Tóm tắt Luận văn Giải quyết khiếu nại hành chính của ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

Các cơ quan, đơn vị và cá nhân có trách nhiệm đã thực hiện nghiêm

túc trong quá trình xác minh giải quyết khiếu nại thông qua các hình thức

như: Làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có liên

quan; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông

tin, tài liệu, bằng chứng; Tiếp nhận, xử lý thông tin tài liệu, bằng chứng

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Giải quyết khiếu nại hành chính của ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề thực tiễn, các phân tích, đánh giá thực trạng và xây dựng giải pháp của luận văn góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại ở địa phương trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cầu gồm có 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về giải quyết khiếu nại hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Chương 2. Thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên Chương 3. Quan điểm và giải pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò giải quyết khiếu nại hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1.1.1. Khái niệm giải quyết khiếu nại hành chính Khiếu nại là hiện tượng phát sinh trong môi trường quản lý. Khiếu nại có thể xảy ra trong lĩnh vực công (hoạt động quản lý của nhà nước) hay ở lĩnh vực tư (các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước) khi mà có sự xung đột về lợi ích giữa các chủ thể với đối tượng của hoạt động quản lý. Trong lĩnh vực công, khiếu nại thường xảy ra giữa một bên là nhà nước với một bên là các chủ thể khác trong xã hội chịu sự quản lý của nhà nước bao gồm các cá nhân, tổ chức. Khái niệm khiếu nại được các nhà làm luật ghi nhận tại Điều 2 của Luật Khiếu nại. Theo đó khiếu nại được hiểu là: việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Khoản 1, Điều 2 Luật khiếu nại 2011). Có thể khái quát các đặc điểm của khiếu nại hành chính như sau: Thứ nhất, khiếu nại hành chính trước hết bắt nguồn từ hoạt động hành chính. Thứ hai, chủ thể khiếu nại là cá nhân, tổ chức. Thứ ba, đối tượng của khiếu nại hành chính được xác định là các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật. Thứ tư, mục đích của khiếu nại hành chính là bảo vệ và khôi phục những quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khiếu nại. 6 Khoản 11, Điều 2, Luật Khiếu nại (2011) thì giải quyết khiếu nại hành chính là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Vậy, giải quyết khiếu nại hành chính của UBND cấp tỉnh được hiểu là việc UBND cấp tỉnh tiến hành thụ lý đơn khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức; xác minh nội dung khiếu nại, kết luận tính đúng sai của các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại và ra quyết định giải quyết khiếu nại gửi cho người khiếu nại và các bên liên quan. 1.1.2. Đặc điểm giải quyết khiếu nại hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Thứ nhất, chủ thể giải quyết khiếu nại hành chính là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thứ hai, giải quyết khiếu nại hành chính của UBND cấp tỉnh phải tuân theo thủ tục hành chính nhất định do nhà nước ban hành. Thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính đơn giản hơn các thủ tục tố tụng do cơ quan tư pháp tiến hành. Thứ ba, quyết định giải quyết khiếu nại của UBND cấp tỉnh phải kết luận được tính đúng sai của các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Thứ tư, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của UBND cấp tỉnh là kết quả giải quyết cuối cùng nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần 2 thì có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. 1.1.3. Vai trò giải quyết khiếu nại hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Đối với UBND cấp tỉnh thì việc giải quyết khiếu nại có vai trò bảo đảm thực hiện và phát huy quyền dân chủ của công đân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Thông qua việc giải quyết khiếu nại của UBND cấp tỉnhkhôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. 7 Giải quyết khiếu nại góp phần hoàn thiện, chấn chỉnh hoạt động của UBND cấp tỉnh. 1.2. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong quy định của pháp luật hiện nay 1.2.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính của UBND cấp tỉnh Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính của UBND cấp tỉnh được hiểu là quyền xem xét, giải quyết và nghĩa vụ phải xem xét, giải quyết khiếu nại hành chính do pháp luật quy định. Trong pháp luật về khiếu nại hiện nay, thẩm quyền giải quyết khiếu nại của UBND cấp tỉnh chưa được quy định rõ ràng. Luật Khiếu nại chỉ quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Cụ thể, thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp tỉnh được quy định như sau: “Điều 21. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh 1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình. 2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. 3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.” Như vậy, với việc pháp luật chưa quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại của UBND cấp tỉnh nói riêng và của UBND các cấp nói chung như hiện nay nên việc nghiên cứu, đánh giá hoạt động giải quyết khiếu nại của UBND các cấp chính là nghiên cứu, đánh giá hoạt động giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cùng cấp. 1.2.2. Thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp tỉnh + Quy trình thực hiện: 8 Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại Khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh, người khiếu nại phải gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) đến người có thẩm quyền giải quyết. Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết cho người khiếu nại; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do. Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 28 Luật khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại. Bước 4: Tổ chức đối thoại (nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau). Trường hợp khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thì cơ quan, tổ chức phải đối thoại với người khiếu nại. Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại. Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và trong thời hạn 03 ngày làm việc và gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan quản lý cấp trên. - Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai tại cấp tỉnh + Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận đơn Khiếu nại lần hai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu liên quan. Bước 2: Thụ lý đơn Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý đơn để giải quyết 9 và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và nêu rõ lý do. Bước 3: Xác minh vụ việc khiếu nại. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người có thẩm quyền căn cứ vào vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại. Bước 4: Tổ chức đối thoại Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người có thẩm quyền tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại và công bố quyết định giải quyết Chủ tịch tỉnh ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại lần 2, người có thẩm quyền giải quyết phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến. 1.3. Những yếu tố tác động đến hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Hệ thống chính sách, pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. - Điều kiện về kinh tế - xã hội của địa phương. - Năng lực của cán bộ công chức. - Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giải quyết khiếu nại. - Nhận thức pháp luật của người dân về khiếu nại hành chính. - Sự tham gia của xã hội vào quá trình giải quyết khiếu nại hành chính. 10 Kết luận Chương 1 Những quy định của pháp luật quy định về quyền khiếu nại của công dân là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Với những nội dung đã trình bày ở trên, tác giả cố gắng làm rõ cơ sở lý luận về khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính, những yếu tố tác động đến giải quyết khiếu nại hành chính. Những nội dung này được tác giả nghiên cứu trong phạm vi hẹp với chủ thể chính là công dân, tổ chức với cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời làm rõ thẩm quyền giải quyết khiếu nại của UBND cấp tỉnh là cơ sở cho những phân tích và đánh giá ở những nội dung trong phần sau. 11 Chương 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Khái quát tình hình khiếu nại hành chính của tỉnh Phú Yên - Tình hình khiếu nại ở tỉnh Phú Yên. Năm 2016, tổng số đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cơ quan hành chính các cấp ở địa phương đã tiếp nhận 2.842 đơn, trong đó có 1.693 đơn có nội dung khiếu nại. Năm 2017, cơ quan hành chính các cấp ở địa phương đã tiếp nhận 2.080 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì trong đó có 1.372 đơn có nội dung khiếu nại (giảm 19% so với cùng kỳ năm trước). Năm 2018, cơ quan, đơn vị tiếp nhận 2.481 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong đó có 1.383 đơn có nội dung khiếu nại. Trong 9 tháng đầu năm 2019, các địa phương đơn vị tiếp nhận 831 đơn khiếu nại. Năm 2016 có 13 đoàn khiếu nại đông người/ 9 vụ việc (trong đó cấp tỉnh 11 đoàn/8 vụ việc, cấp huyện 02 đoàn/01 vụ việc). Năm 2017 có 18 đoàn người khiếu nại đông người/12 vụ việc (trong đó cấp tỉnh có 16 đoàn/11 vụ việc, cấp huyện 02 đoàn/01 vụ việc). Năm 2018 và đầu năm 2019 có 16 đoàn khiếu nại đông người/12 vụ việc (trong đó cấp tỉnh là 13 đoàn/9 vụ việc, cấp huyện là 3 đoàn/3 vụ việc. Việc khiếu nại đông người về cùng một vụ việc và khiếu nại nhiều lần đã gây áp lực đến công tác giải quyết khiếu nại ở các đơn vị, địa phương. Vấn đề cần quan tâm ở đây là số vụ việc người dân khiếu nại sai vẫn chiếm tỷ lệ cao. Báo cáo về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2017 cho thấy trong các vụ việc được giải quyết bằng quyết định hành chính thì số vụ việc người dân khiếu nại đúng chiếm tỷ lệ 19,56%, khiếu nại sai chiếm tỷ lệ 56,52%, khiếu nại đúng một phần chiếm tỷ lệ 23,91%. Năm 2018 số vụ việc người dân khiếu nại đúng chiếm tỷ lệ 16,6%, khiếu nại sai chiếm tỷ lệ 64%, khiếu nại đúng một phần chiếm tỷ lệ 19,4%. - Những yếu tố tác động đến tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại ở tỉnh Phú Yên. 12 + Chính sách, pháp luật của Nhà nước. + Đặc điểm dân tộc, tôn giáo ở địa phương. + Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây + Tỉnh Phú Yên đang xúc tiến đẩy mạnh hợp tác, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh. + Tác động từ những bất cập trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương. 2.2. Công tác giải quyết khiếu nại hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên từ năm 2016 đến tháng 6 năm 2019 2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện giải quyết khiếu nại hành chính Thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước ở địa phương như sau: - Quyết định số 44/2014/QĐ-UBND ngày 10/11/2014 về việc ban hành các quy định về quy trình xử lý và giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên. - Quyết định 968/QĐ-UBND ngày 14/5/2018 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, tiếp công dân, xử lý đơn, phòng chống tham nhũng thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra tỉnh, các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Phú Yên (thay thế quyết định 1913/QĐ-UBND ngày 15/8/2016). 2.2.2. Kết quả giải quyết khiếu nại hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên từ năm 2016 đến đầu năm 2019 - Kết quả giải quyết khiếu nại hành chính năm 2016 Từ ngày 15/11/2015 đến ngày 31/10 năm 2016, UBND tỉnh tiếp nhận 426 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Qua phân loại, vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh là 16 vụ việc. Kết quả giải quyết 16 vụ việc thuộc thẩm quyền thì có 13 vụ việc được giải quyết bằng quyết định hành chính (trong đó có 5 quyết định đình chỉ), còn lại 3 vụ việc đang trong thời gian xác minh. Qua phân tích kết quả đã giải 13 quyết có 01 khiếu nại công dân khiếu nại đúng, 02 khiếu nại đúng 1 phần (chiếm 23%). - Kết quả giải quyết khiếu nại hành chính năm 2017 Từ ngày 10/11/2016 đến ngày 31/10/2017, tổng số đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh UBND tỉnh tiếp nhận 861 đơn. Qua phân loại, vụ việc khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh là 13 vụ việc (có 3 vụ việc từ năm 2016 chuyển sang). Kết quả giải quyết 13 vụ việc thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND tỉnh thì có 11 quyết định hành chính được ban hành (trong đó có 4 quyết định đình chỉ), còn lại chờ xác minh. Trong các vụ việc đã được giải quyết có có 02 khiếu nại đúng một phần (tỉ lệ 18%). - Kết quả giải quyết khiếu nại hành chính năm 2018 và đầu năm 2019 Từ ngày 15/11/2017 đến ngày 31/10/2018. UBND tỉnh tiếp nhận 739 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong đó số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh là 24 vụ việc (có 02 vụ việc từ năm 2017 chuyển sang). Kết quả giải quyết 24 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh có 22 vụ việc được giải quyết bằng quyết định hành chính (trong đó có 10 quyết định đình chỉ). Trong các vụ việc đã giải quyết thì có 02 khiếu nại công dân khiếu nại đúng, 1 khiếu nại đúng một phần (tỉ lệ 13,6%). Từ ngày 15/11/2018 đến 31/5/2019. UBND tỉnh tiếp nhận 303 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong đó đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh là 11 đơn (trong đó có 03 đơn năm 2017 chuyển sang). Kết quả giải quyết khiếu nại có 6 vụ việc được giải quyết bằng quyết định hành chính (trong đó có 2 quyết định đình chỉ) còn lại đang trong quá trình thẩm tra, xác minh. 2.3. Nhận xét về công tác giải quyết khiếu nại của tỉnh Phú Yên trong thời gian qua 2.3.1. Những ưu điểm và nguyên nhân 2.3.1.1. Những ưu điểm - Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại 14 + Việc triển khai, thực hiện tốt các Nghị định, văn bản hướng dẫn của Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thụ lý, giải quyết khiếu nại đúng quy định của pháp luật, mang lại hiệu quả thiết thực. + Thường xuyên thực hiện việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về khiếu nại. + Tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh lĩnh vực giải quyết khiếu nại, phản ánh, kiến nghị cũng được tách ra một nội dung công việc riêng để dễ theo dõi, chỉ đạo. - Trong thực hiện quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại cho cá nhân, tổ chức Thứ nhất, trong tiếp công dân đến khiếu nại. UBND tỉnh đã chú trọng hoạt động tiếp công dân đến khiếu nại và coi đây là nội dung quan trọng cần phải thực hiện tốt để đảm bảo quyền công dân, tiếp nhận ý kiến của công dân, tuyên truyền, giải thích pháp luật và các quy định của tỉnh cho công dân để giải quyết những yêu cầu, bức xúc cho công dân. Thứ hai, trong tiếp nhận và xử lý đơn. Việc tiếp nhận đơn và xử lý đơn khiếu nại được thực Văn phòng UBND tỉnh phụ trách thực hiện ngày càng chính xác và có chất lượng hơn, theo dõi kịp thời đôn đốc tiến độ giải quyết của các cơ quan, đơn vị, báo cáo kết quả cho lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền theo đúng thời hạn quy định của pháp luật. Thứ ba, trong xác minh vụ việc. Các cơ quan, đơn vị và cá nhân có trách nhiệm đã thực hiện nghiêm túc trong quá trình xác minh giải quyết khiếu nại thông qua các hình thức như: Làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có liên quan; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng; Tiếp nhận, xử lý thông tin tài liệu, bằng chứng Thứ tư, trong đối thoại. Quan điểm của UBND tỉnh là không sử dụng sức mạnh hành chính mà tăng cường đối thoại. Việc tổ chức đối thoại giữa các bên đã được chú trọng hơn trước trong giải quyết khiếu nại của các cơ quan tham mưu. 15 Thứ năm, hoạt động ra quyết định giải quyết khiếu nại được tiến hành cẩn trọng dựa vào báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại của các cơ quan tham mưu. Thứ sáu, trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại. Ở tỉnh hiện nay thì Chánh Thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm chung là theo dõi, kiểm tra, đôn đốc UBND cấp huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. 2.3.1.2. Nguyên nhân Các cơ quan được giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại đã nâng cao trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại lần đầu, đảm bảo kết quả giải quyết khiếu nại cho cá nhân, tổ chức được đúng với cac quy định của pháp luật hiện hành. Với những vụ việc khiếu nại đông người, khiếu nại kéo dài đều được tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, các tổ công tác để xác minh giải quyết vụ việc đảm bảo đúng quyền lợi cho người dân. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân, thanh tra, giải quyết khiếu nại cho cán bộ công chức được quan tâm, địa phương đã có những chính sách hỗ trợ để cán bộ, công chức học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Những hạn chế - Về thể chế Tỉnh chưa ban hành được văn bản cụ thể hóa thủ tục giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh. Chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm của những cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp giải quyết những khiếu nại thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. - Trong thủ tục giải quyết khiếu nại. + Đối với công tác tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại. Trong việc tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh giao Thủ trưởng cơ quan chuyên môn xác minh, kết luận đề xuất giải quyết khiếu nại, chuyên 16 viên làm công tác tham mưu còn có một hạn chế như lúng túng khi xác định thẩm quyền giải quyết. + Trong việc xác minh, đối thoại với người khiếu nại: Nhiều vụ việc việc xác minh thiếu chính xác, chưa rõ ràng. + Nhiều vụ việc giải quyết khiếu nại vi phạm về thời hạn giải quyết khiếu nại khiến cho công dân bức xúc, chờ đợi. + Trong thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại 2.3.2.2. Nguyên nhân - Về cơ sở pháp lý Việc áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết có khác nhau giữa thời điểm luật có hiệu lực thi hành với luật mới. - Về đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, chưa chủ động trong việc tham mưu dẫn đến chậm trễ. - Về thực hiện quy trình giải quyết khiếu nại + Trong tiếp công dân thường xuyên công chức tiếp dân giải thích vụ việc với dân không cụ thể, rõ ràng, thiếu thuyết phục. + Trong xác minh khiếu nai, có vụ việc khiếu nại liên quan đến nhiều người, nhiều thế hệ khác nhau, việc giám định chữ viết, chữ ký, hồ sơ, giấy tờ, đối chất giữa các bên gặp nhiều khó khăn. + Đối với công tác tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo UBND và Thủ trưởng các Sở tại, cán bộ tham mưu giúp việc nhiều khi chưa chuẩn bị hồ sơ một cách chu đáo. + Trong đối thoại, việc bố trí lãnh đạo UBND tham gia đối thoại theo thẩm quyền quy định là rất khó. + Trong thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại. Một số vụ việc tuy đã có quyết định giải quyết đúng pháp luật, có hiệu lực thi hành nhưng việc thực hiện chưa kịp thời, không triệt để. - Về phía công dân, tổ chức khiếu nại, nhận thức về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận công dân còn hạn chế, trong đó có pháp luật về khiếu nại. 17 Kết luận Chương 2 Khiếu nại hành chính là vấn đề xảy ra ở các địa phương trong cả nước. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã đánh giá về tình hình khiếu nại hành chính của tỉnh Phú yên trong thời gian qua và hoạt động giải quyết khiếu nại của UBND tỉnh Phú Yên dựa trên những số liệu thực tiễn được cơ quan nhà nước ở địa phương tổng hợp qua các năm. Luận văn đã chỉ ra những kết quả tích cực và hạn chế mà UBND tỉnh Phú Yên đã cố gắng thực hiện trong nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 18 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN 3.1. Quan điểm giải quyết khiếu nại hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên 3.1.1. Bảo đảm quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính Hoạt động của chính quyền địa phương nói chung và của UBND tỉnh rong giải quyết khiếu nại hành chính nói riêng phải được thực hiện trên cơ sở quán triệt đầy đủ, nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng. Đây là nguyên tắc trong hoạt động quản lý nhà nước. Pháp luật phải được tuân thủ chặt chặt chẽ, không cơ quan, cá nhân nào có thể hoạt động ngoài quy định của pháp luật, đó là đặc tính của nhà nước pháp quyền của nhà nước ta hiện nay. 3.1.2. Tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết khiếu nại Một trong những chức năng quan trọng và là tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ của một Nhà nước, đó là việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền công dân. Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết khiếu nại hành chính là việc các cơ quan nhà nước phải tạo các điều kiện cần thiết để công dân thực hiện quyền của mình trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại. 3.1.3. Bảo đảm pháp chế trong giải quyết khiếu nại Đó chính là việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước tôn trọng và thực hiện Hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác, cụ thể đó là thực hiện đúng, kịp thời các quy định của pháp luật trong tiếp nhận đơn thư, quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại. 19 3.1.4. Công khai minh bạch trong giải quyết khiếu nại Thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục giải quyết khiếu nại của công dân thể hiện quyền tiếp cận, quyền được biết và quyền giám sát các công việc mà cơ quan nhà nước thực hiện trong quá trình giải quyết khiếu nại theo quy định. 3.1.5. Gắn hoạt động giải quyết khiếu nại với công tác cải cách hành chính ở địa phương Đổi mới công tác xây dựng, ban hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực khiếu nại phù hợp với các văn bản của cơ quan nhà nước ở cấp trên. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh nhất là cán bộ công chức tiếp công dân, tham mưu giải quyết khiếu nại theo hướng chuẩn chuyên môn, chuyên nghiệp về nghiệp vụ, bổ sung các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp; kỹ năng phối hợp, kỹ năng tuyên truyền, vận động 3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên 3.2.1. Hoàn thiện thể chế về giải quyết khiếu nại hành chính - Đối với cơ quan nhà nước ở Trung ương. Đối với các cơ quan ở Trung ương cần nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại hành chính trong đó có sự cần thiết phải sửa đổi Luật khiếu nại hiện hành. Riêng Luật khiếu nại. - Đối với tỉnh Phú Yên Rà soát lại các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong các văn do tỉnh ban hành cho phù hợp, thống nhất với các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên. Chuẩn hóa được thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh. 3.2.2. Tăng cường tổ chức thực hiện giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh 3.2.2.1. Về tổ chức bộ máy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_giai_quyet_khieu_nai_hanh_chinh_cua_uy_ban.pdf
Tài liệu liên quan