Tóm tắt Luận văn Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chuyển tiền tại bưu điện Bến Tre

Trang tựa

Quyết định giao đề tài

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

TÓM TẮT . iii

ABSTRACT . iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG. ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH. xi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .1

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2

1.2.1 Mục tiêu chung .2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể .2

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .2

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.3

1.4.2 Giới hạn vùng nghiên cứu .3

1.4.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu .3

1.5 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG.3

1.6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .3

1.6.1. Lược khảo các nghiên cứu trước đây về hài lòng của khách hàng đối với

chất lượng dịch vụ .3

1.6.2 Đánh giá tổng quan các tài liệu lược khảo .7

1.7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI .8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .10

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.10

2.1.1 Chất lượng, dịch vụ và chất lượng dịch vụ.10

pdf24 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chuyển tiền tại bưu điện Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
......................... 33 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu.................................................................... 33 2.2.3.1 Phân tích thống kê ................................................................................ 33 2.2.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ...................................................... 34 2.2.3.3 Phân tích nhân tố khám phá ................................................................. 35 2.2.3.4 Phân tích hồi quy đa biến ..................................................................... 36 -vii- 2.2.3.5 Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent - samples T- test) ........................................................... 37 2.2.3.6 Phân tích phương sai (ANOVA) .......................................................... 38 2.3 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................... 39 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BƯU ĐIỆN TỈNH BẾN TRE ...... 41 3.1 GIỚI THIỆU BƯU ĐIỆN TỈNH BẾN TRE ..................................................... 41 3.1.1 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 41 3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ .............................................................................. 41 3.1.3 Ngành nghề kinh doanh .............................................................................. 43 3.1.4 Thực trạng đội ngũ lao động của Bưu điện tỉnh Bến Tre ........................... 44 3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH BẾN TRE .. 46 3.2.1 Kết quả kinh doanh của Bưu điện tỉnh Bến Tre ......................................... 46 3.2.2 Doanh thu dịch vụ tài chính bưu chính của Bưu điện tỉnh Bến Tre ........... 47 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 50 4.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 50 4.1.1 Giới tính ...................................................................................................... 50 4.1.2 Độ tuổi ........................................................................................................ 50 4.1.3 Trình độ học vấn ......................................................................................... 51 4.1.4 Thu nhập ..................................................................................................... 51 4.1.5 Nghề nghiệp ................................................................................................ 52 4.2 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO .............................................. 53 4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ ............................................................ 55 4.4 PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN ................................................................... 63 4.5 KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT SỰ HÀI LÒNG CỦAKHÁCH HÀNG ................ 67 4.5.1 Kiểm định sự khác biệt sự hài lòng của khách hàng theo giới tính ............ 67 4.5.2 Kiểm định sự khác biệt sự hài lòng của khách hàng theo tuổi ................... 68 4.5.3 Kiểm định sự khác biệt sự hài lòng của khách hàng theo nghề nghiệp...... 69 4.5.4 Kiểm định sự khác biệt sự hài lòng của khách hàng theo thu nhập ........... 69 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................ 71 -viii- 5.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 71 5.2 ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ GIÚP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH BẾN TRE ........................................................................................... 71 5.2.1 Yếu tố Nhân viên ........................................................................................ 72 5.2.2 Nâng cao năng lực phục vụ ........................................................................ 72 5.2.3 Nâng cao mức độ an toàn ........................................................................... 74 5.2.4 Nâng cao sự đáp ứng .................................................................................. 74 5.3 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 81 PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ......................................................... 81 PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH BẾN TRE ....................................... 85 PHỤ LỤC 3: SỐ LIỆU THÔ .................................................................................. 86 -ix- DANH SÁCH CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Tóm lược các tài liệu tham khảo 5 Bảng 2.1 Thang đo sự hài lòng 18 Bảng 2.2 22 biến đo lường của thang đo SERVQUAL 26 Bảng 2.3 Căn cứ chọn biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất 28 Bảng 2.4 Diễn giải biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất 31 Bảng 3.1 Cơ cấu lao động của Bưu điện tỉnh Bến Tre theo độ tuổi 44 Bảng 3.2 Cơ cấu lao động của Bưu điện tỉnh Bến Tre theo giới tính 45 Bảng 3.3 Tổng hợp doanh thu, chi phí năm 2013-2015 46 Bảng 3.4 Doanh thu dịch vụ Tài chính bưu chính qua các năm 48 Bảng 4.1 Giới tính của đối tượng khảo sát 50 Bảng 4.2 Độ tuổi của đối tượng khảo sát 51 Bảng 4.3 Trình độ học vấn của đối tượng khảo sát 51 Bảng 4.4 Thu nhập của đối tượng khảo sát 52 Bảng 4.5 Nghề nghiệp của đối tượng khảo sát 52 Bảng 4.6 Cronbach Alpha của các nhân tố 53 Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 56 Bảng 4.8 Kết quả xoay nhân tố 57 Bảng 4.9 Mô tả các nhân tố 58 Bảng 4.10 Nhóm các nhân tố mới được rút ra 59 Bảng 4.11 Ma trận tính điểm nhân tố 60 Bảng 4.12 Kết quả phân tích hồi qui đa biến 64 Bảng 4.13 Thống kê mô tả hài lòng của khách hàng theo giới tính 67 Bảng 4.14 Kiểm định độc lập t - test theo giới tính 67 Bảng 4.15 Kiểm định Levene phương sai của các nhóm tuổi 68 Bảng 4.16 Kiểm định Tamhane’s T2 các nhóm tuổi 68 -x- Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 4.17 Kiểm định Levene phương sai của các nhóm nghề nghiệp 69 Bảng 4.18 Kết quả ANOVA của các nhóm nghề nghiệp 69 Bảng 4.19 Kiểm định Levene phương sai của các nhóm thu nhập 70 Bảng 4.20 Kết quả ANOVA của các nhóm thu nhập 70 -xi- DANH SÁCH CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 2.1 Mô hình sự hài lòng 17 Hình 2.2 Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng 20 Hình 2.3 Mô hình chất lượng dịch vụ của Gronroos 23 Hình 2.4 Mô hình chất lượng dịch vụ Parasuraman et al 25 Hình 2.5 Mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF 27 Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất 29 Hình 2.7 Tiến trình nghiên cứu của đề tài 39 Hình 3.1 Mô hình hoạt động quản lý và sản xuất của Bưu điện tỉnh Bến Tre 41 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 62 Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh lần 2 66 -1- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế phát triển cao làm cho môi trường kinh doanh ngày càng gay gắt hơn; nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới cùng với chính sách mở cửa đầu tư của nhà nước thì kinh tế nước ta chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ bên trong lẫn bên ngoài, trong đó ngành bưu điện cũng chịu sự cạnh tranh rất lớn. Thị trường kinh doanh Bưu chính Việt Nam trong một vài năm gần đây trở nên sôi động hơn khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp khai thác dịch vụ trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực này. Các nhà cung cấp dịch vụ Bưu chính tại Việt Nam có rất nhiều, có thể kể đến như: VietnamPost, Viettel Post, Công ty Hợp Nhất Quốc tế HNC, hệ thống các ngân hàng, các doanh nghiệp vận tải. Định hướng chiến lược của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đến năm 2020 phải khẳng định được vai trò chủ đạo và dẫn đầu ngành Bưu chính tại Việt Nam, trở thành doanh nghiệp Bưu chính quốc gia hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Trong định hướng này, Bưu điện Việt Nam cần đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ công ích đồng thời với việc đẩy mạnh phát triển kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ hướng tới khách hàng; tổ chức phát triển dựa trên ba trụ cột chính là bưu chính chuyển phát, tài chính bưu chính và phân phối truyền thông. Để làm được điều này thì một trong những công việc phải thực hiện đó là kiểm soát chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Muốn vậy phải thường xuyên đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp thông qua nhiều kênh thông tin, trong đó kênh thông tin từ khách hàng là rất cần thiết và quan trọng, nó đánh giá đúng thực trạng chất lượng dịch vụ của đơn vị. Do vậy, để tồn tại và phát triển, Bưu điện phải đa dạng hóa các dịch vụ, củng cố các dịch vụ truyền thống, phát triển nhiều dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chuyển tiền là một trong những dịch vụ truyền thống của ngành nằm trong nhóm dịch vụ tài chính bưu chính, chiếm tỷ trọng doanh thu không -2- nhỏ trong tổng doanh thu của ngành, theo thời gian dịch vụ luôn được cải tiến để thu hút khách hàng, tuy nhiên vẫn còn không ít tồn tại hạn chế đối với dịch vụ này. Đây cũng là dịch vụ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía nhiều doanh nghiệp khác bởi sự thông dụng của nó. Vì vậy, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ là một việc làm thường xuyên và liên tục để đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong kinh doanh. Trên cơ sở đó, “Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ Chuyển tiền tại Bưu điện Bến Tre” là việc làm rất cần thiết, thực hiện nghiên cứu này để: (1) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ Chuyển tiền của Bưu điện; (2) đề ra giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Chuyển tiền tại Bưu điện Bến Tre. Qua đó, góp phần cùng Bưu điện Bến Tre trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như góp phần xây dựng Thương hiệu Bưu điện Việt Nam ngày càng vững mạnh và phát triển. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền tại Bưu điện tỉnh Bến Tre để đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ chuyển tiền tại Bưu điện tỉnh Bến Tre. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền tại Bưu điện tỉnh Bến Tre. Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển tiền tại Bưu điện tỉnh Bến Tre để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ chuyển tiền tại Bưu điện tỉnh Bến Tre như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chuyển tiền tại Bưu điện tỉnh Bến Tre? Cần phải làm gì để nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chuyển tiền tại Bưu điện tỉnh Bến Tre? -3- 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những khách hàng đã và đang sử dụng chuyển tiền tại Bưu điện tỉnh Bến Tre thông qua sự đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ. 1.4.2 Giới hạn vùng nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện thu thập số liệu sơ cấp đối tượng là khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền tại bốn đơn vị kinh doanh dịch vụ trực thuộc Bưu điện tỉnh Bến Tre gồm: Bưu điện Trung tâm Thành phố, Bưu điện huyện Châu Thành, Bưu điện huyện Thạnh Phú và Bưu điện huyện Mỏ Cày Nam. 1.4.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu Số liệu thứ cấp: Đề tài nghiên cứu số liệu từ năm 2013 đến năm 2015. Số liệu sơ cấp: Thời gian tiến hành phỏng vấn được thực hiện từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2016. 1.5 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG Nghiên cứu là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn,là tài liệu tham khảo cho Bưu điện tỉnh Bến Tre nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tài chính bưu chính mà cụ thể là dịch vụ chuyển tiền trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho khách hàng có thể thụ hưởng được dịch vụ chuyển tiền tốt hơn trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 1.6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.6.1. Lược khảo các nghiên cứu trước đây về hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ Nghiên cứu của Nguyễn Huy Cường (2007), “Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính tại Bưu điện Trung tâm Sài Gòn”. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ bưu chính tại Bưu điện Trung tâm Sài Gòn. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn ý kiến của 250 khách hàng bằng cách điều tra trực tiếp qua phiếu điều tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 10 chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ bưu chính tại Bưu điện Trung tâm Sài Gòn gồm: tốc độ thông tin, độ chính xác, độ an toàn, bán kính phục vụ bình quân, số dân phục vụ bình quân, tiện lợi, độ ổn định, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, thái độ phục vụ và sự uy tín. -4- Đỗ Mạnh Hoàng (2014) “Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ chuyển phát nhanh của Bưu điện thành phố Buôn Ma Thuột”. Nghiên cứu này thực hiện với mục tiêu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ chuyển phát nhanh của Bưu điện thành phố Buôn Ma Thuột.Kết quả nghiên cứu cho thấy3 nhân tố tác động tích cực và có ý nghĩa tới sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ gồm: Năng lực nhân viên (β1=0,129); Chăm sóc khách hàng (β2=0,336) và Sự tin cậy (β3=0,293). Sự ảnh hưởng từ 3 nhân tố này tới sự hài lòng của khách hàng là 55,2%. Võ Minh Phương (2011), đã thực hiện nghiên cứu, “Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ di động Viettel trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ mạng điện thoại di động tại chi nhánh Công ty Viễn thông Viettel Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng là Chất lượng cuộc gọi, Cấu trúc giá, Giá trị gia tăng, Dịch vụ khách hàng, Sự thuận tiện, Hình ảnh thương hiệu, Quảng cáo và khuyến mãi. Trong đó, nhân tố Cấu trúc giá và Chất lượng cuộc gọi có ảnh hưởng mạnh nhất đến hài lòng khách hàng. Phan Thị Kim Tuyến (2012)thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của Công ty Viễn Thông Thừa Thiên Huế”. Mục đích của nghiên cứu, xác dịnh các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Internet có ảnh hưởng quan trọng dến việc dề ra các chính sách nâng cao chất luợng dịch vụ của các công ty viễn thông. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Internet là: Đảm bảo, Cảm thông, Tin cậy, Phản hồi và Hữu hình. Tại các quốc gia trên thế giới có các nghiên cứu về hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ bưu điện, cụ thể Rajeswari and Sunmista (2011) đã thực hiện nghiên cứu“Preceptions of customers on service quality of post offices a comparitive study”. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là so sánh mức độ hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ của 02 huyện Virudhunagar và Madurai (Ấn Độ) sử dụng mô hình SERVPERF. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu 300 khách hàng. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được sử dụng sau khi kiểm định Cronbach anpha các nhân tố của thang đo SERVPERF. Kết quả -5- nghiên cứu cho thấy người dân của huyện Virudhunagar thường hài lòng hơn với dịch vụ bưu chính hơn so với những người được hỏi ở huyện Madurai. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng là sự an toàn, giải quyết nhanh chóng các khiếu nại và nhân viên bưu điện sẵn sàng cung cấp thông tin về dịch vụ. Bên cạnh đó, Lykogiannis (2014) đã thực hiện “A study of customer statisfaction in Greek postal services”. Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ bưu chính của Hy Lạp. Với cở mẫu thu thập là 300 quan sát, phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng. Sử dụng thang đo lường Likert 5 mức độ để đo lường sự hài lòng các yếu tố. Với phương pháp phân tích như phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qui đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ bưu chính gồm: an toàn, thời gian, giá cả và sự đa dạng của dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Trong đó, an toàn có ảnh hưởng mạnh nhất. Bảng 1.1: Tóm lược các tài liệu tham khảo Tên tác giả Tên đề tài Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Nguyễn Huy Cường (2007) Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính tại Bưu điện Trung tâm Sài Gòn Phương pháp suy diễn, phương pháp qui nạp, phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp dự báo, phương pháp nghiên cứu hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh và tổng hợp, cỡ mẫu khảo sát là 300 mẫu, chọn mẫu thuận tiện Xác định được 10 yếu tố, đó là: tốc độ thông tin, độ chính xác, độ an toàn, bán kính phục vụ bình quân, số dân phục vụ bình quân, tiện lợi, độ ổn định, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, thái độ phục vụ và sự uy tín -6- Tên tác giả Tên đề tài Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Đỗ Mạnh Hoàng (2011) Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ chuyển phát nhanh của Bưu điện thành phố Buôn Ma Thuột Phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi qui đa biến, cỡ mẫu khảo sát là 200 quan sát, chọn mẫu ngẫu nhiên, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ Năng lực nhân viên (β1=0,129); Chăm sóc khách hàng (β2=0,336) và Sự tin cậy (β3=0,293). Sự ảnh hưởng từ 3 nhân tố này tới sự hài lòng của khách hàng là 55,2%. Võ Minh Phương (2011) Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ di động Viettel trên đia bàn thành phố Đà Nẵng Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi qui đa biến cở mẫu khảo sát là 200 quan sát, chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện , sử dụng thang đo Likert 7 mức độ Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng là: Chất lượng cuộc gọi, Cấu trúc giá, Giá trị gia tăng, Dịch vụ khách hàng, Sự thuận tiện, Hình ảnh thương hiệu, Quảng cáo và khuyến mãi. Phan Thị Kim Tuyến (2012) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của Công ty Viễn Thông Thừa Thiên Huế Tác giả sử dụng công cụ Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ Xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ: Đảm bảo, Cảm thông, Tin cậy, Phản hồi và Hữu hình. Rajeswari and Sunmista (2011) Preceptions of customers on service quality of Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được sử dụng Chỉ ra 4 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng -7- Tên tác giả Tên đề tài Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu post offices a comparitive study sau khi kiểm định Cronbach alpha các nhân tố của thang đo SERVPERF cỡ mẫu khảo sát là 300 mẫu, chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ của khách hàng là: sự an toàn, giải quyết nhanh chóng các khiếu nại và nhân viên bưu điện sẵn sàng cung cấp thông tin về dịch vụ. Lykogiannis (2014) A study of customer statisfaction in Greek postal services Phân tích như phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qui đa biến. Cỡ mẫu khảo sát là 300, chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ Xác định được 4 nhân tố: an toàn, thời gian, giá cả và sự đa dạng của dịch vụ (Nguồn: Theo phân tích của tác giả) Như vậy, thông qua các nghiên cứu về mức độ hài lòng của khách hàng, cho thấy rằng để làm hài lòng khách hàng thì các doanh nghiệp cần quan tâm đến các nhân tố như: Sự đảm bảo, Sự cảm thông, Sự tin cậy, Sự đáp ứng và Hữu hình, Giá cả, Giá trị gia tăng, Sự thuận tiện. Các nghiên cứu này được thực hiện với các doanh nghiệp khác nhau nhưng có các nhân tố giống nhau trong việc làm hài lòng khách hàng, do đó các nhân tố này là tin cậy để đưa vào mô hình nghiên của đề tài. 1.6.2 Đánh giá tổng quan các tài liệu lược khảo Thông qua các nghiên cứu được lược khảo cho thấy các nghiên cứu trước đây, có rất nhiều nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ, các nghiên cứu được lược khảo trước chủ yếu sử dụng phương pháp định tính định lượng như: (1) Phương pháp phân tích nhân tố khám phá; (2) Phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính đa biến; và (3) Ứng dụng mô hình kinh tế lượng đề xuất mô hình -8- nghiên cứu và thông qua đó đề xuất các giải pháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy các nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng có một số nhân tố chung ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với tổ chức như: Sự đảm bảo, Sự tin cậy, Sự cảm thông, Sự an toàn, Giá cả, Hình ảnh thương hiệu, Quảng cáo và khuyến mãi, Chăm sóc khách hàng, thái độ phục vụ,. Đối với đề tài nghiên cứu này, sẽ tập trung nghiên cứu về chất lượng dịch vụ chuyển tiền trên địa bàn tỉnh Bến Tre, đồng thời đề tài sẽ kế thừa kết quả và các phương pháp của các nghiên cứu trước, nhưng sẽ điều chỉnh thang đo cho phù hợp với địa bàn nghiên cứu. 1.7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Chương 1 – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết cần kiểm định, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đối tượng thụ hưởng và lược khảo những nghiên cứu trước có liên quan đến nghiên cứu của đề tài. Chương 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT: Trình bày phương pháp luận gồm: các khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài; các lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng; các lý thuyết về dịch vụ và chất lượng dịch vụ; lý thuyết về dịch vụ tài chính bưu chính. Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày cơ sở hình thành thang đo để đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của khách hàng, phương pháp lấy số liệu sơ cấp, thứ cấp tại địa bàn nghiên cứu. Cuối cùng, chương này trình bày các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong đề tài. Chương 3 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BƯU ĐIỆN TỈNH BẾN TRE: Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh và thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính bưu chính tại Bưu điện tỉnh Bến Tre. Chương 4 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN: Mô tả mẫu nghiên cứu, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá nhằm nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chuyển tiền tại Bưu điện tỉnh Bến Tre và xem xét mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng bằng phân tích hồi quy đa biến. Bên cạnh đó, chương này cũng kiểm định sự khác biệt sự hài lòng của khách hàng. -9- Chương 5 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ: Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận và đề xuất các hàm ý quản trị giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền tại Bưu điện tỉnh Bến Tre, những kiến nghị đối với Bưu điện tỉnh Bến Tre. Tóm lại, chương 1 cho thấy được sự cần thiết của nghiên cứu, các mục tiêu của nghiên cứu cần giải quyết, đối tượng nghiên cứu, vùng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và đối tượng thụ hưởng. Bên cạnh đó, những nghiên cứu ứng dụng liên quan đến vấn đề nghiên cứu cũng được đề cập như là tiền đề cho việc nhận diện một cách hệ thống các nhân tố cấu thành chất lượng dịch vụ và là cơ sở cho mô hình nghiên cứu của đề tài. -10- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Chất lượng, dịch vụ và chất lượng dịch vụ 2.1.1.1 Định nghĩa chất lượng Chất lượng là phạm trù của tiến trình công việc mà dựa vào đó, người trải nghiệm sẽ làm cơ sở để đánh giá kết quả đạt được của tiến trình đó có hiệu quả hay không; nó đặc trưng cho khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chất lượng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ. Trong nghiên cứu của Crosby năm1979, ông cho rằng, chất lượng là một khái niệm không rõ ràng và rất khó nắm bắt, nó thường được các nhà nghiên cứu quy đồng cho các tính từ như “sự tốt lành, sang trọng, bóng sáng hay sự trọng lượng”, chất lượng được xác định như là “sự phù hợp với yêu cầu”. Theo triết lý của người Nhật Bản, chất lượng có nghĩa là “không có khuyết tật - thực hiện đúng ngay ở lần đầu tiên”. Chính vì khó nắm bắt và định nghĩa chất lượng nên trong nghiên cứu của Takeuchi & Quelch năm 1983 đã chỉ ra rằng, thật khó để cho chất lượng đáp ứng được những đòi hỏi mà người tiêu dùng đặt ra cho nó. Vì thế, định nghĩa và đo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_danh_gia_su_hai_long_cua_khach_hang_doi_voi.pdf
Tài liệu liên quan