Giải pháp chung
Thứ nhất, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao
nhận thức của cấp ủy đối với hoạt động của HĐND xã.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng không có nghĩa là cấp ủy can
thiệp vào tất cả mọi hoạt động của HĐND mà theo hướng: cấp ủy đảng
chỉ bàn, quyết định những vấn đề về chủ trương mang tính định hướng.
Thứ hai, hoàn thiện tổ chức chính quyền xã phải đồng bộ với quá
trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động
hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội
nghị Trung ương lần thứ 6, khóa XII và Nghị quyết số 56/2017/NQUBTVQH14: đổi mới, hoàn thiện chính quyền xã là một công việc
phức tạp, nhạy cảm động chạm tới bộ máy, con người, lợi ích cũng
như tính đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị của cả nước.
Thứ ba, vận dụng lý thuyết khoa học tổ chức và khoa học quản trị
để hoàn thiện tổ chức chính quyền xã tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả,
phục vụ nhân dân và xã hội.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Địa vị pháp lý của hội đồng nhân dân xã, từ thực tiễn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa phương, do Nhân dân bầu cử ra” [32, tr 572].
Trong khoa học pháp lý và trong thực tiễn hoạt động quản lý,
HĐND xã có thể được nhận diện từ những khía cạnh khác nhau.
Nhưng về cơ bản, căn cứ vào nhận thức chung về HĐND đã được xác
định trong Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 cũng
như căn cứ vào tính đặc thù của địa bàn cơ sở, có thể đưa ra khái
niệm HĐND xã như sau:
Hội đồng nhân dân xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, bao gồm các đại biểu HĐND do cử tri trong xã trực tiếp bầu
ra đại diện cho ý chí, nguyên vọng và quyền làm chủ của Nhân dân
toàn xã, có toàn quyền quyết định việc xây dựng và phát triển kinh tế
- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại địa phương theo quy định
của pháp luật, chịu trách nhiệm trước Nhân dân trong xã và cơ quan
nhà nước cấp trên.
6
1.1.3. Địa vị pháp lý của HĐND xã
Địa vị pháp lí của Hội đồng nhân dân xã là vị trí của cơ quan Hội
đồng nhân dân trong hệ thống chính trị (trong mối quan hệ tổng thể
với Đảng uỷ, UBND xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã,
trong mối quan hệ với cấp trên), là các quyền và nghĩa vụ pháp lí của
Hội đồng nhân dân xã.
1.2. Đặc điểm, nội dung địa vị pháp lý của Hội đồng nhân
dân xã
1.2.1. Đặc điểm
* Tính quyền lực
Tính quyền lực của Hội đồng nhân dân được ghi trong Hiến pháp
và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015. Một mặt, Hội
đồng nhân dân được nhân dân tín nhiệm bầu ra, là người đại diện cho
ý chí, nguyện vọng, và quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Mặt
khác, Hội đồng nhân dân bầu ra Uỷ ban nhân dân cùng cấp, và một số
chức danh quan trọng khác tại địa phương. Hội đồng nhân dân ra nghị
quyết buộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp, nhân dân địa phương phải tuân
hủ thực hiện. Nếu làm trái sẽ bị pháp luật nghiêm minh trừng trị.
* Tính hiến định
Hiến pháp 2013 quy định: “1. Hội đồng nhân dân là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu
trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
2. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do
luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương
và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.” [25, Điều 113]
Cụ thể hóa Hiến pháp 2013; Luật Tổ chức chính quyền địa
phương 2015 cũng quy định: “Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu
Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền
7
lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương
và cơ quan nhà nước cấp trên.”
* Tính thống nhất
- Thống nhất trong quan điểm chỉ đạo:
Thể hiện rõ nhất ở đây là mô hình bí thư cấp ủy kiêm Chủ tịch
HĐND cấp xã đã được triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo sự thống
nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
- Thống nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật:
HĐND nói chung và HĐND xã nói riêng được pháp luật quy
định và thể chế hóa cụ thể trong hệ thống văn bản pháp luật.
- Thống nhất trong mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức trong
hệ thống chính trị: Hệ thống chính trị cấp cơ sở là toàn bộ các thể chế
chính trị cấp xã, phường, thị trấn (tổ chức Đảng, chính quyền, các
đoàn thể nhân dân của cấp cấp xã và mối quan hệ giữa chúng) được tổ
chức và hoạt động theo những nguyên tắc xác định, gắn bó hữu cơ,
thống nhất với nhau về mục đích, chức năng, nhiệm vụ nhằm thực
hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân cấp cơ sở.
* Tính đại diện
Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của Nhân dân, do Nhân
dân địa phương bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng trực tiếp
và bỏ phiếu kín.
Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát của
Nhân dân địa phương.
* HĐND xã thể hiện bản chất dân chủ của nhà nước ta
Đặc trưng dân chủ của Hội đồng nhân dân được biểu hiện rõ
nhất trong kỳ họp của Hội đồng nhân dân, trong hoạt động giám sát
dẫn đến hệ quả tất yếu là tính công khai, minh bạch.
1.2.2. Nội dung địa vị pháp lý của HĐND xã
1.2.2.1 Vị trí của HĐND xã
Thứ nhất, Hội đồng nhân dân xã là cơ quan quyền lực nhà nước
ở xã
8
HĐND xã được Nhân dân địa phương giao quyền thay mặt
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện quyền làm chủ của
Nhân dân, đồng thời thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy
định của Hiến pháp và pháp luật, những nhiệm vụ, quyền hạn do cấp
trên giao. HĐND xã có tính độc lập tương đối, thực hiện hai chức
năng cơ bản là “quyết định” và “giám sát”.
HĐND xã là cơ quan trực tiếp thiết lập nên bộ máy nhà nước ở
xã, thực hiện việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, Chủ tịch, Phó Chủ tịch
và các Uỷ viên UBND xã; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái
pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND xã.
Thứ hai, HĐND xã là cơ quan dân cử đại diện cho Nhân
dân trên địa bàn xã
HĐND xã được thành lập thông qua chế độ bầu cử, do cử tri trên
địa bàn xã trực tiếp bầu ra đại biểu HĐND xã theo nguyên tắc phổ
thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Thứ ba, HĐND xã với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống
chính trị xã và trong mối quan hệ với chính quyền huyện
HĐND, UBND xã là một bộ phận cấu thành nên hệ thống tổ
chức chính quyền địa phương, có những mối quan hệ cả theo chiều
ngang và chiều dọc. Tùy theo từng quan hệ, HĐND, UBND xã có thể
là chủ thể, khách thể quản lý nhà nước.
- Quan hệ giữa HĐND với UBND xã: đây là mối quan hệ phức
tạp, bao gồm quan hệ trực tuyến, quan hệ theo chức năng và cả mối
quan hệ hai chiều phụ thuộc. Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân
xã không phải là hai hệ thống mà là một cơ cấu thống nhất gồm hai bộ
phận tạo nên chính quyền địa phương.
- Quan hệ giữa HĐND xã với cấp ủy cơ sở: HĐND xã đã chấp
hành và bảo đảm vai trò lãnh đạo của cấp ủy cơ sở đối với tổ chức của
mình trong các chủ trương phương hướng công tác tư tưởng, tổ chức
cán bộ. Trên cơ sở nghị quyết của cấp ủy cơ sở, HĐND đã chuyển tải
thành nghị quyết của HĐND xã.
- Quan hệ giữa HĐND xã với các tổ chức chính trị ở cơ sở: các
tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã là chỗ dựa đáng tin cậy của
HĐND trong việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình hiện nay.
9
- Quan hệ giữa HĐND xã với chính quyền huyện: HĐND xã có
mối quan hệ trực tiếp với HĐND cấp huyện, thực hiện các nhiệm vụ
do HĐND, Thường trực HĐND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn; hoạt
động tiếp xúc cử tri tại xã diễn ra thường xuyên trước và sau khi
HĐND huyện họp.
1.2.2.2.Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã
HĐND xã có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại các Điều 33,
Điều 61, Điều 68 của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015.
1.3. Các yếu tố đảm bảo địa vị pháp lý của HĐND xã
1.3.1. Yếu tố chính trị
Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả của tổ chức
và hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật
nói chung và HĐND xã nói riêng. Một đất nước có môi trường chính
trị ổn định là điều kiện thuận lợi đối với việc thực thi chính sách, bởi
nó củng cố niềm tin của người dân, để họ tin và đi theo Đảng.
1.3.2. Yếu tố kinh tế-xã hội
Quá trình thực thi hoạt động của các cơ quan nhà nước nói
chung và hoạt động của HĐND xã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự
phát triển kinh tế - xã hội. Nước ta là một nước đang phát triển, trình
độ kinh tế - xã hội ở mỗi vùng miền là khác nhau, do đó nó cũng ảnh
hưởng nhất định đến hoạt động của HĐND xã ở nước ta, vì đây là cơ
quan trực tiếp thực thi chính sách ở địa phương.
Các yếu tố đặc thù của vùng, miền một phần nào đó đã ảnh
hưởng đến tổ chức và hoạt động và địa vị pháp lý của HĐND xã.
1.3.3.Yếu tố thể chế
HĐND xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do
đó việc quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương phải thực
hiện theo khuân khố Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo tính
thượng tôn pháp luật.
1.3.4. Yếu tố nguồn lực
* Nguồn lực con người
Bên cạnh các nguồn lực như: vị trí địa lý, tài nguyên thiên
nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội thì nguồn nhân lực là một yếu tố không
10
thể thiếu, quyết định tới sự thắng lợi của địa phương.
* Nguồn lực vật chất
Để HĐND xã có thể thực hiện tốt địa vị pháp lý của mình đòi
hỏi phải có đủ nguồn lực về vật chất như máy móc, trang thiết bị hiện
đại cần thiết cho công tác tổ chức và hoạt động của HĐND xã, nếu
thiếu thốn trang thiết bị ảnh hưởng đến hiệu quả và tiến độ hoạt động
của HĐND xã sẽ bị trì trệ không đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh
tế quốc tế hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống lý thuyết về HĐND xã, địa
vị pháp lý của HĐND xã, đặc điểm địa vị pháp lý của HĐND xã,
nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của HĐND xã theo Luật tổ
chức chính quyền địa phương năm 2015. Ngoài ra, tác giả cũng trình
bày các yếu tố ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của HĐND xã.
HĐND xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là cơ
quan gần gũi với dân nhất, là đơn vị cấp cơ sở không thể thiếu trong
bộ máy nhà nước ta. Vì vậy việc phân tích, tìm hiểu địa vị pháp lý của
HĐND xã giúp chúng ta nhìn nhận hiểu rõ vị trí của HĐND xã trong
bộ máy Nhà nước để giúp nhìn nhận những thiếu sót hạn chế trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ quyền hạn.
Dựa trên nền tảng lý luận được trình bày trong chương 1, tác giả
sẽ phân tích thực trạng thực hiện địa vị pháp lý của HĐND xã theo
Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 tại huyện Tam Nông, tỉnh
Phú Thọ trong chương 2.
11
Chương 2
THỰC TIỄN THỰC HIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HĐND XÃ
TẠI HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện địa vị pháp lý của
HĐND xã tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1.1. Yếu tố tự nhiên
Huyện Tam Nông nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ. Địa
giới hành chính giáp các tỉnh, huyện: Phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ;
phía Nam giáp huyện Thanh Thủy và Thanh Sơn; phía Đông giáp
huyện Lâm Thao và thành phố Hà Nội; phía Tây giáp huyện Thanh
Ba, Yên Lập và huyện Cẩm Khê.
- Diện tích tự nhiên: 15.558,7 ha [12, tr1]
- Dân số: 80.602 người [12, tr1]
Huyện có 20 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn Hưng Hóa
và 19 xã: Hồng Đà, Thượng Nông, Dậu Dương, Thọ Văn, Dị Nậu,
Hương Nộn, Cổ Tiết, Văn Lương, Tam Cường, Thanh Uyên, Hiền
Quan, Vực Trường, Hương Nha, Xuân Quang, Tứ Mỹ, Phương
Thịnh, Hùng Đô, Quang Húc và Tề Lễ.
2.1.1.2. Yếu tố kinh tế - xã hội
Trong 5 năm (2015 -2019) trở lại đây, Tam Nông luôn là huyện
đứng tốp đầu của tỉnh về tốc độ phát triển kinh tế.Tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân 5 năm đạt 10,5%. Tổng giá trị sản xuất các sản
phẩm chủ yếu trên địa bàn (theo giá so sánh năm 2010) là 1.900 tỷ
đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2015.
Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 34,4 triệu đồng, tăng
22,2 triệu đồng so với năm 2015, Vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn
năm 2019 đạt 1.599,6 tỷ đồng, 173% so với năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo
giảm từ 6,2% xuống còn 3,6%.
Đặc biệt, trong 3 năm liên tiếp (năm 2016, 2017, 2018), huyện
Tam Nông có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng trong tốp đầu của tỉnh.
12
2.1.2. Yếu tố cơ cấu tổ chức, nhân sự của HĐND xã
Huyện Tam Nông có 20 đơn vị hành chính cấp xã gồm Thị trấn
Hưng Hóa và 19 xã: Hồng Đà, Thượng Nông, Dậu Dương, Thọ Văn,
Dị Nậu, Hương Nộn, Cổ Tiết, Văn Lương, Tam Cường, Thanh Uyên,
Hiền Quan, Vực Trường, Hương Nha, Xuân Quang, Tứ Mỹ, Phương
Thịnh, Hùng Đô, Quang Húc và Tề Lễ. Cuộc bầu cử Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp năm 2016; cử tri trong huyện đã bầu ra 481 đại
biểu Hội đồng nhân dân xã. Tính đến tháng 12/2019, còn 469 đại biểu
do các lý do: chuyển công tác, nghỉ chế độ, xin thôi làm nhiệm vụ đại
biểu ( 06 đại biểu), qua đời (02 đại biểu).
2.2. Thực tiễn thực hiện địa pháp lý của HĐND xã tại huyện
Tam Nông
2.2.1. Vị trí của HĐND xã tại huyện Tam Nông
2.2.1.1. Trong quan hệ với UBND xã
Quan hệ giữa UBND xã với HĐND xã là mối quan hệ phức tạp,
bao gồm quan hệ trực tuyến, quan hệ theo chức năng và cả mối quan
hệ hai chiều phụ thuộc.
UBND do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương. HĐND xã bầu, miễn nhiệm,
bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND
xã; giám sát hoạt động và bãi bỏ những quyết định trái pháp luật của
UBND cấp xã, yêu cầu UBND xã báo cáo về tình hình thực hiện nghị
quyết của HĐND và thi hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực
hiện nghị quyết của HĐND.
UBND xã có những thẩm quyền chức năng do HĐND xã trao cho
nhưng UBND xã có địa vị pháp lý riêng, có quyền hạn, chức năng trong
quản lý hành chính nhà nước chỉ thuộc riêng cơ quan hành chính.
2.2.1.2. Trong quan hệ với cấp ủy cơ sở
Trong những năm qua HĐND xã tại địa bàn huyện Tam Nông
đã chấp hành và bảo đảm vai trò lãnh đạo của cấp ủy cơ sở đối với tổ
chức của mình trong các chủ trương phương hướng công tác tư tưởng,
tổ chức cán bộ.
13
2.2.1.3. Trong quan hệ với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa
bàn xã
Thông qua Mặt trận Tổ quốc, HĐND xã thu nhận được những
kiến nghị, khiếu nại, thắc mắc của nhân dân, trên cơ sở đó HĐND có
sự giải đáp, tuyên truyền, điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho hoạt động
của mình.
Mối quan hệ giữa HĐND xã với Ủy ban MTTQ và các tổ chức
chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở địa phương là mối quan hệ
phối hợp, đồng thời HĐND còn là đối tượng chịu sự giám sát của
MTTQ Việt Nam cùng cấp.
2.2.2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã tại huyện
Tam Nông
Một là, HĐND các xã trong huyện đã thực hiện tốt các nhiệm vụ
thông qua các kì họp HĐND.
Công tác chuẩn bị cho các kỳ họp được chuẩn bị chu đáo. Công
tác tuyên truyền được coi trọng và thực hiện tốt, Đài Phát thanh xã đã
thực hiện truyền thanh trực tiếp chương trình kỳ họp, dành thời lượng
thông tin về nội dung, kết quả kỳ họp. Các báo cáo, tài liệu trình kỳ
họp được chuẩn bị đầy đủ, thẩm tra kỹ và có ý kiến kiến nghị cụ thể
làm cơ sở để thảo luận trước khi ban hành nghị quyết. Tài liệu kỳ họp
được gửi cho đại biểu kịp thời, đúng thời hạn.
Hai là, công tác giám sát của HĐND các xã trên địa bàn huyện
đã được thực hiện tốt, thể hiện vai trò quan trọng của HĐND
+ Giám sát tại kỳ họp HĐND
Tại các kỳ họp, HĐND xã đã thực hiện quyền giám sát thông
qua việc xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND, UBND xã và
các ban của HĐND xã. Các đại biểu HĐND đã phát huy tinh thần
trách nhiệm, nghiên cứu, đóng góp nhiều ý kiến, giải pháp thiết thực
để các cơ quan, tổ chức tháo gỡ khó khăn, thực hiện có hiệu quả các
nhiệm vụ được giao.
+ Giám sát chuyên đề
Cùng với tăng cường hoạt động giám sát tại kỳ họp, hàng năm
HĐND các xã đều xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát chuyên đề
14
trên cơ sở ý kiến đề nghị, kiến nghị giám sát của các Ban của HĐND,
đại biểu HĐND, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
cùng cấp và cử tri ở địa phương gửi đến Thường trực HĐND.
Ba là, hoạt động tiếp xúc cử tri.
Qua hoạt động tiếp xúc cử tri, đại biểu HĐND xã đã tuyên
truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương Nghị quyết của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Các đại biểu HĐND xã đã
báo cáo với cử tri tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm,
phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp
theo, báo cáo nội dung các kỳ họp của HĐND xã, thông báo về việc
giải quyết, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại các cuộc tiếp xúc
cử tri. Đồng thời tiếp tục lắng nghe và tiếp thu ý kiến, kiến nghị của
cử tri trên địa bàn của địa phương để kiến nghị các cơ quan có thẩm
quyền xem xét giải quyết.
Bốn là, công tác tiếp công dân.
Thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại,
tố cáo: các xã trên địa bàn huyện đều lên lịch tiếp công dân 02
ngày/tháng. Thường trực HĐND xã trực tiếp tiếp công dân cùng lãnh
đạo UBND xã tại Phòng tiếp công dân. Việc phối hợp tiếp công dân
đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân; các nội dung đề nghị, phản
ánh, khiếu nại, tố cáo được phân loại kịp thời và chuyển đến đúng cơ
quan có thẩm quyền giải quyết; hạn chế tình trạng công dân gửi đơn
thư có cùng nội dung đến nhiều cơ quan, đồng thời nâng cao chất
lượng giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.
Năm là, các hoạt động khác
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất, về hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân xã:
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định, hàng năm
HĐND các xã đều xây dựng Chương trình giám sát của Hội đồng
nhân dân xã, Thường trực Hội đồng nhân dân xã, hai Ban Hội đồng
nhân dân xã triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chương trình công tác
15
đề ra, đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát chuyên đề
theo lĩnh vực được phân công.
Thứ hai, về hoạt động tiếp xúc cử tri: được Thường trực Hội
đồng nhân dân xã phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc xã, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân xã tại các thôn, khu
dân cư, chủ động trong xây dựng kế hoạch, chương trình, đề cương
tiếp xúc cử tri theo luật định.
Thứ ba, về công tác tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết đơn
thư khiếu nại, tố cáo của công dân luôn được Thường trực Hội đồng
nhân dân xã chú trọng tổ chức thực hiện thường xuyên. Thời gian qua,
đã ban hành Nghị quyết về Quy chế tiếp công dân của Thường trực
Hội đồng nhân dân xã, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Thứ tư, hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân xã thực hiện
nhiệm vụ theo luật định.
Hầu hết đại biểu Hội đồng nhân dân xã thực hiện tốt vai trò,
trách nhiệm của người đại biểu dân cử, thực hiện tốt việc tiếp xúc cử
tri trước và sau kỳ họp Hội đồng nhân dân xã, thường xuyên liên hệ
với cử tri, nắm bắt, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri với các
cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
2.3.2. Hạn chế
- Thường trực HĐND xã được Luật quy định chỉ gồm 02 người
là Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND trong khi HĐND xã đã được
thành lập 2 Ban của HĐND là chưa phù hợp, gây khó khăn trong việc
thực hiện nhiệm vụ của Thường trực HĐND xã.
- Luật không quy định thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của xã là chưa phù hợp. Thực tế cho thấy, UBND xã
vẫn phải đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trên địa
bàn trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên và nghị quyết của cấp ủy
đảng cùng cấp. Vì vậy, nhiều địa phương vẫn đề nghị bổ sung quy
định thẩm quyền của UBND xã xây dựng trình HĐND xã thông qua
để trình UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của xã trước khi triển khai thực hiện.
16
- Quy định Thường trực HĐND xã chỉ có hai người là Chủ tịch
và 01 Phó Chủ tịch chưa hợp lý, đặc biệt trong một số trường hợp ý
kiến khác nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường
trực HĐND.
- Việc không thành lập Tổ đại biểu HĐND xã đã gây khó khăn
trong hoạt động của HĐND xã khi xem xét, quyết định và thực hiện
các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND nói
riêng, HĐND xã nói chung, nhất là trong triển khai thực hiện nhiệm
vụ giám sát. Việc thành lập các Ban của HĐND mặc dù hoạt động
kiêm nhiệm, song đã làm tăng bộ máy của HĐND, dẫn đến các địa
phương kiến nghị Trung ương quy định các chế độ, chính sách đối với
các chức danh kiêm nhiệm này.
- Chưa quy định cụ thể về: nội dung phiên họp Thường trực
HĐND hàng tháng; những vấn đề Thường trực HĐND được quyết
định giữa 2 kỳ họp; số lượng đại biểu HĐND tham gia kỳ họp thường
kỳ và bất thường bao nhiêu thì hợp lệ; hoạt động tiếp xúc cử tri đối
với đại biểu HĐND có lúc chất lượng chưa cao.
- Chưa quy định mối quan hệ phối hợp giữa HĐND cấp trên với
HĐND cấp dưới, nhất là trách nhiệm của Thường trực HĐND cấp
trên với Thường trực HĐND cấp dưới; chưa có hướng dẫn quy trình,
nội dung cụ thể việc tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại giữa UBND
xã với nhân dân.
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
- Thứ nhất là sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng đối với
hoạt động của HĐND.
- Thứ hai là nâng cao vai trò, trách nhiệm của Thường trực, các
Ban và đại biểu HĐND các xã
- Thứ ba là xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Thường
trực HĐND với UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
- Thứ tư là không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả
trong việc thực hiện chức năng quyết định và giám sát của HĐND.
17
- Thứ năm là sự quan tâm bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ
năng hoạt động cho đại biểu HĐND.
- Thứ sáu là chú trọng kiện toàn bộ máy cơ quan tham mưu,
giúp việc cho HĐND.
2.3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
- Một là: nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của HĐND xã của không ít cấp ủy Đảng chưa thực sự đầy
đủ thể hiện trong công tác bố trí nhân sự HĐND, hiệp thương, lựa
chọn bầu đại biểu HĐND xã.
- Hai là: trình độ, năng lực của đại biểu HĐND gần như chưa
đáp ứng yêu cầu ở cơ sở, nhiều khi nặng về cơ cấu (cơ cấu đại biểu
đại diện cho các tầng lớp xã hội được phân bổ đồng đều dựa trên số
lượng cử tri), trình độ chuyên môn, nhận thức chưa đồng đều, một số
đại biểu chưa am hiểu sâu về đường lối, chính sách, kỹ năng xử lý
tình huống còn hạn chế do đó ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của
HĐND xã.
- Ba là: một số văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của
HĐND đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa thực sự đồng bộ.
- Bốn là: việc bố trí ngân sách cho HĐND xã hoạt động còn phụ
thuộc nhiều vào chính quyền UBND xã, phụ thuộc vào nguồn thu
ngân sách của địa phương. Phương tiện kỹ thuật, điều kiện làm việc
của HĐND xã còn nghèo nàn chưa đáp ứng được thực tiễn.
- Năm là: tỉ lệ đại biểu là cán bộ lãnh đạo của UBND, cấp ủy và
đoàn thể trong HĐND xã còn cao, đại biểu ngoài đảng chiếm tỉ lệ
thấp, do đó các đại biểu vẫn còn tư tưởng nể nang, ngại va chạm, biết
nhưng không dám nói hoặc nói như thế nào để giữ hòa khí.
- Sáu là: tổ chức của HĐND xã chưa tương xứng với nhiệm vụ
được giao, thể hiện ở chỗ Thường trực HĐND xã chỉ gồm 2 thành
viên là Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐND, không có ủy viên thường
trực. Phó chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách, Chủ tịch HĐND xã
hoạt động kiêm nhiệm nên không có nhiều thời gian chỉ đạo, sâu sát
tới mọi hoạt động thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, do vậy hiệu
quả hoạt động của HĐND xã chưa cao.
18
- Bảy là: các điều kiện đảm bảo hoạt động của HĐND xã đã
được quan tâm nhưng chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu hoạt động
như chưa có trụ sở làm việc độc lập; kinh phí hoạt động còn thiếu so
với yêu cầu.
- Tám là: việc thực hiện các quy định về mối quan hệ giữa
UBND xã, các cán bộ chuyên môn của UBND với Thường trực
HĐND cùng cấp chưa thật tốt. Chưa tạo điều kiện cho Thường trực
HĐND xã nắm bắt đầy đủ thông tin về hoạt động của UBND và các
cán bộ chuyên môn của UBND; Thường trực HĐND xã chưa thường
xuyên đôn đốc UBND cùng cấp để giải quyết dứt điểm các ý kiến,
kiến nghị của cử tri, điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
của HĐND xã.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu chung về huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ, đặc điểm chung về tình hình kinh tế xã hội, điều
kiện tự nhiên của huyện Tam Nông. Dựa trên cơ sở lý thuyết trình bày
trong chương 1, tác giả phân tích thực tiễn thực hiện địa vị pháp lý
của HĐND xã tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ thông qua phân tích
thực trạng về cơ cấu tổ chức, thực hiện chức năng nhiệm vụ của
HĐND, mối quan hệ giữa HĐND với các cơ quan, tổ chức trong hệ
thống chính trị.
Qua đó, tác giả đưa ra phân tích những mặt đạt được và hạn chế
trong thực hiện thực hiện địa vị pháp lý của HĐND xã. Từ những hạn
chế đó cần có giải pháp khắc phục giúp nâng cao hiệu quả thực tiễn
thực hiện địa vị pháp lý của HĐND xã trên địa bàn huyện Tam Nông
trong thời gian tới, giải pháp sẽ được trình bày trong Chương 3.
19
Chương 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ - TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Quan điểm bảo đảm địa vị pháp lý của HĐND xã
3.1.1. Đổi mới hoạt động để khẳng định trách nhiệm và vị thế,
vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương
Hoạt động của HĐND xã cần được đổi mới trên tất cả các khâu,
mặt hoạt động. Bao gồm quyết định các vấn đề quan trọng của địa
phương, hoạt động giám sát, khảo sát và tiếp xúc cử tri... khẳng định
vị thế, vai trò quan trọng của cơ quan quyền lực đại diện cho ý chí,
nguyện vọng của nhân dân.
3.1.2. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND xã
Thứ nhất, các cấp ủy đảng, nhất là cấp cơ sở cần nâng cao nhận
thức và hiểu biết đầy đủ về HĐND, về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của HĐND.
Thứ hai, Đảng cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo đối
với HĐND.
Thứ ba, Đảng cần mạnh dạn bố trí cán bộ. Một mặt, tăng cường
công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện có; mặt
khác điều động, luân chuyển cán bộ có trình độ, năng lực, am hiểu về
pháp luật, hành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_dia_vi_phap_ly_cua_hoi_dong_nhan_dan_xa_tu.pdf