Năm là đánh giá của các phòng chuyên môn và các cơ quan, đơn vị ngành dọc
cấp trên:
- Về nội dung, tiêu chí đánh giá
- Phẩm chất chính trị;
- Đạo đức lối sống;
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
- Thái độ phục vụ nhân dân.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đánh giá công chức cấp xã tại huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1. Khái quát về công chức cấp xã
1.1.1. Khái niệm công chức, công chức cấp xã
1.1.1.1. Khái niệm công chức
Tại khoản 2 Điều 4 của Luật CBCC năm 2008 quy định: “Công chức là công
dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ
quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không
phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội”.
1.1.1.2. Khái niệm công chức cấp xã
Khái niệm công chức xã được quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Luật cán bộ,
công chức 2008 như sau: “Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng
giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
1.1.2. Đặc điểm của công chức cấp xã
Như chúng ta đã thấy, cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị, là cấp
có bộ máy đơn giản nhất. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cũng chịu ảnh
hưởng từ khía cạnh này
Một đặc điểm nữa của đội ngũ công chức cấp xã hiện nay so với cán bộ,
công chức khác là thiếu tính chuyên nghiệp và ít được đào tạo nhất, trình độ văn
hoá, lý luận chính trị và chuyên môn thấp nhất trong hộ thống chính trị
Đặc điểm thứ ba của công chức cấp xã là đội ngũ này có thu nhập rất thấp.
Tuy đội ngũ này đã được hưởng lương thay cho chế độ hưởng sinh hoạt phí trước
kia, song thực tế thu nhập của họ vẫn còn rất hạn hẹp
1.1.3. Nhiệm vụ của công chức cấp xã
6
Một là, công chức cấp xã là người trực tiếp tuyên truyền, phổ biến các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến nhân dân
Hai là, công chức cấp xã là người có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và
vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Ba là, công chức cấp xã là người trực tiếp thực hiện ý trí, nguyện vọng cho quần
chúng nhân dân lao động ở cơ sở
Bốn là, công chức cấp xã là những người được hình thành từ cơ sở (người của
địa phương), họ vừa trực tiếp tham gia lao động lao động sản xuất, vừa là người đại
diện cho nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước, giải quyết các công việc
của nhà nước.
Bên cạnh đó chức năng nhiệm vụ cụ thể của công chức cấp xã được quy định tại
Mục 2, Chương I, Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ
Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã,
phường, thị trấn công chức cấp xã còn phải trực tiếp thực hiện các công việc sau:
* Công chức xã là Trưởng Công an xã
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an xã và
các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
* Công chức xã là Chỉ huy trưởng Quân sự
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ,
quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan của cơ quan có
thẩm quyền.
* Công chức xã làm Văn phòng - Thống kê
- Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm
việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; ..
* Công chức xã là Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường,
thị trấn) hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với
xã): thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo
cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công
tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn theo quy định của pháp luật..
7
* Công chức xã Tài chính - kế toán: xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và
các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã; kiểm tra và tổ chức thực hiện
các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên;
quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy
định của pháp luật
* Công chức xã làm công tác Tư pháp - hộ tịch
- Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân
dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong
việc tham gia xây dựng pháp luật; kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền
xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã; thực
hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc
tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; ....
* Công chức xã làm Văn hóa - xã hội
- Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch,
y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng
đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn cấp xã;
1.2. Khái quát chung về đánh giá công chức cấp xã
1.2.1. Khái niệm đánh giá công chức cấp xã
Thứ nhất, đánh giá chính xác, khách quan giúp cải tiến công tác lập kế hoạch, là
cơ sở để kế hoạch hoá nguồn nhân lực nhằm hạn chế tình trạng thiếu năng lực cần
thiết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc lãng phí năng lực trong các cơ quan hành
chính nhà nước.
Thứ hai, đánh giá là công cụ phản hồi về quá trình thực thi công vụ của công chức
cung cấp thông tin về kết quả, thời gian, chất lượng hoàn thành công việc của công
chức giúp tổ chức điều chỉnh quá trình thực thi công vụ nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Thứ ba, đánh giá là cơ sở để phân loại công chức và áp dụng chế độ tiền lương
và chính sách khuyến khích, phát huy tài năng và sức sáng tạo.
Thứ tư, đánh giá công chức cũng là cơ sở để sắp xếp, bố trí, luân chuyển, đào
tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm nhân sự hợp lý; xác định đúng người không có
khả năng thực thi, động cơ xấu để loại bỏ khỏi nền công vụ. Đánh giá đúng thì bố trí,
8
đề bạt đúng. Việc đánh giá sai sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đến công, người
cán bộ ấy sẽ sinh ra chủ quan, tự cao, tự đại .[31]
1.2.2. Mục đích, ý nghĩa của đánh giá công chức cấp xã
1.2.2.1. Mục đích của đánh giá công chức cấp xã
Mục đích đánh giá công chức cấp xã hướng tới hai tiêu chí như sau:
Một là: Cá nhân công chức cấp xã có được nhận thức rõ về bản thân trong quá
trình thực thi nhiệm vụ.
Hai là: Với chính quyền cấp xã, thông qua việc đành giá công chức cấp xã giúp
người lãnh đạo chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của công chức, tìm ra cách thức hữu hiệu
để phát huy các lợi thế khác nhau của từng cá nhân, đặt họ vào những công việc phù
hợp với sở trường và niềm yêu thích, đam mê.
Từ việc đánh giá công chức cấp xã để:
- Trước hết, làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, hiệu quả công tác và triển vọng phát triển của
công chức; làm căn cứ để tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển,
điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực
hiện chế độ, chính sách đối với công chức.
- Hai là, đánh giá công chức phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện, tính lịch
sử - cụ thể; trên cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình; thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ; công khai đối với công chức được đánh giá.
- Ba là, đánh giá công chức nhằm phát huy đầy đủ trách nhiệm của tập thể và cá
nhân, lấy kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá
công chức.
1.2.2.2. Ý nghĩa của đánh giá công chức cấp xã
Mục đích của hoạt động đánh giá công chức cấp xã nhằm cung cấp thông tin
cho công tác quản lý, làm cơ sở cho các quyết định quy hoạch, đào tạo, bố trí sử
dụng, tuyển chọn, đề bạt, lương, thưởng đối với CBCC. Đánh giá đúng, chính xác
kết quả làm việc của CBCC là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử dụng
đúng với năng lực, sở trường, từ đó chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn
luyện và bổ nhiệm cán bộ. Đồng thời, hoạt động đánh giá CBCC sẽ cung cấp
thông tin phản hồi để CBCC biết rõ về năng lực và việc thực hiện công việc của họ
9
hiện tại đang ở mức độ nào, giúp họ phấn đấu tự hoàn thiện bản thân và hoàn
thành tốt các nhiệm vụ được giao.
1.2.3. Các nguyên tắc đánh giá công chức
1.2.3.1. Nguyên tắc đánh giá nhân sự nói chung
- Đánh giá CBCC bảo đảm hiệu quả của hoạt động công vụ, đánh giá hiệu quả
làm việc của người lao động trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước
- Đánh giá CBCC phải bảo đảo sự lãnh đạo của đảng
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ
- Đánh giá CBCC phải căn cứ trên cơ sở những quy định của pháp luật
- Căn cứ và những tiêu chí cụ thể cho từng loại CBCC
- Đánh giá CBCC phải tuân theo nguyên tắc bình đẳng, công khai
- Đánh giá CBCC phải theo nguyên tắc bảo vệ lợi ích chung, lợi ích công chức
1.2.3.2. Nguyên tắc đánh giá cán bộ, công chức
Theo điều 3, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ:
“1. Bảo đảm đúng thẩm quyền: cán bộ do cấp có thẩm quyền quản lý đánh giá;
công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá. Cấp nào,
người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu
trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả
thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế
về phẩm chất, năng lực, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức.
3. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên
vị, hình thức.
4. Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào
kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc
đánh giá, phân loại viên chức quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị
được giao quản lý, phụ trách.
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ
hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ do yếu
tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.”
1.2.3.3. Nguyên tắc đánh giá công chức cấp xã
10
- Đánh giá công chức cấp xã phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và theo nguyên
tắc tập trung dân chủ;
- Đánh giá công chức cấp xã phải căn cứ trên cơ sở những quy định pháp luật và
những nội dung, tiêu cụ thể;
- Đánh giá công chức cấp xã phải tuân theo nguyên tắc công bằng, công khai và
toàn diện;
- Đánh giá công chức cấp xã phải tuân thủ những yêu cầu đặt ra đối với quy
trình đánh giá công chức cấp xã.
1.2.4. Chủ thể và khách thể đánh giá công chức cấp xã
1.2.4.1. Đánh giá của cá nhân
1.2.4.2. Đánh giá của tập thể cơ quan
1.2.4.3. Đánh giá của chủ tịch UBND xã
1.2.4.4. Người dân – đánh giá của những người ngoài cơ quan
1.3. Nội dung, tiêu chí, phƣơng pháp và quy trình đánh giá công chức cấp xã
1.3.1. Nội dung đánh giá
Căn cứ tại K1, K2 Điều 56 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 nội dung đánh giá
công chức được quy định như sau:
“1. Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước;
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
e) Thái độ phục vụ nhân dân.
2. Ngoài những quy định tại khoản 1 Điều này, công chức lãnh đạo, quản lý còn
được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;
b) Năng lực lãnh đạo, quản lý;
c) Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.”
Từ thực tiễn ở cấp xã, công chức cấp xã được đánh giá theo những nội dung sau:
1.3.1.1. Đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc
11
1.3.1.2. Đánh giá thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao
1.3.1.3. Đánh giá tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ
1.3.1.4. Đánh giá thái độ phục vụ nhân dân
1.3.2. Tiêu chí đánh giá công chức cấp xã
1.3.2.1. Chấp hành đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước
1.3.2.2. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc
chuẩn mực, lành mạnh
1.3.2.3. Về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
1.3.2.4. Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ
1.3.2.5. Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ
1.3.2.6. Thái độ phục vụ nhân dân
1.3.3. Phương pháp đánh giá
- Phương pháp so sánh với mục tiêu đã định
- Phương pháp xếp hạng luân phiên
- Phương pháp cho điểm và xếp hạng theo tiêu chí
- Phương pháp đánh giá dựa vào những sự kiện quan trọng
- Phương pháp bình bầu
- Phương pháp quan sát hành vi
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp đánh giá bằng phản hồi 3600 - có sự tham gia của các chủ thể
vào quá trình đánh giá
- Phương pháp đánh giá thông qua báo cáo
1.3.4. Quy trình đánh giá công chức cấp xã
- Xây dựng khung tiêu chí, chính sách đánh giá: Thiết lập các tiêu chí, biểu mẫu
đánh giá chung và cụ thể cho mỗi chức danh công việc; chính sách đánh giá sẽ xác
định cụ thể về chủ thể, thời gian, không gian đánh giá cho phù hợp.
- Thu thập thông tin có liên quan đến người được đánh giá: Thông tin được thu
thập phải đa chiều, đầy đủ, chính xác, toàn diện và có căn cứ xác thực.
- Tiến hành đánh giá: Các chủ thể đánh giá tổng hợp, phân tích các thông tin thu
thập được tiến hành đánh giá công chức.
12
- Trao đổi ý kiến đánh giá với người được đánh giá: Chủ thể đánh giá cần trao
đổi thông tin kết quả đánh giá đối với người được đánh giá, đảm bảo tính dân chủ
trong đánh giá.
- Ra quyết định đánh giá và lưu trữ các hồ sơ liên quan: Đây là khâu chính thức
thừa nhận kết quả đánh giá.
Quy trình, phương pháp đánh giá công chức không hoàn toàn giống nhau cho
các đối tượng công chức khác nhau. Trong giới hạn luận văn này là đánh giá hàng
năm đối với công chức cấp xã nên chỉ nêu quy trình đánh giá áp dụng đối với công
chức cấp xã như sau:
- Bước 1: Công chức tự nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) theo mẫu;
- Bước 2: Tập thể cán bộ, công chức cùng làm việc trong đơn vị cơ sở tham gia
ý kiến góp ý; các ý kiến nhận xét đánh giá của tập thể được ghi đầy đủ trong biên bản
cuộc họp;
- Bước 3: Trên cơ sở kết quả nhận xét, đánh giá của tập thể, chủ tịch UBND
xã ghi nhận xét đánh giá vào phiếu đánh giá của mỗi công chức;
- Bước 4: Thông báo kết quả đánh giá và lưu hồ sơ công chức.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đánh giá công chức cấp xã
1.4.1. Yếu tố khách quan
1.4.2. Yếu tố chủ quan
1.5. Kinh nghiệm đánh giá công chức cấp xã của một số địa phƣơng áp
dụng cho huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
1.5.1. Kinh nghiệm đánh giá công chức cấp xã của huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình
1.5.2. Kinh nghiệm của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
1.5.3. Áp dụng một số kinh nghiệm đánh giá công chức cấp xã đối với huyện
Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
Một là, cần xây dựng được bản mô tả công việc cơ sở để xây dựng bộ tiêu chí
đánh giá cho phù hợp với từng chức danh công chức.
Hai là, cần đảm bảo tính công bằng, khách quan trong đánh giá;
Ba là, đánh giá công chức theo kết quả, hiệu quả thực thi công vụ.
13
Bốn là, tiếp tục đổi mới phân cấp quản lý cán bộ, công chức và đánh giá cán bộ,
công chức ở các cấp, các ngành; thực hiện công khai cho nhân dân biết kết quả đánh
giá người đứng đầu.
Năm là, tăng cường trách nhiệm đánh giá của cấp có thẩm quyền và người đứng
đầu các cấp, các ngành, các đơn vị; kết hợp lấy ý kiến góp ý của nhân dân.
Sáu là, áp dụng các kỹ thuật, phương tiện đánh giá hiện đại đặc biệt là công
nghệ thông tin, giảm thời gian và đơn giản thủ tục đánh giá.
Bảy là, phát huy vai trò của người dân, tổ chức tham gia vào quá trình đánh giá
công chức.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương này luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về công chức cấp
xã, đánh giá công chức cấp xã; khái niệm về công chức, công chức cấp xã ở nước ta
và chỉ ra những đặc điểm của công chức cấp xã; đề cập đến mục đích, hệ thống các
quan điểm, nguyên tắc về đánh giá công chức cấp xã; hệ thống hóa các nội dung, tiêu
chí, phương đánh giá thường được sử dụng để xem xét một số yếu tố có ảnh hưởng
đến đánh giá công chức cấp xã. Luận văn cũng đã tìm hiểu kinh nghiệm đánh giá
công chức cấp xã ở một số huyện của một số địa phương trên cả nước, từ đó rút ra
những bài học cho công tác đánh giá đạt hiệu quả. Trên cơ sở lý luận về đánh giá
công chức cấp xã, luận văn sẽ phân tích đánh giá, thực trạng, giải đáp những vấn đề
thực tiễn đặt ra trong công tác đánh giá công chức cấp xã ở địa phương.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA
HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Giới thiệu chung về huyện Vĩnh Bảo
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên
2.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội- giáo dục
- Về kinh tế
- Về xã hội
- Về giáo dục:
2.2. Quy định pháp luật về đánh giá công chức
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
- Luật CBCC sửa đổi 2019 (hiệu lực từ ngày1.7.2020);
14
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015;
- Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh
giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;
- Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP;
- Quyết định số 2168/ QĐUB/2013 Về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công
chức cấp xã
Quyết định số 18/ QĐUB/2013 Về việc bổ Sung chức đanh hưởng phụ cấp đối
với cán bộ công tác ở xã, phường, thị trấn
- Quyết định số 2272/ QĐUB/2015 quy định thẩm quyền ký quyết định nâng bậc
lương, phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước và công chức cấp xã thuộc thành phố
Hải Phòng
- Quyết định số 2605/2015/QĐ-UBND về tiêu chuẩn công chức xã, phường, thị
trấn
- Hướng dẫn số 2568/HD-SNV năm 2015 của Sở Nội vụ về đánh giá, phân loại cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác tại các cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp thuộc UBND thành phố Hải Phòng quản lý.
2.3. Thực trạng số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của
huyện Vĩnh Bảo
2.3.1. Số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
* Số lượng công chức xã theo vị trí công việc
Số lượng công chức chuyên môn cấp xã theo vị trí công tác từ năm 2015-2019
thể hiện tại bảng 2.1
Bảng 2.1. Số lƣợng công chức chuyên môn cấp xã theo vị trí công tác từ năm
2015 - 2019
TT Chức danh đảm nhiệm 2015 2016 2017 2018 2019
1 Trưởng công an 26 27 27 27 27
2 Chỉ huy trưởng quân sự 29 29 29 29 29
3 Văn phòng - Thống kê 41 42 43 43 43
15
4 Địa chính - NN -XD &MT 48 48 48 48 48
5 Tài chính - Kế toán 44 44 44 44 44
6 Tư pháp - Hộ tịch 39 39 39 39 39
7 Văn hóa - Xã hội 44 44 44 44 44
Tổng 271 272 274 274 274
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Bảo)
* Số lượng và cơ cấu công chức xã theo giới tính, dân tộc và độ tuổi
Bảng 2.2. Số lƣợng và cơ cấu công chức theo giới tính năm 2019
TT Chức danh
Số lƣợng
(ngƣời)
Cơ cấu
Nam % Nữ %
1 Trưởng Công an 27 27 100 - -
2 Chỉ huy trưởng QS 29 29 100 - -
3 Văn phòng - T.Kê 43 25 58,13 18 41,86
4 Địa chính - XD - NN và MT 48 40 83,33 8 16,66
5 Tài chính - Kế toán 44 18 40,90 26 59,09
6 Tư pháp - Hộ tịch 39 27 69,23 12 30,76
7 Văn hóa - Xã hội 44 31 70.45 13 29,54
Tổng số 274 197 71,89 77 28,10
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Bảo)
* Số lượng và cơ cấu công chức xã theo dân tộc và độ tuổi
Bảng 2.3. Số lƣợng và cơ cấu công chức theo dân tộc năm 2019
TT Chức danh
Số lƣợng
(ngƣời)
Cơ cấu
Kinh %
Dân tộc
khác
%
1 Trưởng Công an 27 27 100 - -
2 Chỉ huy trưởng QS 29 29 100 - -
3 Văn phòng - T.Kê 43 43 100 - -
4 Địa chính - XD - NN và MT 48 48 100 - -
16
5 Tài chính - Kế toán 44 44 100 - -
6 Tư pháp - Hộ tịch 39 39 100 - -
7 Văn hóa - Xã hội 44 44 100 - -
Tổng số 274 274 100 - -
Bảng 2.4. Thực trạng công chức chuyên môn phân theo độ tuổi năm 2019
TT Độ tuổi
Số lƣợng công chức
(ngƣời)
Tỷ lệ
%
1 Dưới 30 tuổi 18 6,56
2 31<tuổi<=45 124 45,25
3 46<tuổi<=60 132 48,17
4 Trên 60 tuổi 0 0
Tổng số 274 100
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Bảo)
2.3.2. Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
2.3.2.1. Về năng lực chuyên môn
Bảng 2.5. Thực trạng công chức theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ năm 2019
TT Chức danh
Số lƣợng
(ngƣời)
Cơ cấu
T
ru
n
g
cấ
p
C
ao
đ
ẳn
g
Đ
ại
h
ọ
c
S
au
Đ
ại
h
ọ
c
1 Trưởng Công an 27 17 - 10 -
2 Chỉ huy trưởng QS 29 17 2 10 -
3 Văn phòng - T.Kê 43 18 3 22 -
4 Địa chính - XD - NN và MT 48 13 1 32 2
5 Tài chính - Kế toán 44 7 - 37 -
6 Tư pháp - Hộ tịch 39 7 - 32 -
7 Văn hóa - Xã hội 44 22 - 20 2
Tổng số 274 101 6 163 4
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Bảo)
2.3.2.2. Về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, đạo
đức, lối sống
17
Bảng 2.6. Thực trạng công chức đạt chuẩn theo trình độ lý luận chính trị, ngoại
ngữ, tin học năm 2019
TT Tiêu chuẩn
2017 2018 2019
Số Tỷ lệ
(%)
Số Tỷ lệ
(%)
Số
Tỷ lệ (%) lƣợng lƣợng lƣợng
1 Lý luận chính trị 140 51,45 141 51,45 145 52,91
2 Quản lý nhà nước 95 34,67 107 39,05 110 40,14
3 Ngoại ngữ 198 72,26 201 73,35 206 75,18
4 Tin học 237 86,49 240 87,59 242 88,32
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Bảo)
- Về phẩm chất chính trị
Bảng 2.7. Thực trạng công chức là đảng viên năm 2019
TT Đối tƣợng
Số lƣợng công chức
(ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
1 Đảng viên 247 90,15
2 Chưa vào Đảng 27 9,85
Tổng số 274 100
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Bảo)
- Về đạo đức lối sống:
2.3.2.3. Về chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá, phân loại công chức từ năm 2017-2019
Năm
Mức độ phân loại đánh giá
Hoàn thành
xuất sắc nhiệm
vụ
Hoàn thành
tốt nhiệm vụ
Hoàn thành/hoàn
thành nhiệm vụ
nhƣng còn
hạn chế về năng lực
Không hoàn
Thành nhiệm
vụ
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
18
lƣợng (%) lƣợng (%) lƣợng (%) lƣợng (%)
2017 130 47,44 140 51,09 3 1,09 1 0,36
2018 137 50,0 135 49,27 2 0,72 0 0
2019 147 53,64 126 45,98 1 0,37 0 0
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Bảo)
2.3.2.4. Về kỹ năng của đội ngũ công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
- Năng lực chung
- Năng lực chuyên môn
2.4. Thực tiễn thực hiện đánh giá công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
2.4.1. Việc quán triệt và thực hiện các quy định hiện hành về đánh giá công
chức cấp xã ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
2.4.2. Về thẩm quyền, nội dung, tiêu chí đánh giá
- Về thẩm quyền đánh giá: các chủ thể tham gia vào đánh giá công chức cấp xã
hiện nay chủ yếu gồm: cá nhân, tập thể công chức, người đứng đầu cơ quan.
+ Một là hàng năm, công chức cấp xã tự đánh giá: Hiện nay 29 xã, 01thị trấn
đều triển khai cho công chức tự đánh giá vào cuối mỗi năm công tác theo hình thức
công chức tự viết phiếu đánh giá công chức theo mẫu và các nội dung tiêu chí đã
được quy định. (xem Phụ lục bảng 2.8);
Khảo sát ý kiến của người dân về thái độ và cách phục vụ của công chức cấp xã,
đặc biệt là tại các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa cấp xã cho thấy 14/100 ý
kiến là không hài lòng, 61/100 ý kiến cho là hài lòng, bình thường không cảm thấy
vấn đề gì,25/100 ý kiến rất hài lòng thái độ lịch sự, vui vẻ, tận tình hướng dẫn.
Về năng lực chuyên môn của công chức cấp xã có 7/100 ý kiến cho là công chức
cấp xã có chuyên môn yếu và chỉ có 47/100 ý kiến cho rằng công chức cấp xã có
năng lực bình thường. Tỷ lệ người dân không hài lòng lắm sau khi được giải quyết
công việc tại UBND cấp xã là 14/100 ý kiến.
+ Hai là người đứng đầu cơ quan đánh giá:
+ Ba là tập thể cán bộ, công chức chuyên môn và đại diện các tổ chức, đoàn thể
tham gia nhận xét, đánh giá
+ Bốn là tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác và nhu cầu giải quyết thủ tục
hành chính:
19
Qua khảo sát ý kiến của công chức cấp xã về việc có sẵn sàng để người dân
tham gia đánh giá công chức cấp xã không thì có đến 100/100 ý kiến cho rằng đây là
hoạt động cần thiết nên tiến hành và sẵn sàng để chủ thể này tham gia đánh giá.
+Năm là đánh giá của các phòng chuyên môn và các cơ quan, đơn vị ngành dọc
cấp trên:
- Về nội dung, tiêu chí đánh giá
- Phẩm chất chính trị;
- Đạo đức lối sống;
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tiến độ và kết quả th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_danh_gia_cong_chuc_cap_xa_tai_huyen_vinh_ba.pdf