MỤC LỤC
Mở đầu . 1
Chương 1. Giá trị đạo đức của gia đình Việt Nam . 6
1.1. Cơ sở hình thành giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam . 6
1.1.1. Những khái niệm cơ sở . 6
1.1.2. Những cơ sở hình thành nên giá trị đạo đức truyền thống của gia đình
Việt Nam . 11
1.2. Hệ giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam . 23
1.2.1. Giá trị đạo đức trong quan hệ vợ chồng. 23
1.2.2. Giá trị đạo đức trong quan hệ cha mẹ và con cái. 25
1.2.3. Giá trị đạo đức truyền thống trong quan hệ giữa anh chị em ruột. 28
1.2.4. Giá trị đạo đức truyền thống của gia đình trong quan hệ với dòng họ . 30
1.2.5. Giá trị đạo đức truyền thống của gia đình trong quan hệ làng xã. 32
Chương 2. Những yêu cầu khách quan của việc kế thừa giá trị đạo đức
truyền thống của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình văn
hoá ở Hưng Yên hiện nay. 35
2.1. Yêu cầu khách quan của việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống. 35
2.1.1. Cơ sở khách quan phủ nhận những giá trị đạo đức truyền thống . 35
2.1.2. Những biến đổi trong nội dung giáo dục đạo đức trong gia đình Việt
Nam. 38
2.1.3. Những yêu cầu . 47
2.2. Gia đình văn hoá và việc kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống
trong việc xây dựng gia đình văn hoá ở Hưng Yên hiện nay . 50
2.2.1. Gia đình văn hoá và phong trào xây dựng gia đình văn hoá . 505
2.2.2. Kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng gia
đình văn hoá ở Hưng Yên hiện nay . 53
Chương 3. Gia đình Hưng Yên và giải pháp kế thừa giá trị đạo đức
truyền thống trong xây dựng gia đình văn hoá ở Hưng Yên. 57
3.1. Gia đình Hưng Yên trong nền kinh tế thị trường. 57
3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội Hưng Yên hiện nay . 57
3.1.2. Thực trạng gia đình Hưng Yên hiện nay. 60
3.2. Giải pháp kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng gia
đình văn hoá ở Hưng Yên hiện nay . 67
3.2.1. Những khó khăn cơ bản với vấn đề giáo dục gia đình Hưng Yên hiệnnay. 67
3.2.2. Những giải pháp. 69
Kết luận . 80
Danh mục tài liệu tham khảo . 82
42 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam và sự kế thừa nó trong xây dựng gia đình văn hóa mới hiện nay (qua khảo sát ở Hưng Yên), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n và điệu kiện địa lý. Địa bàn cư trú
của tổ tiên người Việt là một vùng đất bồi lấp của phù sa, nằm giữa núi và
biển cả. Môi trường sông nước ảnh hưởng rất lớn đến truyền thống của
người Việt và dấu ấn của nó in đậm lên tư duy, thói quen của con người. Vì
lẽ đó các nhà nghiên cứu đã kết luận “người Việt có một truyền thống với
sông nước và quen với sông nước, thạo nghề sông nước, có tư duy của một
cư dân sông nước” [6, tr.17]. Chính yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên đã
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trồng lúa nước nhờ khí hậu nhiệt
đới gió mùa: Nóng, ấm, mưa nhiều. Trong quá khứ người Việt đã từng tạo
dựng nên một nền văn minh lúa nước nổi tiếng ở Đông Nam Á. Tuy nhiên,
thiên nhiên Việt Nam lại vô cùng khắc nghiệt với nhiều thiên tai như lũ lụt,
bão tố, hạn hán, sâu bệnh phá hoại mùa màng. Chính điều này đã rèn luyện
cho con người Việt Nam những phẩm chất đặc biệt để có thể tồn tại và phát
triển.
Một điểm đặc biệt nữa ảnh hưởng đến truyền thống Việt Nam là do vị
trí địa lý chiến lược Việt Nam trong qúa khứ cũng như hiện tại luôn là miếng
mồi hấp dẫn đối với những kẻ xâm lược nói chung cũng như đế chế. Trung
17
Hoa láng giềng hùng mạnh nói riêng. Theo dòng lịch sử từ đế chế Tần đến
Mãn Thanh không một triều đại Trung Hoa nào mà không có một vài lần xâm
lược nước ta. Có những thời kỳ đô hộ kéo dài mà điển hình là thời kỳ Bắc
thuộc hơn ngàn năm. Tính từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên với sự xâm lược
của quân Tần đến khi đánh thắng đế quốc Mỹ ở thế kỷ thứ 20 người Việt có
thời gian chống ngoại xâm lên đến 12 thế kỷ, chiếm hơn nửa thời gian của
lịch sử. Một đặc điểm đáng lưu ý là không chỉ nhiều lần có chiến tranh mà
còn ở chỗ các cuộc chiến tranh thường không cân sức, cân lực, lực lượng
nghiêng về phía kẻ xâm lược do đó các cuộc chiến tranh giành hoặc bảo vệ
độc lập của nhân dân Việt Nam thường diễn ra rất ác liệt phải huy động tối đa
sức mạnh vật chất và tinh thần của cả dân tộc. Người đàn ông không chỉ là
một người lao động chính mà còn là những chiến binh, thậm chí phụ nữ cũng
tham gia đánh giặc. Vì vậy người Việt có câu “giặc đến nhà đàn bà cũng
đánh”. Điều này làm nên một đặc điểm đặc sắc trong lịch sử dân tộc Việt
Nam.
Một yếu tố ảnh hưởng đến truyền thống Việt Nam là tác động của môi
trường văn hóa của khu vực và thế giới: Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á,
đây là khu vực tuy mỗi nước có một sắc thái riêng nhưng có mẫu số chung về
văn hóa. Đây là khu vực tiếp xúc giữa hải đảo và đại lục, là nơi gặp gỡ của
nhiều tộc người, là nơi giao lưu rộng rãi của nhiều nền văn hóa lớn của thế
giới như Trung Quốc, Ấn Độ.
Ở Việt Nam, ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa rõ ràng và đậm nét
nhất là nho giáo. Có thể nói các quan niệm của nho giáo chi phối rất lớn đến
đời sống văn hoá tinh thần của người Việt. Tuy nhiên người Việt theo nho
nhưng không sùng nho vì vậy các chuẩn mực của nho giáo khi du nhập đã
được pha trộn điều chỉnh lại bởi các giá trị vốn có của văn hoá bản địa.
Bên cạnh ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa là văn minh Ấn Độ mà
chủ yếu là sự du nhập của Phật giáo, tuy nhiên Phật giáo Việt Nam khác với
18
phật giáo Ấn Độ. Sự truyền bá rộng rãi tư tưởng phật giáo đã góp phần làm
nên những truyền thống quý báu của người Việt như lòng nhân ái vị tha và
bao dung độ lượng.
Có thể nói môi trường thiên nhiên, tập quán sản xuất cùng với ảnh
hưởng của văn hóa khu vực đó tạo lờn đạo đức truyền thống quý báu của gia
đình Việt Nam. Các giá trị đạo đức truyền thống ấy đó tạo nên con người Việt
Nam, dân tộc Việt Nam, bản sắc Việt Nam.
1.1.2.2. Đặc điểm của gia đình truyền thống
Đạo đức truyền thống của gia đình được hình thành và chịu sự quy định
trực tiếp từ những đặc điểm của gia đình truyền thống, đó là đặc điểm về kinh
tế xã hội, văn hoá gia đình và bản sắc văn hoá gia đình truyền thống.
Trước hết là đặc điểm kinh tế xã hội của gia đình.
Gia đình truyền thống là một đơn vị sản xuất nông nghiệp tự cung tự
cấp. Các hộ gia đình tự sản xuất những sản phẩm tiêu dùng cho gia đình
mình. Có thể nói, gia đình truyền thống là một hộ nông - công - thương kết
hợp trong đó nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Ngoài công việc cày cấy ra mỗi
gia đình làm thêm một số nghề thủ công như đan lát, trồng dâu, nuôi tằm, dệt
vải để tạo ra sản phẩm tiêu dùng cho cả gia đình.
Trong sản xuất nông nghiệp, điều kiện sản xuất lạc hậu, công cụ thô sơ,
với chế độ ruộng công phân chia theo định kỳ. Với đặc thù sản xuất lúa nước,
có sự phân công lao động cụ thể giữa đàn ông và đàn bà, thể hiện qua câu ca
dao sau:
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa”.
Công lao đóng góp của cả đàn ông và đàn bà là như nhau trong việc tạo
ra sản phẩm nuôi sống cả gia đình. Điều này dẫn đến một hệ quả kinh tế là
việc quản lý các sản phẩm ấy nằm trong tay người vợ. Người đàn ông trong
19
chế độ phụ hệ - Gia trưởng là người chủ gia đình về hình thức nhưng lại
không am hiểu tình hình kinh tế của gia đình bằng người vợ. Vì thế, người
đàn bà (người mẹ, người vợ) là người quyết định mọi thứ chi tiêu và quản lí
tiền bạc, tài sản trong nhà.
Những công việc tiểu thủ công như đan lát, dệt vải, xe sợi, trồng dâu,
nuôi tằm thường được tiến hành trong những ngày nông nhàn để tạo ra các
sản phẩm tiêu dùng cho cả gia đình. Việc trao đổi mua bán chỉ diễn ra ở địa
phương, qua các chợ phiên.
Về cơ cấu gia đình truyền thống Việt Nam là gia đình hạt nhân và bán
hạt nhân hoá (gia đình mở rộng ba thế hệ). Cơ cấu nhỏ của gia đình là do đặc
điểm loại hình sản xuất nông nghiệp lúa nước quy định. Trong gia đình truyền
thống phần lớn bao gồm một cặp vợ chồng và con cái của họ. Các con lớn lên
lập gia đình thì con gái sẽ về nhà chồng, con trai thứ chỉ ở trong nhà ít lâu là
ra ở riêng (thành một gia đình mới), và theo thông lệ sẽ được chia một phần
tài sản gồm cả ruộng đất gọi là để làm vốn. Con trai cả ở lại trong gia đình với
cha mẹ già, thừa hưởng ngôi nhà và phần tài sản lớn nhất. Gia đình người con
trai cả không phải là gia đình hạt nhân nhưng vẫn mang tính hạt nhân (vì thế
gọi là bán hạt nhân hoá). Tức là, ngoài vợ chồng con cái người con cả còn có
cha mẹ già với một vài người em (trai và gái) chưa lập gia đình và gia đình
này trở thành hạt nhân khi cha mẹ qua đời, các em đã yên bề gia thất.
Đặc điểm thứ 2 của gia đình truyền thống là phong tục thờ cúng tổ tiên.
Việc thờ cúng này chủ yếu được thực hiện ở nhà người con trai cả và nhằm
vào tổ tiên trực tiếp về phía cha (nội) trong phạm vi 5 đời trở lại, những người
con thứ cũng thờ cúng ông bà nhưng đơn giản theo kiểu “thờ vong”, thờ từ
xa.
Việc thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt rất quan trọng, một số
nhà nghiên cứu đã cho rằng việc thờ cúng tổ tiên là một chức năng của gia
đình truyền thống. Để làm tốt nhiệm vụ này dẫn đến một yêu cầu tất yếu là
20
việc nối dõi tông đường. Tức là chỉ thực hiện được khi có con trai nên trong
nội bộ gia đình con trai được quý hơn con gái. Người cha, người con trai cả,
cháu đích tôn, giữ vị trí quan trọng hơn các thành viên khác, con gái sẽ về nhà
chồng nên coi là “ngoại tộc”, nếu như họ ngoại có giúp đỡ và quan hệ mật
thiết hơn thì kết quả vẫn là “ăn bên ngoại, vải bên nội”. Con dâu, đặc biệt là
dâu trưởng có vị trí cao, nhưng địa vị này chỉ được xác định khi đã sinh được
con trai nối dõi.
Phong tục thờ cúng tổ tiên có tác động rất lớn đến đời sống tinh thần
của mỗi cá nhân. Đồng thời nó là sợi dây nối kết các thành viên trong gia đình
qua các thế hệ khác nhau với ý nghĩa thâm thuý là nhớ ơn sinh thành của tổ
tiên, lưu truyền nòi giống và làm cho tổ tiên khỏi khổ, mong cho tổ tiên phù
hộ cho con cháu.
Thứ 3, chi phối trực tiếp đến đạo đức truyền thống của gia đình là văn hoá
gia đình. Văn hoá gia đình truyền thống được thể hiện qua các hình thức sau:
Gia giáo là giáo dục gia đình. Đây là hình thức giáo dục, của gia đình
đối với các thành viên. Nội dung chủ yếu là giáo dục đạo đức, phẩm hạnh của
con người trong quan hệ với gia đình, xã hội. Đối với nam giới, gia giáo đặc
biệt chú ý đến giáo dục đạo lý luân thường. Luân có ngũ luân, đó là năm mối
quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè và trong đó, nhấn mạnh
tam cương là vua tôi, cha con, chồng vợ. Thường nghĩa là ngũ thường, là năm
đức tính cơ bản của con người gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Đối với nữ giới,
thì gia giáo giáo dục đạo lý tam tòng, tứ đức. Tam tòng, đòi hỏi sự ngoan
ngoãn phục tùng từ lúc mới sinh ra cho tới lúc chết “tại gia tòng phụ, xuất giá
tòng phu, phu tử tòng tử”. Còn tứ đức là bốn phẩm chất cần có của phụ nữ,
công, dung, ngôn, hạnh.
Nhìn chung, gia giáo có nhiệm vụ giáo dục cá nhân ngay từ trong gia
đình để hình thành con người phù hợp với xã hội truyền thống trong đó đạo
21
đức là yếu tố đặc biệt được nhấn mạnh. Đạo đức được coi là cái gốc của con
người, là biểu thị giá trị xã hội của con người.
Gia lễ là lễ nghi gia đình. Gia lễ là sự quy định cách thức, nề nếp để
đảm bảo cho gia đình sinh hoạt theo đúng phép tắc, có lễ nghĩa phân minh
trên dưới rõ ràng. Lễ thường được diễn ra ở các hình thức sau: quan, hôn,
tang, lễ. Quan là, lễ để trân trọng sự ra đời và trưởng thành của con người.
Hôn lễ là sự cưới vợ gả chồng. Tang là việc ma chay. Tế là việc cúng bái, thờ
phụng. Gia lễ không chỉ là nghi thức theo thói quen, phong tục mà gia lễ còn
được ghi chép thành sách để mọi người cùng xem và thực hiện.
Gia pháp là phép tắc (mang tính luật lệ) trong gia đình. Gia pháp là
những qui định nhằm ngăn ngừa, uốn nắn, trừng phạt những hành vi sai trái
của các thành viên trong gia đình. Đồng thời gia pháp cũng nhằm mục đích
bảo vệ và đề cao uy thế của gia trưởng, gìn giữ sự đoàn kết nhất trí trong nội
bộ gia đình hoặc để giữ những bí mật gia truyền. Gia pháp khẳng định sự
nghiêm khắc của cha đối với con, của anh đối với em. Gia pháp luôn được giữ
nghiêm, nếu không sẽ bị thiên hạ chê cười, phê phán. Gia pháp là một thứ luật
lệ bất thành văn, ai cũng phải biết, tôn trọng và tự giác tuân theo.
Gia phong là phong cách gia đình. Đây là nề nếp, lề thói mà người
trong gia đình đều phải noi theo trong lời ăn, tiếng nói, hành vi ứng xử trong
gia đình cũng như ngoài xã hội. Gia phong thể hiện bản sắc văn hoá của từng
gia đình và do gia giáo chi phối, nói đến gia phong là nói đến trật tự, kỷ
cương của gia đình, nói đến những tính chất đặc biệt của quan hệ gia đình với
nhiều thói quen, tập tục sinh hoạt. Một gia đình có gia phong lành mạnh là
con cháu phải giữ gìn được nề nếp của cha ông “giấy rách phải giữ lấy lề”
hoặc giữ tư cách gia đình “đói cho sạch, rách cho thơm” hoặc “trai thì trung
hiếu làm đầu, gái thì tiết hạnh làm câu sửa mình”. Làm nhục gia phong là
phạm vào gia pháp và có thể bị trừng phạt nặng nề. Gia phong là nếp sống, là
niềm tự hào và lẽ sống của con người trong gia đình truyền thống. Một gia
22
phong thanh bạch đáng tự hào hơn gia phong kiểu phú trọc giàu có nhưng vô
học, vô gia giáo, vô lễ.
Thứ 4, gia đình truyền thống Việt Nam rất coi trọng tình nghĩa.
Trọng tình nghĩa được thể hiện ở cách ứng xử đặt tình cảm lên trên
trong ứng xử ở gia đình cũng như ngoài xã hội. Đối với người Việt, gia đình
không phải là nơi của công bằng và sòng phẳng. Cha có thể ghét con, đối xử
không công bằng với con nhưng con không vì thế mà không yêu kính cha mẹ,
đạo làm con là phải tôn thờ cha mẹ, không dùng lẽ phải để phán xét các bậc
sinh thành, dưỡng dục mình. Trong quan hệ anh chị em phải thương yêu đùm
bọc lẫn nhau và không chỉ có sự tính toán thiệt hơn mà còn có sự vừa phải, sự
tương ứng. Đó là sự hết lòng, sự tận tâm tận lực. Trong tình cảm gia đình, sự
yêu thương, bao bọc không bao giờ được coi là đủ. Nội bộ gia đình nếu có gì
sai trái, không vừa lòng thì “đóng cửa bảo nhau” không nói với người ngoài,
không bao giờ “vạch áo cho người xem lưng”. Tình nghĩa là đặc điểm bao
trùm lên gia đình người Việt.
Thứ năm, gia đình Việt Nam tôn trọng phụ nữ (người vợ, người mẹ).
Mặc dù gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của nho giáo, nhưng
trong gia đình, người phụ nữ vẫn có một vị trí đáng kể. Người Việt vốn có
truyền thống tôn trọng phụ nữ từ trong nhà ra đến ngoài ngõ. Trong cuộc sống
đời thường (trong nhà đàn bà được coi là nội tướng), đến đời sống tâm linh
(quan niệm “phúc đức tại mẫu”) và tín ngưỡng tôn giáo thờ mẫu.
Tôn trọng phụ nữ không phải là quan niệm tự thân mà xuất phát từ đời
sống cộng đồng của người Việt, từ điều kiện sản xuất nông nghiệp trồng lúa
nước đòi hỏi sự phân công lao động giữa vợ và chồng đến vai trò “tề gia nội
trợ” của người phụ nữ và cả do hoàn cảnh thường xuyên xảy ra chiến tranh
đàn ông ra trận, đàn bà lo toan việc nhà. Chính vai trò của người phụ nữ trong
gia đình đã làm cho gia đình Việt Nam chính thống khác với gia đình nho
giáo chính thống. Gia đình nho giáo khẳng định quyền uy của người chồng,
23
người cha. Người đàn ông gia trưởng là người chủ duy nhất trong nhà đồng
thời cũng là người đại diện cho gia đình trong quan hệ với xã hội. Còn gia
đình truyền thống Việt Nam, đặt địa vị chủ gia đình vào người chồng, người
cha nhưng chủ yếu trong quan hệ với dòng họ, làng xã, ở nhà người phụ nữ là
người quán xuyến, quyết định mọi việc. Người chồng chỉ là người quyết định
cuối cùng để giữ thể thống, nề nếp trong gia đình mà thôi: Điều này đã nâng
địa vị người phụ nữ trong gia đình cao hơn một bậc so với quan niệm của nho
giáo. Có thể hình dung sự khác biệt ấy như sau: nho giáo trọng chồng, trọng
cha còn người Việt cũng trọng chồng, trọng cha nhưng cũng trọng vợ, trọng
mẹ.
Như vậy, địa vị của người phụ nữ đã làm nên một bản sắc độc đáo của
gia đình truyền thống Việt Nam.
Thứ sáu, gia đình Việt Nam truyền thống đề cao tính cộng đồng.
Tinh thần cộng đồng thể hiện ở sự hoà tan của các cá nhân vào trong
gia đình, địa vị, uy tín cá nhân được quy định bởi địa vị, uy tín gia đình, do đó
trong xã hội không có con người cá nhân với nhân cách độc lập và càng
không thể có cá nhân đứng ngoài gia đình. Những cá nhân đứng ngoài gia
đình thường chỉ là những đứa con bất hiếu, bất trung hoặc làm những điều tổn
hại cho danh dự, gia phong và bị gia đình ruồng bỏ.
Cơ sở xuất phát của tính cộng đồng trong gia đình người Việt chính là
từ hôn nhân và từ tính cộng đồng làng xã mà nguồn gốc của nó là do tục thờ
thành hoàng (vị thần phù hộ cho cả làng, là biểu tượng sự thống nhất vận
mệnh cộng đồng) cùng với lợi ích kinh tế, tinh thần do làng xã mang lại (sự
phân chia ruộng công theo định kỳ, các nghĩa vụ cho làng nước, sự tương trợ
khi gặp khó khăn hoạn nạn).
Đối với người Việt, nói đến gia đình là nói ngay đến cộng đồng, và cái
cộng đồng ấy không chỉ bao gồm những người đang sống mà còn cả những
24
người đã chết và những người sẽ sinh ra. Chính vì lẽ đó, gia đình truyền thống
rất coi trọng thờ cúng tổ tiên và nối dõi tông đường.
Tính cộng đồng trong gia đình không chỉ là điều kiện để gia đình tồn tại
mà còn là phong cách sống của người Việt. Người Việt thích sống trong gia
đình và có gia đình, rất sợ sống xa gia đình, sợ sự chia ly. Sống xa nhà, xa quê
hương, bơ vơ đất khách quê người là một bất hạnh lớn. “Sẩy nhà ra thất
nghiệp” là quan niệm nẩy sinh từ tính cộng đồng đó.
Trên đây là một vài đặc điểm thể hiện bản sắc dân tộc đâm đà của gia
đình truyền thống. Bản sắc đó được hình thành từ thủa khai thiên lập địa và
được củng cố, ổn định, bền vững.
1.1.2.3. Sự phát triển gia đình Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Tìm hiểu, nghiên cứu vai trò, chức năng của gia đình Việt Nam trong
các giai đoạn lịch sử khác nhau là một hướng tiếp cận khoa học hết sức quan
trọng nhằm khai thác, kế thừa và phát huy những yếu tố truyền thống tích cực
của cha ông ta trước đây đối với việc rèn luyện, giáo dục thế hệ trẻ hiện nay.
Con người Việt Nam từ xưa đến nay có mối quan hệ chặt chẽ, lưu
thông giữa cá nhân - gia đình, làng, nước trong qúa trình phát triển của cá thể
và cộng đồng. Vì vậy, quan hệ tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, đã được
cha ông ta coi như là một nguyên tắc đối với sự phát triển và hoàn thiện nhân
cách. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước, vai trò và nội
dung giáo dục gia đình cũng có những đổi khác.
Giáo dục của gia đình Việt Nam truyền thống.
Xã hội Việt Nam truyền thống có sự tồn tại lâu dài của nền văn minh
nông nghiệp lúa nước - sự ổn định của tổ chức xã hội nông thôn và sản xuất
theo hộ gia đình mang tính chất tự cung, tự cấp là đặc điểm tồn tại rất lâu dài
trong lịch sử phát triển đất nước. Trong điều kiện đó hệ thống giáo dục của
nhà nước phong kiến chưa phát triển. Tổ chức văn hoá gia đình theo chế độ
gia trưởng phụ quyền chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng nho giáo và phật giáo:
25
Gia đình giữ vai trò chủ yếu, cơ bản trong việc hình thành nhân cách con
người ở trong tất cả mọi mặt tri thức, đạo đức và nghề nghiệp. Tất nhiên trừ
một số rất ít con em giai cấp thống trị đến trường học theo đòi bút nghiên
mong tiến thân bằng con đường hoan lộ, nhưng mấy ai thành đạt. Giáo dục
gia đình không ngoài việc hình thành nhân cách và phát triển người công dân
hiền lành, cần cù chất phát sống trong phương thức sản xuất xã hội tự cung, tự
cấp là chủ yếu “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Con người đó đặt lợi
ích của gia đình, giáo dục theo gia phong, gia giáo, gia pháp của gia đình. Mặt
khác tham gia vào giáo dục con cái còn có ông bà nội ngoại, cô dì chú bác
ruột thịt sống gần gũi và còn có cả dân làng chòm xóm cũng có vai trò giám
sát đứa trẻ hỗ trợ cho gia đình. Các yếu tố cơ bản, cốt lõi và thang giá trị của
một nhân cách cũng không mấy phức tạp và không có sự đảo lộn, biến động
thường xuyên. Cho nên giáo dục gia đình cũng không gặp những trở ngại gì
lớn trong việc hình thành và phát triển những yếu tố nhân cách cơ bản theo
nội dung tam cương, ngũ thường, ngũ luân mà nổi bật lên là:
“Trai thì trung hiếu làm đầu
Gái thì tiết hạnh là câu sửa mình”.
Trong điều kiện lịch sử xã hội, không có những biến đổi cách mạng dữ
dội về một phương thức sản xuất, cứ vậy tồn tại hàng vạn năm, gia đình đã
giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người Việt
Nam đậm đà bản sắc dân tộc, nghĩa đồng bào, lòng bao dung độ lượng cặm
ghét tham lam, dối trá, dốc lòng bảo vệ xây dựng quê hương, xóm thôn, đất
nước.
Giáo dục gia đình và nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ
thuộc Pháp.
Từ khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam chúng tìm cách vơ vét tài
nguyên của nước ta bằng việc khai thác các hầm mỏ than, đồng sắt, thiếc, lập
26
đồn điền, mở mang đường xá, giao thông, bến cảng, thúc đẩy sự buôn bán với
nước ngoài.
Nền kinh tế Việt Nam từ trạng thái tự cung tự cấp, khép kín đã mở ra
một nền kinh tế thị trường dù rất sơ khai - cơ cấu xã hội Việt Nam có sự
chuyển đổi mới. Chữ quốc ngữ gia đời thay thế chữ Hán và chữ Nôm. Văn
hoá Pháp cùng với những kiến thức khoa học kỹ thuật được truyền bá rộng
rãi. Một bộ phận gia đình Việt Nam thuộc tầng lớp Viên chức, tiểu tư sản, tư
sản dân tộc mới phát sinh chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây. Song bộ
phận đông đảo nhất là gia đình nông dân Việt Nam, kể cả gia đình của những
thành phần giai cấp chịu ảnh hưởng của nền văn hoá pháp thì vấn đề giáo dục
trong gia đình vẫn được quan tâm đến mặt đạo đức, nhân cách con người theo
các giá trị truyền thống, nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ, trách nhiệm đối
với lợi ích của gia đình, gia tộc, cộng đồng “lá lành đùm lá rách”, tôn trọng
nhân nghĩa, độc lập, tự do mà cốt lõi là tinh thần yêu nước, căm thù lũ bán
nước và cướp nước.
Giáo dục gia đình và nhân cách con người Việt Nam trong 30 năm
chiến tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công là bước ngoặt lịch sử của sự
phát triển xã hội Việt Nam, song do âm mưu xâm lược của đế quốc Pháp và
đế quốc Mỹ, nhân dân ta đã phải trải qua 30 năm chiến tranh vô cùng tàn
khốc, ác liệt, đã phải chịu biết bao mất mát hy sinh. Nhưng nhân cách con
người Việt Nam vẫn càng sáng chói rạng rỡ thể hiện bản chất nhân văn, chính
nghĩa “không có gì quý hơn độc lập tự do” của dân tộc, của Tổ quốc đã làm
cho nhân loại tiến bộ trên thế giới hết lòng khâm phục. Thắng lợi ấy đã chứng
minh cho sự kết hợp thống nhất, chặt chẽ giữa mục tiêu giáo dục của gia đình
với mục tiêu giáo dục của xã hội, lợi ích của cá nhân với lợi ích của tập thể.
Suốt trong 30 năm chiến tranh, gia đình vẫn là đơn vị kinh tế, xã hội cơ bản,
họ phải tự nuôi mình lại cung cấp lương thực nuôi quân, nuôi cán bộ, đóng
27
góp sức người, sức của cho tuyền tuyến. Phụ nữ vẫn phải, lo sinh đẻ, nuôi
con, đào tạo thế hệ trẻ, chăm sóc người già, gánh vác mọi công việc của hậu
phương và của gia đình, giáo dục gia đình kết hợp thống nhất với giáo dục xã
hội đã hun đúc, rèn luyện nên nhân cách người chiến sĩ cách mạng, anh bộ đội
cụ Hồ, hi sinh tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, động viên lòng yêu nước
của tất cả các thành viên gia đình, già, trẻ, trai, gái. Chuẩn mực nhân cách tiêu
biểu nhất của con người Việt Nam trong giai đoạn này là hình mẫu của chủ
tịch Hồ Chí Minh - người là kết tinh của các giá trị truyền thống và những
phẩm chất cách mạng của người Việt Nam trong thời đại lịch sử mới:
- Vì lý tưởng độc lập tự do, hạnh phúc của dân tộc.
- Anh hùng bất khuất, vượt qua mọi gia khổ, thực hiện mục tiêu của
cách mạng.
- Nhìn xa, trông rộng, ung dung, khiêm tốn, giản dị, cần kiệm, liêm
chính.
- Nhân đạo, vì người thương người.
- Tôn trọng đạo đức, quý mến tài năng.
Tất nhiên sau khi Nam bắc thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
theo xu hướng bao cấp, dựa trên nền tảng công hữu toàn dân (toàn dân và tập
thể). Vai trò của gia đình là phối hợp với xã hội nhằm hình thành nhân cách
con người toàn tâm toàn ý phục vụ lợi ích chung của xã hội mình vì mọi
người, mọi người vì mỗi người, là thuận chiều với yêu cầu cơ chế quản lí xã
hội. Song chế độ bao cấp đã dẫn đến sự khủng hoảng nền kinh tế - xã hội
ngày càng trầm trọng làm cho gia đình và cá nhân phải bó tay chịu thiếu thốn,
nghèo nàn về cả mặt vật chất và tinh thần. Trước tình hình đó, Đảng và nhà
nước ta đã đưa ra đường lối cách mạng đổi mới toàn diện, nhằm xây dựng đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế nhiều thành phần, có sự
điều tiết của nhà nước để làm cho dân giàu, nước mạnh, gia đình và cá nhân
28
phát huy hết khả năng độc lập, sáng tạo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho bản thân, góp phần phồn vinh thịnh vượng cho đất nước.
1.2. Hệ giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam
1.2.1. Giá trị đạo đức trong quan hệ vợ chồng
Trong xã hội truyền thống, quan hệ vợ chồng được bắt đầu từ hôn nhân.
Trong quan niệm của người Việt, hôn nhân là việc hệ trọng, là công việc của
cả gia đình mà trước hết là của cha mẹ. Hôn nhân được tiến hành theo quy tắc
“cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Vì vậy, hôn nhân trước hết là sự thể hiện
trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình, dòng họ và tổ tiên. Tình yêu không
có chỗ đứng. Điều này Hồ Chí Minh cũng đã từng nhận xét: “Trong suốt thời
cổ, các cuộc hôn nhân đều do cha mẹ quyết định cho con cái và con cái đều
yên tâm vâng theo. Nếu trong thời cổ người ta thấy có đôi chút tình yêu giữa
vợ và chồng thì tình yêu đó không phải là nguyên nhân của hôn nhân mà là
các bổ sung cho hôn nhân" [21, tr.122].
Nếu như tình yêu không phải là cơ sở của hôn nhân thì trong quan hệ
vợ chồng truyền thống tình nghĩa lại bù đắp cho sự thiếu hụt đó. Tình nghĩa ở
đấy được thể hiện trong nghĩa vợ chồng trước hết xuất phát từ tinh thần trách
nhiệm đối với cha mẹ và con cái với gia đình và tộc họ, làng nước. Nghĩa vợ
chồng còn được hình thành từ lòng nhân ái tự nhiên của con người, từ sự
chung lưng đấu cật trong cuộc sống. Vì vậy trong dân gian có nhiều câu ca
dao đằm thắm ca ngợi nghĩa vợ chồng:
“Ai chèo ghe bố qua sông
Tình nghĩa vợ chồng nặng lắm ai ơi”
Hoặc:
“Đôi ta là nghĩa tao khang
Xuống khe bắt ốc lên ngàn hái rau”
29
Nghĩa vợ chồng đã gắn kết đôi vợ chồng no đói có nhau và tình yêu
cũng sẽ đến dù có muộn màng:
“Đi đâu cho thiếp đi cùng
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam”.
* * *
“Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người”.
Sự chung thủy vợ chồng là một giá trị đạo đức rất được gia đình truyền
thống coi trọng. Trong xã hội truyền thống những kẻ “bạc tình” bị lên án
mạnh mẽ và li hôn là điều không chấp nhận được. Sự tan vỡ của hôn nhân ảnh
hưởng trực tiếp đến uy tín của gia đình, làm mất mặt cha mẹ, họ hàng, làng
xóm chê cười. Lí tưởng của hôn nhân một vợ một chồng là sống với nhau đến
đầu bạc răng long. Tuy nhiên lòng chung thủy trong quan hệ vợ chồng chủ
yếu đòi hỏi ở người vợ nhiều hơn về phía người chồng. Người ta đòi hỏi
người vợ phải giữ gìn trinh tiết và lòng chung thành với chồng. Trinh tiết thờ
chồng là những phẩm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01839_0347_2003127.pdf