Từ năm 2015 đến năm 2017, nguồn vốn huy động của Chi
nhánh tăng trưởng tốt qua các năm. Trong 7 tháng cuối năm 2015, do
tập trung vào các công tác chuyển đổi, thích ứng với các quy trình,
quy định mới trong giai đoạn đầu sáp nhập nên số dư huy động năm
2015 chỉ đạt 456.641 triệu đồng. Sang năm 2016, Chi nhánh đã tăng
trưởng 93% so với thời điểm 31/12/2015 (tương đương 423.283 triệu
đồng). Trong điều kiện huy động vốn ngày càng khó khăn, Chi
nhánh vẫn giữ được đà tăng trưởng, vượt kế hoạch chỉ tiêu huy động
vốn cuối kỳ năm 2017 đạt 1.180.608 triệu đồng, tăng 300.684 triệu
đồng, tương đương tăng 34% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng
huy động vốn cuối kỳ bình quân từ năm 2015 đến năm 2017của
Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Phố Núi tương đối
cao, tương đương 61%. Nguồn tiền gửi của khách hàng tập trung chủ
yếu đối tượng khách hàng cá nhân.
Nguồn huy động vốn theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP ĐT &
PT Việt Nam - Chi nhánh Phố Núi có xu hướng tăng mạnh từ năm
2015 đến năm 2017. Năm 2015, huy động vốn không kỳ hạn là
55.180 triệu đồng, chiếm 12,08% tổng vốn huy động, huy động vốn
ngắn hạn có giá trị cao nhất 271.422 triệu đồng, chiếm 59,44%, huy
động vốn trung dài hạn chiếm 28,48% tổng vốn huy động tương10
đương với giá trị 130.039 triệu đồng. Năm 2016, huy động vốn
không kỳ hạn tăng lên đạt 114.464 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ
13,0% tổng huy động vốn năm 2016, huy động vốn ngắn hạn năm
2016 cao hơn năm 2015 là 259.402 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng 95,57% so với năm 2015, huy động vốn trung và dài hạn đạt giá
trị 234.636 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 26,67% tổng huy động vốn năm
2016. Đến năm 2017, huy động vốn ngắn hạn có giá trị lớn nhất
622.743 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 52,74% so với tổng huy động vốn
năm 2017,và huy động vốn không kỳ hạn có giá trị nhỏ nhất 181.425
triệu đồng, chiếm tỷ lệ 15,37%, đối với huy động vốn trung dài hạn
năm 2017 Chi nhánh đã huy động được số vốn là 376.440 triệu đồng,
chiếm tỷ lệ 31,89%
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác phân tích Báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh phố Núi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn cho các quyết định cấp tín dụng.
7. Bố cục luận văn
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài chính
khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ở ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính khách hàng
doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay ở ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phố Núi.
Chương 3: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng
Doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phố Núi.
8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
4
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY Ở NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI
1.1.1 Khái niệm và vai trò của ngân hàng thƣơng mại
a. Khái niệm
b. Vai trò
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thƣơng mại
a. Hoạt động huy động vốn
b. Hoạt động tín dụng
c. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
d. Hoạt động khác
1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Phân loại
- Theo Mục đích sử dụng vốn vay
Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh.
Cho vay tiêu dùng.
- Phân loại theo thời hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung hạn và cho vay dài hạn
- Phân loại theo độ tín nhiệm của khách hàng
Cho vay không bảo đảm.
Cho vay có bảo đảm.
5
- Phân loại theo phƣơng thức cho vay
Cho vay từng lần.
Cho vay theo hạn mức tín dụng.
Cho vay theo dự án đầu tư.
- Phân loại theo phƣơng thức hoàn trả nợ vay
Cho vay trả góp
Cho vay trả nợ một lần:
Cho vay trả nợ nhiều lần.
1.2.3 Đặc điểm hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh
nghiệp của các ngân hàng thƣơng mại
1.3 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
1.3.1 Khái niệm và mục tiêu phân tích báo cáo tài chính
khách hàng doanh nghiệp
1.3.2 Thẩm định mức độ tin cậy của báo cáo tài chính và
phƣơng pháp sử dụng để phân tích báo cáo tài chính khách hàng
doanh nghiệp
a. Thẩm định mức độ tin cậy của báo cáo tài chính
b. Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Phƣơng pháp so sánh
Phƣơng pháp loại trừ
Phƣơng pháp tỷ số
Phƣơng pháp DUPONT
1.3.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính khách hàng
doanh nghiệp
a. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
6
Hệ số khả năng thanh
toán nhanh
=
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hoặc
Hệ số khả năng
thanh toán
nhanh
=
Tiền và các khoản + Nợ phải thu
tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng
thanh toán hiện hành
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
- Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh
toán tức thời
= Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
b. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động
- Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay
vốn lưu động
=
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Trong đó
Vốn lưu động
bình quân
=
Vốn lưu động đầu kỳ + Vốn lưu động cuối kỳ
2
- Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay
hàng tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
- Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải
thu
=
Doanh thu thuần + Thuế GTGT
đầu ra
Nợ phải thu khách hàng bình quân
7
Trong đó:
Nợ phải thu khách
hàng bình quân
=
Nợ phải thu khách hàng đầu kỳ + Nợ phải
thu khách hàng cuối kỳ
2
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng
tài sản cố định
=
Giá trị sản xuất
Nguyên giá tài sản cố định bình quân
Hoặc
Hiệu suất sử dụng tài
sản cố định
=
Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh
Nguyên giá tài sản cố định bình quân
c. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn
d. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
e. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC PHÂN
TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.4.1 Nhân tố từ phía ngân hàng
1.4.2 Nhân tố từ phía khách hàng
1.4.3 Các nhân tố khác
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH PHỐ
NÚI
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐT&PT VIỆT
NAM – CHI NHÁNH PHỐ NÚI
2.1.1 Sự hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động của
Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi
a. Sự hình thành và phát triển
b. Đặc điểm hoạt động
c. Các dịch vụ của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi
nhánh Phố Núi dành cho khối khách hàng doanh nghiệp
Hiện nay Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh
Phố Núi có rất nhiều dịch vụ dành cho khối khách hàng doanh
nghiệp, khối khách hàng cá nhân cũng như khối định chế tài chính.
Riêng đối với khối khách hàng doanh nghiệp thì hoạt động thanh
toán và tài trợ thương mại được coi là hoạt động chủ yếu, có vai trò
then chốt.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt
Nam – Chi nhánh Phố Núi
2.1.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP ĐT&PT
Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi
a. Tình hình huy động vốn
9
Bảng 2.1. Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt
Nam – Chi nhánh Phố Núi 2015 – 2017
Nội dung Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng huy
động
vốn cuối kỳ
Triệu đồng 456.641 879.924 1.180.608
(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt
Nam – Chi nhánh Phố Núi).
Từ năm 2015 đến năm 2017, nguồn vốn huy động của Chi
nhánh tăng trưởng tốt qua các năm. Trong 7 tháng cuối năm 2015, do
tập trung vào các công tác chuyển đổi, thích ứng với các quy trình,
quy định mới trong giai đoạn đầu sáp nhập nên số dư huy động năm
2015 chỉ đạt 456.641 triệu đồng. Sang năm 2016, Chi nhánh đã tăng
trưởng 93% so với thời điểm 31/12/2015 (tương đương 423.283 triệu
đồng). Trong điều kiện huy động vốn ngày càng khó khăn, Chi
nhánh vẫn giữ được đà tăng trưởng, vượt kế hoạch chỉ tiêu huy động
vốn cuối kỳ năm 2017 đạt 1.180.608 triệu đồng, tăng 300.684 triệu
đồng, tương đương tăng 34% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng
huy động vốn cuối kỳ bình quân từ năm 2015 đến năm 2017của
Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Phố Núi tương đối
cao, tương đương 61%. Nguồn tiền gửi của khách hàng tập trung chủ
yếu đối tượng khách hàng cá nhân.
Nguồn huy động vốn theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP ĐT &
PT Việt Nam - Chi nhánh Phố Núi có xu hướng tăng mạnh từ năm
2015 đến năm 2017. Năm 2015, huy động vốn không kỳ hạn là
55.180 triệu đồng, chiếm 12,08% tổng vốn huy động, huy động vốn
ngắn hạn có giá trị cao nhất 271.422 triệu đồng, chiếm 59,44%, huy
động vốn trung dài hạn chiếm 28,48% tổng vốn huy động tương
10
đương với giá trị 130.039 triệu đồng. Năm 2016, huy động vốn
không kỳ hạn tăng lên đạt 114.464 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ
13,0% tổng huy động vốn năm 2016, huy động vốn ngắn hạn năm
2016 cao hơn năm 2015 là 259.402 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng 95,57% so với năm 2015, huy động vốn trung và dài hạn đạt giá
trị 234.636 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 26,67% tổng huy động vốn năm
2016. Đến năm 2017, huy động vốn ngắn hạn có giá trị lớn nhất
622.743 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 52,74% so với tổng huy động vốn
năm 2017,và huy động vốn không kỳ hạn có giá trị nhỏ nhất 181.425
triệu đồng, chiếm tỷ lệ 15,37%, đối với huy động vốn trung dài hạn
năm 2017 Chi nhánh đã huy động được số vốn là 376.440 triệu đồng,
chiếm tỷ lệ 31,89%.
b. Tình hình hoạt động cho vay
Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi đã
liên tục tăng trưởng về số dư nợ tín dụng. Năm 2015 dư nợ tín dụng
đạt 1.346.629 triệu đồng, đến năm 2016 dư nợ tín dụng tăng 893.760
triệu đồng so với năm 2015 tương đương tốc độ tăng trưởng đạt
66%. Năm 2017, Chi nhánh cũng đã đạt kế hoạch Dư nợ cuối kỳ do
Trung ương giao, tổng Dư nợ tín dụng đạt 2.845.176 triệu đồng, tăng
604.787 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 27% so với
năm 2016. Trong quá trình hoạt động, Chi nhánh cũng luôn đảm bảo
việc phát triển theo định hướng Chi nhánh Ngân hàng bán lẻ, duy trì
tỷ trọng dư nợ bán lẻ/Tổng dư nợ luôn đạt từ 80% trở lên qua các
năm 2015, 2016, 2017. So với các ngân hàng trên cùng địa bàn,
Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi đứng
thứ 8/21 về số dư nợ cuối kỳ từ năm 2015 đến nay và nằm trong
nhóm dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng dư nợ trong năm 2018, đồng
thời đứng thứ 8 về tốc độ tăng trưởng dư nợ trong năm 2017 (27%).
11
Tốc độ tăng trưởng Dư nợ cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng
của toàn ngành trên cùng địa bàn (năm 2016, toàn địa bàn giảm
2,7%, năm 2017 tăng 17,2%).
c. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP
ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi 2015 – 2017
Năm 2015, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP ĐT &
PT Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi đạt 26.759 triệu đồng, năm 2016
tăng lên đạt 42.497 triệu đồng, tăng 15.738 triệu đồng so với năm
2015 tương đương tăng 58,83%, năm 2017 thì lợi nhuận trước thuế
đạt được là 63.855 triệu đồng, tăng 21.358 triệu đồng tương đương
với mức tăng 50.25% so với năm 2016. Từ những phân tích khái
quát về lợi nhuận của Chi nhánh, có thể nhận thấy tuy mới thành lập
nhưng Chi nhánh hoạt động có hiệu quả, kết quả kinh doanh của Chi
nhánh trong những năm gần đây khá thuận lợi. Sự gia tăng lợi nhuận
trước thuế của Chi nhánh trong ba năm từ năm 2015 đến năm 2017
chủ yếu do sự gia tăng của khoản thu nhập lãi và các khoản thu nhập
tương tự. Cụ thể, khoản thu lãi năm 2016 cao hơn năm 2015: 28.005
triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 56,78% so với năm 2015, đến
năm 2017 thì khoản thu lãi tăng 24.195 triệu so với năm 2016, tương
ứng với tỷ lệ tăng là 31,29%.
2.1.4 Khái quát công tác phân tích báo cáo tài chính và
chấm điểm khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ở
Ngân hàng TMCP ĐT& PT Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi
a. Nội dung phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh
nghiệp trong hoạt động cho vay ở Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt
Nam - Chi nhánh Phố Núi
Phân tích khái quát cấu trúc tài chính
Phân tích khái quát kết quả kinh doanh
12
Phân tích các tỷ số tài chính
Phân tích khả năng bảo đảm nợ vay
- Phân tích vốn lưu động
- Phân tích vốn cố định
b. Quy trình chấm điểm đối với khách hàng Doanh nghiệp tại
Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Phố Núi
Bước 1: Xác định danh sách khách hàng chấm điểm
Bước 2: Lựa chọn ngành. Bộ phận Quản lý khách hàng xác
định ngành kinh doanh của khách hàng dựa trên hoạt động sản xuất
kinh doanh chính của khách hàng.
Bước 3: Nhập và duyệt thông tin xếp hạng ngân hàng
Bộ phận Quản lý khách hàng và Quản trị tín dụng nhập các dữ
liệu liên quan theo quy định khoản 1.3, điều 1, mục II của văn bản
hướng dẫn số 9546/BIDV – QLTD của Ngân hàng TMCP ĐT & PT
Việt Nam về Hướng dẫn triển khai Hệ thống Xếp hạng tín dụng nội
bộ ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2017.
Bước 4: Điều chỉnh kết quả xếp hạng khách hàng
Bước 5: Chỉnh sửa thông tin chấm điểm khách hàng
Bước 6: Lưu trữ thông tin chấm điểm khách hàng.
2.2 MINH HỌA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP–TRƢỜNG HỢP KHÁCH HÀNG LÀ
CÔNG TY TNHH MTV MẠNH LÊ GIA
2.2.1 Giới thiệu Công ty TNHH MTV Mạnh Lê Gia
2.2.2 Nội dung phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH
MTV Mạnh Lê Gia
a. Phân tích khái quát cấu trúc tài chính
Phân tích cấu trúc tài sản
Bảng 2.6. Bảng phân tích cơ cấu tài sản của Công ty TNHH
13
MTV Mạnh Lê Gia
Qua bảng phân tích trên, có thể nhận thấy:
Tài sản ngắn hạn: Chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản và
biến động trong 3 năm 2015 đến năm 2017. Năm 2015 giá trị tài sản
ngắn hạn là 17.350 triệu đồng, chiếm 60% tổng tài sản, năm 2016 đã
giảm còn 15.652 triệu đồng, tức là giảm 1.698 triệu đồng so với năm
2015 tương ứng với 9,79%, chiếm 47,46% tổng tài sản. Tuy nhiên,
trong năm 2017 thì Công ty hoạt động có hiệu quả hơn, tài sản ngắn
hạn năm 2017 tăng 14.645 triệu đồng tương ứng với mức tăng
93,56% so với năm 2016, chiếm 63,69% tổng tài sản.
Bảng 2.7. Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty
TNHH MTV Mạnh Lê Gia
Qua bảng phân tích trên có thể thấy:
Tổng nguồn vốn trong 3 năm có xu hướng tăng, năm 2016 giá
trị tổng nguồn vốn của công ty là 32.981 triệu đồng, cao hơn 4.025
triệu đồng so với năm 2015, tương ứng với mức tăng 12%, năm 2017
giá trị này là 47.564 triệu đồng, tăng 31% so với năm 2016.
b. Phân tích khái quát kết quả kinh doanh
Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty các năm
2015, 2016, 2017, Chi nhánh lập bảng phân tích như sau:
Bảng 2.8. Bảng phân tích khái quát kết quả kinh doanh của
Công ty TNHH MTV Mạnh Lê Gia
Doanh thu: Doanh thu thuần trong 3 năm có xu hướng tăng
lên, năm 2016 là 19.968 triệu đồng, tăng 2.098 triệu đồng so với năm
2015, tương ứng với tỷ lệ tăng là 12%. Năm 2017 tăng 5.690 triệu so
với năm 2016 tương ứng với 28% mức tăng doanh thu.
Chi phí: Giá vốn hàng bán là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng
chủ yếu trong tổng chi phí. Năm 2015, giá vốn hàng bán là 13.645
14
triệu đồng, năm 2016 tăng thêm 745 triệu đồng, tương ứng tăng với
tỷ lệ 5%. Năm 2016 doanh thu thuần tăng với tỷ lệ 12% cao hơn tỷ lệ
tăng của giá vốn hàng bán. Sang năm 2017, doanh thu thuần tăng
28%, giá vốn hàng bán cũng tăng 28% so với năm 2016 và đạt
18.433 triệu đồng.
Chi phí tài chính có sự biến động rõ rệt, năm 2016 tăng 467
triệu đồng so với năm 2015 tương ứng với tỷ lệ tăng 71%, đạt 1.121
triệu đồng. Tuy nhiên đến năm 2017 giảm xuống còn 891 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ giảm là 21%. Chi phí quản lý kinh doanh lại có
xu hướng tăng khá mạnh, năm 2015 chi phí kinh doanh là 590 triệu
đồng thì năm 2016 đã tăng lên là 851 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng 44%. Năm 2017 tăng thêm 449 triệu đồng so với năm 2016,
tương ứng với tỷ lệ 53%.
Lợi nhuận: Năm 2016, doanh thu thuần tăng 12% và lợi nhuận
trước thuế tăng 13% so với năm 2015. Chứng tỏ việc quản trị chi phí
trong Công ty năm 2016 thực hiện tốt, lợi nhuận trước thuế năm
2016 đạt 3.611 triệu đồng, tăng 424 triệu đồng. Sang năm 2017, lợi
nhuận trước thuế đạt 5.034 triệu đồng, tăng 1.423 triệu đồng, tương
ứng tăng với tỷ lệ 39% so với năm 2016.
c. Phân tích các tỷ số tài chính
Phân tích chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Chi nhánh lập bảng phân tích sau:
Bảng 2.9. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty TNHH
MTV Mạnh Lê Gia
- Khả năng thanh toán hiện hành (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn
hạn) của Công ty năm 2015 và năm 2016 đều đạt 1,15 lần, năm 2017
tăng lên đạt 1,24 lần, khả năng thanh toán hiện hành lớn hơn 1, Công
ty có đủ khả năng đảm bảo thanh toán trong ngắn hạn.
15
- Khả năng thanh toán nhanh (Tài sản ngắn hạn - hàng tồn
kho)/(Nợ ngắn hạn): Năm 2015 là 0,59 lần, nhưng đến năm 2016
giảm xuống còn 0,41 lần cho thấy khả năng thanh toán nhanh giảm.
Tại thời điểm 31/12/2017 đạt 0,43 lần, cao hơn thời điểm 31/12/2016
là 0,02 lần. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh tăng trở lại
và đảm bảo khả năng thanh toán ở mức độ trung bình.
Phân tích chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động
Chi nhánh lập bảng phân tích sau
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của
Công ty TNHH MTV Mạnh Lê Gia
ST
T
Nội dung
Đơn vị
tính
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
1 Vòng quay vốn lưu động vòng 1,09 1,21 1,12
2 Vòng quay hàng tồn kho vòng 1,8 1,63 1,28
3
Vòng quay các khoản phải
thu
vòng 2,54 3,08 3,37
Phân tích chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời hoạt động kinh
doanh
Bảng 2.11. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời hoạt
động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Mạnh Lê Gia
STT Nội dung ĐVT
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
1 Hệ số biên lợi nhuận gộp % 23,64 27,93 28,16
2
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu thuần sản xuất kinh doanh
% 20,34 23,67 23,09
3 Tỷ suất sinh lời của tài sản % 9,35 8,74 9,37
4 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở % 18,80 16,25 17,72
16
hữu
Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay
Bảng 2.12. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của
Công ty TNHH MTV Mạnh Lê Gia 2015 – 2017
Qua bảng phân tích trên cho thấy, hệ số khả năng thanh toán lãi
vay (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Chi phí lãi vay) qua 3 năm của
Công ty có sự thay đổi, tuy nhiên vẫn giữ ở mức cao. Năm 2015, khả
năng thanh toán lãi vay là 5,87 lần, năm 2016 giảm xuống còn 4,22
lần và năm 2017 là 6,65 lần. Điều này chứng tỏ khả năng kinh doanh
của Công ty đạt ở mức cao, hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
d. Phân tích khả năng đảm bảo nợ vay
Bảng 2.13. Phân tích cân bằng tài chính của Công ty TNHH
MTV Mạnh Lê Gia
Qua bảng phân tích trên cho thấy, trong 3 năm từ 2015 đến
2017, tài sản ngắn hạn đều lớn hơn nợ ngắn hạn. Cụ thể, năm 2015
tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn là 2.303 triệu đồng, đến năm
2016 còn 2.083 triệu đồng, đến năm 2017 tăng lên 5.920 triệu đồng.
Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, đây là dấu hiệu tốt, công ty
đang giữ vững được quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ
ngắn hạn, tài trợ cho tài sản ngắn hạn có một phần từ nguồn vốn dài
hạn. Về vốn cố định, tài sản dài hạn đều được tài trợ bằng nguồn vốn
chủ sở hữu (= nguồn vốn dài hạn) và giá trị vốn chủ sở hữu luôn lớn
hơn giá trị tài sản dài hạn, nghĩa là Công ty đủ nguồn lực để tài trợ
tài sản dài hạn và có phần dư ra để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
e. Chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP
ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Phố Núi dựa trên Hệ thống Xếp hạng
Tín dụng nội bộ dùng chung cho tất cả các Chi nhánh và Trụ sở
17
thuộc BIDV. Việc này đảm bảo quá trình xếp hạng tín dụng được
diễn ra một cách công bằng và chính xác, không phụ thuộc vào cảm
tính của cán bộ chấm điểm.
Căn cứ dùng để xếp hạng tín dụng đối với Công ty TNHH
MTV Mạnh Lê Gia cũng như các khách hàng doanh nghiệp khác khi
đến vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Phố Núi gồm các chỉ tiêu:
- Hồ sơ pháp lý và ngành nghề kinh doanh của khách hàng.
- Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến hoạt động kinh
doanh, tài chính, tài sản và khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết
của khách hàng.
- Mức độ tín nhiệm của khách hàng trong các giao dịch với
BIDV và các tổ chức tín dụng khác (hiện tại và lịch sử).
- Các nhân tố (môi trường nội bộ, môi trường bên ngoài, xu
hướng phát triển của khách hàng,) có ảnh hưởng đến chất lượng,
hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Sau quá trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng bằng chương
trình chấm điểm dành cho khách hàng doanh nghiệp có quy mô vừa
và nhỏ trên phần mềm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với
khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân (phiên bản 1.1.3),
Công ty TNHH MTV Mạnh Lê Gia được xếp hạng BBB, thuộc
khách hàng doanh nghiệp nợ nhóm 1.
2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐT&PT VIỆT
NAM – CHI NHÁNH PHỐ NÚI
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
2.3.2. Những tồn tại hạn chế
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
18
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
CHƢƠNG 3
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP ĐỂ PHỤC VỤ HOẠT
ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ĐẦU
TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHỐ NÚI
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ CĂN CỨ HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
3.1.1. Quan điểm
3.1.2. Căn cứ
3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP Ở NGÂN
HÀNG TMCP ĐT&PT VIỆT NAM CHI NHÁNH PHỐ NÚI
3.2.1 Nâng cao chất lƣợng nguồn thông tin và hệ thống công
nghệ thông tin, cơ sở vật chất
a. Xây dựng hệ thống dữ liệu có độ tin cậy cao
Thông tin mà Ngân hàng sử dụng cho phân tích báo cáo tài
chính trong hoạt động cho vay là các báo cáo tài chính do doanh
nghiệp cung cấp, những thông tin này chỉ có độ chính xác trong một
thời gian nhất định, vì vậy Ngân hàng cần thường xuyên cập nhật
những thông tin liên quan đến doanh nghiệp trong suốt quá trình cho
vay. Tài liệu phân tích phục vụ hoạt động cho vay cần được thu thập
đầy đủ, chính xác, kịp thời, có độ tin cậy cao, đồng thời kết hợp thu
thập các thông tin kinh tế có liên quan.
b. Đầu tư công nghệ và trang thiết bị hiện đại
Chi nhánh Ngân hàng Phố Núi cần đầu tư công nghệ, trang thiết
bị phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong từng giai đoạn và
19
điều kiện của Chi nhánh.
3.2.2 Hoàn thiện phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính
khách hàng doanh nghiệp – Vận dụng phƣơng pháp Dupont
Hiện nay Chi nhánh Ngân hàng Phố Núi sử dụng chủ yếu là
phương pháp so sánh khi phân tích các chỉ tiêu khả năng thanh toán,
chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn, chỉ tiêu về khả năng hoạt động, chỉ
tiêu về khả năng sinh lãi của khách hàng doanh nghiệp. Vì vậy, Chi
nhánh nên nghiên cứu sử dụng bổ sung phương pháp Dupont, để phân
tích ảnh hưởng của các chỉ tiêu thành phần đối với chỉ tiêu tổng hợp.
a. Đẳng thức Dupont thứ nhất
ROA = Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản = (Lợi nhuận trước
thuế/ Doanh thu)x (Doanh thu / Tổng tài sản) = ROS x Số vòng quay
tài sản
Từ công thức trên ta thấy có hai hướng để tăng ROA là tăng
ROS và tăng số vòng quay tài sản. Muốn tăng ROS cần phấn đấu tiết
kiệm chi phí để tăng lợi nhuận. Muốn tăng số vòng quay tài sản cần
phấn đấu tăng doanh thu bằng cách đưa ra giá bán có tính cạnh tranh
hơn và tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng.
Từ số liệu thực tế và dựa vào đẳng thức: ROA = ROS x Số
vòng quay tài sản, tác giả tính toán và lập bảng sau:
Bảng 3.1. Bảng phân tích tổng hợp ROA của Công ty Mạnh
Lê Gia
STT Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
1
ROS
%
20,3
4
5,3 17,36
2 Số vòng quay tài sản lần 0,46 1,65 0,54
20
3 Tỷ suất sinh lời của tài sản % 9,35 8,74 9,37
Từ bảng trên, ta tính toán ảnh hưởng của chỉ tiêu thành phần
(ROS) và chỉ tiêu thành phần (vòng quay tài sản) đối với chỉ tiêu
tổng hợp (ROA) để thông tin được đầy đủ cho việc đánh giá chỉ tiêu
ROA như sau:
- ROA2016 / ROA2015 = 8,75 % - 9,35% = - 0,61%
Ảnh hưởng của các chỉ tiêu thành phần :
+ Ảnh hưởng của ROS :
(5,3% - 20,34%) x 0,46 = - 6,91%
+ Ảnh hưởng của vòng quay tài sản
(1,65 -0,46) x 5,3% = + 6,30%
Tổng hợp ảnh hưởng của hai chỉ tiêu thành phần : -
6,91%+6,30%= - 0,61%
Như vậy, ta thấy ROA năm 2016 giảm so với năm 2015 chủ
yếu là do ROS giảm, chỉ tiêu này giảm đã làm cho ROA giảm là
6,91%. Còn vòng quay tài sản tăng làm cho ROA tăng là 6,30%,
cuối cùng ROA còn giảm: 0,61%. Kết quả phân tích trên giúp ta có
cơ sở để hiểu và đánh giá chỉ tiêu ROA của Công ty Mạnh Lê Gia
được đầy đủ mà đúng đắn hơn.
- ROA2017 / ROA2016, ta cũng tiến hành phân tích tương tự như
trên.
b. Đẳng thức Dupont thứ hai
ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
= (Lợi nhuận sau thuế /Tổng tài sản) x (Tổng tài sản /Vốn chủ
sở hữu)x(1-T)
= ROA x EM x (1-T)
Trong đó: EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, T là thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp. Hiện tại, T của Công ty Mạnh Lê Gia là 25%
21
Bảng 3.2. Bảng phân tích tổng hợp ROE của Công ty Mạnh Lê Gia
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
ROA % 9,35 8,74 9,37
EM (Lần) 2,51 2,32 2,36
(1 – T) = (1 – 25%) 0,75 0,75 0,75
ROE % 18,8 16,25 17,72
Từ bảng trên, ta tính toán ảnh hưởng của các chỉ tiêu thành
phần (ROA) và chỉ tiêu thành phần (EM), còn chỉ tiêu thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp (T) hay (1-T) là không đổi hay không có ảnh
hưởng đến chỉ tiêu tổng hợp (ROE). Cụ thể, ảnh hưởng của ROA và
EM đến chỉ tiêu ROE như sau:
- ROE2016 / ROE2015 = 16,25% -18,8% = -2,55%
Ảnh hưởng của ROA:
(8,74% - 9,35%) x 2,51 x 0,75 = -1,22%
Ảnh hưởng của EM
(2,32 – 2,51) x 8,74% x 0,75 = -1,33%
Tổng hợp ảnh hưởng của 2 chỉ tiêu thành phần: ROA và EM là:
-1,22% + (-1,33%) = - 2,55%
3.2.3 Bổ sung nội dung phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
của khách hàng doanh nghiệp
a. Bổ sung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào nội dung phân tích
Tác giả tìm hiểu và xét thấy trong quan hệ với Chi nhánh Ngân
hàng Phố Núi có Công ty TNHH MTV Minh Bình Gia Lai có lập
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Dựa vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ này
(phụ lục 3), tác giả thực hiện phân tích như sau:
b. Nội dung phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phân tích khả năng tạo tiền
22
Khả năng tạo tiền thể hiện tổng tiền thu vào trong kỳ và số tiền
thu vào ở các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, như: Hoạt
động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Do đó, phân
tích khả năng tạo tiền đánh giá được năng lực tài chính và khả năng
của khách hàng doanh nghiệp trong việc tạo ra để bảo đảm thanh
toán nợ.
Việc nghiên cứu dòng tiền của từng hoạt động cho thấy, nếu
dòng tiền thu vào trong kỳ chủ yếu được tạo ra không phải bởi hoạt
động kinh doanh, thì đó là điều bất thường. Cán bộ tín dụng cần tìm
hiểu nguyên nhân, kiể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_hoan_thien_cong_tac_phan_tich_bao_cao_tai_c.pdf