Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng

Ngày 01/11/2016, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết

định số 1335/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch

chung thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đến năm 2030. Có phạm vi

và ranh giới: Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Kon

Tum, bao gồm 21 đơn vị hành chính (10 phường và 11 xã) với diện

tích tự nhiên là 43.212ha.

+ Hiện nay trên địa bàn thành phố có tổng cộng 63 đồ án qui

hoạch xây dựng, trong đó có 30 đồ án qui hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500,

còn lại là các đồ qui hoạch chung, qui hoạch phân khu(có tỷ lệ lớn hơn

1/500), các đồ án qui hoạch này được phê duyệt trước khi Qui hoạch

chung được phê duyệt. Tuy nhiên, trong tổng số 63 đồ án qui hoạch

(trừ đồ án qui hoạch chung) thì có diện tích 42.327,31 ha (chiếm

97,95% diện tích qui hoạch chung), thì chỉ có 30 đồ án qui hoạch chi

tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích 1.888 ha (chiếm 4,37% diện tích qui

hoạch chung). Trong khi đó, đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê

duyệt là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước cấp giấy phép xây dựng.

Công tác lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng hiện nay ở

thành phố KonTum có một số mặt hạn chế như sau:

- Công tác lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng theo ý chí của12

người lãnh đạo theo nhiệm kỳ, mạnh ai người ấy làm, thiếu khoa học

giữa các ngành, chưa gắn kết được quy hoạch với nhau, sự đồng bộ

giữa các loại quy hoạch (quy hoạch hạ tầng khớp nối với QH phân

khu, QH chi tiết.)

- Công tác lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng trong một số

trường hợp cụ thể thì có dấu hiệu của trục lợi, dẫn đến lãng phí trong

đầu tư xây dựng, gây trở ngại cho giao thông, sinh hoạt, buôn bán của

người dân, như việc đường vừa làm xong đã bị đào lên làm cống

ngầm, hệ thống nước sạch, dẫn điện .v.v.

- Quy hoạch chưa tính tới nguồn lực, tiến độ thực hiện. dẫn

tới tình trạng quy hoạch treo, đã để lại nhiều lỗi cơ bản trong công tác

quy hoạch, chưa chú trọng công tác khảo sát trong quá trình lập đồ án

quy hoạch, chưa quan tâm đến sự phù hợp của quy hoạch chi tiết với

quy hoạch chung, chưa chú trọng công tác thiết kế đô thị, không lập

hoặc lập không đầy đủ đánh giá tác động môi trường, không lập hoặc

lập không đầy đủ điều lệ quản lý quy hoạch.

- Thủ tục trình tự quy hoạch còn phức tạp, còn nặng về mục

tiêu quản lý, thiếu tính khả thi, chưa thực hiện công bố công khai, cắm

mốc giới trên thực địa.

Nguyên nhân là do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện

chưa tốt chức trách của mình; chưa công khai, minh bạch thông tin

quy hoạch. Trách nhiệm xây dựng thể chế, tính toán các tiêu chí phát

triển trong xây dựng quy hoạch; thủ tục trình tự quy hoạch còn phức

tạp, còn nặng về mục tiêu quản lý, thiếu tính khả thi.

pdf26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng. Các tiêu chí đánh giá: - Số đồ án quy hoạch xây dựng được lập và phê duyệt hàng năm - Số đồ án quy hoạch xây dựng được điều chỉnh và phê duyệt hàng năm - Tỷ lệ đồ án quy hoạch xây dựng được điều chỉnh so với tổng số đồ án quy hoạch xây dựng - Số đồ án quy hoạch xây dựng 1/500 được lập và phê duyệt hàng năm 1.2.2. Công bố QHXD và cắm mốc giới ngoài thực địa. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong vùng QH tổ chức công bố QHXD vùng liên tỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong vùng QH tổ chức công bố QHXD thuộc thẩm quyền phê duyệt và có trách nhiệm tổ chức công bố công khai QHXD thuộc địa giới do mình quản lý để mọi người thực hiện và giám sát việc thực hiện. Cơ quan quản lý về xây dựng các cấp chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, chứng chỉ QHXD cho các Chủ đầu tư xây dựng công trình khi có nhu cầu đầu tư xây dựng trong phạm vi được phân cấp quản lý. Các tiêu chí đánh giá: - Số các đồ án quy hoạch xây dựng được công bố hàng năm - Tỷ lệ các đồ án quy hoạch xây dựng được công bố so với tổng số các đồ án quy hoạch xây dựng được lập và phê duyệt hàng năm - Công tác cắm mốc giới ngoài thực địa: Trong thời hạn 75 ngày, kể từ ngày đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt, UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức cắm mốc giới ngoài thực địa trên địa giới hành chính do mình quản lý. 6 Các tiêu chí đánh giá: - Số các đồ án quy hoạch xây dựng được công bố đã cắm mốc giới ngoài thực địa hàng năm - Tỷ lệ các đồ án quy hoạch xây dựng được công bố đã cắm mốc giới ngoài thực địa so với tổng số các đồ án quy hoạch xây dựng được lập và phê duyệt hàng năm 1.2.3. Công tác cấp phép xây dựng công trình theo QHXD GPXD là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. GPXD tạo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện xây dựng công trình nhanh chóng, an toàn, thuận tiện theo quy định. GPXD gồm: GPXD mới; GPXD sửa chữa, cải tạo; GPXD có thời hạn. Các tiêu chí đánh giá: - Số các công trình đang XD trên địa bàn thành phố hàng năm - Số các công trình đang xây dựng trên địa bàn địa bàn thành phố có cấp giấy phép xây dựng hàng năm - Tỷ lệ các công trình đang XD trên địa bàn địa bàn thành phố có cấp GPXD so với tổng số công trình đang XD trên địa bàn thành phố hàng năm 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra trật tự xây dựng đô thị Thanh tra, kiểm tra XD đô thị là một khâu rất quan trọng trong quản lý XD đô thị. Thanh tra, kiểm tra các chủ đầu tư XD công trình trên địa bàn đô thị trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về QHXD, thiết kế XD đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phát hiện và kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bằng những quy định cụ thể của đô thị nói riêng và của nhà nước nói chung, cơ quan QLNN về hoạt động XD, quản lý mọi hoạt động XD trên địa bàn đô thị theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường đô thị. Các tiêu chí đánh giá: + Tổng số vụ việc vi phạm trật tự xây dựng đô thị. 7 + Số công trình xây dựng không phép. + Số công trình xây dựng sai phép. + Số công trình xây dựng vi phạm khác. 1.2.5. Xử lý vi phạm về trật tự xây dựng đô thị Công tác xử lý vi phạm là công tác mang tính cưỡng chế của pháp luật. Nó bắt buộc chủ đầu tư phải chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự đô thị như xây dựng phải có GPXD và đúng theo nội dung giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp. Các tiêu chí đánh giá: + Số công trình bị đình chỉ xây dựng + Số lần xử phạt hành chính + Số công trình bị cưỡng chế phá dỡ những công trình xây dựng trái phép. + Số công trình xây dựng không tuân theo quy hoạch xây dựng. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 1.3.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của địa phương ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị 1.3.2. Điều kiện kinh tế a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì tác động tích cực đến sự phát triển nhu cầu xây dựng nhà ở của dân cư, nhu cầu xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng kỹ thuật và ngược lại. b. Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế phản ánh phân công các nguồn lực của xã hội, cho biết trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Điều này đã ảnh hưởng đến việc qui hoạch xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. c. Kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng bao gồm kết cấu hạ tầng xã hội và kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Nếu cơ sở hạ tầng phát triển, đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế xã hội phát triển. 8 1.3.3. Điều kiện xã hội Những đặc điểm xã hội đặc trưng của từng địa phương có ảnh hưởng đến qui hoạch xây dựng. Với những điều kiện đặc thù về dân số, lao động, đời sống, phong tục tập quán văn hoá của nhân dân địa phương sẽ tác động đến việc lựa chọn qui hoạch xây dựng phù hợp với những đặc trưng đó. 1.3.4. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị Bộ máy cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị. Bộ máy cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị cần chặt chẽ, tinh gọn. Chức năng nhiệm vụ trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ, công chức trong bộ máy cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị cần rõ ràng, cụ thể tránh chồng chéo KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KONTUM 2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Thành phố Kon Tum là tỉnh lỵ của tỉnh Kon Tum, nằm ở lòng chảo phía Nam của tỉnh Kon Tum, có diện tích 43.298,15ha. Kon Tum hiện là thành phố loại III, trực thuộc tỉnh, phía Tây giáp với huyện Sa Thầy, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp huyện Kon Rẫy và tỉnh Gia Lai, phía Bắc giáp huyện Đăk Hà. Thành phố Kon Tum có 10 phường và 11 xã; cách thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định 200km, 9 cách thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai 49km và cách thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk 232km. Thành phố nằm trên trục đường huyết mạch là quốc lộ 14 đi các tỉnh Bắc - Nam và quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi cũng như các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. b. Tài nguyên đất Trong tổng diện tích tự nhiên thành phố là 43.212,49ha, diện tích khu vực nội thị hiện nay khoảng 3.892,6ha. 2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế a. Tình hình tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như tỉnh Kon Tum, thành phố Kon Tum với vai trò là tỉnh lỵ của tỉnh Kon Tum đã từng bước phát triển trên mọi lĩnh vực. Bảng 2.2. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành của Thành phố Kon Tum giai đoạn 2011 - 2016. (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng giá trị sản xuất 5.157 6.160 6.843 7.754 8.708 9.295 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1.434 1.595 1.730 1.866 1.971 1.883 Công nghiệp và xây dựng 2.429 2.686 3.090 3.727 4.009 4.427 Dịch vụ 1.294 1.879 2.064 2.332 2.728 2.985 (Nguồn: Niên giám thống kê TP. Kon Tum) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của thành phố Kon Tum năm 2011 là 12,08% đến năm 2016 là 6,61%, bình quân hàng năm khoảng 9,95%, tốc độ tăng trưởng có xu hướng ngày càng giảm. Cơ cấu kinh tế thành phố Kon Tum đối với Ngành Dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 là 25,09%, 47,09%, 27,82% và cơ cấu này dần dịch chuyển đến tỷ lệ 32,11%, 47,63%, 20,26% năm 2016. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố giảm dần tỷ trọng Nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng dần tỷ trọng Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Điều này hợp với những nhận xét các chỉ tiêu bên trên. 10 b. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật - Giao thông: Tổng diện tích đất dành cho xây dựng giao thông chính thành phố Kon Tum là 185,55 ha, chiếm 9,5%. - Đường thủy: Do tính chất địa hình khu vực Kon Tum có sông Sê San, Pô Cô và ĐakBla nhiều gềnh thác nên không thể khai thác vận tải thuỷ; Đoạn sông Đăkbla chảy qua nội thành có thể khai thác đường thủy phục vụ khách tham quan, du lịch. 2.1.3. Đặc điểm tình hình xã hội Năm 2012 dân số của thành phố Kon Tum là 148.629 người. Đến năm 2016 dân số của thành phố Kon Tum là 161.048 người. Tốc độ tăng dân số trung bình trong giai đoạn 2012-2016 là 2%. Trong đó Năm 2012 dân số thành thị của thành phố Kon Tum là 91.381 người, chiếm tỷ lệ 61,5%. Đến năm 2016 dân số thành thị của thành phố Kon Tum là 161.048 người, chiếm tỷ lệ 60,2%. Tốc độ tăng dân số thành thị trung bình trong giai đoạn 2012-2016 là 1,5%. Năm 2012 dân số nam của thành phố Kon Tum là 77.704người. Đến năm 2016 dân số nam của thành phố Kon Tum là 84.203 người. Tốc độ tăng dân số nam trung bình trong giai đoạn 2012-2016 là 2%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2012 là 62.752 người. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2016 là 61.404 người. Tốc độ tăng lực lượng lao động trong độ tuổi lao động trung bình trong giai đoạn 2012-2016 là 0,5% 2.1.4. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị thành phố Kon Tum a. Cơ cấu tổ chức b. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn * Phòng Quản lý đô thị: là cơ quan chuyên môn trực thuộc và chịu sự chỉ đạo, trực tiếp, toàn diện của UBND thành phố và sự chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng tỉnh. Thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về 11 các lĩnh vực: QHXD, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở. * Đội Thanh tra trật tự xây dựng đô thị thành phố: do UBND thành phố thành lập, trực thuộc Phòng Quản lý đô thị thành phố, nhằm giúp UBND thành phố thực hiện công tác quản lý nhà nước về mục đích sử dụng đất đai, quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình hạ tầng kỹ thuật 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM 2.1.1. Lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng Ngày 01/11/2016, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 1335/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đến năm 2030. Có phạm vi và ranh giới: Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Kon Tum, bao gồm 21 đơn vị hành chính (10 phường và 11 xã) với diện tích tự nhiên là 43.212ha. + Hiện nay trên địa bàn thành phố có tổng cộng 63 đồ án qui hoạch xây dựng, trong đó có 30 đồ án qui hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, còn lại là các đồ qui hoạch chung, qui hoạch phân khu(có tỷ lệ lớn hơn 1/500), các đồ án qui hoạch này được phê duyệt trước khi Qui hoạch chung được phê duyệt. Tuy nhiên, trong tổng số 63 đồ án qui hoạch (trừ đồ án qui hoạch chung) thì có diện tích 42.327,31 ha (chiếm 97,95% diện tích qui hoạch chung), thì chỉ có 30 đồ án qui hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích 1.888 ha (chiếm 4,37% diện tích qui hoạch chung). Trong khi đó, đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước cấp giấy phép xây dựng. Công tác lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng hiện nay ở thành phố KonTum có một số mặt hạn chế như sau: - Công tác lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng theo ý chí của 12 người lãnh đạo theo nhiệm kỳ, mạnh ai người ấy làm, thiếu khoa học giữa các ngành, chưa gắn kết được quy hoạch với nhau, sự đồng bộ giữa các loại quy hoạch (quy hoạch hạ tầng khớp nối với QH phân khu, QH chi tiết...) - Công tác lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng trong một số trường hợp cụ thể thì có dấu hiệu của trục lợi, dẫn đến lãng phí trong đầu tư xây dựng, gây trở ngại cho giao thông, sinh hoạt, buôn bán của người dân, như việc đường vừa làm xong đã bị đào lên làm cống ngầm, hệ thống nước sạch, dẫn điện .v.v. - Quy hoạch chưa tính tới nguồn lực, tiến độ thực hiện... dẫn tới tình trạng quy hoạch treo, đã để lại nhiều lỗi cơ bản trong công tác quy hoạch, chưa chú trọng công tác khảo sát trong quá trình lập đồ án quy hoạch, chưa quan tâm đến sự phù hợp của quy hoạch chi tiết với quy hoạch chung, chưa chú trọng công tác thiết kế đô thị, không lập hoặc lập không đầy đủ đánh giá tác động môi trường, không lập hoặc lập không đầy đủ điều lệ quản lý quy hoạch. - Thủ tục trình tự quy hoạch còn phức tạp, còn nặng về mục tiêu quản lý, thiếu tính khả thi, chưa thực hiện công bố công khai, cắm mốc giới trên thực địa. Nguyên nhân là do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chưa tốt chức trách của mình; chưa công khai, minh bạch thông tin quy hoạch... Trách nhiệm xây dựng thể chế, tính toán các tiêu chí phát triển trong xây dựng quy hoạch; thủ tục trình tự quy hoạch còn phức tạp, còn nặng về mục tiêu quản lý, thiếu tính khả thi. 2.2.2. Công bố QHXD và cắm mốc giới ngoài thực địa Thời gian qua, việc công khai, minh bạch thông tin về quy hoạch, đất đai đã được triển khai rộng rãi ở các xã, phường bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Việc công khai, minh bạch thông tin quy hoạch nhà đất rất quan trọng, bởi nó gắn liền với quyền lợi của người sử dụng đất. Việc này vừa tạo được sự đồng thuận trong quá trình triển khai dự án vừa ngăn chặn tình trạng tham nhũng liên quan đến đất đai. 13 Tuy nhiên, việc công bố công khai quy hoạch đô thị của thành phố được đưa ra rất nhiều, nhưng tỏ ra không hiệu quả, nhiều nơi coi việc niêm yết thủ tục hành chính chỉ mang tính hình thức, không thực sự để phục vụ nhu cầu của người dân, Hiện nay trên địa bàn TP KonTum tỉ lệ quy hoạch đã cắm mốc giới ngoài thực địa chiếm tỉ lệ 45%. Đối với các QH đã cắm mốc giới ngoài thực địa này thì việc quản lý các mốc giới ngoài thực địa chưa tốt do công tác tuyên truyền và ý thức chấp hành và giữ gìn bảo vệ cột mốc của người dân. Số quy hoạch chưa cắm mốc giới ngoài thực địa trên địa bàn TPKonTum là 63 qui hoạch, chiếm tỉ lệ 55%. 2.2.3. Quản lý, cấp phép xây dựng công trình theo QHXD Trong những năm qua, TP Kon Tum đã quan tâm đến công tác cải cách hành chính, kịp thời phổ biến các chính sách mới, các văn bản về quản lý đô thị, hoàn thiện hành lang pháp lý, nhằm từng bước thiết lập kỷ cương trong quản lý đô thị. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ tác nghiệp. Bảng 2.7: Số giấy phép xây dựng được cấp ở TP KonTum Năm Số GPXD đã cấp Tốc độ tăng trƣởng (%) Diện tích sàn xây dựng (m2) Tốc độ tăng trƣởng (%) 2012 293 / 32000 / 2013 380 29,7 43000 34,4 2014 515 35,5 61175 42,3 2015 733 42,3 106285 73,7 2016 1100 50,1 199500 87,7 (Nguồn:Báo cáo kết quả cấp phép xây dựng TP Kon Tum năm 2016) Năm 2012 số GPXD đã cấp là 293 giấy phép. Năm 2016 số giấy phép xây dựng đã cấp là 1100 giấy phép. Tốc độ tăng trưởng trung bình số GPXD đã cấp trong giai đoạn 2012-2016 là 39,2%. Năm 2012 diện tích sàn xây dựng đã được cấp phép là 32000m2. Năm 2016 diện tích sàn xây dựng đã được cấp phép là 199500m2. Tốc độ tăng 14 trưởng trung bình diện tích sàn xây dựng đã được cấp phép trong giai đoạn 2012-2016 là 58%. 2.2.4. Thanh tra, kiểm tra trật tự xây dựng đô thị Kể từ ngày ra đời cho đến nay, đội quản lý trật tự đô thị của thành phố đã có nhiều đóng góp trong công tác quản lý trật tự đô thị nhất là công tác trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn. Ngoài việc thanh tra, kiểm tra, theo dõi việc xây dựng của chủ đầu tư sau khi GPXD đã được cấp, đảm bảo việc xây dựng của chủ đầu tư là đúng phép xây dựng đã được cấp, thì cơ quan quản lý xây dựng còn phải thực hiện thanh tra, kiểm tra mọi họat động xây dựng trên địa bàn để đảm bảo việc quản lý đô thị được xây dựng đúng theo quy hoạch được duyệt. Bảng 2.8: Kết quả thanh tra trật tự xây dựng đô thị ở TP KonTum Năm 2012 2013 2014 2015 2016 SL % SL % SL % SL % SL % Tổng số công trình kiểm tra trên địa bàn 487 100 577 100 720 100 903 100 1245 100 -Số công trình đúng phép 163 33,5 189 32,8 200 27,8 500 55,4 886 71,2 -Số công trình không phép 187 38,4 179 31,0 150 20,8 120 13,3 92 7,4 -Số công trình sai phép 130 26,7 191 33,1 315 43,8 233 25,8 214 17,2 -Vi phạm khác 7 1,4 18 3,1 55 7,6 50 5,5 53 4,3 (Nguồn: Kết quả thanh tra trật tự xây dựng đô thị TP Kon Tum) 2.2.5. Xử lý vi phạm về trật tự xây dựng đô thị Qua công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất các công trình xây dựng trên địa bàn, nhờ đó mà mọi hành vi vi phạm về trật tự xây dựng cơ bản đã được phát hiện kịp thời và tiến hành lập biên bản vi phạm pháp luật về xây dựng. Tuy nhiên, thực tế thì đa phần các chủ đầu tư vẫn không chấp hành ngừng thi công và hoàn thiện thủ tục để tiếp tục xây dựng, dẫn đến chính quyền phải ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng và quyết định xử phạt hành chính. Ngoài ra, một số chủ đầu tư xây dựng công trình không tuân theo qui hoạch, buộc 15 chính quyền phải ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình. Bảng 2.8: Kết quả thanh tra trật tự xây dựng đô thị ở TP KonTum ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số công trình không phép, sai phép Công trình 317 370 465 353 306 - Xử phạt hành chính Công trình 312 363 453 338 287 Tỷ lệ % so với tổng số công trình không phép, sai phép % 98,4 98,1 97,4 95,8 93,8 - Đình chỉ xây dựng, cưỡng chế phá dỡ Công trình 5 7 12 15 19 Tỷ lệ % so với tổng số công trình không phép, sai phép % 1,6 1,9 2,6 4,2 6,2 (Nguồn: Kết quả thanh tra trật tự xây dựng đô thị TP Kon Tum) Việc xử lý công trình vi phạm thời gian qua chưa quyết liệt, chưa triệt để, hầu hết số vụ vi phạm chỉ dừng lại ở hình thức ra quyết định đình chỉ và quyết định xử phạt vi phạm hành chínhNăm 2012 trong 317 công trình vi phạm trên địa bàn Tp Kon Tum thì có đến 312 công trình chỉ xử phạt vi phạm hành chính (chiếm 98,4%). Năm 2016 trong 306 công trình vi phạm trên địa bàn Tp Kon Tum thì có đến 287 công trình chỉ xử phạt vi phạm hành chính (chiếm 93,8%). Năm 2012 trong 317 công trình vi phạm trên địa bàn Tp Kon Tum thì có 5 công trình đình chỉ xây dựng, cưỡng chế phá dỡ (chiếm 1,6%). Năm 2016 trong 306 công trình vi phạm trên địa bàn Tp Kon Tum thì có 19 công trình đình chỉ xây dựng, cưỡng chế phá dỡ (chiếm 6,2%). 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM. 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc Thành phố đã triển khai xây dựng 63 đồ án quy hoạch các khu 16 vực có tốc độ đô thị hóa nhanh; rà soát, điều chỉnh lại đồ án quy hoạch không còn phù hợp, trong đó đã điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Kon Tum đến năm 2030 nhằm tạo căn cứ quan trọng để định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc và không gian đô thị có tính kết nối cao và đồng bộ hơn. Công tác quản lý quy hoạch được chú trọng triển khai từ khâu tăng cường nhân lực, nguồn lực đi đôi với thực hiện các biện pháp quyết liệt để giữ vững trật tự quy hoạch. Ý thức công dân về chấp hành quy hoạch đô thị được nâng lên, tỷ lệ người dân cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới nhà ở và các công trình dân dụng chủ động đăng ký cấp phép xây dựng tăng hàng năm. Công tác phát triển đô thị theo quy hoạch và tiêu chí phân loại đô thị được đặc biệt quan tâm. Trong 5 năm qua đã có gần 150 dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được tập trung đầu tư xây dựng bằng nhiều nguồn lực trong và ngoài ngân sách Nhà nước nhằm hoàn thiện chất lượng đô thị theo quy chuẩn góp phần thúc đẩy KT - XH phát triển; diện mạo, mỹ quan của Thành phố có những chuyển biến tích cực, đặc biệt, một số khu đô thị, khu dân cư mới và nhiều công trình xây dựng quy mô lớn đã hình thành tạo cho Thành phố dáng dấp của một đô thị khang trang với quần thể kiến trúc đặc trưng mang đậm phong cách đô thị miền núi. 2.3.2. Những mặt hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trong những năm qua cũng còn không ít những tồn tại, hạn chế: - Chất lượng công tác quy hoạch chưa cao, chưa có tầm nhìn xa, công tác phân tích và dự báo về thị trường còn thiếu tin cậy; tính khả thi chưa cao, chưa phù hợp với khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện. - Các quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng xã hội thiếu đồng bộ, triển khai chậm, chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa. Hiện 17 vẫn còn xảy ra tình trạng không ăn khớp giữa quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, nhiều quy hoạch chi tiết triển khai trước khi có quy hoạch tổng thể hoặc không căn cứ vào quy hoạch tổng thể, dẫn đến phải thay đổi, điều chỉnh nhiều lần. - Việc công bố, công khai và cung cấp thông tin QHXD chưa được thực hiện nghiêm túc theo quy định tại Điều 32, 33 Luật Xây dựng; Điều 53, 54, 55 Luật QHĐT; Điều 38, 39 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP. Tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình lập quy hoạch theo quy định tại các Điều 20, 21 Luật QHĐT chưa được thực hiện có hiệu quả, nhiều khi mang tính hình thức, sự vụ, thủ tục, qua loa. - Quản lý QHXD và quản lý đầu tư theo QHXD còn nhiều yếu kém, để xảy ra tình trạng nhiều dự án không tuân theo QHXD vì lợi ích cục bộ làm ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng lâu đối với dự án. - Chưa quan tâm, thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng; Công tác báo cáo trật tự xây dựng của cấp xã phường có lúc chưa phản ánh đầy đủ thực trạng đã diễn ra. Tình trạng nhiều hộ dân xây dựng trên đất nông nghiệp, đất đã quy hoạch, đất hành lang an toàn giao thông vẫn còn tồn tại, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý quy hoạch và tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. - Công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện theo quy hoạch đã duyệt nhìn chung còn buông lỏng, phát hiện sai phạm còn ít so với thực tế, phản ánh thiếu chính xác tình trạng vi phạm trật tự trên địa bàn các xã phường. Một số xã phường còn xem nhẹ, chưa coi công tác quản lý trật tự xây dựng là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm, còn để xảy ra sai phạm; công tác kiểm tra trật tự xây dựng của Đội quản lý trật tự đô thị trên một số địa bàn chưa sâu sát. 2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế Chất lượng, tính dự báo một số đồ án QHXD chưa cao. Việc công bố, công khai đồ án quy hoạch xây dựng đô thị chưa được thực hiện nghiêm túc dẫn đến tình trạng phải thỏa thuận 18 quy hoạch cho từng công trình, từng dự án; Kinh phí phục vụ cho công tác cắm mốc địa giới ngoài thực địa của các quy hoạch chưa được cân đối và bố trí đáp ứng yêu cầu như quy định tại Điều 42, 43, 44 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP. Hiện nay tỷ lệ phủ kín qui hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 còn thấp, nên công tác cấp phép xây dựng hầu như là dựa trên bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông đã được phê duyệt. Bất cập trong công cụ pháp luật cũng là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến công tác cấp phép xây dựng. Tạo kẽ hở cho việc vi phạm trật tự xây dựng diễn ra. Một số quy định về thu hồi đất, giao đất còn chưa thực sự phù hợp với các loại hình dự án khác nhau làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển đô thị; Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự XD đô thị chưa nghiêm và chưa kịp thời, các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để ngăn ngừa dấn đến tình trạng XD không phép, sai phép còn phổ biến. Công tác cải cách hành chính trong quản lý xây dựng đô thị tại một số địa phương chưa được chú trọng; cán bộ ở cấp cơ sở còn thiếu, trình độ, năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Khâu quản lý và ý thức của các cán bộ công chức trong công tác quản lý điều hành, không sát sao thiếu giám sát, có một bộ phận cán bộ chưa làm hết trách nhiệm, buông lỏng quản lý, tiêu cực dẫn đến những hậu quả xấu trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị như xây dựng không theo quy hoạch, không theo giấy phép xây dựng, sai giấy phép xây dựng. Ý thức chấp hành các quy định về quản lý đất đai, xây dựng của người dân còn hạn chế. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 19 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KONTUM, TỈNH KONTUM 3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Dự báo dân số, lao động và nhu cầu sử dụng đất xây dựng a. Dự báo dân số thành phố Kon Tum đến năm 2030 - Năm 2020: Dân số toàn Thành phố dự tính là 185.000 người, trong đó dân số đô thị là 133.000 người, chiếm tỷ lệ 71,9%. - Năm 2030: Dân số toàn Thành phố dự tính là 268.000 người, trong đó dân số đô thị là 200.000 người, chiếm tỷ lệ 74,6%. b. Dự báo lao động: TT Chỉ tiêu Đơn vị 2030 1 Tổng dân số Người 268.000 2 Dân số trong tuổi lao động người 158.000 Tỷ lệ so tổng dân số % 58,9 3 Lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân người 140.000 Tỷ lệ s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_nha_nuoc_ve_tra.pdf
Tài liệu liên quan