Chất lượng công tác BTXH:
Trong những năm qua, phòng Lao động –Thương binh và Xã
hội thị xã Điện Bàn đã phối hợp với các phòng, ban có liên qua tổ
chức các lớp tập huấn, hội nghị triển khai thực hiện các chính sách
BTXH. Đồng thời, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các ban
ngành địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BTXH
đến với người dân.
Cán bộ thẩm định của Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội chỉ có một người lại đảm đương nhiều mảng công việc nên đôi
lúc chưa giải quyết hồ sơ đúng thời gian quy định.
Công tác rà soát lập hồ sơ quản lý và giải quyết chế độ trợ cấp
ở một số địa phương còn chậm, có nơi còn chưa thực hiện đúng quy
trình.
Một số văn bản của trung ương ban hành và đã có hiệu lực thi
hành, tuy nhiên văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện thì chưa kịp
thời nên gây khó khăn cho địa phương, cơ sở.
Cán bộ xã, phường có chế độ còn thấp và năng lực chuyên
môn về công tác BTXH chưa cao dẫn đến chất lượng phục vụ chưa
được đảm bảo.
Về chính sách trợ giúp giáo dục đã đạt được hiệu quả lớn, khi
tính đến năm 2016 thì trên địa bàn thị xã không có trường hợp đối
tượng BTXH trong độ tuổi học phổ thông bỏ học. Đồng thời, trong
thời gian qua thị xã cũng thường xuyên tổ chức các lớp dạy nghề như
may, thêu, làm tăm, đũa ăn, làm chổi, nghề xoa bóp, cho các trẻ
em tàn tật, người mù.15
Về chính sách trợ giúp y tế, tuy số lượng đối tượng được cấp
thẻ BHYT tăng nhưng tỷ lệ đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm trên tổng
số đối tượng BTXH chưa cao, số đối tượng BTXH được cấp thẻ
BHYT chưa bao trùm hết tổng số đối tượng BTXH. Các năm 2012,
2013, 2015, 2016 tỷ lệ đối tượng đước cấp thẻ BHYT đạt tỷ lệ từ
63% đến 73%, riêng năm 2014 chỉ đạt 45%
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đặng Thị Bích Trâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia tăng khối lượng bảo trợ cho các đối
tượng được thụ hưởng, tăng phụ cấp, mức tài trợ,
Hiện nay, mức BTXH được thực hiện dưới hai phương thức:
- Trợ cấp xã hội hàng tháng: là hình thức trợ cấp đối với
những đối tượng bảo trợ trong một thời gian dài và liên tục.
- Trợ giúp xã hội đột xuất: là sự hỗ trợ, giúp đỡ về vất chất,
tinh thần cho những người gặp rủi ro do thiên tai hay những lý do bất
khả kháng khác giúp họ vượt qua hoàn cảnh hiểm nghèo.
Phải tăng mức BTXH vì nhu cầu thiết yếu cho mức sống tối
thiểu ngày càng tăng lên, các chính sách cho hoạt động bảo trợ
không thể cố định và được điều chỉnh tăng dần khi nguồn tăng, từ đó
đối tượng được hưởng cần được tăng mức bảo trợ.
Tăng mức BTXH bằng cách tăng số lần cung cấp dịch vụ
BTXH, tăng lượng cung cấp bình quân trên một lần cho các nhóm
đối tượng được thụ hưởng.
1.2.3 Phát triển các phƣơng thức BTXH
Phương thức BTXH là cách thức tiến hành phân bổ nguồn lực
tài chính đến các đối tượng được BTXH theo các nguyên tắc nhất
định.
Các phương thức BTXH truyền thống bao gồm trợ giúp
thường xuyên (TGTX) và trợ giúp đột xuất (TGĐX) bằng các hình
thức như: bảo trợ bằng tiền, hiện vật, đã đem lại những hiệu quả
nhất định.
Xây dựng các chính sách trợ giúp cho các đối tượng đặc thù
như người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Bên cạnh đó cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển phương thức tài
6
trợ giá thông các chính sách như: tài trợ giá thông qua chính sách
BHYT; tài trợ giá thông qua việc miễn giảm học phí khi tham gia
học văn hóa hay học nghề; tài trợ giá thông qua tín dụng ưu đãi
Cần phải liên tục phát triển các phương thức BTXH để phù
hợp với nhu cầu cứu trợ khác nhau của các đối tượng.
1.2.4 Nâng cao chất lƣợng công tác BTXH
Mức độ hài lòng và thỏa mãn của đối tượng được thụ hưởng
cũng như hành vi thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác
BTXH chính là thước đo chất lượng của công tác BTXH .
Để nâng cao chất lượng công tác BTXH thì cần phải:
- Cải tiến trình tự cung cấp từ khi xác định được đối tượng bảo
trợ đến các đối tượng thụ hưởng phải nhanh gọn, kịp thời, đúng đối
tượng, đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Đồng thời tạo cho
người thụ hưởng có cơ hội trong việc lựa chọn phương thức phù hợp
với nhu cầu sử dụng của mình.
- Áp dụng các tiêu chuẩn nghiệp vụ dành cho cán bộ chức
năng để nâng cao năng lực, trình độ trong công tác thực thi chính
sách phục vụ đối tượng BTXH.
- Tăng cường quan tâm, đầu tư, nâng cấp các cơ sở bảo trợ,
nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu cần thiết của các đối tượng BTXH.
1.2.5 Mở rộng mạng lƣới công tác BTXH
Mạng lưới công tác BTXH là các điểm, cơ sở cung cấp các
dịch vụ, các nguồn trợ , cho các đối tượng được bảo trợ.
Để mở rộng mạng lưới công tác BTXH cần thực hiện những nội
dung sau:
- Tăng cường thêm đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện công tác
BTXH.
- Mở rộng thêm hệ thống các cơ quan chức năng liên quan đến
công tác BTXH.
- Xây thêm các trung tâm BTXH và nhà nuôi dưỡng cho các
7
đối tượng BTXH.
Mở rộng mạng lưới bảo trợ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các
tổ chức đoàn thể, cá nhân tham gia tài trợ, chi trực tiếp cho các đối
tượng thụ hưởng hoặc huy động đóng góp cho ngân sách chi cho
hoạt động BTXH.
1.2.6 Tăng nguồn thu để phục vụ cho công tác BTXH
Nguồn thu để phục vụ cho công tác BTXH là nguồn tài chính
có được từ các chương trình được thiết kế để trợ giúp cho những
người yếu thế đạt được mức sống tối thiểu cần thiết và cải thiện cuộc
sống của họ.
Nguồn thu cho công tác BTXH bao gồm từ tài trợ của Nhà
nước, nguồn tài trợ từ các tổ chức đoàn thể, cá nhân, các doanh
nghiệp trong cộng đồng, nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ,
nguồn tài trợ từ quốc tế.
Trong đó nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước đóng vai trò
chủ đạo, đảm bảo chi cho các đối tượng BTXH được hưởng trợ cấp
xã hội.
Để tăng được nguồn thu cho công tác BTXH thì ngoài việc
tiếp tục duy trì nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cần tăng mức
độ tham gia đóng góp của cá nhân, gia đình và các tổ chức đoàn thể,
kinh doanh .Thu hút nguồn viện trợ từ nước ngoài.
1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC BTXH
1.3.1 Nhân tố phi kinh tế tác động đến công tác BTXH
- Nhân tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ
thống an sinh xã hội, trong đó có hoạt động BTXH. Hệ thống chính
trị sẽ quyết định quan điểm và định hướng phát triển của công tác
BTXH.
- Nhân tố nhận thức, văn hóa – xã hội quyết định đến các giải
pháp, biện pháp và các công cụ phù hợp để đưa chính sách vào cuộc
sống.
8
- Bên cạnh đó, sự phát triển của mạng lưới BTXH; sự năng
nổ, nhiệt tình và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác BTXH
cũng có tác động và ảnh hưởng nhất định đến hoạt động BTXH.
1.3.2 Nhân tố kinh tế tác động đến công tác BTXH
- Một quốc gia có nền kinh tế phát triển thì sẽ phát triển sâu
rộng, đầy đủ các chính sách BTXH.
- Khi đối tượng BTXH hòa nhập cuộc sống cộng đồng, tạo ra
được thu nhập, đóng góp một phần vào sự tăng trưởng kinh tế và làm
giảm chi ngân sách Nhà nước cho các đối tượng.
- Kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân tăng lên sẽ ảnh
hưởng tích cực đến hoạt động BTXH.
- Tình trạng ngân sách quốc gia cũng có ảnh hưởng nhất định
đến việc thiết kế, hoạch định các chính sách BTXH của quốc gia
trong từng thời kỳ.
9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BTXH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM THỜI GIAN QUA
2.1 ĐIỂM CỦA THỊ XÃ ĐIỆN BÀN ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CÔNG TÁC BTXH
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Điện Bàn là thị xã đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh
Quảng Nam. Với vị thế lưng tựa núi mặt nhìn ra biển, địa hình khá
bằng phẳng. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 216,32 Km2.
Thị xã địa hình đồng bằng là dạng địa hình chính, bao gồm
hầu hết các xã đồng bằng ở khu vực trung tâm và phía Tây của thị
xã, chiếm khoảng 73% tổng diện tích tự nhiên.
Hệ thống các sông chính như Thu Bồn, sông Bà Rén, sông
Vĩnh Điện, vừa cung cấp nguồn nước mặt dồi dào vừa tạo nên
một cảnh quan đẹp cho phát triển đô thị của thị xã.
Điện Bàn nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm,
gió mùa. Lượng mưa trong năm không đồng đều gây khô hạn, nhiễm
mặn trong mùa khô và bão thường xảy ra vào các tháng 9, 10, 11 kết
hợp với các trận mưa lớn gây lũ lụt, xói lở khu vực ven sông
2.1.2 Đặc điểm xã hội
Điện Bàn là một trong những vùng thường xuyên gánh chịu
nhiều thiệt hại do thiên tai, bão lũ hàng năm. Bên cạnh đó, Điện Bàn
còn là mảnh đất bị ảnh hưởng nặng nề từ hai cuộc chiến tranh chống
Pháp và chống Mỹ.
Hiện nay, dân số tại thị xã Điện Bàn thuộc nhóm cơ cấu dân số
trẻ, số lượng dân số trong độ tuổi lao động chiếm số lượng lớn.
Với 7 phường hiện tại và 12 phường trong tương lai, Điện Bàn
đang dần định hình không gian đô thị hoàn chỉnh thông qua các
tuyến đường nội thị và vành đai.
2.1.3 Đặc điểm kinh tế
10
Điện Bàn là vùng kinh tế năng động Bắc Quảng Nam.
Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, giá trị sản xuất
Công nghiệp – Xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất, cơ cấu các ngành
kinh tế tại thị xã đã có sự chuyển dịch từ nông lâm thủy sản sang
công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ tuy nhiên sự chuyển
dịch này diễn ra chưa mạnh mẽ.
Nhìn chung, nền kinh tế của thị xã tăng trưởng khá. Cơ cấu
nền kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị
thương mại dịch vụ; sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tiếp
tục phục hồi phát triển; thương mại – dịch vụ phát triển khá; nông
nghiệp cơ bản ổn định. Từ việc tổng chi ngân sách cao hơn tổng thu
ngân sách trong giai năm 2012-2015, đến năm 2016 thì tổng thu
ngân sách đã đảm bảo được cho tổng chi ngân sách.
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BTXH TRÊN THỊ XÃ ĐIỆN
BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
2.2.1 Đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng chính sách BTXH
a. Đối tượng BTXH được trợ cấp thường xuyên
Từ năm 2012 đến năm 2014 áp dụng nghị định 67/2007/NĐ-CP
ngày 13/ 4/2007 từ năm 2015 đến năm 2016 áp dụng nghị định
136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách TGXH đối
với đối tượng BTXH.
Số lượng đối tượng BTXH và số lượng trong từng nhóm đối
tượng hàng năm đều có xu hướng tăng. Trong các nhóm đối tượng,
có thể thấy nhóm đối tượng người cao tuổi chiếm số lượng lớn nhất,
thấp nhất là nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Tuy nhiên tỷ lệ đối tượng BTXH so với tổng dân số trên địa bàn
vẫn còn thấp, chỉ đạt khoảng từ 5,52% đến 7,24% trong giai đoạn
năm 2012 -2016, điều này đòi hỏi cần phải tiếp tục thay đổi để mở
rộng thêm đối tượng được thụ hưởng.
Có thể khái quát thực trạng về các đối tượng BTXH được hưởng
11
trợ giúp thường xuyên ở thị xã giai đoạn năm 2012–2016 qua bảng 2.1
như sau:
Bảng 2.1. Thực trạng đối tƣợng BTXH đƣợc hƣởng trợ
cấp thƣờng xuyên ở thị xã Điện Bàn giai đoạn năm 2012-2016
Đơn vị tính: Người
TT Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
1
Trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn
369 401 282 288 302
2 Người cao tuổi 6.943 7.102 7.317 7.659 7.966
4
Người tàn tật, nhiễm
HIV thuộc hộ nghèo
3.528 3.810 4.056 4.707 4.896
7
Gia đình hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn
318 420 257 1.831 1.905
Tổng cộng 11.158 11.733 11.912 14.485 15.069
(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh - xã hội thị xã Điện Bàn)
b. Thực trạng về đối tượng BTXH được cứu trợ đột xuất
Mỗi năm, thị xã Điện Bàn hỗ trợ cho hàng nghìn trường hợp
thiếu đói, nhiều nhất là năm 2016 với 14.590 người, năm 2012 với
13.495 người bị đói do thiếu lương thực.
Trong các năm từ 2012 đến năm 2016 thì mỗi năm chỉ có 1
trường hợp người chết do thiên tai hoặc 1 trường hợp nhà cháy, trôi,
hỏng,.. được trợ giúp.
Như vậy, công tác TGĐX tại địa phương chỉ mới tập trung vào
các đối tượng đói do thiếu lương thực mà chưa có sự quan tâm đúng
đắn đối với các nhóm đối tượng còn lại.
2.2.2 Mức BTXH
Mức trợ cấp cụ thể cho các nhóm đối tượng đã được thiết kế
theo 05 mức khác nhau từ 1,0 đến 3,0 lần mức chuẩn trợ cấp. Thực
12
trạng nguồn kinh phí BTXH chi cho đối tượng được hưởng trợ cấp ở
thị xã Điện Bàn giai đoạn năm 2012 -2016 được thể hiện cụ thể qua
bảng sau:
Bảng 2.2. Thực trạng nguồn kinh phí BTXH chi cho đối
tƣợng đƣợc hƣởng trợ cấp ở thị xã Điện Bàn giai đoạn năm 2012
-2016
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Trợ cấp thường
xuyên
27.630 30.183 30.795 44.523 46.520
Trợ giúp đột
xuất
2.036 1.890 2.083,5 595 1.880,4
Tổng cộng 29.666 32.073 32.878,5 45.118 48.400,4
(Nguồn: Phòng Lao động, thương binh – xã hội thị xã Điện Bàn)
Nhìn chung, nguồn BTXH được chi cho các nhóm đối tượng
được thụ hưởng trợ cấp ở thị xã Điện Bàn đều tăng qua các năm.
Nguồn kinh phí chi trợ giúp thường xuyên có xu hướng ngày
càng tăng, tuy nhiên nguồn kinh phí chi cho trợ giúp đột xuất thì tăng
giảm không đều do nguồn kinh phí chi cho các đối tượng này phụ
thuộc vào tình hình thiên tai, bão lũ,trong năm tại địa phương.
Đối với đối tượng người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên thuộc
nhóm đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên thì mức trợ cấp còn cào
bằng, chưa phân biệt đối tượng thuộc diện nghèo đói hay khá giả.
Dự kiến trong những năm tiếp theo, do tác động của biến đổi
khí hậu, nhiều bão lũ, tình trạng hạn hán kéo dài sẽ làm tăng nguồn
kinh phí cho cứu trợ đột xuất.
Hiện nay, ngoài mức trợ cấp theo quy định dựa vào nguồn
ngân sách hàng năm thì thị xã Điện Bàn chưa thực hiện được việc
tăng mức trợ cấp bằng các nguồn huy động được để hổ trợ cho các
đối tượng được thụ hưởng BTXH.
13
2.2.3 Phƣơng thức BTXH
a. BTXH trực tiếp
Phương thức BTXH trực tiếp truyền thống nhất là hỗ trợ bằng
tiền mặt và hiện vật. Ngoài những khoản được nhận theo quy định
của Nhà nước, các đối tượng BTXH đã nhận được sự ủng hộ bằng
tiền và hiện vật từ rất nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Hỗ trợ 215 xe lăn cho người khuyết tật, xây 12 nhà tình
thương cho gia đình có người khuyết tật nặng. Mổ tim cho trẻ em bị
bệnh tim bẩm sinh; tặng học bổng cho trẻ em mồ côi có nguy cơ bỏ
học; giúp nhân dân khắc phục bão lũ,..
Hỗ trợ đào tạo nghề cho người khuyết tật có mong muốn.
Nhận chăm sóc người khuyết tật tại các trung tâm xã hội.
Đồng thời, các đối tượng BTXH còn được nhà nước hỗ trợ
miễn giảm học phí khi học phổ thông, học nghề; hỗ trợ kinh phí mai
táng khi chết. Hỗ trợ cấp phát thẻ BHYT để được miễn giảm một
phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh.
b. BTXH gián tiếp
Trong giai đoạn năm 2012 – 2016 thông qua Ngân hàng chính
sách xã hội, thị xã không ngừng tăng nguồn vốn cho vay để các đối
tượng BTXH có thêm điều kiện để tăng thu nhập, góp phần giải
quyết khó khăn đời sống. Thực trạng đối tượng bảo trợ được vay vốn
ưu đãi thông qua ngân hàng chính sách được thể hiện qua bảng 2.3
như sau:
Bảng 2.3. Thực trạng đối tƣợng BTXH với hình thức vay
vốn ở thị xã Điện Bàn thời gia qua
TT Đơn vị
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
1
Đối tượng được vay
vốn (Người)
351 398 405 439 466
2 Số tiền (Triệu đồng) 10.525 11.945 12.160 13.130 13.375
14
(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh - xã hội thị xã Điện Bàn)
Cả số lượng đối tượng BTXH được vay vốn và số tiền cho
vay vốn hằng năm đều tăng lên thể hiện được phương thức bảo trợ
gián tiếp này đang ngày càng phát triển và đem lại những hiệu quả
tích cực.
2.2.4 Chất lƣợng công tác BTXH:
Trong những năm qua, phòng Lao động –Thương binh và Xã
hội thị xã Điện Bàn đã phối hợp với các phòng, ban có liên qua tổ
chức các lớp tập huấn, hội nghị triển khai thực hiện các chính sách
BTXH. Đồng thời, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các ban
ngành địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BTXH
đến với người dân.
Cán bộ thẩm định của Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội chỉ có một người lại đảm đương nhiều mảng công việc nên đôi
lúc chưa giải quyết hồ sơ đúng thời gian quy định.
Công tác rà soát lập hồ sơ quản lý và giải quyết chế độ trợ cấp
ở một số địa phương còn chậm, có nơi còn chưa thực hiện đúng quy
trình.
Một số văn bản của trung ương ban hành và đã có hiệu lực thi
hành, tuy nhiên văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện thì chưa kịp
thời nên gây khó khăn cho địa phương, cơ sở.
Cán bộ xã, phường có chế độ còn thấp và năng lực chuyên
môn về công tác BTXH chưa cao dẫn đến chất lượng phục vụ chưa
được đảm bảo.
Về chính sách trợ giúp giáo dục đã đạt được hiệu quả lớn, khi
tính đến năm 2016 thì trên địa bàn thị xã không có trường hợp đối
tượng BTXH trong độ tuổi học phổ thông bỏ học. Đồng thời, trong
thời gian qua thị xã cũng thường xuyên tổ chức các lớp dạy nghề như
may, thêu, làm tăm, đũa ăn, làm chổi, nghề xoa bóp, cho các trẻ
em tàn tật, người mù.
15
Về chính sách trợ giúp y tế, tuy số lượng đối tượng được cấp
thẻ BHYT tăng nhưng tỷ lệ đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm trên tổng
số đối tượng BTXH chưa cao, số đối tượng BTXH được cấp thẻ
BHYT chưa bao trùm hết tổng số đối tượng BTXH. Các năm 2012,
2013, 2015, 2016 tỷ lệ đối tượng đước cấp thẻ BHYT đạt tỷ lệ từ
63% đến 73%, riêng năm 2014 chỉ đạt 45%.
2.2.5 Mạng lƣới công tác BTXH
Hiện nay trên toàn địa bàn thị xã chỉ có 02 trung tâm nuôi
dưỡng trẻ em mồ côi bị khuyết tật đã được đầu tư xây dựng từ nhiều
năm, chất lượng đến nay đã thấp. Chưa có trung tâm BTXH hay nhà
ở xã hội cho người già neo đơn, người khuyết tật không phải là trẻ
em mồ côi, trẻ em mồ côi nhưng không khuyết tật, người bị nhiễm
HIV/AIDS.
Mặt khác, trong những năm gần đây địa phương cũng chưa
huy động được hệ thống nhà ở, mái ấm tình thương, trung tâm xã hội
của các ngành, các dự án quốc tế cũng như của tư nhân hay các tổ
chức khác.
Hơn nữa, tại mỗi địa phương trên địa bàn thị xã chưa được
quan tâm, đầu tư đến điểm văn hóa, giải trí, thể dục thể thao cho
người khuyết tật, giúp họ tiếp cận với công nghệ thông tin, hòa nhập
cộng đồng.
Bên cạnh đó, mỗi xã, phường chỉ có 01 cán bộ phụ trách công
tác BTXH, đồng thời phải kiêm nhiệm các công việc khác nên công
tác triển khai thực hiện các hoạt động BTXH chưa được quan tâm
thường xuyên. Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ làm công tác
BTXH còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu trong triển khai nhiệm
vụ từ cơ sở đến cấp tỉnh , gây trở ngại cho công tác triển khai, thanh
tra kiểm tra các công tác BTXH.
2.2.6 Nguồn BTXH
Để có nguồn lực thực hiện công tác BTXH thì nguồn BTXH là
16
nhân tố tất yếu. Hiện nay, nguồn cho công tác BTXH của thị xã Điện
Bàn có được là từ ngân sách thị xã, riêng đối với công tác TGĐX thì
sẽ được ngân sách tỉnh và trung ương hỗ trợ tùy theo điều kiện, đồng
thời nhận được nguồn từ huy động các cá nhân, tổ chức.
Nguồn kinh phí từ ngân sách thị xã này sẽ đảm bảo cho hoạt
động BTXH trên địa bàn thị xã được điều chỉnh tăng đều qua các năm.
Thực trạng nguồn BTXH tại thị xã trong thời gian được thể
hiện trong bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4 Nguồn BTXH ở thị xã Điện Bàn thời gian qua
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
1
Từ ngân sách Trung
Ương
1,9 0,4 1,7 0,4 1,3
2 Từ ngân sách huyện 28,2 30,3 31 44,7 46,6
3
Từ các tổ chức kinh tế,
chính trị, xã hội
0,3 0,1
4
Nguồn huy động từ
đóng góp nhân dân
4,2 3,8 5,6 4,6 5,4
Tổng cộng 34,3 34,5 38,6 49,8 53,3
(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh - xã hội thị xã Điện Bàn)
Bảng số liệu trên cho thấy, năm 2012 tổng kinh phí từ các
nguồn hỗ trợ cho các đối tượng là 34,3 tỷ đồng đến năm 2016 tăng
lên 53,3 tỷ đồng, tăng 55,4% so với năm 2012.
Công tác huy động nguồn BTXH từ các tổ chức kinh tế, chính
trị, xã hội; các nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ tại thị xã
Điện Bàn chưa được triển khai thực hiện tốt.
17
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BTXH TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
2.3.1 Thành công và hạn chế
a. Thành công
- Đối tượng được thụ hưởng BTXH ngày càng tăng.
- Từng bước tăng mức BTXH gắn với mức sống người dân.
- Các phương thức bảo trợ được đa dạng hóa.
- Có các hành động dần nâng cao chất lượng công tác BTXH.
- Mạng lưới BTXH được mở rộng đến từng địa phương
- Nguồn BTXH được quan tâm, điều chỉnh tăng qua các năm.
b. Hạn chế
- Độ bao phủ đối tượng BTXH trong dân còn thấp.
- Mức trợ cấp chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của đối
tượng BTXH, còn thấp so với mức sống trung bình của người dân.
- Chưa có những cải tiến phương thức BTXH phù hợp với nhu
cầu hiện tại của các đối tượng được thụ hưởng
- Đội ngũ cán bộ làm công tác BTXH chưa chuyên sâu, năng
lực tổ chức thực hiện các hoạt động bảo trợ còn hạn chế.
- Số lượng các công trình, cơ sở vật chất dành cho các nhóm
đối tượng bảo trợ trên địa bàn rất ít.
- Nguồn thu chính chỉ từ nguồn ngân sách địa phương.
2.3.2 Nguyên nhân những hạn chế trong công tác BTXH
- Quy định về đối tưởng được hưởng BTXH còn quá chặt.
- Không đủ khả năng để tự thực hiện tăng mức bảo trợ.
- Địa phương chưa được tạo điều kiện để tổ chức thực hiện
các dự án nghiên cứu, hội thảo về phát triển các phương thức BTXH.
- Tổ chức bộ máy làm công tác BTXHchưa đủ mạnh.
- Việc xây dựng các trung tâm bảo trợ chưa được quan tâm.
- Viêu\c huy động nguồn thu từ chủ thể ngoài nhà nước còn
mang tính phong trào, thời điểm, chưa trở thành việc thường xuyên.
18
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BTXH TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
3.1 CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC BTXH
3.1.1 Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về công tác
BTXH
Từ nhiều năm qua, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi
mới (năm 1986) đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây
dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa
là mục tiêu, vừa là động lực để ổn định chính trị - xã hội, phát triển
bền vững. Bảo đảm an sinh xã hội là điều kiện để bảo đảm định
hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ ta.
Có thể thấy, bảo đảm an sinh xã hội đã trở thành vấn đề trung
tâm trong chiến lược phát triển đất nước, việc chăm lo, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp
xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mục tiêu hiện nay là phấn đấu
đến năm 2020 hệ thống an sinh xã hội sẽ bao phủ hết toàn dân.
3.1.2 Chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội Điện Bàn trong thời
gian tới
Vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn thị xã định hướng theo
chiến lược nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân,
thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; bên cạnh đó, thực hiện đa
dạng hóa các loại hình trợ giúp, CTXH. Khuyến khích triển khai đẩy
mạnh công tác xã hội hóa hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng BTXH tại
các cơ sở bảo trợ và tại cộng đồng. Đảm bảo 100% trường hợp thuộc
diện TGXH thường xuyên được trợ cấp.
3.1.3 Những yêu cầu khi xây dựng giải pháp
- Về yêu cầu dựa trên quyền an sinh của người dân, cần thay
19
đổi trong nhận thức, chuyển từ quan điểm hoạt động BTXH là hoạt
động nhân đạo, từ thiện sang quan điểm là chính sách thực hiện
quyền cho đối tượng thụ hưởng. - Về yêu cầu phù hợp với tiềm lực
kinh tế của địa phương, để chính sách BTXH được đảm bảo thực thi
thì nó phải phù hợp với điều kiện ngân sách của địa phương, đồng
thời cũng phải phù hợp với mức chung của các chính sách khác.
- Về yêu cầu đảm bảo tính công bằng xã hội, những vấn đề
này yêu cần phải có sự can thiệp của Nhà nước để giảm thiểu những
tác động xấu đến kinh tế và xã hội của đất nước.
- Về yêu cầu bảo đảm bao phủ toàn dân, công tác BTXH phải
hướng tới toàn bộ người dân nhưng cũng phải có trọng tâm, đúng đối
tượng.
- Hoàn thiện công tác BTXH phải gắn chặt với quá trình cải
cách thể chế hành chế hành chính Nhà nước trên cả phương diện về
cải cách thể chế chính sách, cải cách thể chế nghiệp vụ, cải cách thể
chế thực thi chính sách và cải cách thể chế tài chính.
3.2 CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
BTXH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG
NAM
3.2.1 Mở rộng đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng
- Rà soát lại tiêu chí xác định đối tượng bảo trợ theo hướng
linh hoạt hơn để thực sự có thể bao phủ được hết các đối tượng có
hoàn cảnh khó khăn.
- Trong dài hạn, khi kinh tế của thị xã phát triển, nguồn BTXH
được tăng lên, có thể thực hiện loại bỏ những điều kiện liên quan đến
gia đình (hộ nghèo hay không nghèo), chỉ quan tâm đến điều kiện cá
nhân để thực hiện trợ giúp.
- Bên cạnh đó cần bổ sung thêm các đối tượng TGTX phù hợp
với yêu cầu của thực tiễn như hộ nông dân mất tư liệu sản xuất do đô
thị hóa, công nghiệp hóa nhưng do trình độ chuyên môn hạn chế nên
20
không thể đào tạo chuyển đổi ngành nghề được,
- Đối với trường hợp trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi, đang sống cùng
ông bà nội (ngoại) là người cao tuổi; các trường hợp nghèo kinh niên
và không có khả năng thoát nghèo cũng đang gặp rất nhiều khó khăn
trong cuộc sống cần được bổ sung vào đối tượng TGTX.
- Cần xem xét mở rộng đối tượng được hưởng TGĐX cho
những đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân của việc
buôn bán phụ nữ trẻ em, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị
cưỡng bức lao động
- Sau mỗi thời điểm xảy ra thiên tai, lũ lụt, cần tổ chức tổng
kiểm tra, rà soát, phân loại các đối tượng TGĐX, đảm bảo không để
xót hoặc xác định không đúng đối tượng được hưởng trợ giúp.
- Cần có những tiêu chí mới để xác định đối tượng BTXH cho
những nhóm đối tượng có thể phát sinh trong tương lai gần.
3.2.2 Tăng mức BTXH
- Căn cứ vào chỉ tiêu mức sống tối thiểu của người dân hàng
năm, quy định về chuẩn nghèo theo tiêu chí thu nhập; tiếp tục hoàn
thiện, phát triển những nguyên tắc trước đây để xây dựng lại hệ số
xác định mức trợ cấp đối với từng nhóm đối tượng cụ thể.
- Đối với nhóm đối tượng là người cao tuổi đủ 80 tuổi trở lên,
cần xem xét điều chỉnh mức trợ cấp để có sự công bằng giữa những
đối tượng trong nhóm này nhưng thuộc diện hộ nghèo và những đối
tượng trong nhóm này không thuộc diện hộ nghèo.
- Với điều kiện kinh tế trên địa bàn, thị xã cần có những xem
xét, nghiên cứu để có thể hỗ trợ thêm mức trợ giúp cho các đối tượng
BTXH ngoài mức trợ giúp theo quy định của Trung Ương.
- Phát động các phong trào, chương trình kêu gọi các tổ chức
đoàn thể, kinh tế, chính trị hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho các đối
tượng BTXH với mức cố định hợp lý hàng tháng.
- Định kỳ, tổ chức kiểm tra, rà soát lại mức hỗ trợ của các đối
21
tượng BTXH tại từng xã, phường để đảm bảo đối tượng bảo trợ được
xác định đúng mức hỗ trợ.
3.2.3 Mở rộng phƣơng thức BTXH
- Xây dựng chính sách cho vay ưu đãi đối với các cơ sở kinh
doanh, doanh nghiệp sử dụng nhiều đối tượng BTXH. Để các đơn vị
này có điều kiện phát triển, mở rộng kinh doanh tạo thêm nhiều việc
làm cho các đối tượng BTXH.
- Triển khai các đề án dạy nghề hiện hành theo hướng kết hợp
đào tạo kỹ thuật cao, chuyên sâu với những nghề thông dụng nhằm
đáp ứng nhu cầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_hoan_thien_cong_tac_bao_tro_xa_hoi_tren_dia.pdf