M 8
ỤC LỤC
Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn . ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế .iii
Các từ viết tắt trong đề tài . iv
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ . v
Danh mục các bảng biểu . 6
Mục lục. 8
PHẦN I: MỞ ĐẦU . 1
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 6
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH. 6
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh. 6
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh . 6
1.1.1.2. Vai trò của cạnh tranh . 7
1.1.2. Khái niệm chiến lược cạnh tranh . 8
1.1.2.1. Chiến lược cạnh tranh là gì? . 8
1.1.2.2. Các loại chiến lược cạnh tranh phổ thông. 9
1.2. KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP. 14
1.2.1. Khái niệm thu hút khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút
khách hàng của doanh nghiệp . 14
1.2.1.1. Khái niệm về thu hút khách hàng của doanh nghiệp . 14
1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách hàng của doanh nghiệp . 14
1.2.2. Nguồn lực của doanh nghiệp. 15
1.2.2.1. Nguồn lực hữu hình. 16
1.2.2.2. Nguồn lực vô hình. 19
1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH DỊCH VỤ TAXI . 21
1.3.1. Hoạt động kinh doanh dịch vụ taxi mang tính thời vụ cao . 21
1.3.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ taxi sử dụng lực lượng lao động trực tiếp
tương đối lớn . 22
1.3.3. Đối tượng phục vụ trong kinh doanh dịch vụ taxi rất đa dạng . 22
1.3.4. Kinh doanh dịch vụ taxi mang tính quy luật. 22
1.4. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ TAXI . 23
1.5. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG KINH DOANH DỊCH VỤ TAXI. 25
1.5.1. Đặc điểm thị trường kinh doanh dịch vụ taxi ở Việt Nam. 25
1.5.2. Thị trường taxi Thừa Thiên Huế . 26
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 27
1.6.1. Thu thập số liệu và chọn mẫu điều tra . 27
1.6.2. Phương pháp xử lý số liệu. 29
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG
DỊCH VỤ TAXI TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAI LINH HUẾ. 30
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MAI LINH GROUP VÀ CÔNG TY TNHH MTV
MAI LINH HUẾ . 30
2.1.1. Khái quát chung về Mai Linh Group . 30
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Mai Linh Group. 30
2.1.1.2. Triết lý kinh doanh của Mai Linh Group . 30
2.1.2. Khái quát chung về Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế. 33
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế33
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và Cơ cấu tổ chức quản lý . 34
2.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG
DỊCH VỤ TAXI TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAI LINH HUẾ. 36
2.2.1. Tình hình khách hàng sử dụng dịch vụ taxi tại Công ty TNHH MTV Mai
Linh Huế. 36
2.2.1.1. Tình hình khách hàng sử dụng dịch vụ taxi Công ty Mai Linh Huế giai
đoạn từ năm 2009-2011. 36
2.2.1.2. Tình hình khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ MCC giai đoạn 2009-2011 . 39
2.2.2. Phân tích các đối thủ cạnh trạnh và thị phần của công ty TNHH MTV Mai
Linh Huế so với các đối thủ cạnh tranh . 41
2.2.2.1. Phân tích các đối thủ cạnh tranh . 41
2.2.2.2 Phân tích thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. 43
2.2.3. Thực trạng vận dụng marketing mix thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ taxi
tại Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế . 46
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ10
2.2.3.1. Chính sách sảm phẩm dịch vụ. 46
2.2.3.2. Chính sách giá . 47
2.2.3.3. Chính sách tuyên truyền, quảng cáo . 48
2.2.3.4. Chính sách phân phối. 49
2.2.4. Đánh giá về nguồn lực của Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế . 49
2.2.4.1. Tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế . 50
2.2.4.2. Tình hình lao động của Công ty từ năm 2009-2011 . 53
2.2.4.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Mai
Linh Huế 2009-2011 . 56
2.2.4.4. Thương hiệu . 59
2.2.4.5. Văn hoá doanh nghiệp. 60
2.2.5. Đánh giá của khách hàng về khả năng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ
taxi tại Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế . 61
2.2.5.1. Thông tin chung về các đối tượng khách hang . 61
2.2.5.2. Kiểm định phân phối chuẩn và độ tin cậy của các biến điều tra. 64
2.2.5.3. Phân tích nhân tố. 67
2.2.5.4. Ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng thu hút khách hàng sử dụng dịch
vụ taxi của Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế. 71
2.2.6. Đánh giá khả năng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ taxi của Công ty Mai
Linh Huế so với các đối thủ cạnh tranh. . 73
2.3. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT. 76
2.4. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH THU HÚT KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG
DỊCH VỤ TAXI TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAI LINH HUẾ . 77
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
THU HÚT KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ TAXI TẠI CÔNG TY TNHH
MTV MAI LINH HUẾ . 80
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MAI LINH GROUP. 80
3.1.1. Quan điểm phát triển của MLG . 80
3.1.2. Định hướng của công ty TNHH MTV Mai Linh Huế . 81
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ11
3.2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH THU HÚT
KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ TAXI TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAI
LINH HUẾ . 81
3.2.1. Các giải pháp về marketing mix nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ
taxi tại Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế . 81
3.2.1.1. Chính sách sản phẩm dịch vụ. 81
3.2.1.2. Chính sách giá . 83
3.2.1.3. Chính sách tuyên truyền , quảng cáo . 84
3.2.1.4. Chính sách phân phối. 85
3.2.2. Các giải pháp về nguồn lực. 86
3.2.2.1. Giải pháp về chính sách tài chính . 86
3.2.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực . 87
3.2.2.3. Giải pháp về vế đầu tư kỹ thuật công nghệ. 89
3.2.2.4 Xây dựng và phát huy yếu tố văn hoá doanh nghiệp. 90
3.2.2.5 Giải pháp về thương hiệu . 90
3.2.2.6. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp. 91
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 92
1. KẾT LUẬN. 93
2.KIẾN NGHỊ . 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 95
PHỤ LỤC
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Chiến lược cạnh tranh thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ taxi tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mai Linh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gili
Phú Xuân
Đông Ba
Hương Giang
Thành lợi
Thừa Thiên Huế
Mai Linh
Phú Hoàng Thịnh
Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thị phần về phương tiện vận tải năm 2011
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
2.2.3. Thực trạng vận dụng marketing mix thu hút khách hàng sử dụng dịch
vụ taxi tại Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế
2.2.3.1. Chính sách sảm phẩm dịch vụ
Trong chiến lược thị trường của kinh doanh dịch vụ taxi, chính sách sản
phẩm dịch vụ là một trong những chính sách rất quan trọng, bởi lẻ ngày nay do nhu
cầu cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao hơn, nhu cầu ngày càng
hoàn thiện hơn. Vì vậy, đòi hỏi những dịch vụ không chỉ phong phú về chất lượng
mà còn đa dạng về chủng loại.
Để đáp ứng tốt hơn tốt hơn từng nhóm khách hàng về sử dụng dịch taxi,
Công ty đã chú trọng phát triển đa dạng nhiều loại phương tiện vận tải nhằm tạo sự
tiện lợi lựa chọn sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.
Bảng 2.4 Số lượng, chủng loại phương tiện vân tải Công ty năm 2009-2011
STT Loại xe Số lượngxe
Sức
chứa
Năm 2009 63
Dòng xe với dịch vụ taxi cấp bình dân Kia Spectra 8 4Chevrolet Spark 20 4
Dòng xe với dịch vụ taxi cấp trung bình
Jolie 20 7
Zace 5 7
Innova 10 7
Năm 2010 112
Dòng xe với dịch vụ taxi cấp bình dân Chevrolet Spark 30 4
Dòng xe với dịch vụ taxi cấp bình dân
Innova 10 7
Jolie 12 7
Zace 5 7
Vios Limo 35 4
Dòng xe với dịch vụ taxi cao cấp Limousine 20 7
Năm 2011 133
Dòng xe với dịch vụ taxi cấp bình dân Chevrolet Spark 30 4
Dòng xe với dịch vụ taxi cấp trung bình
Innova 18 7
Vios Limo 35 4
Kia Carens 30 7
Dòng xe với dịch vụ taxi cao cấp Limousine 20 7
(Nguồn: Phòng kinh doanh Tiếp Thị)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
Cụ thể, qua bảng phân tích số lượng phương tiện vận tải từ năm 2009-2011.
Số lượng phương tiện tăng lên qua các năm. Năm 2009 số lượng xe là 63 xe bao
gồm hai dòng xe có sức chứa 4 chỗ ngồi và 7 chỗ ngồi. Trong đó gồm năm loại xe:
kia Spectra, Chevrolet Spark, Jolie, Toyota Zace và Toyota Innova; Năm 2010,
công ty đã đầu tư thêm phương tiện vận tải tăng lên 112 xe bao gồm hai dòng xe có
sứa chứa 4 chỗ ngồi và 7 chỗ ngồi. Trong đó gồm 06 loại xe: Chevrolet Spark,
Toyota Innova J, Jolie Toyota Zace, Toyota Vios Limo và Toyota Innova G
(Limousine); Năm 2011 số phương tiện vận tải tăng lên 133 xe bao gồm hai dòng
xe có sức chứa 2 chỗ ngồi và 7 chỗ ngồi. Trong đó gồm 5 loại xe: Chevrolet Spark;
Toyota Innova J, toyota Vios Limo, Kia Carens và Toyota Innova G (Limousine).
Phương tiện vận tải thay đổi theo chiều hướng tăng từ năm 2009-2011. Trong đó,
công ty có đầu tư mới phương tiện vận tải và thanh lý dòng xe đời cũ, kém chất
lượng. Chẳng hạn từ năm 2009-2011 Công ty đã thanh lý các dòng xe như: Kia
Spectra, Jolie, Zace và thay vào đó đầu tư phương tiện đời mới như Chevrolet
Spark, Toyota Vios Limo, Toyota Innova J, Kia Carens và Toyota Innova G. .
Do tình hình kinh doanh ngày càng hiệu quả các năm qua và nhu cầu người
đi taxi ngày càng nhiều. Công ty rất chú trọng phát triển chính sách sản phẩm theo
chiều hướng cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Công ty Với tốc độ tăng trưởng quy mô
phương tiện vận tải, Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế đã dẫn đầu thị trường
trong hoạt động kinh doanh dịch vụ taxi.
2.2.3.2. Chính sách giá
Trong kinh doanh dịch vụ taxi giá cả là một trong những nhân tố quan trọng
cho việc thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, giá cả luôn đi đôi
với chất lượng, giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm, thông qua giá cả khách
hàng có thể cảm nhận được phần nào về chất lượng cho nên đưa ra mức giá như thế
nào cho phù hợp với từng loại khách tương ứng mức thu nhập của họ là điều hết sức
cần thiết. Tuy nhiên mức giá mà doanh nghiệp đưa ra không chỉ dựa trên cơ sở tổng
chi phí bỏ ra là chính mà nó còn chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: sự cạnh
tranh, sự co giãn cung cầu, sự dị biệt hoá sản phẩm.v.v..
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
Hiện nay Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế áp dụng chính sách giá bằng
Chi phí cố định cộng với chi phí biến đổi và phần lợi nhuận mong muốn của đơn vị.
Trong quá trình xây dựng giá bán Công ty luôn luôn nghiên cứu các đối thủ để xây
dựng mức giá cạnh tranh.
Cách tính giá bán của Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế được lặp trình
trên đồng hồ tính tiền và cách tính được thể hiện như sau:
Nhìn chung, chính sách giá của Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế đưa ra
nhiều mức giá tuỳ theo từng loại xe nhằm đáp ứng phù hợp nhiều loại khách hàng
khác nhau.
Bảng 2.5: Bảng tính giá cước taxi hiện tại của Công ty Mai Linh Huế
Loại xe
Số
chỗ
ngồi
Giá cước bình quân
1km trong khoảng
cách 30 km đầu
(VND)
Giá cước bình
quân 1 km sau 30
km đầu (VND)
- Dòng xe Toyota Innova G 7 16.500 12.000
- Dòng xe Innova J, Kia Carens 7 16.000 11.500
- Dòng xe Toyota Vios Limo 4 15.500 11.000
- Dòng xe Chevrolet Spark 4 13.500 10.000
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Tuy nhiên, tùy theo tình hình biến động giá xăng dầu, Công ty có phương án
điều chỉnh mức giá cước taxi phù hợp với thị trường và quy định của tập đoàn.
2.2.3.3. Chính sách tuyên truyền, quảng cáo
Quảng cáo là một trong những chính sách quan trọng nhằm nâng cao khả
năng cạnh tranh của 1 doanh nghiệp, đối với Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế
mục tiêu quảng cáo không chỉ dừng lại ở việc quảng cáo để bán sản phẩm mà còn
thu hút khách sử dụng dịch vụ taxi của đơn vị. Hiện nay phương tiện quảng cáo phổ
biến nhất và không kém phần quan trọng đối với không chỉ Công ty TNHH MTV
Mai Linh Huế mà hầu như đối với tất cả các hãng taxi trên địa bàn Thừa Thiên Huế
là: quảng cáo trên mạng, tập gấp, card visit, báo chí, truyền miệng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Hiện tại Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế cũng đã sử dụng một số hình
thức quảng cáo sau:
- Quảng cáo bằng in ấn (Tập gấp, card visit, báo chí, tạp chí...)
- Quảng cáo thông qua truyền hình hay truyền miệng.
- Quảng cáo thông qua các phương tiện ngoài trời (pano, áp phích...)
- Quảng cáo thông qua việc tham gia các lễ hội lớn trong nước như: Festival
Huế, Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội và một số lễ hội lớn khác...
2.2.3.4. Chính sách phân phối
Trong nền kinh tế hiện nay phân phối giữ một vai trò hết sức quan trọng
trong việc nối kết cung và cầu. Phân phối còn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt
động Marketing, lựa chọn và xác định được kênh phân phối là nội dung có ý nghĩa
quan trọng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay hầu hết các hãng taxi
đều áp dụng hệ thống kênh phân phối sau:
- Sử dụng kênh phân phối trực tiếp: Khách hàng sử dụng dịch vụ taxi bằng
cách gọi trực tiếp số điện thoại: 054 3898989 qua tổng đài của Công ty TNHH
MTV Mai Linh Huế hoặc khách tự đón xe giữa đường.
Với kênh phân phối này, Công ty có thể tiếp cận khách hàng một cách hanh
chóng, và nắm bắt thông tin từ khách hàng nhanh chóng và chính xác.
- Sử dụng kênh phân phối gián tiếp: Trường hợp này các điểm tiếp thị như
nhà hàng, khách sạn trực tiếp liên lạc với tổng đài của công ty. Sử dụng hệ thống
kênh này thì công ty phải đặt mối quan hệ với các điểm tiếp thị này bằng cách trích
hoa hồng cho họ dựa trên tỷ cuộc gọi tương ứng tỷ lệ doanh thu trong tháng để tính
tiền hoa hồng. Đối với các điểm tiếp thị lớn như Sân bay thì Công ty phải tham gia
tổ chức đầu giá diểm đỗ xe để có vị trí đậu xe. Tại điểm tiếp thị Công ty có cán bộ
điều hành sân bay làm việc tại đây. Cán bộ điều hành trực tiếp giới thiệu khách
hàng sử dụng dịch vụ taxi của đơn vị mình.
2.2.4. Đánh giá về nguồn lực của Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế
Nguồn lực của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng việc tạo và duy trì lợi
thế cạnh tranh. Một tổ chức sẽ thành công nếu có nguồn lực bên trong tốt và phù
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
hợp với chiến lược của nó. Để tìm ra chiến lược hợp lý và hoạt động có hiệu quả thì
điều quan trọng phải biết được nguồn lực của tổ chức.
Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nguồn lực hữu hình (tài chính, tài sản
hữu hình, nhân lực) và nguồn lực vô hình (thương hiệu, văn hóa). Nguồn lực của
Công ty là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh, đồng thời chúng đóng vai trò quan
trọng trong việc khẳng định tiềm lực và sức mạnh cơ bản của doanh nghiệp.
2.2.4.1. Tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế
Qua số liệu trên bảng cân đối kế toán ta sẽ thấy được quy mô hiện công ty
đang quản lý và sử dụng cùng với sự hình thành nguồn vốn ấy như thế nào, đồng
thời thấy được xu hướng biến động của chúng tốt hay chưa tốt qua các kỳ kế toán.
Để tìm ra nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự biến đổi ấy ta cần phân tích, đánh
giá cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn hình thành tài sản
Qua bảng cân đối năm 2010 ta thấy tổng tài sản công ty đang quản lý và sử
dụng là tăng tuyệt đối so với năm 2009 là: 12.385 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương
đối là 44,8%, năm 2011 tỷ lệ tăng tuyệt đối vơi năm 2010 là 15.486 triệu đồng với
tỷ lệ tăng tương đối là 38,7%. Điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh của công
ty tăng lên. Trong nền kinh tế hiện nay để để có thể duy trì và mở rộng thị trường,
để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác thì việc mở rộng quy
mô vốn kinh doanh là điều hợp lý và tất nhiên.
Tuy nhiên để đánh giá thực trạng tài chính của Công ty ta không chỉ dừng lại
ở quy mô vốn kinh doanh mà cần nắm vững được sự biến động của tài sản cũng
như các yếu tố tác động đến sự thay đổi này.ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
Bảng 2.6 Bảng cân đối kế toán Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế từ năm 2009-2011
Các chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A. TSLĐ&ĐTNH 4.571 16,5 11.721 29,3 10.120 18,2 7.150 256,4 -1.601 86,3
I. Tiền 969 3,5 402 1,0 511 0,9 -567 41,5 109 127,1
II. ĐTTC ngắn hạn 1.324 4,8 7.474 18,7 7.474 13,5 6.150 564,5 0 100,0
III. Các khoản phải thu 1.333 4,8 1.956 4,9 546 1,0 623 146,7 -1.410 27,9
IV. Hàng tồn kho 293 1,1 557 1,4 422 0,8 264 190,1 -135 75,8
V. Tài sản lưu động khác 652 2,4 1.332 3,3 1.167 2,1 680 204,3 -165 87,6
B. TSCĐ và đầu tư dài
hạn 23.089 83,5 28.324 70,7 45.408 81,8 5.235 122,7 17.084 160,3
I. Các khoản phải thu dài
hạn 318 1,1 0 0,0 0 0,0 -318 0,0 0
I. Tài sản cố định 15.082 54,5 27.078 67,6 44.816 80,7 11.996 179,5 17.738 165,5
II. Đầu tư tài chính dài
hạn 7.474 27,0 600 1,5 0 0,0 -6.874 8,0 -600 0,0
V. Tài sản dài hạn khác 215 0,8 646 1,6 592 1,1 431 300,5 -54 91,6
Tổng tài sản 27.660 100,0 40.045 100,0 55.528 100,0 12.385 144,8 15.483 138,7
A. Nợ phải trả 15.315 55,4 25.870 64,6 38.556 69,4 10.555 168,9 12.686 149,0
I. nợ ngắn hạn 6.042 21,8 4.240 10,6 10.535 19,0 -1.802 70,2 6.295 248,5
II. Nợ dài hạn 9.273 33,5 21.630 54,0 28.021 50,5 12.357 233,3 6.391 129,5
B. Nguồn vốn CSH 12.345 44,6 14.175 35,4 16.972 30,6 1.830 114,8 2.797 119,7
I. Nguồn vốn chủ sở hữu 12.345 44,6 14.175 35,4 16.972 30,6 1.830 114,8 2.797 119,7
Tổng nguồn vốn 27.660 100,0 40.045 100,0 55.528 100,0 12.385 144,8 15.483 138,7
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Cơ cấu tài sản: Qua bảng 2.6 ta thấy mức tăng tổng tài sản của Công ty qua
các năm 2009-2011 là khá cao và là điều kiện tốt để công ty mở rộng phạm vi hoạt
động của mình. Năm 2009, Công ty đầu tư 83,5% tổng tài sản vào tài sản cố định và
đầu tư dài hạn (TSCĐ&ĐTDH) trong khi đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
(TSLĐ&ĐTNH) là 16,5%; năm 2010 Công ty đầu tư vào TSCĐ&ĐTDH chỉ chiếm
70,7% và TSLĐ&ĐTNH là 29,3% là do Công ty đã chuyển lượng tiền đầu tư vào
tài chính dài hạn sang đầu tư tài chính ngắn hạn; sang năm 2011 tỷ trọng
TSCĐ&ĐTDH tăng và chiếm 81,8% và TSLĐ&ĐTNH là 18,2%. Điều này chứng
tỏ Công ty chú trọng nhiều việc đầu tư TSCĐ mà cụ thể hơn đầu tư vào phương tiện
vận tải. Vì ngành nghề hoạt động kinh doanh chủ yếu Công ty TNHH MTV Mai
Linh Huế là dịch vụ vận tải taxi nên kết cấu TSCĐ chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so
với TSLĐ là đều rất hợp lý và hoàn toàn phù hợp tình hình kinh doanh của Công ty
Cơ cấu nguồn vốn: Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp ta thấy, để có
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã huy động từ những nguồn nào
và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của nguồn vốn. Qua đó
thấy mức độ độc lập về mặt tài chính và trách nhiệm pháp lý đối với các khoản nợ.
Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty có xu
hướng tăng lên qua các năm. Xét trên tổng vốn năm 2010 so với năm 2009 tăng
12.385 (triệu đồng) tức là tăng 44,8%; năm 2011 tăng so với năm 2010 tăng lên
15.483 (triệu đồng) tức là tăng 38,7%. Sự tăng, giảm nguồn vốn chịu ảnh hưởng
bởi hai nhân tố là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu như nguồn vốn chủ sở
hữu chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng đảm bảo về
mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là rất cao. Ngược
lại, nếu nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về
mặt tài chính là thấp.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ trọng nợ phải trả và tỷ trọng nguồn vốn CSH
qua các kỳ kế toán như sau: năm 2009 nợ phải trả chiếm là 55,4% và nguồn vốn
CSH chiếm là 44,6% tổng nguồn vốn; Năm 2010 nợ phải trả chiếm là 64,6% và
nguồn vốn CSH chiếm là 35,4% tổng nguồn vốn; Năm 2011 nợ phải trả chiếm là
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
69,4% và nguồn vốn CSH chiếm là 30,6% tổng nguồn vốn. Mức độ nợ phải trả
tăng giữa các kỳ kế toán lần lượt là 68,9%; 49,0% và mức độ vốn CSH tăng giữa
các kỳ kế toán là 14,8%, 19,7%. Chứng tỏ khả năng đảm bảo về mặt tài chính là
thấp, tổng số nợ phải trả tương đối cao. Mặc dù vốn CSH tăng liên tục qua ba năm,
năm 2010 tăng so với năm 2009 là 1.830 (triệu đồng), năm 2011 tăng so với năm
2010 là 2.797 (triệu đồng) do lợi nhuận ròng của công ty để lại và bổ sung vào
nguồn vốn hoạt động kinh doanh. Đây là dấu hiệu đáng mừng nhưng bên cạnh đó
khoản nợ phải trả tương đối cao vì thế Công ty cần có chính sách thích hợp để đảm
bảo khả năng thanh toán các khoản nợ.
Nguyên nhân Công ty nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao mà trong đó chủ yếu nợ
dài hạn. Do Công ty lên kế hoạch đầu tư vào các dự án dài hạn mà cụ thể hơn đầu tư
mới các phương tiện vận tải. Năm 2009 nợ dài hạn chiếm tỷ trọng 33,5%; Năm
2010 nợ dài hạn chiếm tỷ trọng 54,0% và năm 2011 nợ dài hạn chiếm tỷ trọng
50,5%. Cho thấy khả năng tài chính của Công ty chưa thực sự vững mạnh, khả năng
độc lập về mặt tài chính là chưa cao và còn phụ thuộc nhiều khoản nợ dài hạn.
2.2.4.2. Tình hình lao động của Công ty từ năm 2009-2011
Lao động không còn đơn thuần chỉ là một yếu tố của quá trình sản xuất kinh
doanh mà còn là nguồn tài sản quý báu của doanh nghiệp. Do đó, việc sử dụng
nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng nâng cao
năng suất lao động và tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển taxi là hoạt động và con người là
nhân tố quan trọng đầu tiên trong việc phục vụ nâng cao chất lượng đem lại hiệu
quả cho đơn vị kinh doanh taxi. Hệ thống Mai Linh nói chung và Công ty Mai Linh
Huế nói riêng luôn coi nguồn nhân lực là nhân tố “cốt lõi” thành công của doanh
nghiệp. Công ty luôn chú trọng xây dựng đội ngũ nhân viên công ty thực hiện theo
cam kết ISO: 9001-2000. Rèn luyện đạo đức trong sáng, nâng cao nghiệp vụ, phục
vụ chuyên nghiệp, kinh doanh hiệu quả. Đặc biệt trong đó công ty rất chú trọng đào
tạo đội ngũ nhân viên lái xe, luôn không ngừng nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp
vụ, khuyến khích việc học tập và tổ chức lớp học ngoại ngữ cho đội ngũ NVLX. Vì
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
đây là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Đào tạo mỗi tài xế trở thành là
những người hướng dẫn viên du lịch và là những người làm công tác marketing
giỏi. Ðể thấy rõ hơn tình hình lao động của Công ty có sự biến động về số lượng lẫn
chất lượng qua 3 năm thì ta đi vào phân tích bảng 2.7 sau:
Tình hình lao động của Công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 109
người tương ứng 62,6%; năm 2011 so với 2010 tăng lên 57 người tương ứng
20,14%, trong đó chủ yếu tăng lực lượng lao động trực tiếp. Điều này cho thấy
Công ty đã tuyển thêm nhân sự để đáp ứng kịp thời với việc tăng quy mô hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Về cơ cấu giới tính thì có sự chênh lệch lớn giữa lao động nam và nữ. Trong
đó lao động nam thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động nữ của công ty.
Thể hiện ở năm 2009 lao động nam chiếm tỷ lệ 90,23%, năm 2010 chiếm 91,87%
và đến năm 2011 chiếm 93,24%. Xem xét sự biến động của cơ cấu nam và nữ qua
các năm ta thấy lao động nam có sự tăng mạnh và lao đông nữ có tăng nhưng tăng
rất ít . Sở dĩ có sự tăng lên lao động nam vào năm 2010 và 2011 là do công ty tăng
quy mô hoạt động kinh doanh bằng cách tăng số phương tiện vận tải và cần nhiều
lao động nam.
Về tính chất công việc, do hoạt động kinh doanh dịch vụ taxi là hoạt động
mang tính đặc thù nên đòi hỏi số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao, chính vì
vậy mà năm 2009 lao động trực tiếp chiếm 76,44%, năm 2010 chiếm 83,75% và
năm 2011 chiếm 85,59% trong lúc đó lao động gián tiếp chỉ chiếm tương ứng là
23,56%; 16,25% và 14,41%.ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
Bảng 2.7 Bảng tình hình lao động của Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế năm 2009-2011
Các chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
SL % SL % SL % +/- % +/- %
1. Phân theo giới tính Người 174 100,00 283 100,00 340 100,00 109 162,64 57 120,14
1.1. Nam Người 157 90,23 260 91,87 317 93,24 103 165,61 57 121,92
1.2. Nữ Người 17 9,77 23 8,13 23 6,76 6 135,29 0 100
2. Phân theo tính chất lao động Người 174 100,00 283 100,00 340 100,00 109 162,64 57 120,14
2.1. Lao động trực tiếp Người 133 76,44 237 83,75 291 85,59 104 178,2 54 122,78
2.2. Lao động gián tiếp Người 41 23,56 46 16,25 49 14,41 5 112,2 3 106,52
3. Phân theo trình độ lao động Người 174 100,00 283 100,00 340 100,00 109 162,64 57 120,14
3.1. Sau đại học Người 0 0,00 1 0,35 1 0,29 1 - 0 100
3.2. Đại học Người 8 4,60 9 3,18 9 2,65 1 112,5 0 100
3.3. Cao đẳng, trung cấp Người 18 10,34 26 9,19 28 8,24 8 144,44 2 107,69
3.4. Công nhân phổ thông Người 148 85,06 247 87,28 302 88,82 99 166,89 55 122,27
4. Theo độ tuổi Người 174 100,00 283 100,00 340 100,00 109 162,64 57 120,14
4.1. > 60 tuổi Người 1 0,57 1 0,35 0 0,00 0 100 -1 -
4.2. Từ 51 - 60 tuổi Người 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 - 0 --
4.3. Từ 41 - 50 tuổi Người 22 12,64 42 14,84 80 23,53 20 190,91 38 190,48
4.4. Từ 31 - 40 tuổi Người 59 33,91 86 30,39 88 25,88 27 145,76 2 102,33
4.5. Từ 18 - 30 tuổi Người 92 52,87 154 54,42 172 50,59 62 167,39 18 111,69
III. Quỹ tiền lương trong kỳ
Triệu
đồng
5.486 9.882 12.586 4396 180,13 2704 127,36
IV. Thu nhập BQ của NLĐ/tháng
Triệu
đồng
2.787 2.909 3.085 122 104,38 176 106,05
(Nguồn: Phòng Nhân sự)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
Về trình độ chuyên môn: Có thể nói trình độ chuyên môn của công ty có
nâng lên theo trình độ đại học, sau đại học; trung cấp, cao đẳng nhưng chưa cao.
Cụ thể, qua ba năm từ 2009-2011 trình độ sau đại học tăng lên 01 người, trình độ
đại học tăng lên 1 người và cao đẳng, trung cấp tăng lên 10 người. Đặc biệt, những
nhân viên lái xe của Công ty là những người có trình độ công nhân phổ thông, đã
có bằng lái xe theo quy định và qua trường lớp đào tạo lái xe và đại đa số là những
lái xe có thâm niên trong nghề cao. Điều này chứng tỏ chất lượng làm việc của
nhân viên có sự thay đổi qua các năm.
Về độ tuổi: Nhìn chung đại đa số lực lượng lao động của công ty là lao động
trẻ, có độ tuổi trung bình từ 18-30 tuổi chiếm trên 50% nhân viên của công ty. Đây là
thế mạnh của công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình trong công viêc.
Thu nhập bình quân của người lao động đều tăng qua các 2009-2011. Lương
bình quân của người lao động/tháng của năm 2010 so với 2009 tăng 4,38% tương
ứng tăng từ 2.787 triệu đồng đến 3.085 triệu đồng; năm 2011 so với 2010 tăng
6,05% tương ứng tăng từ 2,909 triệu đồng đến 3.085 triệu đồng. Nhìn chung, thu
nhập bình quân của người lao động ở mức trung bình so với mặt bằng ở Tỉnh Thừa
Thiên Huế nên tình hình nhân sự của công ty duy trì được sự ổn định qua các năm.
Ngoài ra Công ty còn thực hiện đầy đủ các chính sách lao động như công ty đóng
các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...và nhiều chế độ
phúc lợi khác nhằm khuyến khích tinh thần làm việc nâng cao khả năng sáng tạo
của mỗi cán bộ nhân viên.
2.2.4.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Mai
Linh Huế 2009-2011
Qua bảng cân đối kế toán có thể đánh giá tình hình cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn
vốn và sự đảm bảo các nguồn vốn huy động cũng như khả năng tài chính của Công ty
biến động ra sao. Song để hiểu được sự biến động đó tác động như thế nào đến kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì ta cần đi sâu phân tích sự biến động các chỉ
tiêu trên bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các kỳ kế toán liên tiếp:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
Qua số liệu ở bảng 2.8 ta thấy lợi nhuận trước thuế của Công ty đều tăng qua
các năm. Năm 2010 đã tăng 2.624 (triệu đồng) và tỷ lệ tăng tương ứng là 224,5% và
năm 2011 tăng 1.266 (triệu đồng) và tỷ lệ tăng tương ứng là 33,4%. Tuy nhiên lợi
nhuận mà Công ty thu đựơc cuối cùng là tổng hợp lợi nhuận của tất cả các hoạt
động, bao gồm 3 khoản lợi nhuận: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, Lợi nhuận
từ hoạt động tài chính, lợi nhuận khác.
- Ta thấy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty năm
2010 tăng so với năm 2009 là 1.171 (triệu đồng) với mức tăng tương đối 21,6%,
năm 2011 tăng so với năm 2010 là 3.395 (triệu đồng) với mức tăng tương đối là
51,4%. Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh tăng qua các năm như thế. Đây là dấu
hiệu rất có lợi cho Công ty.
Tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty lại giảm xuống.
Nguyên nhân chủ yếu do Công ty phải chi trả chi phí lãi vay cao qua các năm, chi
phí lãi vay năm 2009 là 1.983 (triệu đồng), năm 2010 là 1.964 (triệu đồng), năm
2011 là 3.153 (triệu đồng). Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính năm 2009 là -
1.584 (triệu đồng), năm 2010 là - 300 (triệu đồng), năm 2011 là - 1.676 (triệu
đồng). Điều này làm giảm một phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Để xác định lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoài lợi nhuận gộp về bán
hàng hóa và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động tài chính thì cần xem xét yếu
tố chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Qua bảng trên ta thấy chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng qua các năm 2009-2011 và đã làm
giảm một phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Do việc tăng quy mô hoạt động
kinh doanh nên tăng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là phù hợp.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doan năm 2010 đạt 2.285 (triêu đồng) tức là tăng
1.342 (triêu đồng) (tương ứng tăng 142,3%) và năm 2011 đạt 2.941 (triêu đồng) tức
là tăng 656 (triêu đồng) (tương ứng tăng 28,7%).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
Bảng 2.8 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2011
ĐVT: 1.000.000 VNĐ
Các chỉ tiêu Mã số 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
10
18.835 27.756 41.197 8.921 147,4 13.441 148,4
2. Giá vốn hàng bán 11 13.405 21.155 31.201 7.750 157,8 10.046 147,5
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20 = 10-11)
20
5.430 6.601 9.996 1.171 121,6 3.395 151,4
4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 399 1.664 1.477 1.265 417,0 -187 88,8
5. Chi phí hoạt động tài chính 22 1.983 1.964 3.153 -19 99,0 1.189 160,5
6. Chi phí bán hàng 23 956 1.532 2.111 576 160,3 579 137,8
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 1.947 2.484 3.268 537 127,6 784 131,6
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh {30=20+(21-22)-(24+25)}
30
943 2.285 2.941 1.342 242,3 656 128,7
9. Thu nhập khác 31 1.230 3.474 4.830 2.244 282,4 1.356 139,0
10. Chi phí khác 32 1.004 1.966 2.712 962 195,8 746 137,9
11. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 226 1.508 2.118 1.282 667,3 610 140,5
12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30+40)
50
1.169 3.793 5.059 2.624 324,5 1.266 133,4
13. Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 134 1.585 -134 0,0 1.585 -
14. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 60 1.035 3.793 3.474 2.758 366,4 -319 91,6%
Nguồn: Phòng Tài Chính- Kế ToánĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
Bên cạnh đó, lợi nhuận khác của Công ty tăng lên qua các năm. Năm 2010
đã tăng so với năm 2009 là 1.282 (triệu đồng) với tỷ lệ tăng tương ứng 567,3% và
năm 2011 tăng so với năm 2010 là 610 (triệu đồng) với tỷ lệ tăng tương ứng
40,5%. Nguyên nhân do Công ty đã tiến hành thanh lý phương tiện vận tải kém chất
lượng. Lợi nhuận này chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng lợi nhuận của Công ty, bổ
sung nguồn vốn tái đầu tư phương tiện vận tải.
Qua phân tích ta thấy đối với một doanh nghiệp lấy nhiệm vụ kinh doanh là chủ yếu
mà kết quả lợi nhuận thu được của Công ty tăng qua các năm 2009-2011 là dấu hiệu
rất tốt, có lợi cho Công ty. Đồng thời tăng khả năng thuyết phục các chủ nợ cho
Công ty vay vốn. Mặc dù, lợi nhuận công ty tăng qua các năm nhưng mức tăng lợi
nhuận chưa cao. Chính vì vậy, Ban lãnh đạo Công ty cần quan tâm nhiều hơn tiết
kiệm các chi phí và làm giảm các chi ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chien_luoc_canh_tranh_thu_hut_khach_hang_su_dung_dich_vu_taxi_tai_cong_ty_trach_nhiem_huu_han_mot_th.pdf