Trong hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước đó có Thanh tra tỉnh, do vậy có
thể đưa ra khái niệm về Thanh tra tỉnh như sau: “Thanh tra tỉnh là cơ quan quản lý
hành chính nhà nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, là cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân
tỉnh quản lý nhà nước về công tác khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo
qui định của pháp luật”
23 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra tỉnh - Từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứu liên quan đến đề tài và đánh
giá thực trạng đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Phú Thọ.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn được sử dụng để khảo sát, đánh giá thực
trạng đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Phú Thọ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Đóng góp mới về mặt lý luận
Nghiên cứu góp phần làm rõ cơ sở lý luận của tổ chức và hoạt động của Thanh
tra tỉnh, khẳng định thanh tra là nội dung, chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước;
là phương thức bảo đảm pháp chế, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong quản lý nhà nước;
là công cụ bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn khái quát được quá trình hình thành, phát triển của Thanh tra tỉnh
Phú Thọ.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách cụ thể và sâu sắc về thực trạng đổi
mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Phú Thọ, luận văn làm rõ được những
7
ưu điểm cần phát huy; những hạn chế cần khắc phục. Luận văn cũng chỉ ra nguyên
nhân của hạn chế và đề xuất một sốgiải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động
Thanh tra tỉnh nói chung và Thanh tra tỉnh Phú Thọ nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa thực tiễn trong việc kiến nghị hoàn
thiện quy định về thanh tra nói chung và quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh
tra tỉnh nói riêng ở Việt Nam hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 3 chương bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh
Chương 2: Thực trạng đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh ở tỉnh
Phú Thọ hiện nay
Chương 3: Quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của
Thanh tra tỉnh và Thanh tra tỉnh Phú Thọ hiện nay
8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA THANH TRA TỈNH
1.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí vai trò của Thanh tra tỉnh
1.1.1.1 Khái niệm Thanh tra tỉnh
Trong hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước đó có Thanh tra tỉnh, do vậy có
thể đưa ra khái niệm về Thanh tra tỉnh như sau: “Thanh tra tỉnh là cơ quan quản lý
hành chính nhà nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, là cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân
tỉnh quản lý nhà nước về công tác khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo
qui định của pháp luật”.
1.1.1.2. Đặc điểm của Thanh tra tỉnh
Đặc điểm chung như các cơ quan hành chính, đó là:
- Thanh tra tỉnh được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà
nước, nghĩa là thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành. Hoạt động chấp hành và điều
hành của Thanh tra tỉnh là hoạt động được tiến hành trên cơ sở Hiến pháp, Luật, Pháp
lệnh, các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và để thực hiện pháp luật.
- Hoạt động của Thanh tra tỉnh mang tính tường xuyên, liên tục và tương đối
ổn định, là cầu nối trực tiếp đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống.
- Thẩm quyền của Thanh tra tỉnh chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp
hành và điều hành và thẩm quyền ấy được qui định trong các văn bản pháp luật về tổ
chức bộ máy nhà nước, trong Luật Thanh tra, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật
Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng
- Thanh tra tỉnh chịu sự giám sát, kiểm tra của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân tỉnh tỉnh và chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân tỉnh.
Đặc điểm đặc thù của Thanh tra tỉnh:
- Thanh tra tỉnh là cơ quan Thanh tra nhà nước được thành lập theo cấp hành
chính ở cấp tỉnh.
- Thanh tra tỉnh là bộ phận cấu thành hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
ở tỉnh.
- Thanh tra tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc “Song trùng trực thuộc” hay nói cách khác là tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc “Hai chiều trực thuộc”.
9
- Thanh tra tỉnh có tính độc lập tương đối trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ
của mình do pháp luật qui định.
1.1.1.3. Vị trí, vai trò của Thanh tra tỉnh trong bộ máy hành chính Nhà nước
- Vị trí của Thanh tra tỉnh trong bộ máy hành chính nhà nước
“Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có
trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo qui định của pháp luật.
2. Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
3. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh
tra Chính phủ”[14].
- Vai trò của Thanh tra tỉnh
Thứ nhất, Thanh tra tỉnh có vai trò quan trọng trong kiểm soát quyền lực trong
hoạt động quản lý hành chính nhà nước thông qua việc tiến hành thanh tra, thanh tra
là một chức năng thiết yếu, quan trọng trong quản lý nhà nước, thực hiện xem xét,
đánh giá và xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật qui định.
Thứ hai, Thanh tra tỉnh có vai trò to lớn trong kiểm soát quyền lực thông qua
giải quyết khiếu nại, tố cáo. Khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ của công dân do pháp
luật qui định đồng thời là phương thức để công dân phản ánh, thông tin đến các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về các hiện tượng, hành vi sai phạm, tiêu cực, tham
nhũng trong xã hội, đây cũng là phương thức để công dân tham gia quản lý nhà nước,
quản lý xã hội, kiểm soát quyền lực trong bộ máy nhà nước.
Thứ ba, Thanh tra tỉnh có vai trò to lớn thông qua hoạt động phòng chống
tham nhũng. Phòng chống tham nhũng là trách nhiệm các cơ quan nhà nước và toàn
xã hội, phòng chống tham nhũng được thực hiện bằng nhiều biện pháp, với nhiều cơ
quan, tổ chức khác nhau, trong đó có cơ quan Thanh tra nhà nước.
1.1.2. Tổ chức của Thanh tra tỉnh
Tổ chức của Thanh tra tỉnh gồm có:
- Lãnh đạo của Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra và không quá 3 Phó Chánh
Thanh tra.
Chánh Thanh tra tỉnh là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, chịu trách
nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về
mọi hoạt động của Thanh tra tỉnh.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, hiểu biết, trình độ và các
10
điều kiện khác do Thanh tra Chính phủ qui định và sau khi thống nhất với Tổng
Thanh tra Chính phủ
Phó Chánh Thanh tra tỉnh là người giúp Chánh Thanh tra tỉnh và chịu trách
nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh trước pháp luật về nhiệm vụ được giao, khi Chánh
Thanh tra vắng mặt, một Phó Chanh Thanh tra được Chánh Thanh tra ủy nhiệm điều
hành các hoạt động của Thanh tra tỉnh.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các Phó Chánh Thanh tra do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh quyết định theo đề nghị của Chánh Thanh tra khi đủ các tiêu chuẩn về
phẩm chất, năng lực, hiểu biết, trình độ và các điều kiện khác do Thanh tra Chính phủ
qui định.
- Tổ chức các Phòng chuyên môn của Thanh tra tỉnh
Các Phòng chuyên môn của Thanh tra tỉnh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh quyết định thành lập và theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh trên cơ sở căn cứ
vào hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ và phù hợp điều kiện thực tế của
tỉnh, thường có các phòng sau: Văn phòng Thanh tra tỉnh; Phòng tiếp công dân và
giải quyết khiếu nại, tố cáo; Phòng Thanh tra kinh tế; Phòng Thanh tra Nội chính-
Văn xã; Phòng Thanh tra phòng chống tham nhũng; Phòng đôn đốc sau thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1.1.3. Hoạt động của Thanh tra tỉnh
- Về chức năng, Thanh tra tỉnh có chức năng quản lý nhà nước về công tác
Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng trong phạm vi quản
lý của Ủy ban Nhân dân tỉnh; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng theo qui định pháp luật.
- Về nhiệm vụ, quyền hạn: quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại
tố cáo, phòng chống tham nhũng thuộc phạm vị quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân
dân tỉnh; Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của
các Sở, của Ủy ban nhân dân cấp huyện; các doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố
cáo theo qui định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ phòng,
chống tham nhũng theo qui định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
1.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh
1.2.1. Khái niệm đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh
Khái niệm đổi mới tổ chức Thanh tra tỉnh: “Đổi mới tổ chức Thanh tra tỉnh là
việc hoàn thiện hoặc sắp xếp, bố trí lại các bộ phận cấu thành Thanh tra tỉnh nhằm
11
bảo đảm cho mỗi bộ phận và cả hệ thống tổ chức của Thanh tra tỉnh đạt được hiệu
suất tổng thể cao hơn, phối hợp với nhau tốt hơn”.
Đổi mới hoạt động Thanh tra tỉnh là “Duy trì và phát huy những hoạt động của
Thanh tra tỉnh để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp, hiệu quả; thay
đổi cái xấu, những hoạt động chưa phù hợp, hiệu quả, khắc phục tình trạng lạc hậu
đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và đòi hỏi ngày càng cao của công tác thanh tra
trong quản lý hành chính Nhà nước và đổi mới bộ máy Nhà nước”.
1.2.2. Nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra tỉnh
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới thể chế về tổ chức và hoạt động của thanh tra, trong
đó tập trung sửa đổi Luật Thanh tra 2010, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Khiếu
nại, Luật Tiếp công dân và ban hành các Nghị định của Chính phủ qui định chi tiết
hướng dẫn thi hành các Luật này (khi được Quốc Hội thông qua);
Thứ hai, tập trung xây dựng, kiện toàn cơ cấu tổ chức hệ thống cơ quan thanh
tra đảm bảo tập trung thống nhất theo cấp hành chính và theo ngành, lĩnh vực đảm
bảo tinh gọn hiệu lực, hiệu quả trong các cơ quan thanh tra hành chính;
Thứ ba, đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan Thanh tra theo cấp
hành chính tập trung chuyển sang thực hiện chức năng đánh giá hiệu quả hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước, của đội ngũ cán bộ công chức; đề xuất hoàn
thiện về cơ chế, chính sách, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện pháp luật trên các lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng
chống tham nhũng.
Thứ tư, đổi mới về công tác qui hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ
công chức; tích cực rà soát sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ công chức thanh tra, nhất là
công chức lãnh đạo, đội ngũ Thanh tra viên cho phù hợp với yêu cầu thực hiện chức
trách nhiệm vụ và tiêu chuẩn ngạch bậc do pháp luật qui định; đổi mới công tác đào
tạo, bồi dưỡng bằng các hình thức phù hợp nhằm đảm bảo cho đội ngũ cán bộ có đạo
đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có kỹ năng, có kinh nghiệm thực tiễn.
1.2.3. Yêu cầu đổi mới về tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh
Thứ nhất, đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh phải quán triệt một
cách đầy đủ và sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước
về đổi mới hệ thống chính trị, củng cố hoàn thiện bộ máy Nhà nước, về công tác
thanh tra.
Thứ hai, đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh là một nhu cầu bức
thiết, là một tất yếu khách quan nhưng phải được tiến hành một cách khoa học, thận
trọng không thể tùy tiện, nóng vội, chủ quan duy ý chí.
12
Thứ ba, đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh phải tiến hành bằng
nhiều giải pháp đồng bộ từ xây dựng, sửa đổi các Nghị quyết của Tỉnh ủy, ban hành
văn bản qui phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đến rà soát sắp xếp lại tổ chức
bộ máy cũng như củng cố, tăng cường nâng cao chất lượng các hoạt động của Thanh
tra tỉnh trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật qui định
phù hợp với thực tế của tỉnh.
Thứ tư, đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh ngoài sự lãnh đạo, chỉ
đạo sát sao của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân tỉnh, sự quan tâm phối hợp của các đoàn thể
Nhân dân trong tỉnh, cần phải tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh
tra Chính phủ và tiếp thu, học tập kinh nghiệm có chọn lọc những yếu tố hợp lý, khoa
học trong đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra của các nhành, các địa phương
trong cả nước, đảm bảo phù hợp với điều kiện của tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Đổi
mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh trước hết là trách nhiệm của toàn thể cán
bộ công chức, viên chức Thanh tra tỉnh.
1.3. Các đảm bảo đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra tỉnh
1.3.1. Đảm bảo về kinh tế
1.3.2. Đảm bảo về chính trị
1.3.3. Đảm bảo về tư tưởng
1.3.4. Đảm bảo về pháp luật
Tiểu kết chương 1
Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh,
rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, hoạt động thanh tra là hoạt động kiểm tra xem xét việc làm của các
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên
trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định (chủ yếu do Luật thanh tra)
nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng
ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân.
Thứ hai, trải qua 75 năm hoạt động và phát triển Thanh tra Việt Nam luôn thể
hiện được vai trò là phương thức thực hiện chức năng quản lý nhà nước, bảo đảm
pháp chế, bảo đảm thực hiện các quyền và tự do của công dân; cùng với thể hiện rõ
vai trò của mình Thanh tra Việt Nam còn thể hiện vị trí là một cơ quan không thể
thiếu được trong hệ thống cơ quan hành pháp. Trong 75 năm qua, hệ thống cơ quan
13
thanh tra nói chung và Thanh tra tỉnh nói riêng đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được công tác thanh tra trong đó có
Thanh tra tỉnh vẫn có những hạn chế, khuyết điểm nhất định.
Thứ ba, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra và
Thanh tra tỉnh là một đòi hỏi bức thiết và phù hợp với đường lối đổi mới bộ máy nhà
nước của Đảng và Nhà nước ta. Quả trình đổi mới phải đảm bảo các yêu và cần phải
có các điều kiện đảm bảo về kinh tế, chính trị, tư tưởng, pháp luật đồng thời phải tiếp
thu học tập có chọn lọc kinh nghiệm của các nước, các địa phương phù hợp với thực
tiễn ở Việt Nam nói chung và ở mỗi tỉnh nói riêng.
14
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA
TỈNH, TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng tới đổi mới
tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội tỉnh Phú Thọ
2.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng khác
2.2. Quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh
Phú Thọ
- Thời gian từ 7/9/2016 đến 21/10/2018
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật thanh tra quy định và Quyết
định số số 2149/2015/ QĐ-UBND ngày 7/9/2015 của UBND tỉnh Phú Thọ, ngày
23/9/2015 Chánh Thanh tra tỉnh Phú Thọ đã ban hành quyết định số 101/ QĐ-TTr
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Phú
Thọ. Theo đó, Thanh tra tỉnh Phú Thọ được cơ cấu thành 6 Phòng trực thuộc gồm:
Văn phòng Thanh tra tỉnh, Phòng Thanh tra số 1, Phòng thanh tra số 2, Phòng
Thanh tra số 3, Phòng Thanh tra số 4, Trung tâm Thông tin tư liệu thanh tra là
đơn vị sự nghiệp phục vụ hoạt động cho mọi hoạt động quản lý nhà nước và hoạt
động của Thanh tra tỉnh.
- Thời gian từ 22/10/ 2018 đến nay
Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh không thay đổi nhưng
về tổ chức của Thanh tra tỉnh gồm có: Văn phòng, Phòng thanh tra, giải quyết khiếu
nại tố cáo1, Phòng thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo 2, Phòng Thanh tra, phòng
chống tham nhũng và giám sát, kiểm tra, xử lý sau thanh tra, Trung tâm Thông tin tư
liệu thanh tra ( đơn vị sự nghiệp).
Tổng số biên chế của Thanh tra tỉnh Phú Thọ có 50 người trong đó Công chức
có 36( trong đó có 31 Thanh tra viên), viên chức có 14 và phân loại cán bộ công chức
của Thanh tra tỉnh Phú thọ về trình độ Đại học đạt 84,2%, trình độ cao học 15,8% ;
trong 31 người là TTV thì 58% TTV, 35,48% TTV chính, 6,45% TTVCC so với khi
mới tái lập tỉnh (1997) đã có sự lớn mạnh vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.
Do vậy, từ 1997 đến năm nay, Thanh tra tỉnh Phú Thọ đã nhiều lần được
Thanh tra Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc và Thanh tra tỉnh Phú Thọ vinh dự được
Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba và Huân chương
Độc lập hạng 3.
15
2.3. Đánh giá về đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh ở tỉnh
Phú Thọ (từ năm 2015 đến nay)
2.3.1. Kết quả đạt được
- Về đổi mới cơ cấu tổ chức Thanh tra tỉnh ở tỉnh Phú Thọ
Thời gian từ tháng 9/2015 đến tháng 10/2018:
Thanh tra tỉnh Phú Thọ đã mạnh dạn đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh bỏ Phòng
tiếp dân và Phòng giải quyết khiếu nại tố cáo mà chuyển chức năng nhiệm vụ này cho
các Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo số 1, 2, 3, 4; Các Phòng Thanh tra
không tổ chức theo lĩnh vực như: Phòng Thanh tra kinh tế, Phòng Thanh tra Nội
chính, văn xã mà tổ chức thành các Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo số 1,
2, 3, 4; Thành lập thêm Phòng Thanh tra, phòng chống tham nhũng và giám sát, kiểm
tra, xử lý sau thanh tra; Tổ chức Trung tâm tư liệu thanh tra không để hoạt động này
trong Văn phòng; việc bố trí sặp xếp biên chế cho các đơn vị căn cứ vào chức năng
nhiệm vụ và yêu cầu của từng đơn vị.
Về đội ngũ cán bộ công chức, tuyệt đại đa số có phẩm chất tốt, tích cực thực
hiện nhiệm vụ được giao theo đúng sự lãnh đạo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và
Thanh tra Chính phủ. Vì vậy, Thanh tra tỉnh Phú Thọ chỉ trong hơn 15 năm từ lúc tái
lập tỉnh với hơn 20 cán bộ công chức, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cực kỳ khó
khăn thiếu thốn, đến nay đội ngũ đã vững vàng, cơ sở vật chất cơ bản đầy đủ, hoạt
động đã đi vào nề nếp, hiệu quả.
Thời gian từ 11/2018 đến nay:
Thanh tra tỉnh Phú Thọ đã thu gọn từ 4 Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo xuống còn 2 Phòng để thực hiện chức năng nhiệm vụ theo lĩnh vực và địa bàn
được phân công thể hiện tinh thần cải cách hành chính giảm đầu mối và biên chế là
công chức lãnh đạo Phòng;
Về đội ngũ cán bộ công chức đã được tăng cường thông qua tuyển dụng, điều
động, luân chuyển từ các cơ quan khác đến tuyệt đại đa số có phẩm chất tốt, có
chuyên môn nghiệp vụ được sắp xếp bố trí hợp lý theo vị trí việc làm, theo đúng
ngạch bậc đã tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng sự lãnh đạo chỉ đạo
của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Thanh tra Chính phủ.
- Về đổi mới hoạt động của Thanh tra tỉnh ở tỉnh Phú Thọ
Thanh tra tỉnh Phú Thọ tích cực đổi mới về mọi hoạt động như: về thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về thanh tra,về thanh tra kinh tế xã hội, về công tác thanh tra,
đấu tranh phòng chống tham nhũng, về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo.
Do vậy hàng năm đều hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, kết quả
16
năm sau cao hơn năm trước.
2.3.2. Hạn chế trong đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh ở tỉnh
Phú Thọ
- Về cơ cấu tổ chức
Công tác tham mưu giúp lãnh đạo Thanh tra tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức
và hoạt động của Thanh tra huyện và nhất là Thanh tra của một số Sở bị buông lỏng,
tổ chức và hoạt động mang tính hình thức chưa đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống
nhất không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, tăng
cường pháp chế trong quản lý nhà nước ở địa phương.
Về biên chế của Thanh tra tỉnh chưa đáp ứng với thực tế; công tác đào đạo, quy
hoạch, sắp xếp đội ngũ lãnh đạo Thanh tra tỉnh ở tỉnh chưa hợp lý; trình độ chuyên
môn chưa cao, trình độ lý luận chính trị phần lớn là trung cấp; trình độ chuyên môn,
ngoại ngữ, tin học còn nhiều hạn chế; một số ít cán bộ, thanh tra viên bản lĩnh chưa
cao, còn ngại va chạm, thậm chí nể nang khi thanh tra.
- Về hoạt động thanh tra
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra của các Phòng chuyên môn
trong Thanh tra nhà nước tỉnh chưa được quan tâm và tổ chức thực hiện thường
xuyên, tích cực; chưa quan tâm đúng mức tới việc tiến hành thanh tra trách nhiệm,
công vụ đối với thủ trưởng các cơ quan; Việc xử lý sau thanh tra, giải quyết khiếu nại
tố cáo của Thanh tra tỉnh vẫn còn có những hạn chế cần khắc phục.
- Nguyên nhân của hạn chế
Về khách quan, do tỉnh Phú Thọ còn nhiều khó khăn, kinh tế phát triển chưa
cao và bền vững nên đời sống cán bộ, nhân dân còn nhiều khó khăn nên ý thức pháp
luật một bộ phận không nhỏ chưa cao, vi phạm pháp luật, tai tệ nạn xã hội còn nhiều;
Pháp luật nói chung và pháp luật thanh tra luôn thay đổi về vị trí, cơ cấu tổ chức của
cơ quan thanh tra nói chung, thanh tra tỉnh nói riêng nên gây khó khăn cho việc xây
dựng cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh. Về chủ quan Thanh tra tỉnh Phú Thọ chưa
quan tâm, tập trung vào việc hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của Thanh
tra Sở và hoạt động thanh tra của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành do đó ở một số cơ quan, việc tổ chức và hoạt động của cơ quan
thanh tra còn mang tính hình thức, chưa phát huy được tác dụng; Về biên chế của
Thanh tra tỉnh còn ít chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế; công tác đào đạo, quy hoạch,
sắp xếp đội ngũ lãnh đạo Thanh tra tỉnh chưa hợp lý ; Việc phát động các phòng trào
thi đua và công tác khen thưởng kỷ luật chưa được quan tâm đúng mức và duy trì
thường xuyên.
17
Tiểu kết luận chương 2
Nghiên cứu thực trạng đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Phú
Thọ từ năm 2015 đến nay, rút ra một số nhận xét như sau:
Trong 5 năm trở lại đây Thanh tra tỉnh đã có những tiến bộ mạnh mẽ cả về tổ
chức và hoạt động, thể hiện ở một số kết quả nổi bật là:
- Về cơ cấu tổ chức cơ bản hợp lý đặc biệt Thanh tra tỉnh đã chủ động tham
mưu cho UBND tỉnh thành lập Phòng đôn đốc, xử lý sau thanh tra là hoàn toàn phù
hợp với thực tế hiện nay và là điểm mới đáng ghi nhận của Thanh tra tỉnh Phú Thọ so
với Thanh tra các tỉnh trong cả nước.
- Thanh tra tỉnh đã tích cực tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra nhất là trong
lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội theo đúng quy trình hoạt động thanh tra đã góp phần
tích cực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đồng thời phát hiện, xử lý kịp thời
các tổ chức cá nhân vi phạm củng cố lòng tin trong nhân dân
- Công tác đôn đốc thực hiện các kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra
nói chung đặc biệt là thu hồi kinh tế đạt tỷ lệ cao đã từng bước đảm bảo hiệu lực, hiệu
quả của Thanh tra tỉnh.
Song bên cạnh đó, đổi mới tố chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh vẫn còn
những hạn chế nhất định.Đó là:
Công tác tổ chức và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra chưa
được quan tâm đúng mức, kết quả hạn chế; thực hiện thanh tra trách nhiệm và thanh tra
phòng chống tham nhũng chưa được tiến hành thường xuyên kết quả đạt thấp chưa đáp
ứng yêu cầu, mong mỏi của cán bộ và nhân dân; công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ
chưa tích cực nên một số cán bộ, công chức của Thanh tra tỉnh Phú Thọ năng lực
chuyên môn còn hạn chế chưa đáp ứng được đòi hỏi của công vụ được giao.
Để phát huy những thành tích đã được, khắc phục những khuyết điểm hạn chế
nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, đòi hỏi Thanh tra tỉnh nói chung và
Thanh tra tỉnh Phú Thọ nói riêng phải tiếp tục quán triệt các quan điểm và những giải
pháp đổi mới tổ chức và hoạt động nhất định.
18
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA TỈNH - TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ
HIỆN NAY
3.1. Quan điểm tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh
3.1.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh phải gắn với việc tiếp
tục cải cách nền hành chính Nhà nước, phù hợp với chức năng quản lý Nhà nước
trong điều kiện mới.
3.1.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh là một yêu cầu cấp
thiết nhưng không nóng vội mà phải theo lộ trình cụ thể, từng bước vững chắc phù
hợp với đổi mới hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực hoạt động của
bộ máy nhà nước, phòng chống tham nhũng và hội nhập quốc tế hiện nay.
3.2. Các giải pháp chung tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra
tỉnh
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền trong đổi mới
tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh
3.3.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra và Thanh tra tỉnh
3. 2. 3. Đổi mới mạnh mẽ tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Thanh tra t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_doi_moi_to_chuc_va_hoat_dong_cua_thanh_tra.pdf