Tóm tắt Luận văn Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp

Mục lục

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Mở đầu .1

Chương 1: THỐNG NHẤT QUAN ĐIỂM VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG

CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

1.1 Nhận thức chung về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp . 7

1.2. Nhận thức chung về đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm

hoạt động tư pháp . 24

Chương 2: TÌNH HÌNH ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC TỘI PHẠM XÂM

PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005

2.1. Thực trạng tình hình các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm

2000 đến năm 2005 . 33

2.2.Tình hình đấu tranh phòng, chống các tội phạm xâm phạm

hoạt động tư pháp . 45

Chương 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG

CHỐNG CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật. 68

3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp. 73

3.3. Nhóm giải pháp về công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp. 78

3.4. Nhóm giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

đối với các cơ quan tư pháp 84

3.5. Nhóm giải pháp về phát hiện, điều tra, khám phá, xử lý. 88

KẾT LUẬN.93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf13 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ------***----- NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ MÃ SỐ: 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ NGỌC QUANG HÀ NỘI - NĂM 2006 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của mình, không sao chép. Nguyễn Thị Hoàng Yến Mục lục Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Mở đầu .................................................................................................................... 1 Chương 1: THỐNG NHẤT QUAN ĐIỂM VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP 1.1 Nhận thức chung về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ............. 7 1.2. Nhận thức chung về đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ................................................................................. 24 Chương 2: TÌNH HÌNH ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005 2.1. Thực trạng tình hình các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2000 đến năm 2005 .............................................................................. 33 2.2.Tình hình đấu tranh phòng, chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp ................................................................................. 45 Chương 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP 3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật ........................ 68 3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp .............. 73 3.3. Nhóm giải pháp về công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp ....... 78 3.4. Nhóm giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan tư pháp 84 3.5. Nhóm giải pháp về phát hiện, điều tra, khám phá, xử lý ............... 88 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã khẳng định nhiệm vụ mang tính chiến lược là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự của dân, do dân và vì dân. Trước nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định quyết tâm chính trị mạnh mẽ về thực hiện chủ trương và triển khai các nhiệm vụ cải cách tư pháp nhằm một mục tiêu nâng cao chất lượng công tác tư pháp vì sự phát triển chung của đất nước. Trên cơ sở cải cách kinh tế - thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta đang từng bước tiến hành cải cách hệ thống chính trị (cải cách lập pháp, cải cách nền hành chính Quốc gia và cải cách tư pháp). Trong Bộ máy nhà nước, hệ thống các cơ quan tư pháp đóng vai trò rất quan trọng. Các cơ quan này có chức năng và nhiệm vụ: bảo đảm dân chủ, công bằng cho mỗi công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động tư pháp; đảm bảo không để lọt tội phạm, không để xảy ra oan sai đối với người vô tội; mỗi tội phạm xảy ra phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân lao động; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, nhân phẩm, danh dự của công dân. Với tầm quan trọng đặc biệt đó, trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp, thì bất cứ một hành vi nào làm trái các quy định pháp luật về lĩnh vực hoạt động tư pháp cũng đều gây cho hoạt động tư pháp không được nghiêm minh, dẫn đến trật tự pháp luật bị đảo lộn, mất đi tính tối cao của pháp luật. Điều này sẽ dẫn đến làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp nói riêng và làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước nói chung. Đất nước ta đang từng bước bước trên chặng đường phát triển kinh tế vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, nền kinh tế thị trường phát triển, công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở cửa hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, Nhà nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong những lĩnh vực khác như: khoa học - kỹ thuật, giáo dục, văn hóa, pháp luật... Chỉ số GDP bình quân đầu người ngày càng tăng, đời sống của người dân đã được nâng cao hơn rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả to lớn đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Đó là vấn đề gia tăng của tình hình tội phạm nói chung cũng như việc gia tăng các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Ngoài những ưu điểm đem lại cho sự phát triển kinh tế, nền kinh tế thị trường cũng mang trong mình những mặt tiêu cực của xã hội: sự suy đồi về đạo đức, đánh mất đạo đức nghề nghiệp, tham nhũng, đua đòi theo lối sống xa hoa, buông thả, vô trách nhiệm,... của một số cá nhân trong các cơ quan công quyền cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trong những năm gần đây. Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 02 tháng 06 năm 2005 "về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" đã nói nên tình hình công tác tư pháp trong những năm vừa qua: "Trong những năm qua, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", công cuộc cải cách tư pháp đã được các cấp ủy, tổ chức lãnh đạo và tổ chức thực hiện với những quyết tâm cao, đạt được nhiều kết quả. Nhận thức và sự quan tâm đối với công tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực; chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tê, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, những kết quả đó mới chỉ là bước đầu và mới tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc nhất. Công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế, Chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một số bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vấn còn tình trạng oan, sai... Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu..." Như vậy, từ những điều đã phân tích trên đây cho thấy, trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp như hiện nay, thì công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trở nên bức xúc và cấp thiết hơn bao giờ hết. Tất cả những luận cứ trên là lý do cho sự lựa chọn đề tài "Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp". 2. Tình hình nghiên cứu. Từ khi có Bộ luật hình sự năm 1985, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định thành một chương riêng biệt và cho đến lần pháp điển hóa Bộ luật hình sự lần thứ hai năm 1999, các nhà làm luật đã có những sửa đổi, bổ sung những quy định đối với nhóm tội phạm này cho phù hợp với diễn biến ngày càng phức tạp của tội phạm. Kể từ khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực pháp luật, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học hoặc một cuốn sách chuyên khảo nào tiếp cận nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể và chi tiết về tội phạm phạm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Vấn đề này cũng mới chỉ được đề cập đến trong một số bài viết trên các báo, tạp chí, tuy nhiên phạm vi nội dung bài viết mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề. Trong khi đó, với điều kiện phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, tình hình xã hội lại phản ánh một thực trạng là các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nhìn chung có chiều hướng tăng. Chính vì vậy, cần phải có những nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về nhóm tội phạm này trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ở nước ta trong những năm qua để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và thông qua thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Trên cơ sở giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn diễn biến của các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2000 đến năm 2005, từ đó đánh giá thực trạng tình hình loại tội phạm này, những kết quả đã đạt được, những điểm còn tồn tại, và làm rõ nguyên nhân gây nên những tồn tại trong đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Nghiên cứu và tìm hiểu những quy luật vận động nội tại, qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, thống nhất quan điểm về đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong thời gian qua và một số giải pháp đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. 5. Cơ sở khoa học của đề tài. - Cơ sở lý luận: Đề tài thực hiện dựa trên: những cơ sở lý luận là thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: luật hình sự, luật tố tụng hình sự, tội phạm học, xã hội học pháp luật, triết học, tâm lý học, v.v... trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, báo, tạp chí của các nhà nghiên cứu; quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp; và các văn bản pháp luật. - Cơ sở thực tiễn: Thực tế công tác đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ở nước ta từ năm 2000 đến năm 2005. 6. Phương pháp nghiên cứu. Trong phạm vi nội dung của đề tài này, luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về phép biện chứng duy vật và sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp; phương pháp thống kê hình sự; phương pháp điều tra khảo sát; phương pháp so sánh đối chiếu; trao đổi chuyên gia v.v... . 7. Điểm mới của đề tài. Nghiên cứu nhóm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp một cách toàn diện và có hệ thống trên cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2000 đến năm 2005 ở nước ta. Trên cơ sở nghiên cứu những số liệu các vụ án được điều tra, khám phá, xét xử, đặc điểm nhân thân của những người phạm tội,đánh giá thực trạng tình hình đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp (đánh giá những kết quả đã đạt được, những mặt còn tồn tại) từ đó làm rõ những nguyên nhân gây nên tồn tại qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm. 8. Cơ cấu của luận văn. Cơ cấu của luận văn bao gồm 3 chương, lần lượt đi từ những nghiên cứu về mặt lý luận, tiếp đến là những vấn đề thực tiễn và cuối cùng, đưa ra các giải pháp đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. - Chương 1: Thống nhất quan điểm về đấu tranh phòng, chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Chương 2: Tình hình và kết quả đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tưpháp từ năm 2000 đến năm 2005 - Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Chương 1: THỐNG NHẤT QUAN ĐIỂM VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP 1.1. Nhận thức chung về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp 1.1.1. Vài nét lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, trong những năm tháng đầu tiên sau khi giành được độc lập, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nền kinh tế đất nước vốn rất nghèo nàn, lạc hậu, vừa trải qua nạn đói năm 1945, nền tài chính kiệt quệ, hầu như không có gì, 95% dân số toàn quốc hoàn toàn mù chữ. Trong khi đó, nguy cơ ngoại xâm từ bên ngoài lấy danh nghĩa đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật. Khoảng 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch mượn danh nghĩa Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật. Ở miền Nam, quân đội Pháp được quân Anh yểm trợ xâm lược chiếm Sài Gòn. Bên trong đất nước, bọn phản động người Việt được sự trợ giúp của đế quốc ngoại bang và tàn quân của chế độ cũ nổi dậy chống phá nhằm lật đổ chính quyền nhân dân non trẻ để thành lập một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng. Đứng trước tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, pháp luật hình sự được xây dựng thời kỳ này chủ yếu tập trung phục vụ ba nhiệm vụ nói trên. Nhưng do tình hình hết sức khẩn trương lúc bấy giờ, nên không thể ban hành kịp các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật hình sự cần thiết. Do đó, ngày 10/10/1945, nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 47-SL cho tạm thời giữ các luật lệ cũ ở ba miền Bắc, Trung, Nam trong đó có Bộ "Luật hình An Nam", Bộ "Hoàng Việt hình luật", và Bộ "Hình luật pháp tu chính". Điều 1 Sắc lệnh quy định:"cho đến khi ban hành bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước Việt TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn bản pháp luật và văn kiện của Đảng 1. Bộ Chính trị (2002), Nghị Quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 2. Bộ Chính trị (2005), Nghị Quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/05/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 3. Bộ Chính trị (2005), Nghị Quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 4. (2004), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 5. (2000), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, Nhà máy in Quân đội, Hà Nội. 2. Các ấn phẩm 6. Lê Văn Cảm (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 7. Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (phần chung), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 8. Đỗ Ngọc Quang (2002), "Bàn về các cơ quan tư pháp trong Bộ máy nhà nước", Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, NXB Công an nhân dân, Hà Nôi. 9. Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (phần các tội phạm: Bình luận chuyên sâu), NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Đinh Văn Quế (1998), Bình luận án: Lý luận và những khái niệm. Bình luận một số vụ án tiêu biểu, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự. Phần các tội phạm. Bình luận chuyên sâu, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Đinh Văn Quế (1999), Thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự, NXB Đà Nẵng. 13. Lê Thế Tiệm (2002), Thực hiện chương trình Quốc Gia phòng chống tội phạm trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 14. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 15. Nguyễn Tất Viễn (1996), Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước pháp luật, Hà Nội. 16. Nguyễn Xuân Yêm (2005), Phòng chống các loại tội phạm ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 17. Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 3.Tài liệu tham khảo khác 18. Bộ chính trị (2006) "Kết quả 4 năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02- 01-2002 của Bộ Chính trị", Tạp chí Tòa án nhân dân (5), tr.2, Hà Nội. 19. Phạm Thanh Bình- Nguyễn Vạn Nguyên (1990), Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, NXB Pháp lý, Hà Nội. 20. Cục điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005), Báo cáo tổng kết công tác điều tra hình sự, Hà Nội. 21. Giáo trình luật hình sự Việt Nam(Phần các tội phạm), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 22. Phạm Hồng Hải (chủ biên), Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (2000), Tội phạm học Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân Hà Nội, Hà Nội. 23. Trần Minh Hưởng, Đặng Thu Hiền (2002), Tìm hiểu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội, Hà Nội. Khoa Luật Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Đại học Quốc Gia Hà Nội (1997), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 24. Khoa Luật, Trường Đại học khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội (1999), Giáo trình Tội phạm học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 25. (1981) Mác - Ănghen toàn tập, NXB Tiến bộ - Matxcơva (3), Hà Nội. 26. Nhóm phóng viên pháp luật (2006), "Hợp thức hóa hồ sơ cho hai anh em ruột kết hôn", Công lý (22), tr. 8. 27. Hoàng Thị Thúy (2006), "Bài học về sự buông lỏng quản lý", Bảo vệ pháp luật (38), tr.5. 28. Phạm Thư (2002), "Những yêu cầu cơ bản để hoàn thiện hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm", Tạp chí kiểm sát, (7), Hà Nội. 29. Toà án nhân dân Tối cao (2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án, Hà Nội. 30. Trường Đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình Tội phạm học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 31. Uông Chu Lưu (chủ biên), Võ Khánh Vinh, Nguyễn Tất Viễn (2004), Bình luật khoa học bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 32. Nguyễn Tất Viễn (1994), "Bàn về khách thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp", Tạp chí dân chủ và Pháp luật (8), tr 8-15.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l0_01231_5912_2009464.pdf
Tài liệu liên quan