Tóm tắt Luận văn Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (1996 - 2006)

MỤC LỤC

Mở đầu . 1

Chương 1. Đảng bộ Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước, từ năm 1996-2000 . 8

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những yêu cầu cho việc phát

triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Hà Tĩnh . 8

1.1.1. Vai trò của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đối với sự phát

triển nền kinh tế. 8

1.1.2. Thực trạng và tiềm năng của Hà Tĩnh về xây dựng, phát triển công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sau khi tái lập tỉnh . 15

1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp từ 1996 - 2000 . 24

1.2.1. Đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp nước ta trong thời kỳ đổi mới. 24

1.2.2. Những chủ trương, giải pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp của Đảng bộ Hà Tĩnh sau tái lập tỉnh. 33

1.2.3. Quá trình Đảng bộ Hà Tĩnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từng bước

đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp . 43

Chương 2. Lãnh đạo phát triển một bước quan trọng công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp của tỉnh trong những năm 2001-2006 . 49

2.1. Chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công

nghiệp đầu thế kỷ mới. 495

2.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng

lãnh đạo xây dựng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp . 57

2.2.1. Đặc điểm, tình hình mới của tỉnh đầu thế kỷ XXI. 57

2.2.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. 58

2.2.3. Quá trình Đảng bộ Hà Tĩnh chỉ đạo thực hiện phát triển công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. 70

Chương 3. Kết quả và kinh nghiệm mười năm lãnh đạo phát triển

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

(1996-2006). 76

3.1. Kết quả . 76

3.1.1. Một số thành tựu cơ bản. 76

3.1.2. Những hạn chế và yếu kém. 83

3.1.3. Những vấn đề mới nảy sinh trong lãnh đạo phát triển công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp ở Hà Tĩnh . 86

3.2. Một số kinh nghiệm bước đầu trong lãnh đạo phát triển công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 1996 -2006. 89

Kết luận . 96

Danh mục tài liệu tham khảo . 101

pdf44 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (1996 - 2006), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì tất yếu phải có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản theo quan điểm, lập trường giai cấp công nhân; nói cách khác là giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của mình; và cho dù khoa học - công nghệ có phát triển tới đâu và các thành phần kinh tế có đa dạng đến mấy, thì người vận hành máy móc, thiết bị để tạo ra sản phẩm xã hội vẫn là lực lượng công nhân; công nhân hoà đồng với trí thức là lực lượng tạo ra nền kinh tế tri thức. Thực hiện CNH, HĐH tác động mạnh đến giai cấp công nhân, làm thay đổi cơ cấu giai cấp công nhân, tạo điều kiện cho đội ngũ công nhân rèn luyện tay nghề kỹ năng làm việc, nâng cao trình độ văn hoá, kỹ thuật và xây dựng tác phong công nghiệp. CNH, HĐH đòi hỏi cao về kỹ thuật và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, làm cho năng suất lao động xã hội cao, sản phẩm chất lượng cao hơn, thu nhập và đời sống của công nhân, lao động tăng lên, tạo điều kiện cho công nhân cải thiện đời sống văn hoá tinh thần Tóm lại, công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vị trí đó xuất phát từ các lý do chủ yếu sau: 19 - Công nghiệp là một bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, do những đặc điểm vốn có của nó. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên sản xuất lớn, công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí hàng đầu trong CCKT đó. - Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, công nghiệp là ngành không những chỉ khai thác tài nguyên, mà còn tiếp tục chế biến các loại nguyên liệu nguyên thuỷ được khai thác và sản xuất từ các loại tài nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng, nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người. - Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện quá trình CNH, HĐH toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn, tuỳ theo trình độ phát triển của bản thân công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế, xuất phát từ những điều kiện và đặc điểm cụ thể của mỗi nước, mỗi thời kỳ cần phải xác định đúng đắn vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, hình thành phương án cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ và định hướng từ chuyển dịch cơ cấu đó một cách có hiệu quả. Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc tổ chức nền kinh tế, nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Trên thế giới, bất cứ quốc gia phát triển nào cũng đều tất yếu thực hiện sự chuyển dịch CCKT và thời kỳ công nghiệp hoá. Đó là quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh thế kỷ XVIII, ở Nhật Bản thế kỷ XIX, ở Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Sinhgapore thế kỷ XX, đều đạt được những thành tựu nhất định. Thoát khỏi nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nhỏ để trở thành nước công nghiệp với sản xuất lớn hiện đại là hướng đi và cũng là đích đến của các nước 20 chưa phát triển, chậm phát triển; nhất là những nước vốn có truyền thống sản xuất nông nghiệp. Dù thực hiện chuyển dịch CCKT là trên tổng thể nền kinh tế và công nghiệp hoá cũng là một quá trình đồng bộ thì lĩnh vực công nghiệp luôn luôn đóng vai trò hết sức trọng yếu. Trình độ phát triển công nghiệp của một nước thể hiện trình độ phát triển và vững mạnh của nền kinh tế nước đó. Nước ta trước kia là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lac hậu. Do đó trong mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn có chủ trương xây dựng nền kinh tế có cơ cấu công - nông nghiệp hiện đại theo hướng CNH, HĐH từ đó đạt được sự vững chắc của liên minh công nhân - nông dân - trí thức trong cơ cấu xã hội làm động lực thúc đẩy sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH. 1.1.2. Thực trạng và tiềm năng của Hà Tĩnh về xây dựng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sau khi tái lập tỉnh 1.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có toạ độ địa lý: 17054’ - 18 0 38 ’ vĩ độ Bắc, 105011’ - 106036’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp tỉnh Bôlikhămxay và Khăm Muộn của Lào (với hơn 145km biên giới quốc gia) và phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển hơn 137km. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính gồm Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang và Lộc Hà. Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với cả nước, mà còn với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan. Hà Tĩnh là cầu nối của hai miền Nam, Bắc và điểm đầu mối giao thông quan trọng trên trục hành lang Đông - Tây, với các tuyến giao thông huyết mạch đi qua: đó là quốc lộ 1A, đường sắt, đường Hồ Chí Minh, đường biển (trục giao thông Bắc, Nam); quốc lộ 8 và quốc lộ 12 (trục hành lang Đông - Tây). 21 Hà Tĩnh có nguồn nhân lực lớn. Dân số toàn tỉnh gồm 1,280 triệu người. Trong độ tuổi lao động có 691,391 nghìn người, chiếm 55%dân số - đây là nguồn bổ sung nhân lực quan trọng dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội. Sinh sống trên mảnh đất có lịch sử văn hiến lâu đời, nhân dân Hà Tĩnh có nhiều truyền thống tốt đẹp: cần cù lao động, đoàn kết, nhân ái, thông minh, hiếu học Tổng diện tích tự nhiên là 6.018,97km2, diện tích đã đưa vào sử dụng là 536.779,03 ha, bằng 89,2% diện tích đất tự nhiên và số diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn (bằng 10,82% diện tích đất tự nhiên). Hà Tĩnh là tỉnh có trữ lượng nguồn nước rất lớn. Lượng mưa hàng năm khá cao, cùng với nguồn nước 20 con sông lớn, nhỏ trong tỉnh (tổng chiều dài trên 400 km) đã tạo cho Hà Tĩnh nguồn tài nguyên nước khoảng 11 - 13 tỷ m3/năm. Tổng lưu vực của một số con sông lớn vào khoảng 5.436 km2. Hệ thống sông La, Cửa Sót, Cửa Nhượng có lưu vực rộng, sông Trí, sông Ngàn Trươi phù hợp xây dựng các công trình thuỷ lợi và là nguồn thuỷ sinh tốt để xây dựng hồ chứa nước và công trình thủy điện. Bờ biển Hà Tĩnh dài với 4 cửa sông lớn, tạo ra tiềm năng phát triển toàn diện nền kinh tế biển: giao thông vận tải biển, du lịch và nuôi trồng, đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu. Đồng thời, các cửa lạch cũng là những địa điểm thích hợp để xây dựng các bến cá, cảng cá Cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương có khả năng cho tàu có trọng tải từ 4,5 - 30 vạn tấn cập bến thuận lợi. Ven biển Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng về khoáng sản như cát, quặng, lại có điều kiện xây dựng cảng biển, mở rộng giao lưu quốc tế. Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều loại khoáng sản có tiềm năng lớn cho công nghiệp khai thác. Các nguồn tài nguyên khoáng sản chính gồm kim loại đen: quặng sắt, titan (là nguồn tài nguyên hiếm, trữ lượng khoảng 4,5 triệu tấn chiếm 1/3 trữ lượng của cả nước); kim loại màu: có ở nhiều điểm mỏ, trữ 22 lượng và tài nguyên dự báo của các mỏ và điểm quặng vàng khoảng 15.287 kg; khoáng sản phi kim loại: đá xây dựng, cát xây dựng, đất sét, nước khoáng và nước nóng Nậm Chốt. Ngoài ra, còn có nhiều loại khoáng sản khác chưa được khảo sát địa chất như đá quý, than bùn, đá vôi Từ những đặc điểm khái quát nêu trên về tổng thể Hà Tĩnh có một số thuận lợi và cơ hội phát triển kinh tế nói chung và CN, TTCN: - Vị trí địa lý khá thuận lợi, tài nguyên đa dạng và phong phú: Bờ biển dài, với cảng nước sâu, thuận lợi trong phát triển kinh tế biển. Tỉnh có tiềm năng thành đầu mối giao thông và trung tâm thương mại, thông thương quốc tế quan trọng của cả nước và cả khu vực. Một số loại khoáng sản đã điều tra và kết luận có ý nghĩa kinh tế, thu hút được sự quan tâm khai thác của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước sẽ tạo ra cơ hội mới cho Hà Tĩnh phát triển công nghiệp trong các năm tới. - Nguồn nhân lực dồi dào, có trí lực và thể lực tốt, được chú trọng phát triển. Người lao động được tôn vinh, phát huy được ý chí tự lực tự cường. Người Hà Tĩnh đã trở thành các chủ doanh nghiệp lớn hội nhập với cơ chế thị trường. - Tiềm năng vốn và nguồn nhân lực có trình độ cao từ bên ngoài có thể huy động về tỉnh. Hà Tĩnh có lực lượng lao động làm việc, học tập, nghiên cứu ở ngoài nước và các tỉnh bạn khá lớn. Trí tuệ và đức cần cù, tiết kiệm của họ là một nguồn lực đáng trân trọng góp phần giải quyết một số vấn đề trong tiến trình đi lên của tỉnh. - Chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế - xã hội lại được sự tổ chức thực hiện và chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền. Việc triển khai các dự án trọng điểm do Trung ương quản lý trên địa bàn tương đối thuận lợi. - Quá trình tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung 23 ương và sự nỗ lực của tỉnh. Các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đã được tỉnh vận dụng sáng tạo, linh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Trong vài ba năm trở lại đây, thực hiện chủ trương của Trung ương về việc đầu tư một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh như khai thác mỏ sắt Thạch Khê - Nhà máy thép liên hợp, khu kinh tế Vũng Áng, nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, khu kinh tế của khẩu quốc tế Cầu Treo, thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang đã tạo điều kiện phát triển mạnh công nghiệp - dịch vụ và phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. - Công tác qui hoạch các ngành, các lĩnh vực và qui hoạch đô thị đã được quan tâm với quan điểm, nội dung và phương pháp tiếp cận mới đã tạo điều kiện cho tỉnh bố trí cơ cấu kinh tế hợp lý, xây dựng các khu công nghiệp tập trung nhằm khai thác hợp lý các tiềm năng thế mạnh của từng vùng. - Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cũng đưa lại những cơ hội lớn cho Hà Tĩnh. Cơ hội mở ra để thu hút vốn đầu tư và công nghệ hiện đại vào khai thác quặng sắt Thạch Khê; phát triển khu liên hợp luyện kim, cơ khí, nhiệt điện, cảng biển, đóng tàu, lọc dầu, thương mại, dịch vụ tại khu kinh tế Vũng Áng và các khu, cụm công nghiệp khác. Cảng biển Vũng Áng đang trở thành cảng quốc tế trên cơ sở phát triển dịch vụ vận tải với Lào, Thái Lan và các nước trong khu vực cũng như quốc tế. Mở rộng quan hệ giao thương quốc tế và khu vực tạo điều kiện cho Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo thêm cơ hội phát triển buôn bán và hợp tác kinh tế với các nước trên trục hành lang Đông - Tây và trục Xuyên Á; mở rộng xuất khẩu các sản phẩm dệt may và các sản phẩm tiểu - thủ công nghiệp khác. Tuy nhiên, những đặc điểm của Hà Tĩnh cũng đưa lại không ít khó khăn và trở ngại cho sự phát triển CN, TTCN. - Phần lớn diện tích của tỉnh có địa hình dốc, đất bạc màu, giữ nước kém, lại nằm trong vùng chịu nhiều tác động của thiên tai, như hạn hán, lũ 24 lụt đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân, dẫn đến nguy cơ tái nghèo còn cao, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa và một số đối tượng chính sách. Suốt nhiều thế kỷ, con người phải đấu tranh vất vả với thiên nhiên, đã tạo nên tâm lý ngại đầu tư vào sản xuất (do rủi ro cao). Mô thức chung của một bộ phận dân cư (nhất là vùng núi và ven biển) còn sống dựa vào khai thác những tài nguyên sẵn có. - Điểm xuất phát kinh tế của tỉnh còn thấp, khoảng cách GDP bình quân đầu người so cả nước chậm thu hẹp: năm 2005 bằng 46,1%, năm 2006 bằng 47,2%, năm 2007 bằng 47,7%. Thu ngân sách trên địa bàn không đủ chi. Hà Tĩnh hiện tại là tỉnh tụt hậu xa về kinh tế, tăng trưởng kinh tế chậm hơn trung bình không chỉ cả nước mà cả trung bình vùng Bắc Trung Bộ. - Nhu cầu vốn cho đầu tư cao, nhưng cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư bên ngoài tỉnh, thu hút vốn đầu tư thấp. Nhà nước chưa có đầu tư đủ lớn cho Hà Tĩnh làm nền tảng cho phát triển kinh tế, tạo nguồn ngân sách ổn định. - Vấn đề môi trường chưa được quan tâm đúng mức, tài nguyên rừng (những loại gỗ quý hiếm) ngày càng cạn kiệt, chất thải rắn xử lý chưa đáp ứng yêu cầu. - Cải cách hành chính trên một số lĩnh vực chậm, chưa theo kịp yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội trong tình hình mới. - Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa được chú trọng đúng mức, hầu hết các huyện thị chưa xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội cho địa bàn, gây khó khăn cho việc hoạch định chính sách phát triển cho địa phương mình. - Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cũng đưa lại cho Hà Tĩnh những thách thức lớn. Thách thức lớn nhất do hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực nên môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, trong khi đó các cấp, các ngành, doanh nghiệp chưa chuẩn bị đầy đủ cho quá trình 25 đó. Vốn đầu tư công nghệ và kỹ năng quản lý còn nhiều bất cập, lao động rẻ nhưng chưa được đào tạo, phần lớn không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề còn bất cập, ngoại ngữ yếu là những yếu tố hạn chế đến sự hội nhập kinh tế của tỉnh với cả nước cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trình độ phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người hiện thấp hơn rất nhiều so với trung bình cả nước là hạn chế lớn để phát triển. Với đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội như trên, Hà Tĩnh thực sự cần phải có sự chuyển biến mạnh về CCKT, xoá bỏ tình trạng kinh tế thuần nông, phát huy những thế mạnh để tiến hành công cuộc CNH, HĐH theo đà của cả nước, xây dựng, phát triển nền công nghiệp. Đó không chỉ là những bước đi phù hợp xu thế phát triển chung của đất nước, mà còn là sự nhìn nhận, đánh giá đúng tiềm năng kinh tế của tỉnh, thể hiện khả năng và vai trò lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh. 1.1.2.2. Thực trạng xây dựng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh sau khi tái lập tỉnh Hà Tĩnh là một tỉnh nông nghiệp nghèo so với các tỉnh khác thuộc vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, lại có điểm xuất phát thấp về kinh tế và cơ sở vật chất, thời gian xây dựng sau khi tái lập tỉnh ngắn. Sau khi tách tỉnh (1991), nền kinh tế tỉnh nhà gặp nhiều khó khăn: cơ sở hạ tầng thấp kém, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, thu nhập bình quân đầu người rất thấp (69 USD); nhiều vấn đề xã hội nổi lên phải tập trung giải quyết. Với tinh thần tự lực tự cường, năng động, sáng tạo, sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân địa phương, cùng với sự giúp đỡ có hiệu quả của Trung ương, kinh tế - xã hội Hà Tĩnh có bước chuyển biến mới. Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIV nhận định sau 5 năm 1991 - 1996 nền kinh tế tỉnh nhà đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhịp độ tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm trong Tỉnh (GDP) bình quân hàng năm đạt 11,3%. Đưa GDP bình quân đầu người lên 149 USD (1995). Nông nghiệp phát triển nhanh và 26 hiệu quả rõ. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ bước đầu phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật tăng thêm đáng kể. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân từng bước được cải thiện. Quốc phòng, an ninh củng cố, chính trị ổn định. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng nâng lên. Cụ thể với CN, TTCN đã có chuyển biến bước đầu trên một số mặt. GDP tăng bình quân hàng năm 15,2%. Các doanh nghiệp được sắp xếp, tổ chức lại một bước. Đã có thêm một số doanh nghiệp mới và các liên doanh với nước ngoài. Khôi phục các ngành nghề truyền thống, du nhập thêm một số ngành nghề mới. Hình thành ngành chế biến sản phẩm và dịch vụ cho nông, lâm, thuỷ, hải sản. Trong tỉnh có 3 xí nghiệp đông lạnh xuất khẩu hải sản; hai liên doanh sản suất chế biến gỗ và liên doanh chế biến nhựa thông với nước ngoài; xây dựng mới xí nghiệp chế biến và lắp đặt thêm thiết bị chế biến chè đen ở ba nông trường, nhà máy kéo sợi tơ tằm, nhà máy sản xuất phân vi sinh Công nghiệp khai khoáng như than, Ilmenite, đá Granit đã tiến hành điều tra và tổ chức khai thác. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ sửa chữa cơ khí phát triển. Tỉnh đã xây dựng mới hai lò Tuy nen tổng công suất 40 triệu viên gạch năm, nhà máy xi măng 2 vạn tấn năm, nhiều cơ sở sản xuất cát, đá, sỏi; mở thêm dây chuyền sản xuất que hàn ở nhà máy cơ khí; xây dựng xí nghiệp liên doanh may mặc. Nhiều làng nghề thủ công được duy trì và phát triển hướng vào chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, dịch vụ sửa chữa, sản xuất dụng cụ cầm tay và hàng tiêu dùng khác. Cơ sở hạ tầng trong 5 năm cũng phát triển nhanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều công trình phục vụ sản xuất, đời sống sớm đưa vào sử dụng như giao thông, điện, thuỷ lợi và các công trình phúc lợi xã hội, đô thị. Hệ thống giao thông chính trong toàn tỉnh được nâng cấp, như 27 đường quốc lộ 1A, đường 8, đường thành phố Hà Tĩnh - Hương Khê, đường Nghèn - Đồng Lộc, đường thị trấn Cẩm Xuyên đi Thiên Cầm, đường 71 thị trấn Phố Châu đi Phúc Đồng, đường nội thị xã và các thị trấn. Trong tỉnh mở nhiều đường mới: đường 22-12 qua các huyện Nghi Xuân và Lộc Hà, đường thị trấn Hương Khê - Bản Giàng, đường vào các khu kinh tế mới, vào các vùng sâu, vùng xa. Giao thông nông thôn phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu giữa các vùng trong tỉnh. Hoạt động khoa học công nghệ và môi trường đã cố gắng phục vụ các chương trình kinh tế, dân sinh góp phần vào chuyển dịch CCKT, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Các mặt công tác kiểm định chất lượng, chuyển giao công nghệ, điều tra, khảo sát có nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó, việc giữ vững quốc phòng, an ninh được tăng cường và củng cố, chính trị ổn định là một yếu tố rất quan trọng góp phần thúc đẩy sự tập trung phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh nói chung và lĩnh vực CN - TTCN nói riêng. Đảng bộ Hà Tĩnh đã thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Các hoạt động trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng và công tác nội chính đã thiết thực góp phần vào phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Đạt được những thành tựu bước đầu đó trước hết là do Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã biết vận dụng đúng đắn các Nghị quyết của Trung ương vào hoàn cảnh địa phương. Tỉnh uỷ đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương như sắp xếp và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh nhằm thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, đổi mới và phát triển hợp tác xã, xây dựng chương trình phát triển công nghiệp và công nghệ, chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn, chỉnh đốn Đảng và giải quyết các vấn đề xã hội. 28 Đây là thuận lợi lớn cho bước chuyển dịch CCKT và xây dựng, phát triển nền CN, TTCN lớn mạnh hơn ở Hà Tĩnh sau này. Tuy nhiên, thời kỳ này “chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh chưa mạnh, lợi thế và tiềm năng kinh tế, nhất là lao động, đất đai, đồi rừng, mặt nước chưa được khai thác tốt, kinh tế nhiều thành phần và sản xuất hàng hoá phát triển chậm. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành phát triển kinh tế trong quá trình đổi mới còn nhiều lúng túng. Tư tưởng bảo thủ, ỷ lại còn nặng” [11, tr.19]. Mặc dù có tiềm năng và thế mạnh về phát triển CN, TTCN nhưng nền kinh tế cơ bản vẫn là kinh tế thuần nông. Trong GDP thì nông lâm ngư chiếm 60,5%, công nghiệp xây dựng 10,9% và thương mại dịch vụ và du lịch là 28,6%. Tỉnh chưa xây dựng được quy hoạch và chính sách phát triển CN, TTCN, vùng nguyên liệu nên việc chỉ đạo còn lúng túng. CN, TTCN đang yếu kém là một thiếu sót lớn. Quan tâm chưa đầy đủ đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông lâm hải sản. Hiệu quả sản xuất kinh doanh nhất là các cơ sở quốc doanh còn thấp. Cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệ đang lạc hậu. Chưa đầu tư tập trung cao cho một số ngành kinh tế mũi nhọn, nên chưa tạo ra nguồn thu lớn cho tỉnh. Còn lúng túng và buông lỏng trong chỉ đạo đổi mới và quản lý kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác. Chậm tổng kết rút kinh nghiệm, nhân điển hình. Hơn nữa, tư tưởng bảo thủ trong tư duy kinh tế còn nặng, chưa áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. “Nhìn tổng quát, những kết quả đạt được trong những năm vừa qua là rất quan trọng, đã góp phần tạo sự ổn định mọi mặt của tỉnh nhà tạo đà cho sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh trong thời kỳ tới. Song cơ bản tỉnh ta đang là một tỉnh nghèo. Đời sống nhân dân còn khó khăn. Nhiệm vụ đặt ra cho Đảng và nhân dân ta còn rất nặng nề. Chúng ta nghiêm túc rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục tiến lên, đưa tỉnh nhà bước vào giai đoạn phát triển mới” [11, tr.30]. 29 1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ 1996 - 2000 1.2.1 Đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nước ta trong thời kỳ đổi mới Trong quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin về CNXH và con đường tiến lên CNXH. Người chỉ rõ trong nền kinh tế Việt Nam “công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế, cho nên công nghiệp, nông nghiệp phải giúp đỡ nhau cùng phát triển như hai chân đi khoẻ và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh chóng tiến đến mục đích” [26, tr.544-545]. Người nói: “Nông thôn tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm thì ngày càng giàu có, nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hoá của công nghiệp sản xuất ra đồng thời sẽ cung cấp đủ lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp và thành thị. Như thế nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp phát triển. Công nghiệp phát triển lại thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh hơn nữa. Công nghiệp, nông nghiệp phát triển thì dân giàu nước mạnh” [26, tr.405-406]. Những tư tưởng trên của Hồ Chí Minh đã đặt nền móng quan trọng cho việc xây dựng một CCKT hợp lý giữa công nghiệp và nông nghiệp trong xây dựng CNXH ở nước ta. Trong đó, cũng thể hiện cái nhìn rất biện chứng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, lại phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của nước ta. Là một nước có truyền thống và những đặc điểm phù hợp với sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp là tận dụng thế mạnh để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta sẽ không thể phát huy được thế mạnh nếu vẫn là một nền nông nghiệp với cách sản xuất tiểu nông, manh mún và trình độ kỹ thuật, công cụ lạc hậu. Phát triển CN, TTCN là con đường nhanh nhất để hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, thu được kết quả cao nhất và phù hợp với xu thế của nền kinh tế 30 thế giới, tận dụng được những thành tựu cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ của nhân loại. Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và nắm bắt được tư duy đó nên trong quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc 1954 - 1975 và trên cả nước 1975 - 1985, căn cứ vào tình hình lịch sử cụ thể đã có nhiều chủ trương để phát triển kinh tế, trong đó đã nhấn mạnh vai trò của lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, trong đó có lúc còn nóng vội trong việc xác định mô hình kinh tế, vì vậy xác định phát triển lĩnh vực công nghiệp có những yếu tố không hợp lý, nên nền công nghiệp nói riêng và sự chuyển dịch CCKT của cả nước và các địa phương suốt trong thời gian dài có sự chuyển dịch không đáng kể, hạn chế tăng trưởng kinh tế, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội, đời sống nhân dân rất khó khăn. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã tổng kết nên lên bốn bài học kinh nghiệm lớn, trong đó có bài học “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng” [14, tr.47]. Bài học này có ý nghĩa lớn nhưng quan trọng nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Tư tưởng chủ đạo của các chính sách kinh tế của Đảng tại Đại hội VI là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm năng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. “Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là: ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo” [14, tr.42]. Một trong những mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội của chặng đường đầu tiên là tạo ra CCKT hợp lý, hướng vào việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. 31 “Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là trong kế hoạch 5 năm 1985 - 1990, phải thật sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” [14, tr.47]. Đề ra đường lối trên là minh chứng cho nhận thức linh hoạt, đúng đắn của Đảng về vấn đề phát triển kinh tế Việt Nam. Nhưn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01846_9904_2003134.pdf
Tài liệu liên quan