Sau hiệp định Giơnevơ 1954, Việt Nam bị chia cắt thành
hai miền Nam - Bắc. Miền Bắc hòa bình, bắt tay vào xây dựng
chủ nghĩa xã hội, miền Nam tạm thời chịu sự quản lí của Mĩ và
chính quyền Sài Gòn. Những năm dưới thời Ngô Đình Diệm, cả
miền Nam khi ấy quằn quại, đau thương trong sự đàn áp, khủng
bố cực kì dã man của quân thù.
Toàn dân tộc Việt Nam đã tập trung mọi nguồn lực, tinh
thần vào cuộc đấu tranh chống Mĩ, giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Từ trong phong trào Đồng khởi, Mặt trận dân tộc
và giải phóng miền Nam ra đời ngày 20-12-1960 là một thắng
lợi chính trị to lớn. Từ 1961-1965 phát huy sức mạnh đoàn kết
của dân tộc, miền Nam đã đánh thắng Chiến tranh đặc biệt, một
hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ. Ta đã
đánh bại được âm mưu thâm độc dùng người Việt đánh người
Việt của kẻ thù. Những thành quả ấy ngày một tiếp thêm sức
mạnh, niềm tin cho toàn dân vững bước đấu tranh giành độc lập
tự do, thống nhất đất nước.
26 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam giai đoạn 1955 - 1965, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam
1945-1975 (Nxb Giáo dục, 2000) của tác giả Vũ Duy Thông đã
khảo sát thơ qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế
quốc Mĩ. Qua cách tiếp cận của tác giả và nhất là qua phần tuyển
thơ, người đọc cũng có thể cảm nhận được phần nào về cái tôi trữ
tình ở chặng đường thơ giai đoạn 1955-1965.
Công trình Nhìn lại một chặng đường văn học của tác
giả Trần Hữu Tá, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,2000, giúp thêm
cách tiếp cận với cái tôi trữ tình của các nhà thơ trong phong trào
yêu nước của trí thức và thanh niên, học sinh, sinh viên ở đô thị
miền Nam nước ta giai đoạn 1955-1975.
Năm 2001, trong cuốn Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, Mã Giang Lân đã có một chương viết
riêng về đặc điểm chung của thơ Việt Nam hiện đại ở giai đoạn
1954-1964.
Những thế giới nghệ thuật thơ là một công trình
nghiên cứu có giá trị của Trần Đình Sử (Nxb Giáo dục - Hà
Nội, 1997). Khi viết về thơ 1955 - 1975, tác giả đã có những
nhận xét rất xác đáng về nghệ thuật thơ cách mạng: Về mặt nghệ
thuật, thơ cách mạng đã sáng tạo ra một thế giới sử thi độc
đáo [42, tr.100].
Trong chuyên luận Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt
Nam (1945-1995), Nxb Khoa học xã hội (1999), tác giả Vũ Văn
Sĩ đã nhận định Thơ trữ tình Cách mạng Việt Nam là linh hồn của
thơ Việt Nam thế kỷ XX Nhu cầu bộc lộ mình trong sự kiện,
4
nhu cầu nhận thức sứ mệnh lịch sử của con người trong biến cố
đã in dấu ấn vào hình thức nghệ thuật cái bóng dáng tinh thần
của nhà thơ, làm thay đổi diện mạo và cấu trúc thơ trữ tình.
[40, tr7,8]
Và gần đây nhất năm 2015, Bùi Bích Hạnh đã công trình
nghiên cứu Thơ trẻ Việt Nam 1965-1975 khuôn mặt cái tôi trữ
tình, Nxb Văn học. Trong bộ sách, tác giả đã xác định những
dạng thức cái tôi trữ tình để khái quát hệ thống quan điểm thẩm
mĩ cũng như năng lực chiếm lĩnh hiện thực của người nghệ sĩ;
trên cơ sở đó khẳng định thuộc tính thơ trẻ giai đoạn này [20,
tr8]. Theo tác giả, việc khảo sát diện mạo cái tôi trữ tình trong
thơ trẻ để hướng tới luận giải một cách thỏa đáng hơn đặc điểm
thơ 1965-1975; khôi phục khuôn mặt vốn đa diện của thơ Việt
Nam 1945-1975.
..v.v
2.2. Một số bài viết và công trình nghiên cứu liên quan
trực tiếp đến đề tài
Đó là những bài viết của Hoài Giang, Hà Xuân Trường,
Bảo Định Giang, Lê Đình Kỵ viết về tập Gió Lộng (1961) của Tố
Hữu. Các bài của Xuân Diệu, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức viết về
tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960) của Chế Lan Viên. Các bài
của Phan Cự Đệ, Lê Nhuệ Giang,Vũ Đức Phúc viết về các tập thơ
Mũi Cà Mau, Riêng chung (1960), Một khối hồng (1964) của
Xuân Diệu. Các bài của Vũ Tuấn Anh, Lê Đình Kỵ, Đỗ Hữu
Tấn, Nguyễn Đình, Hoàng Minh Châu, Thiếu Mai viết về các tập
thơ Lòng miền Nam (1955), Gửi miền Bắc (1958), Tiếng sóng
(1960), Hai nửa yêu thương (1963) của Tế Hanh
5
Tuy nhiên những bài viết của các nhà nghiên cứu về các
tập thơ thường hướng theo phân tích tác phẩm, nghiêng về khẳng
định những thành công và đóng góp của tập thơ, khẳng định vị trí
của tập thơ trong quá trình sáng tác của tác giả mà chưa đi sâu vào
tìm hiểu về hình tượng cái tôi trữ tình. Từ đó họ khẳng định
phong cách sáng tác của nhà thơ. Do đó, phần lớn các bài viết chỉ
mang tính chất nhận xét, đánh giá đơn lẻ chưa tập trung làm nổi
bật hình tượng cái tôi trữ tình của thơ giai đoạn 1955 - 1965 ở cả
hai miền Nam - Bắc.
Cũng có một số luận án tiến sĩ, luận văn cao học, khóa
luận tốt nghiệp đại học đã làm về thơ hiện đại Việt Nam qua từng
chặng đường, qua từng tác giả, tác phẩm cụ thể; nhưng qua chúng
tôi tìm hiểu chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu đề
tài này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam giai đoạn
1955 - 1965
3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu khảo sát các
tập thơ, bài thơ nổi bật của các tác giả tiêu biểu trong giai đoạn
1955-1965. Bên cạnh đó để làm rõ đặc điểm hình tượng cái tôi trữ
tình trong thơ Việt Nam 1955-1965, chúng tôi chọn lọc những tác
phẩm thơ tiêu biểu ở các giai đoạn khác để so sánh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống - phân loại
Phương pháp so sánh - lịch sử
6
Phương pháp phân tích - tổng hợp
5. Những đóng góp của luận văn
Tìm hiểu về Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ 1955 -
1965, luận văn giúp nắm bắt và hiểu rõ hơn về cái tôi trữ tình
biến hóa đa dạng làm nên bản sắc riêng cho thơ ca một giai đoạn;
góp phần thấy được tiến trình phát triển của thơ Việt Nam
hiện đại.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể bổ sung tài liệu
tham khảo thiết thực cho dạy học phần thơ ca Việt Nam hiện đại ở
trong nhà trường.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Về cái tôi trữ tình và bối cảnh xuất hiện cái tôi
trữ tình trong thơ Việt Nam giai đoạn 1955-1965.
Chương 2: Những đặc điểm của cái tôi trữ tình trong thơ
Việt Nam giai đoạn 1955-1965.
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ
Việt Nam giai đoạn 1955-1965.
7
CHƢƠNG 1
VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CÁI
TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1955-1965
1.1. LOẠI HÌNH TRỮ TÌNH VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ
1.1.1. Loại hình trữ tình
Khái niệm trữ tình được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, trữ
tình là một trong ba phương thức miêu tả trong văn học; thứ hai,
trữ tình là một loại hình văn học bên cạnh các loại hình tự sự,
kịch. Ở nghĩa thứ nhất khái niệm trữ tình để chỉ phương thức
miêu tả của văn học, đó là phương thức thiên về diễn tả, bộc lộ
cảm xúc. Ở nghĩa thứ hai khái niệm trữ tình để chỉ một loại tác
phẩm văn học mà ở những tác phẩm này chủ yếu dùng phương
thức trữ tình để miêu tả, các tác phẩm loại này được gọi là tác
phẩm trữ tình.
1.1.2. Cái tôi trữ tình trong thơ
Cái tôi trữ tình là hình tượng trung tâm bộc lộ tâm hồn,
tình cảm của tác giả trong thơ trữ tình. Cái tôi trữ tình là sự thể
hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người
thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra
một thế giới tinh thần độc đáo mang tính thẩm mỹ nhằm truyền
đạt tinh thần đến người đọc.
Cái tôi trữ tình bộc lộ trong thơ với nhiều dạng thức:
- Có khi cái tôi trữ tình thể hiện trực tiếp trong thơ bằng
chữ tôi hoặc ta.
- Cái tôi trữ tình bộc lộ gián tiếp qua cảnh ngộ, sự việc
8
trong thơ.
- Tác giả phân thân để nhập vai vào từng số phận, đối
tượng để triết luận, bình luận hoặc ngợi ca, nhằm sẻ chia, bộc lộ
cảm xúc, tâm trạng.
1.2. BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG
NỀN THƠ VIỆT NAM 1955 - 1965
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nƣớc
Sau hiệp định Giơnevơ 1954, Việt Nam bị chia cắt thành
hai miền Nam - Bắc. Miền Bắc hòa bình, bắt tay vào xây dựng
chủ nghĩa xã hội, miền Nam tạm thời chịu sự quản lí của Mĩ và
chính quyền Sài Gòn. Những năm dưới thời Ngô Đình Diệm, cả
miền Nam khi ấy quằn quại, đau thương trong sự đàn áp, khủng
bố cực kì dã man của quân thù.
Toàn dân tộc Việt Nam đã tập trung mọi nguồn lực, tinh
thần vào cuộc đấu tranh chống Mĩ, giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Từ trong phong trào Đồng khởi, Mặt trận dân tộc
và giải phóng miền Nam ra đời ngày 20-12-1960 là một thắng
lợi chính trị to lớn. Từ 1961-1965 phát huy sức mạnh đoàn kết
của dân tộc, miền Nam đã đánh thắng Chiến tranh đặc biệt, một
hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ. Ta đã
đánh bại được âm mưu thâm độc dùng người Việt đánh người
Việt của kẻ thù... Những thành quả ấy ngày một tiếp thêm sức
mạnh, niềm tin cho toàn dân vững bước đấu tranh giành độc lập
tự do, thống nhất đất nước.
9
1.2.2. Thơ 1955-1965 trong tiến trình thơ hiện đại Việt
Nam
Thơ là tiếng nói của cái tôi trữ tình. Trong thơ Việt Nam,
hình tượng cái tôi trữ tình đã không ngừng vận động tạo nên
những dấu ấn riêng qua từng thời kì, từng giai đoạn.
Trong văn học trung đại, thơ trữ tình Việt Nam bị ràng buộc
bởi lễ giáo phong kiến. Các nhà thơ khi sáng tác luôn mang nặng
quan niệm văn dĩ tải đạo, thi ngôn chí
Thoát ra khỏi những quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ
dày đặc của thơ trung đại, cái tôi Thơ mới được giải phóng về tình
cảm, cảm xúc. Thơ mới là tiếng thơ của ý thức cá nhân - cá thể của
con người được thức tỉnh.
Thơ kháng chiến (1946-1954) tập trung biểu hiện những tình
cảm của cộng đồng và tinh thần công dân mà bao trùm là tình yêu
nước với những biểu hiện phong phú. Nhiều sáng tác có giá trị đều
thể hiện quan niệm thẩm mĩ của thời đại, đó là tính dân tộc và đại
chúng. Con người kháng chiến sống với những biến cố dữ dội,
những sự kiện lịch sử, những rung động mạnh mẽ, mới lạ; họ chỉ
thực sự thấy được sức mạnh, niềm vui và niềm tin tưởng ở trong đội
ngũ đông đảo của tập thể, của giai cấp và dân tộc. Đó chính là cái tôi
trữ tình hòa trong cái ta.
Cái tôi trữ tình trong thơ giai đoạn 1955-1965 nền
tảng tư tưởng của nó là sự thống nhất riêng - chung. Một
trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của sự phát triển và mở
rộng ấy là sự hiện diện trở lại của cái tôi riêng tư.
Sáng tác thơ ca là một nhu cầu tự biểu hiện của người
nghệ sĩ, một sự thôi thúc tự bên trong nhiều khi mãnh liệt, dồn
10
dập bởi sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách
quan gây nên. Trong thơ, vấn đề chủ thể, cái tôi trữ tình có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Cái tôi trữ tình là nhân tố vận động
chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, xã hội và bối cảnh đời
sống văn học. Thơ 1955 – 1965 đã nắm bắt một cách sâu sát yêu
cầu của thời đại; một mặt tiếp nối dòng chảy dạt dào của cái tôi
trữ tình thơ ca trước đó, mặt khác đã tạo nên được sắc diện riêng
khó lẫn, khó phai nhòa trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam.
11
CHƢƠNG 2
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 - 1965
2.1. CÁI TÔI TRỮ TÌNH GIÀU CẢM HỨNG NGỢI CA
2.1.1. Tự hào với niềm vui kháng chiến thắng lợi
Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên
sử vàng (Tố Hữu). Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết
thúc thắng lợi. Những kì tích của cuộc kháng chiến đã tạo nên
những âm hưởng vang dội, lớn lao, con đường trước mắt dân tộc
thật là thênh thang, rộng lớn. Từ rừng núi, đồng bằng, trung du,
duyên hải, đến các hải đảo xa xôi như bừng dậy trước một nguồn
sinh khí mới:Ôi hai tiếng đồng bào Tổ quốc/ Đến hôm nay mới
thuộc về ta/ Trăm năm mất nước mất nhà/Hôm nay mới cất lời ca
tiếng cười. (Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Từ sự kiện Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu chúng
ta lại khẳng định niềm tự hào mang tính chất toàn dân, đang làm
chủ đất nước, làm chủ lịch sử, làm chủ số phận.
2.1.2. Ngợi ca công cuộc dựng xây Chủ nghĩa xã hội ở
Miền Bắc
Sau hiệp định Giơnevơ đất nước tạm thời bị chia cắt
thành hai miền. Cả dân tộc lại tiếp tục đấu tranh giành thống nhất
trọn vẹn non sông Tổ quốc. Miền Bắc hòa bình bắt đầu cuộc
sống lao động khẩn trương hàn gắn vết thương chiến tranh,
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên nền hiện thực sôi động ấy,
thơ đã nhập cuộc kịp thời và phát triển mạnh mẽ với cảm hứng
trung tâm là yêu nước và chủ nghĩa xã hội.
12
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu lại
được biểu hiện trong khí thế lao động quên mình trên mọi miền
đất nước: Dân có ruộng dập dìu hợp tác/ Lúa mượt đồng ấm áp
làng quê/ Chiêm mùa cờ đỏ ven đê/ Sớm trưa tiếng trống đi về
trong thôn (Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu).
Trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội chồng
chất những gian khổ, khó khăn nhưng bằng đôi cánh lãng
mạn, bằng cái nhìn thi vị, bằng sức mạnh của mình, thơ ca
1955 - 1965 đã thổi bùng lên ngọn lửa của niềm tin yêu, của
ước mơ, của lòng lạc quan, yêu đời trong mỗi người Việt Nam.
2.1.3. Ngợi ca Tổ quốc tƣơi đẹp.
Các nhà thơ đã có rất nhiều cách thể hiện tình yêu đất
nước trong thơ: đi đến với thiên nhiên, chiêm ngưỡng, ca ngợi;
trở về với lịch sử, tự hào trước những truyền thống đấu tranh oai
hùng, bất khuất của dân tộc; khai thác tâm hồn, tính cách con
người; trình bày những đổi thay những khát vọng đang hiện hình
trước mặt Tất cả đều cần thiết và thơ đã làm nhiệm vụ của nó
như chính cuộc sống yêu cầu. Nghĩa là đất nước được nhìn nhận,
thấu hiểu ở nhiều bình diện, nhiều khả năng rung động của các
nhà thơ. Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tế Hanh,
Hoàng Trung Thông mỗi người mỗi vẻ đã làm phong phú thêm
cho dáng hình đất nước.
2.1.4. Ngợi ca Đảng và lãnh tụ
Ở giai đoạn này dường như mỗi nhà thơ ai cũng có những
vần thơ tặng Đảng. Tố Hữu đã có cả bản trường ca Ba mươi năm
đời ta có Đảng, tổng kết một chặng đường dài 30 năm sinh thành,
hoạt động của Đảng. Chế Lan Viên xúc động chân thành khi
13
được Kết nạp Đảng trên quê mẹ. Xuân Diệu thì thổn thức khi tìm
được hình ảnh rất đẹp để nói lên cái vĩ đại, lạ lùng của Đảng qua
thi phẩm Gánh. Tế Hanh thì bộc bạch, Tâm sự từ khi có Đảng là
“Một cuộc đời từ ấy mới trong tôi”. Với Huy Cận thì trân trọng,
biết ơn Tặng Đảng vì Đảng là người kế thừa truyền thống dựng
nước và giữ nước. Hoàng Trung Thông cũng có Bài thơ tặng
Đảng
Mỗi nhà thơ có những cách ngợi ca Đảng khác nhau nhưng
cảm hứng chung là thể hiện tấm lòng biết ơn sâu nặng, lời ca ngợi nồng
nhiệt nhất đối với Đảng: Ta sống thênh thang giữa nhiệt tình/ Bạn bè
thế giới hát vây quanh/ Ví không có Đảng làm sao nhỉ/ Mình vẫn lầm
than nuốt lệ mình (Xuân Miễn)
Cùng với Đảng, tình cảm dành cho Bác Hồ kính yêu là
tình cảm lớn, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Thơ đã hướng
về tình cảm ấy trong nguồn cảm hứng dạt dào, vô tận. Trong
muôn vàn những người Việt Nam anh hùng cao đẹp, Hồ Chí
Minh là Người Việt Nam đẹp nhất..
2.2. CÁI TÔI TRỮ TÌNH KHÔNG NGUÔI DAY DỨT VỀ
MỘT NỬA ĐẤT NƢỚC CHƢA ĐƢỢC GIẢI PHÓNG
2.2.1. Nỗi đau trƣớc tình cảnh đất nƣớc bị chia cắt
Đấu tranh cho nước nhà thống nhất là một vấn đề chính trị
trọng đại và là một vấn đề tình cảm lớn. Tình cảm quê hương đất
nước vẫn là nguồn mạch dồi dào tạo cảm hứng cho thơ ca. Trước
cảnh ngộ ngang trái, đau thương - đất nước chia li, tình cảm ấy lại
càng trào dâng mãnh liệt. Nỗi đau, niềm xót xa về cảnh đất nước
chia cắt luôn thường trực trong tâm hồn các nhà thơ. Miền Nam
chính là miền sâu thẳm, là nỗi niềm nhức nhối tim gan: Có thể
14
nào yên? Miền Nam ơi máu chảy/ Tám năm rồi sáng dậy giữa
bình minh/ Tim lại đau, nhức nhối nửa thân mình. (Có thể nào
yên - Tố Hữu)
Đặc biệt, ở giai đoạn này tiếng thơ của quần chúng yêu
nước, của các nhà thơ cách mạng ở miền Nam vẫn luôn ngân
vang trong gian khổ, mất mát, hi sinh. Đồng bào miền Nam luôn
vững niềm tin vào Đảng và Bác, vẫn hướng về hậu phương lớn -
miền Bắc, hướng về một ngày mai thống nhất, để luôn vững vàng
trên bước đường tranh đấu
2.2.2. Tâm trạng “ngày Bắc đêm Nam” của những
ngƣời con miền Nam trên đất Bắc
Sau 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt, theo sự chỉ đạo
của trung ương Đảng, những cán bộ, thanh niên ưu tú của miền
Nam tập kết ra Bắc công tác, học tập để đáp ứng những nhiệm vụ
chính trị của Cách mạng Việt Nam. Bao người gạt nỗi niềm riêng,
tấm lòng hướng về Tổ quốc: Tôi hôm nay sống trong lòng miền
Bắc/ Sờ lên ngực nghe tiếng tim thầm nhắc/ Hai tiếng thiêng
liêng, hai tiếng miền Nam (Nhớ con sông quê hương - Tế
Hanh)
Tâm trạng khắc khoải, tình yêu quê hương, nỗi nhớ
thương da diết trào lên trong từng câu chữ. Nghe sao mà xúc
động, yêu thương! Đó không còn là tâm trạng của riêng Tế
Hanh của Tố Hữu, của Nguyễn Bính mà là tâm trạng, nỗi
niềm chung của người con miền Nam tập kết trên đất Bắc.
2.2.3. Cổ vũ tinh thần đấu tranh bất khuất và niềm tin
tất thắng
Ở miền Nam, những năm 1956 -1959 đế quốc Mĩ đã
15
dựng lên một chế độ bù nhìn tay sai chống cộng, ra mặt thù địch
với nhân dân, trả thù điên cuồng những người đã tham gia
kháng chiến, những người yêu nước, bãi bỏ mọi tự do dân chủ,
đàn áp, hãm hại những ai không vừa ý chúng. Cả miền Nam khi
ấy quằn quại đau thương trong sự khủng bố cực kì dã man của
quân xâm lược.
Sự chuyển biến của tình hình đất nước đã chuyển đổi
nhận thức, cảm hứng sáng tác của giới văn nghệ sĩ. Thơ ca giai
đoạn này đã có một sắc diện mới: Thơ không còn như ngày nào
cứ xót xa, day dứt hình ảnh một nhịp cầu, một dòng sông ngăn
cách, thơ đã bừng bừng khí thế, là tiếng thét căm hờn của dân tộc
ta trước bè lũ cướp nước và bán nước, phơi bày và tố cáo những
tội ác của bọn chúng; thơ tập trung thể hiện tinh thần quật khởi
của dân tộc.
Khắp miền Nam đâu đâu cũng là quân trường, tua tủa dây
thép gai những đồn bốt đầy vũ khí tối tân hiện đại. Kẻ thù giày
xéo, tàn phá làng mạc, xóm thôn: Rầm rập dấu giày đinh/ Thiết
giáp, tàu bay, đại bác/ Lũ xâm lăng đang xéo nát quê mình
Không ở được khi làng ta giặc đóng.
Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh qui luật này là tất yếu.
Trước hoàn cảnh thực tiễn ấy, nhân dân ta không có con đường
nào khác - đứng lên đánh Mĩ: Trước mặt ta, chỉ có một con
đường/ Một con đường! Không kém, không hơn/ Anh dũng tiến
lên hay âm thầm gục chết. (Lớn lên không ngừng - Trần
Quang Long).
16
Đòn thù môi mặn máu tanh/Nuốt đau thương nguyện giữ
lành lòng son (Võ Quê).Nhân dân Việt Nam quyết không thể
sống đời nô lệ, không cam tâm để bè lũ cướp nước, bán nước
gieo rắc tội ác với dân tộc mình, giày xéo quê hương mình. Toàn
dân kiên cường đứng lên chiến đấu:Tất cả nói một lời giải phóng!
Cứu miền Nam! Cứu miền Nam! Ôi cửa Phật, cũng dầu sôi lửa
bỏng/ Dẫu thiêu mình làm đuốc, vẫn cam! (Miền Nam).
Hoàn cảnh mới của đất nước đã có sự tác động lớn đến
đời sống tâm hồn dân tộc. Với hai nguồn cảm hứng chủ đạo là
yêu nước là yêu nước và chủ nghĩa xã hội thơ ca đã mở rộng đề
tài, chủ đề phát triển theo hướng đa dạng và thống nhất của cái
tôi trữ tình. Có thể nói, những biểu hiện của cái tôi trữ tình trong
thơ ca giai đoạn 1955 – 1965 rất đa dạng. Thơ thời kì này đã tạo
nên cái tôi trữ tình riêng biệt độc đáo – cái tôi trong sự thống nhất
riêng – chung.
17
CHƯƠNG 3
NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1965
3.1. SỰ ĐA DẠNG, PHONG PHÚ VỀ NGÔN NGỮ, HÌNH
TƢỢNG THƠ VÀ THỂ LOẠI.
3.1.1. Ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, ngôn ngữ chính
là phương tiện chuyên chở biểu đạt mọi tư tưởng của người
nghệ sĩ.
Giai đoạn 1955-1965, ngôn ngữ thơ thật sự là tiếng nói
đời sống khỏe khoắn, sinh động: Thơ của Tố Hữu gần gũi, chân
tình; Thơ Chế Lan Viên sắc sảo trong cách vận dụng liên tưởng so
sánh; Huy Cận sâu lắng đậm đà; Xuân Diệu sống động nhiều biến
hóa; Thơ Nguyễn Đình Thi tự nhiên gần với tiếng nói hằng ngày.
Các nhà thơ trẻ có ngôn ngữ thơ góc cạnh hơn với nhiều màu sắc
và khả năng tạo hình, liên tưởng phóng túng. Trên cơ sở truyền
thống thơ trẻ luôn có ý thức tìm tòi, hiện đại hóa ngôn ngữ thơ.
Tính đa dạng của ngôn ngữ thơ đủ sức để tâm tình, trò chuyện, sôi
nổi chính luận hay trầm tư triết lý.
3.1.2. Hình tƣợng thơ
Hình tượng nổi bật trong thơ Việt nam giai đoạn 1955-
1965 là hình ảnh những con người đại diện cho tinh hoa và khí
phách, phẩm chất và ý chí của toàn dân tộc. Đó là những con
người có khả năng đáp ứng được đòi hỏi của dân tộc và thời đại,
nhân danh cộng đồng mà chiến đấu vì sự sống còn của Tổ quốc.
3.1.3. Thể loại
Các thể thơ dân tộc được sử dụng và có những đổi mới,
18
cách thức biểu hiện trong thơ cũng biến hoá đi ít nhiều, nhất là
trong cách ngắt câu, ngắt nhịp, gây không khí cho phù hợp với nội
dung phản ánh.
Thơ năm chữ có thể trải dài theo mạch cảm xúc, nghiêng về
kể chuyện, giải bày tâm sự điển hình như các tác phẩm: Trên miền
bắc mùa xuân (Tố Hữu), Quả sấu non trên cao (Xuân Diệu), Nam
Bắc, Tiếng ca không giới tuyến (Tế Hanh)
Thơ lục bát vẫn nhịp nhàng, uyển chuyển, vẫn mộc mạc,
gần gũi, nhưng cảm hứng, cảm xúc được nâng lên mức độ cao
hơn. Thơ bảy chữ phong phú, dồi dào. Đặt biệt ở thể thơ tám chữ
đã có bước phát triển vượt bậc. Với khả năng ôm chứa, biểu hiện
được nhiều vấn đề, kết hợp được nhiều sắc thái cảm xúc và suy
nghĩ, nhịp điệu linh hoạt, uyển chuyển thơ tám chữ được các
nhà thơ lựa chọn, vận dụng rất nhiều. Tố Hữu, Chế Lan Viên,
Tế Hanh, Xuân Diệu là những nhà thơ rất thành công ở thể thơ
tám chữ.
Thơ tự do phát triển mạnh tiến đến thơ văn xuôi. Và thơ
dài, đều được nhiều nhà thơ sử dụng: Tố Hữu với Ba mươi năm
đời ta có Đảng (1960), Huy Cận với Người thợ ảnh (1962), Tế
Hanh, Câu chuyện quê hương (1963)
Thơ tự do lại tiếp tục phá cách để chứa đựng được nhiều
chi tiết, ôm sát thực tại hơn và nhờ vậy thơ cũng thực hơn.
3.2. GIỌNG ĐIỆU VÀ NHỮNG PHONG CÁCH THƠ
NỔI BẬT
3.2.1. Giọng điệu
Giọng điệu trong thơ góp phần bộc lộ rõ cá tính sáng tạo
của người nghệ sĩ. Giọng điệu là âm hưởng chung trong cách
19
cảm, cách nghĩ, thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ, thể
hiện qua lời văn, lời thơ tạo nên giọng nói riêng mang tính phong
cách.“Giọng điệu có vai trò lớn tạo dựng phong cách tác giả và
tác dụng truyền cảm đến người đọc”.
Thơ ca 1955-1965 đã có sự kết hợp nhuần nhị của nhiều
giọng điệu, đó là tiếng nói trữ tình quen thuộc kết hợp một cách tự
nhiên với chất tự sự được thể hiện qua nhiều cung bậc cảm xúc,
điển hình.
Giọng chính luận, suy tƣởng triết lý
Sự hàm súc và chiều sâu luôn là yêu cầu cao đối với thơ,
mà điều đó chỉ có thể đạt được bằng cách huy động sức mạnh của
lí trí, thông qua suy tưởng, triết lý, tăng cường tính chính luận.
Hơn nữa, sự ra đời của giọng triết lý, suy tưởng, đậm chất chính
luận một phần cũng do xuất phát từ đòi hỏi của yếu tố thời đại.
Giọng điệu triết lý, suy tưởng giàu tính chính luận thường
được thể hiện bằng thể thơ tự do, ít gieo vần, chủ yếu là thơ điệu
nói, cấu trúc câu thơ thường theo hướng mở rộng. Nhờ tăng số
lượng âm tiết trong câu thơ mà nhà thơ có khả năng diễn tả nhiều
cảm nhận, nhiều ý tưởng của mình về cuộc sống.
Giọng tự hào, ngợi ca cũng là một biểu hiện nổi bật
trong thơ giai đoạn 1955-1965. Để khẳng định vẻ đẹp huy
hoàng, diễm lệ của Tổ quốc trong những ngày đánh Mỹ
ác liệt.
Thơ ca 1955 - 1965 viết về những con người là đại diện
cho tinh hoa, khí phách, cho ý chí và sức mạnh của dân tộc
Việt Nam với giọng thơ thấm đẫm chất anh hùng ca.
Giọng tâm tình, hoài niệm là giọng điệu nổi bật trong
20
thơ 1955- 1965. Thơ ca là tiếng nói khởi nguồn từ nhu cầu giải
bày của tâm hồn nghệ sĩ. Cảm xúc là cái gốc, là cốt lõi trong
thơ. “Nguồn cảm xúc chân thành chính là đầu mối của sự sáng
tác thơ văn Thơ văn không thể nào, mãi mãi không thể nào là
địa hạt của những tình cảm giả tạo hời hợt mà phải bắt nguồn
từ sự cảm thông, thấm thía với cuộc sống”[19, tr. 270,271].
Giai đoạn 1955-1965 với nhiều với vấn đề lớn của dân
tộc, thơ đã thể hiện rõ sự đa dạng và phong phú về điểm nhìn
của chủ thể trữ tình. Một nửa đất nước chưa thống nhất; nỗi
đau, niềm nhớ bao trùm bởi hiện thực chia ly ấy. Trong hoàn
cảnh thử thách, đau thương, mất mát, con người cũng có nhu
cầu bộc bạch, giải bày tâm sự Bao vần thơ với giọng điệu
tâm tình, hoài niệm đã để lại ấn tượng sâu đậm không
phai nhòa.
3.2.2. Phong cách thơ nổi bật
Thơ ca giai đoạn 1955 -1965 có lực lượng sáng tác dồi
dào và hiện tượng đáng chú ý nhất về đội ngũ tác giả là sự khẳng
định trở lại của các nhà thơ tiền chiến, đặc biệt là các nhà thơ lãng
mạn thuộc thế hệ Thơ mới. Qua mười năm đến với cách mạng,
với nhân dân và kinh qua cuộc kháng chiến đầy gian khổ, thử
thách, nhiều nhà thơ này đã thực sự đổi mới tư tưởng, cảm xúc,
xác định được con đường nghệ thuật mới và tìm được tiếng nói
nghệ thuật của mình, phù hợp với yêu cầu của thời đại. Phong
cách của họ được định hình, họ không chỉ là nhà thơ mà còn là
nhà văn hóa tiêu biểu. Họ mở ra những khuynh hướng thơ, có tác
động, ảnh hưởng lớn đến các nhà thơ trẻ. Điển hình qua các tác
giả:Tố Hữu - nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi; Xuân
21
Diệu tiêu biểu cho khuynh hướng mở rộng cánh cửa thơ cho hiện
thực ùa vào;Với Chế Lan Viên thì sức mạnh trí tuệ trong những
suy tưởng, triết lí đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho thơ ông; Trữ
tình hoài niệm điển hình cho phong cách thơ của Tế Hanh.
Ở các nhà thơ thuộc thế hệ kháng chiến như Nguyễn Đình
Thi, Chính Hữu, Hoàng Trung Thông, phong cách nghệ thuật của
mỗi người cũng được định hình rõ nét. Với một số cây bút trẻ mới
xuất hiện ở đầu những năm 60 (Ca Lê Hiến, Xuân Quỳnh, Lưu
Quang Vũ, Bằng Việt), ta cũng có thể nhận ra nét riêng của họ,
hứa hẹn có thể trở thành những phong cách nghệ thuật góp vào sự
đa dạng của nền thơ.
22
KẾT LUẬN
Thơ ca là một loại hình nghệ thuật phong phú và đa dạng,
có một vị trí vô cùng đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân
tộc. Cái tôi trữ tình trong thơ 1955 -1965 là sự tiếp nối trang thơ
của cái tôi trữ tình 1945 - 1955 trong tiến trình phát triển của thơ
Việt Nam hiện đại. Là giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn “bản lề”
giữa thơ ca thời
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vuthihuong_tt_2136_1947956.pdf