Việc nghiên của vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế trong
luận văn này nhằm đạt được những mục đích sau:
- Làm sáng tỏ về mặt lý luận tội phạm trốn thuế theo pháp luật hình sự Việt
Nam và lý luận về vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế.
- Tổng kết tình trạng tội phạm trốn thuế trong thời gian 5 năm vừa qua
(2001 - 2005), phân tích rõ cơ cấu, diễn biến, động thái, và đánh giá một
cách khoa học về nguyên nhân, điều kiện của tội phạm trốn thuế hiện nay,
đồng thời đưa ra những dự báo cơ bản về tình hình tội phạm này trong giai
đoạn tới.
- Phân tích thực trạng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế
của Nhà nước ta thời gian qua (2001 – 2005), đánh giá những mặt đạt
được và những mặt còn hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của hiện
tượng này.
- Trên cơ sở lý luận khoa học, thực tiễn ở nươc ta và kinh nghiệm của một
số nước trên thế giới đối với vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm trốn
thuế, đề xuất các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế có
hiệu quả.
9 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-------------------
ĐỀ CƢƠNG
LUẬN VĂN CAO HỌC
ĐỀ TÀI:
ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM TRỐN THUẾ
CHUYÊN NGÀNH : LUẬT HÌNH SỰ - LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
MÃ SỐ 5.05.14
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Văn Lợi
Học viên: Nguyễn Thị Hương Lan
HÀ NỘI 2005
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Những năm qua, thực hiện đƣờng lối phát triển nhiều thành phần, nền
kinh tế nƣớc ta có điều kiện phát triển khá thuận lợi, số lƣợng ngành nghề,
hình thức, quy mô, vốn, lao động, phạm vi kinh doanh rất đa dạng và phong
phú. Số thuế thu đƣợc từ các nguồn đều tăng, tạo điều kiện cho việc cân đối
thu chi ngân sách, là động lực tái đầu tƣ phát triển kinh tế. Tuy nhiên do ý
thức chấp hành nghĩa vụ thuế của hầu hết các đối tƣợng nộp thuế chƣa cao,
chƣa tự giác nên tình trạng trốn thuế diễn ra phổ biến, đáng báo động. Theo
tính toán trong nhiều ngành, số thuế thu đƣợc chỉ bằng 22-25% số thuế phải
nộp. Một số dạng trốn lậu thuế đƣợc sử dụng phổ biến nhƣ: trốn thuế giá trị
gia tăng thông qua việc bán hàng không xuất hoá đơn giá trị gia tăng, sử dụng
hoá đơn khống, thông qua đao giá bán hàng, trốn thuế nhập khẩu thông qua
khai man giá mua vào, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua việc tăng
khống chi phí...phổ biến ở các Công ty và doanh nghiệp tƣ nhân. Tỷ lệ các hộ
kinh doanh cá thể, nhất là các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, vận tải tƣ
nhân, cho thuê nhà, xây dựng nhà tƣ nhân hầu hết chƣa kê khai nộp thuế, số
lƣợng thuế thu nhập cao thu đƣợc cũng rất nhỏ so với thực tế.
Luật Doanh nghiệp ra đời đã tạo ra cơ chế mở hết sức thuận lợi cho việc
thành lập và giải thể doanh nghiệp, nhƣng lại thiếu hệ thống cơ chế kiểm soát
đối với doanh nghiệp. Hệ thống quản lý thuế hiện nay hết sức yếu kém, thiếu
các phƣơng tiện hỗ trợ thu nộp và thanh tra thuế. Đội ngũ cán bộ quản lý thuế
yếu về chuyên môn nghiệp vụ, quá tải về khối lƣợng doanh nghiệp phải quản
lý, trung bình một cán bộ tại các chi cục thuế nội thành Hà Nội phải quản lý
khoảng 200 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Đối tƣợng
nộp thuế lợi dụng các điều kiện trên để thực hiện mọi thủ đoạn gian lận trốn
lậu thuế.
3
Trên thực tế, hiện tƣợng trốn thuế diễn ra phổ biến, phức tạp, thủ đoạn đa
dạng, tinh vi. Số hành vi đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm khá nhiều, tuy nhiên
số đối tƣợng bị phát hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự còn rất hạn chế.
Thực trạng trên cho thấy thuế là một trong những lĩnh vực có tỷ lệ tội phạm
ẩn cao nhất hiện nay. Mặc dù Nhà nƣớc liên tục đƣa ra các biện pháp đấu
tranh phòng chống hành vi trốn thuế, nhƣng hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao. Số
lƣợng hành vi vi phạm dẫn đến thất thu thuế hàng năm vẫn lên đến hàng ngàn
tỷ đồng.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nƣớc, đồng thời là công cụ
quan trọng trong điều tiết nền kinh tế đất nƣớc, vì vậy để ổn định phát triển
đất nƣớc, đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế là nhiệm vụ vô cùng quan
trọng. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả nhận thức đƣợc rằng: việc
nghiên cứu một cách nghiêm túc tình hình tội phạm trốn thuế và các biện
pháp đấu tranh phòng chống tội phạm này là hết sức cần thiết, cả về lý luận
lẫn thực tiễn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của quản lý nhà nƣớc về thuế hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu:
Thực tế cho thấy chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên biệt
vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế. Hiện nay, Tổng Cục thuế
đang tổ chức nghiên cứu đề tài: “Hỗ trợ cho cải cách quản lý hành chính về
thuế” và đề tài :”Mở rộng cơ chế áp dụng tự khai tự nộp thuế” do JICA(tổ
chức hợp tác quốc tế Nhật Bản) và IMF (tổ chức tiền tệ quốc tế) hỗ trợ. Tuy
nhiên vấn đề đấu tranh phòng chống hành vi trốn thuế đƣợc để cập ở đây là
một khía cạnh của một công trình nghiên cứu về quản lý hành chính nhà
nƣớc. Các bài nghiên cứu riêng lẻ cũng chủ yếu nêu hiện tƣợng trốn thuế và
đƣa ra một số biện pháp đấu tranh phòng chống dƣới giác độ quản lý hành
chính.
Vì vậy nghiên cứu vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế một
cách cơ bản, tƣơng đối có hệ thống và tƣơng đối toàn diện từ góc độ lý luận
và thực tiễn là hƣớng nghiên cứu thiết thực trong giai đoạn hiện nay.
4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Mục đích:
Việc nghiên của vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế trong
luận văn này nhằm đạt đƣợc những mục đích sau:
- Làm sáng tỏ về mặt lý luận tội phạm trốn thuế theo pháp luật hình sự Việt
Nam và lý luận về vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế.
- Tổng kết tình trạng tội phạm trốn thuế trong thời gian 5 năm vừa qua
(2001 - 2005), phân tích rõ cơ cấu, diễn biến, động thái, và đánh giá một
cách khoa học về nguyên nhân, điều kiện của tội phạm trốn thuế hiện nay,
đồng thời đƣa ra những dự báo cơ bản về tình hình tội phạm này trong giai
đoạn tới.
- Phân tích thực trạng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế
của Nhà nƣớc ta thời gian qua (2001 – 2005), đánh giá những mặt đạt
đƣợc và những mặt còn hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của hiện
tƣợng này.
- Trên cơ sở lý luận khoa học, thực tiễn ở nƣơc ta và kinh nghiệm của một
số nƣớc trên thế giới đối với vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm trốn
thuế, đề xuất các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế có
hiệu quả.
b. Nhiệm vụ:
Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung giải
quyết các vấn đề cụ thể sau:
- Khái quát một số vấn đề lý luận chung về tội phạm trốn thuế và đấu tranh
phòng chống tội phạm trốn thuế.
- Phân tích thực trạng tội phạm trốn thuế và công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm trốn thuế trong giai đoạn 5 năm (từ năm 2000 đến năm 2004)
5
- Nghiên cứu và kiến nghị các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm
trốn thuế, để hoạt động này thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Những đối tƣợng đƣợc nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề đấu tranh
phòng chống tội phạm trốn thuế trong của luận văn này là:
a. Các loại tội phạm trốn thuế ở nƣớc ta trong những năm 2001 –
2005, các vụ án về trốn thuế điển hình;
b. Hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế của Nhà
nƣớc ta trong thời gian qua.
5. Cơ sở khoa học:
a. Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của luận văn này là các thành tựu của các ngành khoa học: Tội
phạm học, Khoa học luật hình sự, Tâm lý xã hội, Xã hội học, Triết học, Kinh
tế học; hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng Nhà
nƣớc pháp quyền, và các luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu
về lĩnh vực có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
b. Cơ sở thực tiễn:
Cơ sở thực tiễn của luận văn là các kết quả thống kê của Cục thống kê tội
phạm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bản án, quyết định hình sự của
Toà án nhân dân các cấp về tội phạm trốn thuế. Các thống kê của Tổng Cục
thuế, Cục thuế, Chi Cục thuế các địa phƣơng về tình trạng trốn thuế. Các bài
báo phản ánh tình hình tội phạm trốn thuế, hành vi trốn thuế diễn ra trong cả
nƣớc.
6. Phương pháp luận của việc nghiên cứu:
Các phƣơng pháp luận của việc nghiên cứu trong luận văn chủ yếu là: chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phƣơng pháp đặc trƣng
của khoa học luật hình sự nhƣ: phân tích, so sánh, tổng hợp, lôgíc, thống kê,
6
phƣơng pháp trao đổi chuyên gia...Đồng thời có sự kết hợp với việc nghiên
cứu các văn bản pháp luật hình sự, pháp luật thuế, thực tiễn xét xử, tham khảo
các tài liệu trong nƣớc và nƣớc ngoài.
7. Điểm mới về mặt khoa học của luận văn:
a. Về lý luận:
Đây là công trình nghiên cứu một cách tƣơng đối có hệ thống và tƣơng đối
toàn diện ở cấp độ một luận văn thạc sỹ đề cập tới lý luận về tội phạm trốn
thuế và đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế. Qua đó đƣa ra cách tiếp
cận vấn đề một cách lôgíc, toàn diện và khoa học, đồng thời tìm kiếm phát
hiện những điểm còn hạn chế, bất cập trong các quy phạm pháp luật hình sự
có liên quan, mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định
của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 về đấu tranh phòng chống tội phạm trốn
thuế.
b. Về thực tiễn:
- Tổng kết những phƣơng thức, thủ đoạn của tội phạm trốn thuế, đồng thời
làm rõ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm trốn thuế một cách có hệ
thống, khoa học, sâu sắc và toàn diện.
- Đƣa ra kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế của một số
nƣớc điển hình;
- Dự báo tình hình trốn thuế ở nƣớc ta trong thời gian tới;
- Đề cập các giải pháp đấu tranh có hiệu quả các tội phạm trốn thuế một
cách toàn diện và có tính khả thi để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tƣ
pháp có chƣơng trình, kế hoạch tổ chức đấu tranh phòng chống có hiệu quả
đối với loại tội phạm này.
8. Bố cục của luận văn:
7
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, ngoài phần mở
đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc chia làm 3
chƣơng với các nội dung cụ thể nhƣ sau:
Chương I. Lý luận chung về đấu tranh phòng chống tội phạm trốn
thuế
1.1 Tội phạm trốn thuế trong pháp luật hình sự Việt Nam:
1.1.1 Nhận thức chung về trốn thuế và tội phạm trốn thuế
1.1.2 Khái quát nguồn gốc trốn thuế trên thế giới và Việt Nam
1.1.3 Sự hình thành và phát triển của các quy phạm về tội trốn thuế
trong pháp luật hình sự Việt Nam trƣớc và sau pháp điển hoá lần
thứ hai (1999)
1.1.4 Phân biệt giữa tội phạm trốn thuế và hành vi trốn thuế, giữa tội
phạm trốn thuế với một số tội phạm khác về thuế.
1.2 Nhận thức chung về đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế
1.2.1 Khái niệm đấu tranh phòng chống
1.2.2 Nội dung đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế
Chương II. Thực trạng tội phạm trốn thuế, và công tác đấu tranh
phòng chống loại tội phạm này trong 5 năm (từ năm 2000 đến năm 2004)
2.1 Tình hình tội phạm trốn thuế trong 5 năm (từ năm 2000 đến năm
2004)
2.1.1 Các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm trốn thuế:
a. Tình hình kinh tế xã hội
8
b. Quản lý nhà nƣớc
c. Các vấn đề xã hội khác
2.1.2 Tình hình tội phạm:
a. Tình hình tội phạm chung
b. Tình hình tội phạm theo phân loại
2.1.3 Nguyên nhân và điều kiện phạm tội
a. Tiêu cực trong nền kinh tế thị trƣờng
b. Năng lực quản lý nhà nƣớc
c. Hệ thống pháp luật
d. Khả năng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e. Nguyên nhân lịch sử xã hội
2.2 Dự báo tình hình tội phạm trốn thuế:
2.3 Thực trạng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế
2.3.1 Thực trang công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế
(Phòng ngừa, điều tra, xử lý)
2.3.2 Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm trốn thuế
Chương III. Các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trốn
thuế
3.1 Kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế ở một số
nước trên thế giới
3.2 Những vấn đề rút ra từ thực trạng công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm trốn thuế ở Việt Nam
3.3 Các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế
9
3.2.1 Biện pháp kinh tế
3.2.2 Biện pháp pháp luật
3.2.3 Biện pháp quản lý Nhà nƣớc
3.2.4 Biện pháp tuyên truyền giáo dục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cac Mac, Ăng ghen Tuyển tập, Tập 2, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1961.
2. Đại từ điển kinh tế thị trƣờng, Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức
bách khoa, Hà Nội, 1998, tr. 669;
3. Giáo trình luật thuế Việt Nam, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, NXB. Tƣ
pháp Hà Nội. 2005, tr.10
4. Giáo trình tội phạm học. Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội, 1999.
5. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Cấu thành tội pham - lý luận và thực tiễn,
NXB. Tƣ pháp Hà Nội, 2004, tr.46
6. Nguyễn Duy Lãm (chủ biên); Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng,
Nxb. Giáo dục - 1996, tr. 386
7. Quốc triều hình luật*Luật hình Triều Lê, Nxb. Thành phố Hồ Chí
Minh, 1995.
8. GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm (Chủ biên) Tội phạm kinh tế thời mở cửa,
Nxb. Công an nhân dân, 2003.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l0_01264_2917_2009467.pdf