Tóm tắt Luận văn Đánh giá một số kỹ năng dạy học toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp

Quan niệm

* Đánh giá kỹ năng

“ĐG KN là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về KN

dựa vào sự phân tích những thông tin thu được về các biểu hiện và đối chiếu

với những cấp độ phát triển của KN; trên cơ sở đó đề xuất những quyết định

thích hợp để cải thiện KN, điều chỉnh, nâng cao hiệu quả KN”.

* ĐG KNDH toán của GVTH

“ĐG KNDH toán của GVTH là quá trình hình thành những nhận định,

phán đoán về KNDH toán của GVTH dựa vào sự phân tích những thông tin

thu được về các biểu hiện và đối chiếu với những cấp độ phát triển của

KNDH toán của GVTH; trên cơ sở đó đề xuất những quyết định thích hợp

để cải thiện, điều chỉnh và nâng cao hiệu quả KNDH toán của GVTH”.

* Đánh giá KNDH toán của GVTH theo CNN

“Đánh giá KNDH toán của GVTH theo CNN là quá trình hình thành

những nhận định, phán đoán về KNDH toán của GVTH dựa trên sự phân

tích những thông tin KNDH toán của GVTH, về CNN GVTH; trên cơ sở đó

đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện, điều chỉnh và nâng cao hiệu

quả KNDH toán của GVTH, đáp ứng các yêu cầu của CNN GVTH”.

pdf23 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đánh giá một số kỹ năng dạy học toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHBH toán và KN phát triển PPDH toán của GVTH phải được tiến hành theo CNN và dựa trên CNN. Tuy nhiên, những yêu cầu nêu trong CNN còn chung chung, chưa dựa trên bản mô tả chi tiết các mức biểu hiện của KN nên chưa có sự phân tích cụ thể. Hơn nữa, những yêu cầu này chưa được gắn liền với quá trình dạy học môn toán ở TH nên chưa mang những nét đặc thù. Vì vậy, chúng ta chưa thể áp dụng ngay CNN để ĐG KNDH toán nói chung và ĐG KN thiết kế KHBH toán, ĐG KN phát triển PPDH toán nói riêng của GVTH được. Bên cạnh đó, theo quan điểm ĐG tiếp cận năng lực hiện nay, việc ĐG KNDH phải hướng vào những việc có thể làm được, thực hiện được và vì thế, quan sát được với những minh chứng rõ ràng. Do đó, yêu cầu về mặt lí luận đặt ra là cần thiết phải có sự phân tích cụ thể, chi tiết, rõ ràng các yêu cầu về KNDH nêu trong CNN, đặc biệt là trong hoạt động dạy học môn toán ở TH. Thực chất, đó là việc nghiên cứu lí luận để xây dựng bộ công cụ gồm: hệ thống tiêu chí và Phiếu hướng dẫn ĐG KNDH toán của GVTH theo CNN. 3 1.3 Thực tiễn đánh giá kỹ năng dạy học toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp Trong thực tiễn, hoạt động ĐG KNDH toán nói chung, ĐG KN thiết kế bài học toán và KN phát triển PPDH toán của GVTH theo CNN đã được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau: dự giờ dạy toán; tổ chức khảo sát năng lực dạy học của GV; tổ chức cuộc thi GV dạy giỏi các cấp (trường, huyện, thành phố, tỉnh, quốc gia); Tuy nhiên, việc ĐG chưa mang lại hiệu quả thực sự. Ở nhiều trường TH, hoạt động này diễn ra một cách hình thức, nhằm mục đích hợp thức hóa hồ sơ GV hoặc hợp thức hóa tiêu chí nào đó trong công tác thi đua; ĐG không đúng bản chất vì các phương pháp và công cụ ĐG được sử dụng chủ yếu giúp thu thập thông tin về nhận thức, kiến thức; ĐG không đầy đủ vì không xác định được các KN thành phần của mỗi KNDH toán cần ĐG; kết quả ĐG chưa có sự đồng nhất cao vì việc ĐG chưa dựa trên hệ thống tiêu chí đánh giá chung;Do đó, hoạt động ĐG KNDH toán của GVTH chưa phát huy được vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học toán ở TH nói riêng và chất lượng GDTH nói chung. Những yêu cầu về lí luận và thực tiễn nêu trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá một số kỹ năng dạy học toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp” là cần thiết trong việc nghiên cứu khoa học và thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng GVTH. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng bộ công cụ ĐG một số KNDH toán của GVTH theo CNN (gồm hệ thống tiêu chí ĐG; phiếu hướng dẫn ĐG theo tiêu chí) và đề xuất cách sử dụng bộ công cụ đó. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động ĐG năng lực dạy học của GVTH 3.2. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động ĐG KNDH toán của GVTH theo CNN. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Về nội dung nghiên cứu: Quá trình ĐG KNDH toán của GVTH theo CNN gồm nhiều giai đoạn, trong đó có việc sử dụng các bộ công cụ để thu thập thông tin phục vụ cho 4 ĐG. Vì vậy, trong luận án của mình, tác giả tập trung vào việc nghiên cứu xây dựng các bộ công cụ ĐG và đề xuất cách sử dụng các bộ công cụ này. 4.2 Về KNDH toán: Trong số các KNDH toán của GVTH theo CNN, tác giả luận án tập trung nghiên cứu hai KNDH toán sau: + KN thiết kế KHBH toán ở TH + KN phát triển PPDH toán ở TH. 4.3 Đối tượng và địa bàn khảo sát: + Đối tượng khảo sát: GVTH (tham gia dạy toán tại các trường TH); cán bộ quản lý (CBQL) GDTH; giảng viên dạy PPDH toán ở các trường sư phạm đào tạo ngành GDTH. + Địa bàn khảo sát: một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về KNDH toán ở TH (cụ thể là mô tả KN thiết kế KHBH toán và KN phát triển PPDH toán); ĐG KNDH toán nói chung và hai NDH toán trên nói riêng của GVTH theo CNN. 5.2 Khảo sát thực trạng KN thiết kế KHBH toán ở TH; KN phát triển PPDH toán ở TH; hoạt động ĐG hai KNDH toán trên của GVTH theo CNN. 5.3 Xây dựng và đề xuất cách sử dụng hai bộ công cụ ĐG KN thiết kế KHBH toán và ĐG KN phát triển PPDH toán của GVTH theo CNN. 5.4 Thực nghiệm khoa học để kiểm chứng tính khả thi (gồm sự cần thiết, độ giá trị (về nội dung), độ tin cậy) và bước đầu xem xét sự tác động của việc sử dụng hai bộ công cụ tới hai KNDH toán của GVTH. 6. Giả thuyết khoa học Nếu hoạt động ĐG KN thiết kế KHBH toán và ĐG KN phát triển PPDH toán của GVTH sử dụng hai bộ công cụ đã xây dựng thì sẽ thu thập được thông tin đáng tin cậy cho việc ĐG hai KNDH toán này, góp phần ĐG thực chất và chính xác mức độ thành thạo KNDH toán của GVTH. 7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp tiếp cận - Tiếp cận năng lực: Việc nghiên cứu về KN nói chung và KNDH toán (trong đó có KN thiết kế KHBH toán và KN phát triển PPDH toán) từ góc độ năng lực (là một trong ba thành tố cơ bản cấu thành năng lực) 5 - Tiếp cận hoạt động: Nghiên cứu KNDH toán trong hoạt động dạy học toán ở trường TH (đặc biệt là hoạt động thiết kế KHBH toán và hoạt động phát triển PPDH toán); nghiên cứu đối tượng bằng chính hoạt động ĐG. - Tiếp cận dạy học: Nghiên cứu các đối tượng trong quá trình dạy học (theo nghĩa hẹp), cụ thể là quá trình dạy học môn toán ở TH. - Tiếp cận hệ thống: Việc nghiên cứu, xem xét các đối tượng không tiến hành một cách riêng lẻ mà luôn đặt chúng trong một hệ thống, chịu sự ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố trong hệ thống đó - Tiếp cận thực tiễn: Những nghiên cứu trong đề tài phải xuất phát từ thực tiễn và hướng đến việc giải quyết vấn đề thực tiễn đào tạo và bồi dưỡng GVTH 7.2 Phương pháp nghiên cứu 7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp tổng quan lí luận - Phương pháp tổng hợp và khái quát hóa lí luận 7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp thực nghiệm khoa học - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp nghiên cứu trường hợp 7.2.3 Phương pháp nghiên cứu khác - Phương pháp thống kê toán học 8. Đóng góp mới của đề tài 8.1 Về lí luận - Hệ thống lí luận về KN thiết kế KHBH toán và KN phát triển PPDH toán của GVTH theo CNN (gồm quan niệm, vai trò, cấu trúc, các biểu hiện của từng KN); về ĐG hai KNDH toán này của GVTH (quan niệm; mức độ; mục đích; vai trò; phương thức; nội dung; phương pháp; công cụ; qui trình ĐG) 6 - Bộ công cụ và cách sử dụng bộ công cụ ĐG KN thiết kế KHBH toán và KN phát triển PPDH toán của GVTH theo CNN (Mỗi bộ công cụ gồm hệ thống tiêu chí ĐG và phiếu hướng dẫn ĐG theo tiêu chí). 8.2 Về thực tiễn - Kết quả khảo sát thực trạng ĐG KN thiết kế KHBH toán và KN phát triển PPDH toán của GVTH theo CNN. - Tính khả thi, hiệu quả của các bộ công cụ ĐG đã xây dựng. 9. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, cấu trúc luận án gồm bốn chương sau: Chương 1. Cơ sở lí luận của hoạt động đánh giá một số kỹ năng dạy học toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp Chương 2. Cơ sở thực tiễn của hoạt động đánh giá một số kỹ năng dạy học môn của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp Chương 3. Xây dựng và sử dụng bộ công cụ đánh giá một số kỹ năng dạy học toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp Chương 4. Thực nghiệm khoa học 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KỸ NĂNG DẠY HỌC TOÁN CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Những nghiên cứu về đánh giá giáo viên a. Trên thế giới b. Ở Việt Nam 1.1.2 Những nghiên cứu về kỹ năng dạy học 1.1.2.1 Những nghiên cứu về kỹ năng thiết kế kế hoạch bài học a. Trên thế giới b. Ở Việt Nam 1.1.2.2 Những nghiên cứu về kỹ năng phát triển phương pháp dạy học a. Trên thế giới b. Ở Việt Nam 1.1.3 Những nghiên cứu về đánh giá kỹ năng dạy học môn toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp Kết luận: Các kết luận cho thấy việc nghiên cứu hoạt động ĐG một số KNDH toán của GVTH theo CNN, đặc biệt là KN thiết kế KHBH toán và KN phát triển PPDH toán rất cần được tiếp tục nghiên cứu. Do vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá một số kỹ năng dạy học toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp”. 1.2 Các khái niệm cơ bản 1.2.1 Khái niệm liên quan đánh giá giáo viên 1.2.1.1 Đánh giá giáo viên (Teacher Assessment) Đánh giá giáo viên là quá trình thu thập, phân tích và xử lí một cách kịp thời và có hệ thống các thông tin về giáo viên (năng lực dạy học, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm,); đối chiếu với các yêu cầu nghề nghiệp đã được quy định để hình thành những nhận định, phán đoán và đưa ra các quyết định, hành động tiếp theo nhằm sử dụng, quản lí, đào tạo, bồi dưỡnggóp phần cải thiện và nâng cao chất lượng giáo viên. 8 1.2.1.2 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên (Teacher Professional Standards) 1.2.1.3 Bộ công cụ đánh giá (Assessment Tools) Để hiểu rõ về khái niệm này, chúng ta cần tìm hiểu một số thuật ngữ: - Tiêu chuẩn (Criterion) - Tiêu chí (Criteria): - Mức chỉ báo (Level) - Minh chứng (Evidence) - Công cụ (Tool) 1.2.2 Các khái niệm liên quan kỹ năng dạy học toán của giáo viên tiểu học 1.2.2.1 Năng lực dạy học và kỹ năng dạy học a. Năng lực và kỹ năng * Năng lực * Kỹ năng b. Năng lực dạy học và kỹ năng dạy học * Năng lực dạy học * Kỹ năng dạy học 1.2.2.2 Kỹ năng dạy học toán của giáo viên tiểu học a. KNDH toán KNDH toán là những KNDH được GV sử dụng trong quá trình dạy học môn toán. Đây là một thành phần cơ bản trong cấu trúc của năng lực dạy học toán, là sự thể hiện linh hoạt, có hiệu quả khi GV tiến hành các hoạt động dạy học toán dựa trên tri thức dạy học bộ môn trong các điều kiện dạy học toán và bằng các phương tiện dạy học toán khác nhau để đạt được mục đích dạy học toán đã xác định. b. Kỹ năng dạy học toán của GVTH KNDH môn toán của GVTH là những KNDH được GVTH sử dụng trong quá trình dạy học môn toán ở TH. Đây là một thành phần cơ bản trong cấu trúc của năng lực dạy học toán của GVTH, là sự thể hiện linh hoạt, có hiệu quả khi GVTH tiến hành các hoạt động dạy học toán ở TH dựa trên tri thức dạy học bộ môn trong các điều kiện dạy học và bằng các phương tiện dạy học toán khác nhau ở TH để đạt được mục đích dạy học toán ở TH đã xác định. 9 c. Kỹ năng dạy học toán của GVTH theo Chuẩn nghề nghiệp Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi xin được trình bày những tri thức cơ bản nhất về hai KNDH toán sau: + KN thiết kế KHBH toán ở TH + KN phát triển PPDH toán ở TH 1.2.2.3 Kỹ năng thiết kế kế hoạch bài học toán ở tiểu học a. Quan niệm * Bài học toán ở TH * Kế hoạch bài học toán ở TH * Thiết kế KHBH toán của GVTH * KN thiết kế KHBH toán ở TH Đó được hiểu là việc thực hiện linh hoạt, có hiệu quả hoạt động thiết kế KHBH toán ở TH trên cơ sở phát triển kiến thức, kinh nghiệm dạy học môn toán ở TH, cách thiết kế KHBH trong các điều kiện và phương tiện khác nhau nhằm tạo ra được các KHBH đáp ứng mục tiêu dạy học toán ở TH. b. Cấu trúc KN thiết kế KHBH toán của GVTH gồm các đơn vị cấu trúc sau: 1- Xác định mục tiêu của BH toán ở TH, bao gồm: 2- Xác định nội dung BH toán ở TH, bao gồm: 3- Dự kiến phương pháp, phương tiện và hình thức sử dụng trong giờ dạy toán ở TH, bao gồm: 4- Dự kiến các hoạt động của GV và HS trong giờ học toán ở TH, bao gồm: 5- Dự kiến tình huống sư phạm trong giờ học toán ở TH, bao gồm: 6- Dự kiến hoạt động kiểm tra, ĐG kết quả học toán của HS trong giờ học toán. 10 c. Biểu hiện d. Những yếu tố ảnh hưởng 1.2.2.4 Kỹ năng phát triển phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học a. Quan niệm Đó được hiểu là việc thực hiện linh hoạt, có hiệu quả việc phát triển các PPDH toán ở TH trên cơ sở phát huy kiến thức, kinh nghiệm dạy học môn toán ở TH, cách thực hiện và điều chỉnh các thao tác của PPDH toán trong các điều kiện và phương tiện khác nhau nhằm tổ chức hiệu quả việc dạy học toán trong giờ học ở TH. b. Cấu trúc KN phát triển PPDH toán của GVTH gồm các đơn vị cấu trúc sau: 1- Lựa chọn kiểu, mô hình PPDH cho BH toán ở TH 2- Thể hiện PPDH toán trong thiết kế BH toán 3- Triển khai các PPDH toán trong giờ học toán 4- Tạo lập môi trường và quá trình học tập 11 c. Biểu hiện d. Các yếu tố ảnh hưởng 1.2.3 Đánh giá kỹ năng dạy học toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp 1.2.3.1 Quan niệm * Đánh giá kỹ năng “ĐG KN là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về KN dựa vào sự phân tích những thông tin thu được về các biểu hiện và đối chiếu với những cấp độ phát triển của KN; trên cơ sở đó đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện KN, điều chỉnh, nâng cao hiệu quả KN”. * ĐG KNDH toán của GVTH “ĐG KNDH toán của GVTH là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về KNDH toán của GVTH dựa vào sự phân tích những thông tin thu được về các biểu hiện và đối chiếu với những cấp độ phát triển của KNDH toán của GVTH; trên cơ sở đó đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện, điều chỉnh và nâng cao hiệu quả KNDH toán của GVTH”. * Đánh giá KNDH toán của GVTH theo CNN “Đánh giá KNDH toán của GVTH theo CNN là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về KNDH toán của GVTH dựa trên sự phân tích những thông tin KNDH toán của GVTH, về CNN GVTH; trên cơ sở đó đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện, điều chỉnh và nâng cao hiệu quả KNDH toán của GVTH, đáp ứng các yêu cầu của CNN GVTH”. 12 1.2.3.2 Mục đích 1.2.3.3 Các cấp độ đánh giá a. Các cấp độ đánh giá kỹ năng b. Các cấp độ ĐG KNDH toán của GVTH theo CNN 1.2.3.4 Đối tượng tham gia đánh giá và hình thức đánh giá a. Đối tượng tham gia đánh giá b. Hình thức đánh giá 1.2.3.5 Phương pháp và công cụ đánh giá a. Phương pháp quan sát b. Phương pháp thực hành c. Phương pháp vấn đáp Ngoài các phương pháp trên, trong quá trình ĐG KN thiết kế KHBH toán của GVTH theo CNN, chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp ĐG sau: - Phương pháp ĐG bằng viết: - Phương pháp điều tra: - Phương pháp nghiên cứu trường hợp: - Phương pháp chuyên gia: 1.2.3.6 Qui trình đánh giá 1.3 Đánh giá kỹ năng thiết kế kế hoạch bài học toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp 1.3.1 Quan niệm 1.3.2 Nội dung 1.3.3 Công cụ 1.4 Đánh giá kỹ năng phát triển phương pháp dạy học toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp 1.4.1 Quan niệm 1.4.2 Nội dung 1.4.3 Công cụ Kết luận chương 1 13 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KỸ NĂNG DẠY HỌC TOÁN CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 2.1.1 Mục đích khảo sát 2.1.2 Đối tượng khảo sát 2.1.3 Nội dung khảo sát 2.1.4 Phương pháp khảo sát 2.1.4.1 Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi 2.1.4.2 Phương pháp phỏng vấn 2.1.4.3 Phương pháp thống kê 2.1.4.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp 2.2 Phân tích kết quả khảo sát thực trạng 2.2.1 Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng và đánh giá kỹ năng thiết kế bài dạy học toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp 2.1.1.1 Về nhận thức a) Nhận thức về vai trò của KN thiết kế KHBH toán ở TH b) Nhận thức về các biểu hiện của KN thiết kế KHBH toán ở TH c) Nhận thức về mục đích đánh giá KN thiết kế KHBH toán của GVTH theo CNN d) Nhận thức về vai trò của ĐG KN thiết kế KHBH toán của GVTH theo CNN 2.1.1.2 Về thực trạng thực hiện a) Thực trạng thực hiện các thao tác của KN thiết kế KHBH toán của GVTH. b) Thời điểm và tần suất tiến hành ĐG c) Đối tượng tham gia ĐG d) Nội dung ĐG e) Phương pháp ĐG f) Công cụ ĐG g) Các thao tác tiến hành ĐG h) Những khó khăn và thuận lợi thường gặp trong ĐG KN thiết kế KHBH toán của GVTH theo CNN 14 2.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng KN và đánh giá KN phát triển PPDH toán của GVTH 2.1.1.1 Về nhận thức a) Nhận thức về vai trò của KN phát triển PPDH toán của GVTH b) Nhận thức về các biểu hiện của KN phát triển PPDH toán ở TH c) Nhận thức về mục đích ĐG KN phát triển PPDH toán của GVTH d) Nhận thức về vai trò của việc ĐG KN phát triển PPDH toán 2.1.1.2 Về thực trạng thực hiện a) Các thao tác tiến hành và mức độ thực hiện các thao tác của KN phát triển PPDH toán của GVTH theo CNN b) Thời điểm và tần suất ĐG KN phát triểnPPDH toán của GVTH theo CNN c) Đối tượng tham gia ĐG d) Nội dung ĐG e) Phương pháp ĐG f) Công cụ ĐG g) Các thao tác tiến hành ĐG h) Những khó khăn và thuận lợi thường gặp trong ĐG KN phát triển PPDH toán của GVTH theo CNN Kết luận chương 2 15 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KỸ NĂNG DẠY HỌC TOÁN CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 3.1. Nguyên tắc và kỹ thuật xây dựng bộ công cụ đánh giá một số kỹ năng dạy học toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp 3.1.1 Nguyên tắc xây dựng bộ công cụ đánh giá 3.1.2 Kỹ thuật xây dựng Bộ công cụ đánh giá 3.2 Xây dựng Bộ công cụ đánh giá kỹ năng thiết kế bài dạy học toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp 3.2.1 Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kỹ năng thiết kế bài dạy học toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp 3.2.1.1 Xây dựng các tiêu chuẩn - TC1: KN xác định mục tiêu và chuẩn đầu ra của KHBH toán - TC2: KN phân tích nội dung của KHBH toán - TC3: KN dự kiến phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức KHBH toán. - TC4: KN dự kiến các hoạt động của GV và HS trong giờ học toán - TC5: KN dự kiến các tình huống sư phạm và cách xử lí trong giờ học toán - TC6: KN dự kiến các hoạt động kiểm tra, ĐG kết quả học toán của HSTH trong bài dạy học toán. - TC 7: KN trình bày KHBH toán 3.2.1.2 Xây dựng các tiêu chí * TC1: KN xác định mục tiêu và chuẩn đầu ra của KHBH toán - Tc 1.1: Xác định mục tiêu của KHBH toán - Tc1.2: Xác định các chuẩn đầu ra của KHBH toán * TC2: KN phân tích nội dung của KHBH toán - Tc2.1: Xác định nội dung KHBH toán - Tc2.2: Sắp xếp cấu trúc nội dung của KHBH toán 16 * TC3: KN dự kiến phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy BH toán - Tc3.1: Dự kiến PPDH, hình thức tổ chức trong dạy học BH toán ở TH - Tc3.2: Dự kiến được các phương tiện dạy học toán ở TH * TC4: KN dự kiến các hoạt động của GV và HS trong giờ học toán - Tc4.1: Dự kiến được các hoạt động dạy học toán của GVTH - Tc4.2: Dự kiến được các hoạt động học toán của HSTH - Tc4.3: Dự kiến được thời gian cho các hoạt động * TC5: KN dự kiến các tình huống sư phạm và cách xử lí trong giờ học toán - Tc5.1: Dự kiến các tình huống sư phạm trong giờ học toán - Tc5.2: Dự kiến được cách xử lí tình huống sư phạm trong giờ học toán * TC6: KN dự kiến các hoạt động kiểm tra, ĐG kết quả học toán của HSTH trong giờ học toán - Tc6.1: Dự kiến mục đích, nội dung, phương thức, thời điểm ĐG kết quả học toán của HSTH - Tc6.2: Dự kiến các phương pháp, kỹ thuật, công cụ ĐG và theo dõi sự tiến bộ trong học toán của HSTH * TC 7: KN trình bày KHBH toán - Tc7.1: Trình bày KH BH toán đảm bảo nội dung - Tc7.2: Trình bày KHBH toán đảm bảo cấu trúc Như vậy, chúng tôi đã xây dựng được tất cả 15 tiêu chí cho 7 tiêu chuẩn ở trên. 3.2.1.3 Xây dựng các mức và minh chứng 17 3.2.2 Thiết kế phiếu hướng dẫn đánh giá kỹ năng thiết kế bài dạy học toán ở tiểu học theo tiêu chí 3.3 Xây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng phát triển phương pháp dạy học môn toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp 3.3.1 Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kỹ năng phát triển phương pháp dạy học môn toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp 3.3.1.1 Xây dựng các tiêu chuẩn TC1: Lựa chọn kiểu, mô hình PPDH cho BH toán ở TH TC2: Thể hiện PPDH toán trong thiết kế BH toán TC3: Triển khai các PPDH toán trong giờ học toán TC4: Tạo lập môi trường và quá trình học tập trong giờ học toán 3.3.1.2 Xây dựng các tiêu chí * TC1: Lựa chọn kiểu, mô hình PPDH cho BH toán ở TH - Tc1.1 Xác định mục tiêu, nội dung BH toán và phong cách dạy-học toán của GV, HS - Tc1.2 Nêu ý tưởng dạy BH toán - Tc1.3 Lựa chọn kiểu, mô hình PPDH cho BH toán * TC2: Thể hiện PPDH toán trong thiết kế BH toán ở TH - Tc2.1 Xác định PPDH toán - Tc2.2 Dự kiến cách sử dụng PPDH toán trong giờ học - Tc2.3 Dự kiến việc điều chỉnh PPDH toán trong giờ học - Tc2.4 Trình bày dự kiến PPDH toán trong KHBH toán * TC3: Triển khai các PPDH toán trong giờ học toán - Tc3.1 Thực hiện các thao tác kĩ thuật của PPDH toán - Tc3.2 Kết hợp các PPDH toán trong giờ học - Tc 3.3 Điều chỉnh các PPDH toán trong giờ học - Tc 3.4 Xử lí tình huống liên quan PPDH toán trong giờ học * TC4: Tạo lập môi trường và quá trình học tập trong giờ học toán - Tc4.1: Tạo lập môi trường học tập toán - Tc4.2: Hứng thú của HS trong giờ học toán - Tc4.3: Tính tự giác, tích cực và năng lực tự học của HS trong giờ học toán 18 - Tc4.4: Sự tương tác của HS trong giờ học toán Như vậy, chúng tôi đã xây dựng được tất cả 15 tiêu chí cho 4 tiêu chuẩn. 3.3.1.3 Xây dựng các mức và minh chứng 3.3.2 Thiết kế phiếu hướng dẫn đánh giá kỹ năng phát triển phương pháp dạy học toán ở tiểu học theo tiêu chí 3.4 Sử dụng bộ công cụ đánh giá một số kỹ năng dạy học toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp 3.4.1 Mục đích sử dụng 3.4.2 Đối tượng và thời điểm sử dụng 3.4.3 Phương pháp đánh giá sử dụng 3.4.4 Quy trình sử dụng bộ công cụ a. Các bước tiến hành 1- Xác định mục đích ĐG 2- Lựa chọn loại hình, phương thức và phương pháp ĐG 3- Lựa chọn Bộ công cụ ĐG phù hợp 4- Sử dụng Bộ công cụ để ĐG 5- Sử dụng kết quả sau ĐG b. Sử dụng Bộ công cụ trong tự đánh giá Kết luận chương 3 . 19 CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM KHOA HỌC 4.1 Khái quát quá trình thực nghiệm 4.1.1 Mục đích thực nghiệm 4.1.2 Quy mô và địa bàn thực nghiệm 4.1.3 Thời gian thực nghiệm 4.1.4 Nội dung thực nghiệm 4.1.5 Đối tượng thực nghiệm 4.1.5.1 Nhóm chuyên gia 4.1.5.2 Nhóm đội ngũ GV 4.1.6 Phương pháp thực nghiệm a. Phương pháp chuyên gia b. Phương pháp nghiên cứu trường hợp c. Phương pháp thống kê 4.1.7 Triển khai thực nghiệm 4.1.7.1 Thực nghiệm vòng 1 a. Chuẩn bị b. Triển khai 4.1.7.2 Thực nghiệm vòng 2 a. Chuẩn bị b. Triển khai 4.2 Phân tích kết quả thực nghiệm 4.2.1 Phân tích kết quả thực nghiệm vòng 1 4.2.1.1 Đánh giá bộ công cụ đánh giá KN thiết kế KHBH toán của GVTH a. Sự cần thiết b. Độ giá trị c. Đánh giá độ tin cậy 20 4.2.1.2 Đánh giá bộ công cụ đánh giá KN phát triển PPDH toán của GVTH a. Sự cần thiết b. Độ giá trị c. Độ tin cậy 4.2.2 Phân tích kết quả thực nghiệm vòng 2 4.2.2.1 Đánh giá bộ công cụ đánh giá KN thiết kế KHBH toán của GVTH a. Độ tin cậy b. Sự tác động 4.2.2.2 Đánh giá bộ công cụ đánh giá KN phát triển PPDH toán của GVTH a. Độ tin cậy b. Sự tác động Kết luận chương 4 21 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1 Toán học là một môn học quan trọng ở TH. Vì vậy, giáo dục toán học hiệu quả góp phần thực hiện mục tiêu của GDTH. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi mỗi GVTH phải có năng lực dạy học môn toán ở TH, cơ bản là họ phải làm chủ được các KNDH toán, trong đó có KN thiết kế KHBH toán và KN phát triển PPDH toán ở TH. Đây là hai KN cơ bản quyết định sự thành công, chất lượng của mỗi giờ dạy toán trên lớp. Để giúp cán bộ quản lí GDTH và GVTH xác định được mức độ đạt/ chưa đạt, thành thạo/ chưa thành thạo các KNDH toán này, từ đó có kế hoạch cho việc bồi dưỡng, nâng cao KN và năng lực dạy học toán cho GVTH, chúng ta cần tiến hành các hoạt động ĐG KNDH toán nói chung và ĐG hai KNDH toán này nói riêng. Để ĐG hai KNDH toán trên, cán bộ quản lí GDTH và GVTH có thể dựa vào các yêu cầu về kỹ năng sư phạm được nêu trong Chuẩn nghề nghiệp GVTH. Tuy nhiên, các yêu cầu đó còn rất chung chung, chưa cụ thể nên chúng ta chưa thể áp dụng ngay vào việc ĐG hai KNDH trên. Thực tiễn hoạt động ĐG cho thấy hoạt động ĐG còn rất lúng túng vì chưa có hệ thống tiêu chí rõ ràng, thống nhất là cơ sở. Vì thế, yêu cầu lí luận và thực tiễn đặt ra là phải chi tiết hóa các yêu cầu nêu trong Chuẩn nghề nghiệp với hai KNDH toán này dưới dạng các tiêu chuẩn, tiêu chí và các mức chỉ báo rõ ràng. Do đó, việc nghiên cứu đề tài có tính mới, cần thiết và có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng dạy học toán ở TH nói riêng và chất lượng GDTH nói chung. 1.2 Để giải quyết được vấn đề trên, chúng tôi đã tiến hành tiếp cận vấn đề theo các quan điểm năng lực, hoạt động, hệ thống và thực tiễn, đặc biệt là quá trình dạy học môn toán ở TH. Qua việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu (như nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực tiễn, thống kê,..), chúng tôi đã thu được các kết quả sau: * Về phương pháp luận: - Tổng quan được các nghiên cứu liên quan đến vấn đề ĐG KNDH môn toán của GVTH theo CNN, đặc biệt là ĐG KN thiết kế KHBH toán và ĐG KN phát triển PPDH toán của GVTH (Chương 1) 22 - Xây dựng được hệ thống lí luận về KN thiết kế KHBH toán và KN phát triển PPDH toán của GVTH theo CNN (quan niệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_danh_gia_mot_so_ky_nang_day_hoc_toan_cua_gi.pdf
Tài liệu liên quan