Tóm tắt Luận văn Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải từ năm 1996 đến năm 2007

Là một ngành kinh tế trẻ, nhưng mang lại lợi nhuận rất cao, góp phần

quan trọng vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Vì vậy, đã thu hút sự

quan tâm của các cơ quan, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Các công trình nghiên cứu, gồm các tài liệu xuất bản thành sách, các bài

viết đăng trên các báo, tạp chí của các tác giả trong nước, nổi bật có:

- Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam: "Đề án hình thành tập đoàn Hàng

hải quốc gia Việt Nam", Hà Nội, 2007. Đề án đã nêu lên sự cần thiết phải

hình thành Tập đoàn Hàng hải Việt Nam trên cơ sở Tổng Công ty hoạt động

theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và phương án hình thành Tập đoàn

Hàng hải Việt Nam; lộ trình thực hiện, những đề xuất và kiến nghị.

- Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam: "Nghiên cứu các giải pháp tăng

năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập

quốc tế", Hà Nội, 2002. Đề án đã nêu lên những vấn đề cơ bản về vị trí của

ngành Hàng hải trong nền kinh tế quốc dân và tiến trình hội nhập quốc tế,

nghiên cứu các xu thế phát triển hàng hải thế giới, những chính sách của một

số nước trong khu vực đối với sự phát triển của ngành Hàng hải quốc gia, làm

rõ nhu cầu, thách thức, tiêu thức cạnh tranh của ngành Hàng hải trong điều

kiện hội nhập quốc tế. Từ đó, xác định hệ thống các giải pháp đồng bộ và khả

thi để nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với

các cấp để thực thi các giải pháp này.

pdf12 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải từ năm 1996 đến năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN THỊ THƠM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2007 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2009 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ XXI được thế giới xem là "Thế kỷ của đại dương", các quốc gia có biển rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng Chiến lược biển. Khu vực Biển Đông, trong đó vùng biển Việt Nam, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng. Với chiều dài bờ biển hơn 3.260 km nằm gần kề tuyến hàng hải quốc tế, nối liền các trung tâm kinh tế sôi động nhất của thế giới hiện nay, trong tương lai kinh tế biển sẽ là một ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã hướng ra biển để buôn bán và giao lưu văn hoá với các quốc gia lân cận và trên thế giới với phương châm “Tứ hải giai huynh đệ”. Từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm chỉ đạo các hoạt động kinh tế biển trong đó có ngành Hàng hải nhằm phát huy tiềm năng sẵn có của biển như câu ca mà ông cha ta đã đúc kết “rừng vàng biển bạc”. Trước tình hình mới của cách mạng, ngày 5/5/1965, Bộ Giao thông vận tải đã ra Quyết định số 1046/QĐ về việc giải thể Cục Vận tải biển, thành lập Cục Vận tải đường biển và Cục Vận tải đường sông. Với quyết định này, ngành Hàng hải Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới. Giai đoạn 1965 - 1975 ngành Hàng hải Việt Nam cùng cả nước vừa chiến đấu, vừa xây dựng và phát triển lực lượng, góp phần đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Bằng sự thông minh và lòng dũng cảm, vượt qua muôn vàn khó khăn và thử thách, cán bộ công nhân ngành Hàng hải đã góp phần đắc lực trong cuộc kháng chiến phong toả bằng đường biển của kẻ thù, bốc dỡ và vận chuyển hàng triệu tấn hàng hoá bằng đường biển phục vụ cho hậu phương và tiền tuyến. Từ sau năm 1975, vai trò lãnh đạo của Đảng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngành được triển khai trong phạm vi cả nước. Nhiều nhiệm vụ mới được đặt ra cho Ngành. Từ những thập niên 90 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã có một số Nghị quyết, chính sách về các lĩnh vực liên quan đến biển. Trước tình hình mới của đất nước, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu hướng phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Xu thế này sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Đặc biệt là các nước đang phát triển ngày càng áp dụng chính sách mở cửa và tự do hoá thương mại, đầu tư tài chính. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi trên, tình hình thế giới và khu vực còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Khủng hoảng tài chính đang lan rộng ra nhiều nước làm cho nền kinh tế thế giới bị suy thoái. Mặc dù chính phủ nhiều nước trên thế giới đã có những can thiệp tích cực nhưng khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới có thể kéo dài trong một vài năm tới. Vai trò của Mỹ bị suy giảm, sự nổi lên của một số nước làm gia tăng cạnh tranh quốc tế trên các lĩnh vực, xu hướng hình thành thế giới đa cực ngày càng nổi rõ. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu: Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, làm cho đất nước giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh. Phát triển mạnh cả khai thác, chế biến sản phẩm từ biển và phát triển các ngành dịch vụ biển. Xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả; mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển [29, tr. 3]. Với những lý do đó, tôi chọn đề tài "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế Hàng hải từ năm 1996 đến năm 2007" làm luận văn nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Là một ngành kinh tế trẻ, nhưng mang lại lợi nhuận rất cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Vì vậy, đã thu hút sự quan tâm của các cơ quan, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu, gồm các tài liệu xuất bản thành sách, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí của các tác giả trong nước, nổi bật có: - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam: "Đề án hình thành tập đoàn Hàng hải quốc gia Việt Nam", Hà Nội, 2007. Đề án đã nêu lên sự cần thiết phải hình thành Tập đoàn Hàng hải Việt Nam trên cơ sở Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và phương án hình thành Tập đoàn Hàng hải Việt Nam; lộ trình thực hiện, những đề xuất và kiến nghị. - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam: "Nghiên cứu các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế", Hà Nội, 2002. Đề án đã nêu lên những vấn đề cơ bản về vị trí của ngành Hàng hải trong nền kinh tế quốc dân và tiến trình hội nhập quốc tế, nghiên cứu các xu thế phát triển hàng hải thế giới, những chính sách của một số nước trong khu vực đối với sự phát triển của ngành Hàng hải quốc gia, làm rõ nhu cầu, thách thức, tiêu thức cạnh tranh của ngành Hàng hải trong điều kiện hội nhập quốc tế. Từ đó, xác định hệ thống các giải pháp đồng bộ và khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với các cấp để thực thi các giải pháp này. - “Quy hoạch cảng biển Việt Nam cần tính khoa học và đồng bộ” , được đăng trên tạp chí GTVT số 8, 2007 của PGS. TS Nguyễn Ngọc Huệ. Tác giả đã nêu lên công tác quy hoạch về dự báo nhu cầu hàng hoá thông qua các cảng biển quan trọng ở các vùng kinh tế trọng điểm như quy hoạch về cảng biển, về đội tàu và về dịch vụ cảng biển. - “Kinh nghiệm của ASEAN trong việc phát triển dịch vụ vận tải biển” , được đăng trên tạp chí Biển & Bờ số 3, 2007 của tác giả Nguyễn Tương. Tác giả đã nêu bật được những kinh nghiệm của các nước ASEAN (trừ Lào) trong việc phát triển dịch vụ vận tải biển như: xây dựng chính sách hàng hải quốc tế; đẩy mạnh tự do hoá dịch vụ và khuyến khích cạnh tranh để phát triển; áp dụng các chính sách ưu tiên phát triển ngành Vận tải biển và tăng cường hợp tác hàng hải khu vực. - “Phát triển kinh tế biển với xây dựng quốc phòng, an ninh hiện nay ở tỉnh Khánh Hoà”, Luận văn thạc sĩ năm 2003 – chuyên ngành kinh tế tại Học viện Chính trị quân sự của tác giả Phan Thanh Hải. - “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 1986 đến năm 2001”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử năm 2007 – chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Học viện Chính trị quân sự của Nguyễn Đức Phương. Tác giả đã nêu lên những chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 1986 đến năm 2001, trong đó có nêu rõ chủ trương của Đảng trong việc phát triển kinh tế biển thông qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX và những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài nổi bật có: - “Những vấn đề đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế của ngành GTVT Việt Nam” của Anthony Pearce - Tổng Giám đốc Liên đoàn quốc tế đường bộ đăng trong tạp chí GTVT số 1+2/2006. Tác giả đã nêu ra những thách thức đang đặt ra cho ngành GTVT trên bình diện toàn cầu, trong đó có ngành Hàng hải. Từ đó đưa ra một số bài học mà Việt Nam có thể học tập. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích - Nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế Hàng hải Việt Nam, qua đó làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc phát triển kinh tế Hàng hải Việt Nam giai đoạn (1996 - 2007); đánh giá thành tựu, hạn chế, rút ra một số kinh nghiệm vận dụng vào giai đoạn mới. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Yêu cầu khách quan phát triển kinh tế Hàng hải trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH (1996-2007); - Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng phát triển kinh tế Hàng hải qua 2 giai đoạn 1996 - 2001 và 2001 – 2007; - Đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế Hàng hải. Trên cơ sở đó, rút ra một số kinh nghiệm vận dụng vào phát triển kinh tế Hàng hải trong điều kiện mới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong việc phát triển kinh tế Hàng hải Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế Hàng hải, chủ yếu đi vào ba lĩnh vực chính (đóng tàu, vận tải biển, dịch vụ cảng biển). - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1996 đến năm 2007. - Không gian: Nghiên cứu trên địa bàn cả nước. 5. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Dựa vào lý luận Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế và phát triển kinh tế trong đó có kinh tế Hàng hải trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. - Nguồn tư liệu: Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các nguồn tài liệu sau: Các tác phẩm kinh điển, Hồ Chí Minh toàn tập; các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước; các văn bản của Bộ GTVT về phát triển kinh tế; các chuyên luận, chuyên khảo, các công trình khoa học có liên quan. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và sự kết hợp hai phương pháp đó. Đồng thời, còn sử dụng các phương pháp liên ngành như: Phương pháp đồng đại, lịch đại, phân tích, so sánh 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng phát triển kinh tế Hàng hải trong những năm 1996 - 2007; - Làm sáng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng về phát triển kinh tế Hàng hải, qua đó khẳng định vai trò, vị trí kinh tế Hàng hải trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; - Góp phần tổng kết, đúc rút kinh nghiệm qua quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế Hàng hải, trên cơ sở đó vận dụng vào giai đoạn mới; - Luận văn là tài liệu tham khảo, nghiên cứu Lịch sử Đảng trong các trường Đại học, Cao đẳng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chƣơng 1: Yêu cầu khách quan, chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế Hàng hải từ năm 1996 đến năm 2001 1.1. Phát triển kinh tế Hàng hải Việt Nam là yêu cầu khách quan trong giai đoạn mới 1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng phát triển kinh tế Hàng hải (1996 - 2001) Chƣơng 2: Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế Hàng hải trong những năm đầu của thế kỷ XXI (2001 - 2007) 2.1. Những nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế Hàng hải trong những năm đầu của thế kỷ XXI (2001 - 2007) 2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng phát triển kinh tế Hàng hải từ (2001 - 2007) Chƣơng 3: Kết quả và kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế Hàng hải trong những năm 1996 - 2007 3.1. Thành tựu, nguyên nhân và hạn chế 3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế Hàng hải (1996 - 2007) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (1996), Tài liệu học tập Văn kiện Đại hội VIII của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2 Nguyễn Văn Ban (2007), Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển – theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X ", Tạp chí Biển & Bờ, (3). 3 Báo cáo kiểm điểm về quản lý công tác giao thông vận tải đường thuỷ năm 1961-1963 của Bộ Giao thông vận tải. 4 Bộ luật Hàng hải Việt Nam (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5 Bộ Giao thông vận tải, Báo cáo công tác vận tải với Bộ chính trị TW Đảng, ngày 26/10/1978 (Tư liệu lưu tại Bộ GTVT). 6 Bộ Giao thông vận tải - Cục Hàng hải Việt Nam (1995), Dự án quy hoạch phát triển đội tàu VTB Việt Nam đến năm 2010 , Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 7 Bộ Giao thông vận tải (1995), Giao thông vận tải Việt Nam năm 2000, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 8 Bộ Giao thông vận tải (1999), Lịch sử phát triển giao thông vận tải, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 9 Bộ Giao thông vận tải (2004), Dự thảo Chiến lược GTVT đến năm 2020, Hà Nội. 10 Bộ Giao thông vận tải (2008), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 . 11 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000), Chiến lược và quy hoạch phát triển đất nước bước vào thế kỷ XXI, Hà Nội. 12 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Báo cáo Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. 13 Trương Bá Cần – Nguyễn Trường Tộ (1830-1871), Con người, Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm, 1991. 14 Cục Hàng hải Việt Nam (1995), Báo cáo hoạt động của ngành Đường biển Việt Nam năm 1994 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1995, Hà Nội. 15 Cục Hàng hải Việt Nam (1995), Lịch sử ngành đường Biển Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16 Cục Hàng hải Việt Nam (1996), Định hướng phát triển - Chiến lược đội tàu Việt Nam đến năm 2000, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 17 Cục Hàng hải Việt Nam (2005), 40 năm Cục Hàng hải Việt Nam và những dấu ấn lịch sử (1965-2005), Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 18 Cục Hàng hải Việt Nam (2006), Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 19 Cục chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân (2003), Tài liệu tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam, Tài liệu lưu tại Ban biên giới Hải Đảo, Bộ Ngoại giao. 20 Nguyễn Hồng Đàm (1994), Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội. 21 Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 22 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 23 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 24 Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết của Bộ Chính trị số 03/NQ-TW (ngày 6-5-1993), Về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt. 25 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCHTW khoá X, Lưu hành nội bộ. 30 Võ Nguyên Giáp (1986), Mấy vấn đề về khoa học và giáo dục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 31 Giáo trình "Vận tải và Bảo hiểm trong ngoại thương" (2000), Nxb Giáo dục, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Hội. 32 Nguyễn Ngọc Huệ (2007), Quy hoạch cảng biển Việt Nam - Cần tính khoa học và đồng bộ, Tạp chí Giao thông vận tải, (8). 33 Vũ Trọng Lâm (2003), Năng lực giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế nước ta trong giai đoạn tới, Tạp chí Thương mại, (7). 34 Vũ Trọng Lâm (2002), Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của các doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế Việt Nam , Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (258). 35 Vũ Trọng Lâm, Tác động của tự do hoá thương mại quốc tế đối với sự phát triển của pháp luật thương mại và pháp luật Hàng hải Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, Tạp chí Giao thông vận tải, (3). 36 Nguyễn Phú Lễ (2001), Xây dựng đội tàu biển quốc gia trước vận hội lớn, Tạp chí Giao thông vận tải, (6). 37 Luật thương mại (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38 Bùi Danh Lưu (1998), Định hướng Chiến lược phát triển GTVT trong giai đoạn mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39 Mác và Ăngghen, V.I.Lênin (1963), Bàn về Giao thông vận tải, Nxb Sự thật, Hà Nội. 40 Mác-Ăngghen: Toàn tập, tập 26 - quyển 3 (1980), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41 Hồ Chí Minh: Toàn tập (1984), Nxb Sự Thật, Hà Nội. 42 Hồ Chí Minh: Toàn tập (1987), Nxb Sự Thật, Hà Nội. 43 Nguyễn Đức Ngọc (2007), Vinashin và chiến lược kinh tế biển, Tạp chí Giao thông vận tải, (8). 44 Trần Đại Nghĩa (2007), Vị trí chiến lược của Biển Đông và chủ trương đối sách của Nhà nước ta, Tạp chí Biển & Bờ, (3). 45 Nguyễn Đức Phương, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 1986 đến năm 2001 (2007), Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội. 46 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 (2001), Chính phủ. 47 Bình Tâm (2008), Kỷ niệm 40 năm cuộc tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân (1968-2008): Sự đóng góp quan trọng của ngành giao thông vận tải, Tạp chí Giao thông vận tải, (1+2). 48 Công Toại (2006), Cảng biển Việt Nam trên đường hội nhập cơ hội và thách thức, Tạp chí Con đường xanh số xuân, (8). 49 Nguyễn Tương (2007), Kinh nghiệm của ASEAN trong việc phát triển dịch vụ vận tải biển, Tạp chí Biển & Bờ, (3).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01529_1482_2006760.pdf
Tài liệu liên quan