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ
sơ xin vay đến khi chấm dứt quan hệ cho vay. Đây là quá trình bao gồm
nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn theo một trật tự nhất định, có
quan hệ chặt chẽ gắn bó với nhau. Quy trình cho vay hướng dẫn cán bộ tín
dụng và nhân viên các bộ phận khác có liên quan thực hiện cho vay nhằm
đạt được độ an toàn và hiệu quả cao nhất.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Mỹ Hào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng.
- Thứ ba, ngân hàng cho vay đối với những dự án khả thi, có hiệu quả
và có khả năng hoàn trả nợ. Nhờ đó, ngân hàng mới có được lợi nhuận từ
việc cho vay.
1.2.3. Hình thức cho vay
a. Theo thời hạn sử dụng tiền vay của người vay.
- Cho vay trung hạn:
- Cho vay dài hạn:
b. Theo mục đích cho vay:
Cho vay bất động sản:
Cho vay công nghiệp và thương nghiệp:
Cho vay nông nghiệp:
Cho vay tiêu dùng:
c. Theo tính chất tài sản bảo đảm (mức độ tín nhiệm của khách hàng):
- Cho vay có bảo đảm:
- Cho vay không có bảo đảm:
d. Phân loại theo phương thức cho vay:
+ Cho vay từng lần:
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng:
+ Cho vay theo dự án đầu tư:
6
+ Cho vay hợp vốn:
+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
+ Cho vay qua hạn mức thấu chi:
+ Các phương thức cho vay khác:
1.3 Chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
1.3.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng
Quan niệm về chất lượng tín dụng có sự thay đổi theo thời gian và ngày
càng được mở rộng một cách thấu đáo trên nhiều khía cạnh. Lúc đầu, chất
lượng tín dụng chỉ bó hẹp trong khái niệm an toàn tín dụng, tức là nó phản
ánh mức tổn thất phát sinh trực tiếp từ rủi ro đối với các khoản vay của Ngân
hàng. Chất lượng cho vay Ngân hàng được coi là cao khi có ít các khoản cho
vay xấu, thiệt hại từ các khoản cho vay đó là nhỏ. Một khoản cho vay được
coi là có chất lượng nếu nó được hoàn trả theo đúng hợp đồng. Hiện nay, việc
đánh giá chất lượng cho vay đã được đứng trên nhiều khía cạnh hơn. Chất
lượng cho vay được xác định bằng tổng thể tất cả các tiêu chí, cả trừu tượng
lẫn cụ thể và việc đánh giá chúng cũng có sự linh động nhất định. Mỗi khoản
cho vay của NHTM khi được tài trợ ra nền kinh tế đều ảnh hưởng đến các
bên có liên quan. Cụ thể, đó là khách hàng- người đi vay, Ngân hàng - người
cho vay và bên thứ ba - đó là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Như vậy,
chất lượng cho vay phải được căn cứ vào mức độ thỏa mãn của các bên có
liên quan, đó là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng, là sự bảo đảm tồn tại
phát triển của Ngân hàng và là sự phát triển của kinh tế xã hội.
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng
thương mại
1.3.2.1 Các chỉ tiêu định lượng:
1.3.2.2 Các Chỉ tiêu định tính
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng của
ngân hàng thương mại
1.3.3.1 Những nhân tố chủ quan
1.3.3.2 Những nhân tố khách quan
1.3.3.3 Các nhân tố khác.
7
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng hàng đầu, là nguồn thu
nhập chính của NHTM. Vì thế, hoạt động tín dụng có tác động to lớn đến
chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, chất lương tín
dụng đảm bảo là yêu cầu mà các nhà quản trị ngân hàng phải đề cao
nghiên cứu. Với mục tiêu nghiên cứu về chất lượng động tín dụng, tác giả
đã làm rõ về mặt nội dung chất lượng hoạt động tín dụng, các công cụ,
biện pháp quản lý để làm cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động
tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh Mỹ Hào tiếp tục được trình bày ở chương 2.
Trong chương này chủ yếu nghiên cứu một số những vấn đề lý luận cơ
bản về chất lượng tín dụng của NHTM , đưa ra một số các quan điểm, tiêu
chí đánh giá về chất lượng tín dụng của NHTM
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH MỸ HÀO
2.1 Khái quát hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Mỹ Hào
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển, mô hình tổ chức của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Mỹ Hào
2.1.2 Kết quả hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Mỹ Hào
2.1.2.1 Công tác huy động vốn
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2016 (cả nội tệ và ngoại tệ quy đổi) là
3.082 tỷ đồng và tăng đều qua các năm.
8
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Mỹ Hào giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tốc
độ
tăng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tốc độ
tăng
(%)
1. Nguồn vốn
huy động
1,905 84% 2,355 86% 24% 2,943 95.5% 25.0%
2. Vốn TĐT 5 0% 3 0.1% -40% 2 0.1% -33.3%
3. Vốn vay
cấp trên
353 16% 373 14% 6% 137 4.4% -63.3%
Tổng nguồn
vốn
2,263 2,731 21% 3,082 13%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2014-2016)
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Mỹ Hào giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
So sánh
2015/2014 2016/2015
1. Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ
Nội tệ 1,838 2,290 2,897 452 607
Ngoại tệ quy đổi 67 65 46 -2 -19
2. Nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế
Dân cư 1,735 2,230 2,649 495 419
TCKT 169 125 294 -44 169
Khác 1 0 0 -1 0
3. Tỷ trọng tiền gửi dân cư /Tổng nguồn vốn huy động
91% 95% 90%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2014-2016)
Kết quả huy động vốn ngoại tệ năm 2016 giảm mạnh so năm 2015 là
do quy định của NHNN Việt nam giảm lãi suất huy động đưa lãi suất huy
9
động về 0%; bên cạnh đó tỷ giá USD/VND cũng tương đối ổn định. Do đó
tâm lý khách hàng muốn rút tiền USD gửi VNĐ tăng cao.
2.1.2.2 Công tác sử dụng vốn
Công tác sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Mỹ Hào chủ yếu để cho vay phát triển kinh tế tại địa phương, không
tham gia các hoạt động đầu tư tài chính khác. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Mỹ Hào giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
I. Tiền mặt và chứng từ có giá 55 60 65
II. Các khoản đầu tư 0 0 0
1. Tiền gửi tại NHNN 0 0 0
2. Tiền gửi và CV các TCTD 40 45 49
3.Chứng khoán đầu tư 0 0 0
III. Gửi vốn tại NHNo&PTNT
VN
0 0 0
IV. Cho vay nền kinh tế 2,168 2,626 2,968
Tổng cộng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2014-2016)
2.1.2.3 Các hoạt động khác
2.2 Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt nam, chi nhánh Mỹ Hào
2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt nam, chi nhánh Mỹ Hào.
Bảng 2.4: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Mỹ Hào giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh
SCK
Tỷ
trọng
SCK
Tỷ
trọng
SCK
Tỷ
trọng
2015/
2014
2016/
2015
Tổng dư nợ 2,168 2,626 2,968 458 342
Dư nợ ngắn hạn 1,800 83.0% 2,047 78.0% 2,455 82.7% 247 408
Dư nợ trung hạn 256 11.8% 473 18.0% 503 16.9% 217 30
Dư nợ dài hạn 112 5.2% 106 4.0% 10 0.3% (6) (96)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2014-2016)
10
Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng
qua các năm, chủ yếu là tăng dư nợ ngắn hạn, giảm dần tỷ trọng dư nợ cho
vay trung dài hạn. Sự dịch chuyển cơ cấu về thời hạn các khoản nợ vay này
đối với chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Hào trong giai đoạn hiện nay thực sự
chưa phù hợp. Vì hiện nay Chi nhánh đang huy động được một nguồn vốn
tương đối ổn định từ dân cư và là nguồn vốn trên 12 tháng. Trong khi chi
nhánh phải trả chi phí huy động ở mức lãi suất cao thì lại cho vay ngắn hạn
với lãi suất thấp. Tuy điều này giúp chi nhánh tăng khả năng thanh khoản
nhưng sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh .
2.2.2 Phân tích chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Mỹ Hào
Qua các phân tích sơ lược ở trên ta có thể đánh giá được một phần
chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Mỹ Hào.Tuy nhiên để tìm hiểu rõ hơn chất lượng tín dụng ta sẽ đi vào
phân tích chất lượng tín dụng theo các chỉ tiêu sau:
2.2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng
a/ Tổng dư nợ và tỷ lệ tăng trưởng.
Bảng 2.5: Doanh số cho vay, thu nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt nam, chi nhánh Mỹ Hào giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: tỷ đổng
Chỉ tiêu
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
2015/2014 2016/2015
Doanh số cho vay 4,769 4,989 5,590 4.61% 12.05%
Doanh số thu nợ ,663 4,531 5,248 23.70% 15.82%
Tổng dư nợ ,168 2,626 2,968 21.13% 13.02%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2014-2016)
11
Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay, thu nợ, tổng dƣ nợ của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Mỹ Hào giai đoạn 2014-2016.
Bảng 2.6: Dƣ nợ phân theo thời hạn và loại hình khách hàng của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh
Mỹ Hào giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Theo loại hình KH
- Cá nhân và HGD 849 39.2% 987 37.6% 1,200 40.4%
- Doanh nghiệp 1,319 60.8% 1,639 62.4% 1,768 59.6%
Theo thời hạn
+ Ngắn hạn 1,800 83.0% 2,046 77.9% 2,455 82.7%
+ Trung hạn 368 17.0% 580 22.1% 512 17.3%
Tổng dƣ nợ 2,168 2,626 2,968
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2014-2016)
Qua số liệu cho thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm
phần lớn trong tổng dư nợ và chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Dư nợ cho vay
doanh nghiệp không ngừng tăng lên trong 3 năm qua. Nguyên nhân của
việc tăng trưởng dư nợ tập trung vào đối tượng doanh nghiệp là do địa bàn
hoạt động của chi nhánh nằm tại khu công nghiệp và các nhu cầu vốn tín
-
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Tổng dư nợ
12
dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trên địa bàn thấp hơn các khu
vực khác trên phạm vi toàn tỉnh. Với những kết quả đã đạt được, chi nhánh
đã triển khai thực hiện rất nhiều giải pháp như tìm kiếm khách hàng mới,
nâng cao chất lượng thẩm định, vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất cho vay
đối với từng đối tượng khách hàng, thay đổi phong cách phục vụ khách
hàng, xếp loại khách hàng theo các tiêu chí của NHNo Việt Nam, tuân thủ
quy trình cho vay, thực hiện đầu tư có chọn lọc, thường xuyên thực hiện
công tác giáo dục tư tưởng cán bộ tín dụng...
b/ Tỷ lệ thu lãi (%)
Bảng 2.7: Tỷ lệ thu lãi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Mỹ Hào giai đoạn 2014-2016.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
Lãi đã thu 183 205 221 22 16
Lãi phải thu 230 245 280 15 35
Tỷ lệ thu lãi (%) 80% 84% 79%
Tỷ lệ thu lãi của chi nhánh Mỹ Hào trong 3 năm qua đều ở mức chưa
cao (dưới 90%), đây là một mức thấp trong tình hình kinh doanh hiện nay.
Cuối mỗi năm tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Mỹ Hào luôn có báo
cáo tổng kết tài chính để tổng kết những kết quả đạt được trong năm cũ và
hoạch định kế hoạch tài chính trong năm tiếp theo. Việc thực hiện những
chỉ tiêu tài chính trong kế hoạch luôn được Ban lãnh đạo cũng như cán bộ
trong chi nhánh sát sao và thực hiện những chỉ tiêu trong kế hoạch tài
chính đã được đề ra. Chi nhánh đã thực hiện thu lãi trong những năm qua
khá tốt nhưng chưa tận thu triệt để, vẫn còn lãi sót, lãi đọng. Mặt khác số
liệu trên chỉ thể hiện tỷ lệ thu lãi trên cơ sở của dư nợ nội bảng. Trên thực
tế phần lãi đọng của các khoản nợ ngoại bảng còn khá lớn do vậy nếu tính
cả phần lãi đọng ngoại bảng thì tỷ lệ thu lãi tại chi nhánh vẫn là con số khá
thấp. Qua biểu đồ 2.2 ta có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ thu lãi trong năm
2016 đã có dấu hiệu chững lại. Đây là một chỉ báo cho việc chất lượng
hoạt động cho vay của chi nhánh có chiều hướng không tốt. Hiện tại chi
nhánh chưa áp dụng giao khoán chỉ tiêu thu lãi theo tháng, quý cho cán bộ
13
tín dụng, việc đó cũng dẫn tới tình trạng cán bộ tín dụng chưa sát sao trong
việc thu lãi hàng tháng dẫn tới lượng lãi tồn đọng chưa thu gây lãng phí
trong việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Việc thu lãi hàng tháng cũng
giúp tình hình kiểm soát nguồn tài chính của khách hàng được sát sao hơn,
khách hàng có dấu hiệu đi xuống về tài chính được phát hiện sớm hơn do
đó chất lượng tín dụng cũng được nâng cao hơn.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ thu lãi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Mỹ Hào giai đoạn 2014-2016
c/ Phân tích chỉ tiêu nợ xấu
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Mỹ Hào giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
Nợ xấu 112 40 69 (72) 29
Tổng dư nợ 2,168 2,626 2,968 458 342
Tỷ lệ (%) 5.2% 1.5% 2.3% -3.6% 0.8%
d/ Phân tích chỉ tiêu về trích lập dự phòng rủi ro, bán nợ cho VAMC.
0
50
100
150
200
250
300
2014 2015 2016
Lãi đã thu
Lãi phải thu
14
Bảng 2.9 : Số trích lập dự phòng rủi ro cụ thể, trích lập trái phiếu
VAMC của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam, chi nhánh Mỹ Hào giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Trích lập dự phòng 56,274 32,053 77,226
Trích lập cho dự phòng trái phiếu 0 25,850 29,897
Số tiền trích lập dự phòng cụ thể 56,274 6,203 47,329
Số tiền bán nợ cho VAMC 149,489 71,800 77,734
Số tiền xử lý rủi ro 47,210 18,886 27,791
Thu nợ bán VAMC 23,620 6,364
Thu nợ xử lý rủi ro 2,313 16,126 11,350
Dư nợ bán VAMC 149,489 197,669 269,039
Dư nợ đã xử lý rủi ro 134,712 137,472 153,913
(Nguồn : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
2014-2016)
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, số thực trích lập dự phòng (đưa
vào chi phí) có sự tăng cao trong cả 3 năm và tăng mạnh vào năm 2016.
Điều này phản ánh rằng chất lượng tín dụng của chi nhánh có dấu hiệu đi
xuống, nhiều món vay bị phân loại vào nhóm nợ cao , trích lập để xử lý rủi
ro và trích lập cho các khoản nợ đã bán cho VAMC. Đây cũng là chỉ báo
báo hiệu có thể có khó khăn trong năm 2017, khi mà nền kinh tế còn có
nhiều biểu hiện bất ổn và chưa có dấu hiệu thực sự phục hồi. Việc trích lập
dự phòng tăng nhanh cũng làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của chi nhánh.
Cùng với việc trích lập dự phòng tăng, số thực xử lý rủi ro, bán nợ
cho VAMC cũng tăng nhanh. Xử lý rủi ro và bán nợ cho VAMC bản chất
là chuyển những món nợ xấu khó có khả năng thu hồi từ nội bảng ra theo
dõi và quản lý ngoại bảng trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng. Điều
này làm cho nợ xấu trong nội bảng giảm đi, nhưng nó không phản ánh rằng
chất lượng tín dụng tốt lên. Bảng số liệu chỉ ra rằng, qua các năm, số liệu
xử lý rủi ro của chi nhánh có giảm từ năm 2014 đến 2016, năm 2014 là
15
47.210 triệu, năm 2015 là 18.886 triệu, năm 2016 là 27.791 triệu. Tuy
nhiên bên cạnh đó chi nhánh phải bán nợ cho VAMC số tiền khá lớn qua
các năm, năm 2014 149.489 triệu đồng, năm 2015 71.800 triệu đồng, năm
2016 77.734 triệu đồng. Kết hợp với số dư nợ xấu nội bảng trong các năm
tương ứng ta có thế thấy: nợ xấu nội bảng và ngoại bảng năm 2014 là
396.158 triệu, năm 2015 là 375.526 triệu, năm 2016 là 491.944 triệu đồng.
Như vậy, chất lượng tín dụng của chi nhánh tuy chưa đến mức bi đát
nhưng rõ ràng là còn nhiều hạn chế, thực chất số tuyệt đối về nợ xấu và nợ
đã xử lý rủi ro, nợ bán VAMC chưa có chiều hướng giảm. Cùng với đó
công tác thu hồi nợ xử lý rủi ro cũng không tương xứng với việc xử lý rủi
ro. Việc thu hồi nợ xử lý rủi ro và nợ bán VAMC năm 2015 đạt 39.746
triệu đồng, nhưng sang năm 2016 đã giảm đi nhanh chóng. Bên cạnh yếu
tố chủ quan từ chi nhánh, cũng phải thấy rằng, do sự xấu đi nhanh chóng
của nền kinh tế, đối tượng chính bị tổn thương lại là các doanh nghiệp nhỏ
và vừa – nhóm khách hàng chủ yếu của chi nhánh – nên việc nợ xấu gia
tăng, thu nợ xử lý rủi ro gặp khó khăn trong năm 2016 là có thể lý giải
được, và thậm chí còn có thể gặp khó khăn hơn nữa trong năm 2017 nếu
không có các giải pháp tháo gỡ mạnh mẽ từ chính phủ, các bộ ngành và
bản thân các ngân hàng.
2.2.2.2 Các chỉ tiêu định tính
2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam, chi nhánh Mỹ Hào
2.3.1 Kết quả đạt được
- Doanh số cho vay, dư nợ và thu từ hoạt động tín dụng trong toàn chi
nhánh có xu hướng tăng từ năm 2014 đến nay. Tổng dư nợ tính đến thời
điểm 31/12/2016 là 2.968 tỷ, cao hơn tổng dư nợ năm 2014 là 800 tỷ. Điều
này cho thấy chi nhánh đã đáp ứng được một phần nhu cầu vốn cho nền
kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, tạo được nhiều công
ăn việc làm cho người lao động. Sự tăng trưởng về quy mô giúp Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Mỹ Hào trở thành một trong những chi
nhánh ngân hàng lớn trên địa bàn, trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, các khách hàng thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn.
16
Đây sẽ là tiền đề để chi nhánh có thể thu hút được các khách hàng tốt, là cơ sở
cho việc cải thiện chất lượng tín dụng về dài hạn.
- Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đang giảm dần và thấp hơn so với mức
cho phép của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam,
điều đó cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh có cải tiến trong điều
kiện kinh tế vĩ mô ảm đạm, thị trường tín dụng cạnh tranh gay gắt, tìm
kiếm khách hàng mới có uy tín là vô cùng khó đối với bất kỳ tổ chức tín
dụng nào.
- Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Mỹ Hào còn thể hiện ở cơ cấu khách hàng được đánh gía là phù hợp
với điều kiện của chi nhánh. Bên cạnh việc cung ứng vốn cho các hộ gia
đình và cá nhân, chi nhánh tập trung vào cho vay các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, các doanh nghiệp đi lên từ hộ kinh doanh. Điều này được cho là phù
hợp với chi nhánh vì cần nhận thấy một thực tế là chất lượng nguồn nhân
lực của chi nhánh chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế, vì thế nếu phát triển
sang nhóm khách hàng lớn hoàn toàn có thể vượt quá năng lực thẩm định,
năng lực quản lý. Việc phát triển nhóm khách hàng lớn cần có thời gian và
phải phù hợp với quy mô nguồn vốn, nguồn nhân lực và cả cơ sở vật chất.
Tôi cho rằng, đây là một cơ sở rất quan trọng để Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Mỹ Hào có thể giữ được tỉ lệ nợ xấu ở mức cho
phép trong bối cảnh kinh tế đang rất khó khăn như hiện nay.
- Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới thích hợp với nền
kinh tế thị trường. Phong cách phục vụ, giao dịch, văn minh lịch sự đang
dần tạo được ấn tượng, uy tín đối với khách hàng. Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Mỹ Hào đã được khách hàng nhìn nhận theo
hướng tích cực hơn đó là nếu như trước đây các khách hàng vẫn nhìn nhận
NHNo chỉ có cho vay hộ nông dân, còn doanh nghiệp, hộ kinh doanh hay
hoạt động thanh toán quốc tế thì phải đến các ngân hàng thương mại khác
thì nay cách nhìn đó đã thay đổi. Sự hài lòng hơn của khách hàng là yếu tố
quan trọng để chi nhánh có thể từng bước nâng cao chất lượng tín dụng.
- Các khoản cho vay đều được tuân thủ đúng quy trình cho vay (dù
chất lượng thẩm định còn có thể chưa cao), bảo đảm sử dụng vốn vay đúng
17
mục đích. cơ chế lãi suất linh hoạt, phù hợp với địa bàn, đảm bảo khả năng
cạnh tranh nhưng không vượt quá mức lãi suất quy định của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
- Về đối tượng cho vay: Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân và hộ gia
đinh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng thấp, dư nợ cho
vay doanh nghiệp chiếm xấp xỉ 60%/tổng dư nợ. Trong số các doanh
nghiệp này doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh phế liệu
chiếm tỷ trọng cao, đây là ngành có biến động cùng chiều với biến động
của nền kinh tế (hiện đang có chiều đi xuống). Đây là lĩnh vực tiềm ẩn
nhiều rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Khu vực nông nghiệp nông thôn
vẫn cần tăng tỉ trọng hơn nữa bởi thực tế đã chứng minh đây là đối tượng ít
rủi ro hơn, đặc biệt là khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn khó khăn.
- Tỷ lệ nợ xấu đối với các doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần phải
quan tâm. Khu vực doanh nghiệp còn rất nhiều tiềm năng phát triển cho
vay, song rủi ro lại cũng rất lớn. Bởi vậy, Chi nhánh phải quan tâm tới
công tác thu nợ đối với đối tượng khách hàng này nhằm bảo đảm an toàn
cho hoạt động tín dụng nói riêng và cho hoạt động kinh doanh của toàn Chi
nhánh nói chung.
- Trong cơ cấu tín dụng theo loại tiền: dư nợ tín dụng bằng đồng Việt
Nam là chủ yếu; tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ chiếm một tỷ lệ rất thấp.
Tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ thấp, cũng phản ánh một phần lượng khách
hàng có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu thường xuyên quan hệ với
ngân hàng là ít; các khách hàng hiện đang quan hệ với Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Mỹ Hào có các hoạt động thanh
toán với nước ngoài bị hạn chế từ đó chưa thúc đẩy được các dịch vụ thanh
toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ phát triển. Do vậy, trong thời gian tới chi
nhánh cần chủ động tiếp cận các đối tượng khách hàng có nguồn thu xuất
khẩu để mở rộng giao dịch cho vay bằng ngoại tệ.
- Vốn tự huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay, chi nhánh vẫn
phải sử dụng vốn cấp trên ở mức rất cao. Sử dụng vốn cấp trên thường có
18
mức lãi suất cao hơn so với việc tự huy động. Đây chính là hạn chế đối với
chi nhánh trong việc quy định lãi suất cho vay mang tính cạnh tranh hơn và
sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách hàng tốt, làm ăn hiệu quả. Đồng
thời tính chủ động trong việc theo đưổi các món vay trung, dài hạn cũng bị
ảnh hưởng.
- Thu từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu
của ngân hàng, điều này đã tạo ra sức ép rất lớn đối với hoạt động tín dụng.
Điều này thể hiện phần nào hạn chế trong hoạt động của Ngân hàng, chưa
đáp ứng được yêu cầu của một ngân hàng hiện đại (đó là tỷ trọng thu từ
hoạt động tín dụng trong tổng thu giảm dần, thu từ hoạt động dịch vụ tăng
dần)
2.3.2.2 Nguyên nhân.
2.3.2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Các nguyên kinh tế ,chính trị
Từ những tác động khác:
2.3.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan
Do khách hàng vay vốn
Do bản thân ngân hàng
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Chương 2 đi sâu phân tích thực trạng và kết quả của những nỗ lực
không ngừng của NHNo & PTNT Việt Nam – chi nhánh Mỹ Hào trên một
số lĩnh vực hoạt động chủ yếu trong quá trình phát triển, chuẩn bị tiền đề
cho hội nhập quốc tế. Mục tiêu tiến hành nghiên cứu hoạt động tín dụng tại
NHNo & PTNT Việt Nam – chi nhánh Mỹ Hào giai đoạn 2014-2016, tác
giả đã hoàn thành phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, năng lực, chất
lượng quản lý tín dụng qua các nội dung đã trình bày ở chương hai. Từ đó,
có sơ sở để nhận định thực tiễn chất lượng tín dụng và các vấn đề tồn tại
cần lưu ý để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đáp ứng yêu cầu, mục
tiêu phát triển và định hướng hội nhập của NHNo & PTNT Việt Nam – chi
nhánh Mỹ Hào giai đoạn sắp tới..
19
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH MỸ HÀO
3.1. Định hƣớng chung về nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi
nhánh Mỹ Hào.
Phát huy kết quả đã đạt được trong những năm qua, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Mỹ Hào đã có những bước chuẩn bị cho
quá trình mở rộng kinh doanh theo chiều rộng và chiều sâu để có đủ điều
kiện nội lực thực hiện “phát triển – hội nhập”, cụ thể:
- Bám sát định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, mục tiêu
nhiệm vụ kế hoạch của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa hoạt động của chi nhánh tăng trưởng ổn định,
an toàn, kiểm soát được chất lượng.
- Tiếp tục nâng cao thị phần trên lĩnh vực tài chính, tiền tệ ở địa bàn
nông nghiệp nông thôn. Duy trì mức tăng trưởng tín dụng đối với các lĩnh
vực thế mạnh của chi nhánh trên địa bàn hoạt động.
- Tăng cường công tác huy động vốn, chú trọng tăng trưởng nguồn vốn ổn
định từ dân cư, tích cực tiếp cận thu hút nguồn vốn có lãi suất rẻ để có thể nâng
cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động sử dụng vốn trên địa bàn.
- Mở rộng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng để tăng trưởng
nguồn thu dịch vụ ngoài tín dụng. Đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao
chất lượng phục vụ đủ sức cạnh tranh trên địa bàn và hội nhập.
- Thường xuyên theo dõi dòng tiền ra – vào nội, ngoại tệ để luôn đảm
bảo an toàn vốn và đảm bảo khả năng thanh khoản.
- Từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy và phương thức điều
hành, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng và kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, trình độ tin học và ngoại ngữ, rèn luyện
phẩm chất và phong cách, đáp ứng đòi hỏi của hoạt động tín dụng trong
thời kỳ mới. Cần giao trách nhiệm cụ thể, rõ ràng xử phạt nghiêm minh
20
nhưng cũng phải quan tâm hơn nữa đến quyền lợi của cán bộ tín dụng một
cách thỏa đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_chat_luong_tin_dung_tai_ngan_hang_nong_nghi.pdf