Phạm vi nghiên cứu
Không gian: phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Sở
giao dịch của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Thời gian: từ năm 2009 đến 2014
Giai đoạn từ năm 2009-2011: là những năm nền kinh tế trong nước gặnhiều
khó khăn, tỷ lệ lạm phát cao buộc chính phủ phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt
chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công. Tốc độ tăng GDP năm
2010 đạt 7,7% năm 2011 chỉ đạt 5,9%. Điều này ảnh hưởng đến mục tiêu tăng
trưởng nói chung của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, xây dựng. Do vậy
việc xem xét, phân tích kỹ lưỡng báo cáo tài chính của các các doanh nghiệp trước
khi quyết định có cho vay hay không là việc vô cùng quan trọng đối với các ngân
hàng thương mại
11 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại sở giao dịch của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Nguyễn Thị Sen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
NGUYỄN THỊ SEN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH
CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
NGUYỄN THỊ SEN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH
CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI
Hà Nội - 2016
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
2 KHNN Kế hoạch nhà nước
3 NHTM Ngân hàng thương mại
4 QHKH Quan hệ khách hàng
5 QLRR Quản lý rủi ro
6 TCDN Tài chính doanh nghiệp
7 TTQT Thanh toán quốc tế
ii
DANH MỤC BẢNG
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 2.1
Cơ cấu vốn huy động của Sở giao dịch – Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
43
2 Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ thời kỳ 2009-2014 44
3 Bảng 2.3 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu dịch vụ 46
4 Bảng 2.4
Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn
2009-2014
47
5 Bảng 2.5
Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ giai đoạn
2009-2014
48
6 Bảng 2.6 Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 70
7 Bảng 2.7 Chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp 77
8 Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ quá hạn của Sở giao dịch 79
9 Bảng 2.9 Bảng cân đối kế toán 88
10 Bảng 2.10 Bảng phải thu khách hàng 91
11 Bảng 2.11 Bảng vay nợ của doanh nghiệp 94
12 Bảng 2.12 Bảng các khoản phải trả của doanh nghiệp 95
13 Bảng 2.13 Bảng phương án kinh doanh cho năm 2015 96
3
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại gắn liền với quá trình
phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, trước hết nó đáp ứng các nhu cầu về
vốn của các cá nhân và tập thể, muốn phát triển sản xuất kinh doanh nhưng lại thiếu
vốn, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các Ngân hàng thương mại
ngày càng xâm nhập sâu sắc hơn vào mọi hoạt động của nền kinh tế, trở thành một
trung gian tài chính quan trọng bậc nhất của mọi nền kinh tế.
Trong các hoạt động của Ngân hàng thì tín dụng đóng vai trò quan trọng. Tín
dụng là tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt
động mang lại rủi ro nhất. Vì thế, đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động tín
dụng vừa là mục tiêu vừa là nhân tố quan trọng để cạnh tranh và phát triển của mỗi
Ngân hàng thương mại. Trước mỗi quyết định tài trợ, Ngân hàng luôn phải cân nhắc
kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời dựa trên phân tích các khía cạnh tài
chính, phi tài chính theo một quy trình nghiệp vụ nghiêm ngặt, mang tính khoa học
cao, phân tích tài chính khách hàng là một trong những nội dung đó.
Như vậy, quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng (đặc biệt là các
Doanh nghiệp) ngày càng gắn bó, tương tác lẫn nhau. Khách hàng không trả được
nợ đến hạn, doanh thu của Ngân hàng giảm, ảnh hưởng đến việc cho khách hàng
vay vốn, ảnh hưởng đến sự tồn tại của Ngân hàng. Để tránh được những rủi ro tín
dụng này, trong quá trình thẩm định cho vay, Ngân hàng cần nâng cao chất lượng
khâu phân tích đánh giá tình hình tài chính đối với khách hàng-khâu quyết định xem
khách hàng có đủ điều khiện để vay vốn của Ngân hàng không.
Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, hoạt động cho vay luôn chiếm
tỷ trọng từ 85%-95% doanh thu, tuy nhiên công tác phân tích tín dụng, trong đó có
phân tích tình hình tài chính của khách hàng vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến hiệu quả
cho vay chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn còn caoNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam cũng không nằm ngoài trong số đó. Vì vậy đảm bảo an toàn trong cho vay là
mối quan tâm hàng đầu của mỗi Ngân hàng thương mại. Để ra quyết định cho vay
4
cũng như giám sát khách hàng sau khi cho vay, phân tích tài chính doanh nghiệp là
một khâu rất quan trọng, quyết định đến chất lượng cho vay của mỗi ngân hàng.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phân tích tài chính doanh nghiệp khi
quyết định cho vay cũng như thực tiễn công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại
Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn nhiều hạn chế, phân tích
tài chính doanh nghiệp cũng được Sở giao dịch quan tâm đặc biệt và luôn tìm cách
cải tiến, hoàn thiện hơn. Chính vì vậy, đề tài: "Hoàn thiện phân tích tài chính
doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam" đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng hoạt động tín dụng là hoạt động
chủ yếu nhất và cũng gặp nhiều rủi ro nhất, đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên
quản lý chặt chẽ hoạt động này. Do đó việc phân tích tình hình tài chính đối với
doanh nghiệp là việc làm cần thiết để tìm ra những mặt mạnh, yếu kém với nguyên
nhân của doanh nghiệp này trên cơ sở đó đề xuất giải pháp kiến nghị nhằm hoàn
thiện hoạt động cho vay tại Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khi tiến hành phân tích tài chính của doanh nghiệp luận văn sẽ tập trung vào
nhũng vấn đề sau:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp
+ Phân tích thực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động
thẩm định tín dụng tại Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
+ Xây dựng hệ thống những giải pháp, đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện phân
tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
5
Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình phân tích tài chính của doanh
nghiệp trong hoạt động tín dụng (trên khía cạnh cho vay) tại Sở giao dịch của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Sở
giao dịch của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Thời gian: từ năm 2009 đến 2014
Giai đoạn từ năm 2009-2011: là những năm nền kinh tế trong nước gặnhiều
khó khăn, tỷ lệ lạm phát cao buộc chính phủ phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt
chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công. Tốc độ tăng GDP năm
2010 đạt 7,7% năm 2011 chỉ đạt 5,9%. Điều này ảnh hưởng đến mục tiêu tăng
trưởng nói chung của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, xây dựng. Do vậy
việc xem xét, phân tích kỹ lưỡng báo cáo tài chính của các các doanh nghiệp trước
khi quyết định có cho vay hay không là việc vô cùng quan trọng đối với các ngân
hàng thương mại.
Giai đoạn từ năm 2012-2014:từ năm 2012, chính sách kinh tế nước ta đã
chuyển sang mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, sức
mua chung của nền kinh tế suy giảm tạo nên vòng luẩn quẩn: sức mua giảm - tồn
kho tăng- sản xuất giảm - nợ xấu tăng – tín dụng giảm. Điều này dẫn tới tăng truởng
GDP bình quân 4 năm 2011- 2014 chỉ đạt 5,7%/năm, khá thấp so với mục tiêu Đại
hội XI đề ra bình quân 7-7,5%/năm và thấp hơn mức điều chỉnh theo Nghị quyết
của Quốc hội 6,5-7%/năm (tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 là
7%/năm). Có thể nói giai đoạn 2011-2014 là thời kỳ nền kinh tế tang trưởng dưới
tiềm năng và mục tiêu quan trọng nhất của chính sách Nhà nước là vĩ mô, khắc
phục tình trạng bất ổn kéo dài.
Trong 3 năm 2012-2014, hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu đã tác
động kiềm hãm sức mua của thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng
doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng nhanh từ năm
2012 và kéo dài sang năm 2014.
6
Vì thế, trong suốt năm 2013 và 2014 nền kinh tế vẫn đối diện với 4 thách thức:
Một là: nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường đã thu hẹp
dư địa của các chính sách tài khóa và tiền tệ.
Hai là: tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc
nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn.Tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo
dài.Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhất là DN nước ngoài.
Ba là: do lạm phát kỳ vọng cả năm 6,5-7%, nên kéo giảm lãi suất tiết kiệm
tiền gửi bị hạn chế và lãi suất cho vay dù đã kéo giảm nhiều lần nhưng vẫn còn khá
cao, đặc biệt lãi suất trung-dài hạn , nên không kích thích được DN đang có thị
trường mở rộng đầu tư và vẫn là nguy cơ làm tăng nợ xấu đối với những DN đang
nợ lực phục hối sản xuất.
Bốn là: những nỗ lực để làm ấm thị trường bất động sản chưa mang lại nhiều
kết quả, nên thanh khoản của thị trường này ít được cải thiện.
Cho đến thời điểm cuối năm 2014, có thể nói những khó khăn của nền kinh
tế đã được cải thiện phần nào. Theo đó, GDP năm 2014 tăng 5,93%; lạm phát được
kiểm soát (tăng 1,86%), thấp nhất trong 10 năm qua. Đặc biệt hàng tồn kho ngành
công nghiệp chế biến chỉ tăng 9,4% so với mức tăng 21,5% cùng kỳ 2013; thanh
khoản ngân hàng thương mại (NHTM) có sự ổn định hơn so với các năm trước;
thành quả nổi bật là kinh tế vĩ mô ổn định hơn, lạm phát được kiểm soát, lãi suất
giảm, tỷ giá ổn định
4. Những đóng góp mới của luận văn
Phân tích tài chính doanh nghiệp luôn là nội dung quan trọng nhất của quá
trình cung cấp tín dụng cho khách hàng. Ngân hàng chỉ có thể đảm bảo được mục
tiêu an toàn tín dụng khi thực hiện nghiêm túc và có chất lượng công tác phân tích
tài chính khách hàng nói riêng. Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế hoạt
động phân tích TCDN tại Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu với hy vọng giải
quyết phần nào những vướng mắc nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính
doanh nghiệp tại Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận
văn có những đóng góp mới sau:
7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lưu Thiên Hương, 2010. Tài chính doanh nghiệp. Khoa tài chính ngân hàng
– ĐH Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
2. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB
Thống Kê.
3. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. Hà
Nội: NXB Tài chính.
4. Trịnh Thị Hoa Mai, 2009. Giáo trình Kinh tế học tiền tệ ngân hàng. Hà Nội:
NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
5. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2012, 2013, 2014. Báo cáo tổng
kết hoạt động kinh doanh của 3 năm. Hà Nội.
6. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Sở giao dịch I, 2012, 2013,
2014. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 3 năm. Hà Nội.
7. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2009. Quy định về trình tự cấp tín
dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. Hà Nội.
8. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam. Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Tiến, 2005. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà
Nội: NXB Thống Kê.
10. Lê Đức Thọ, 2005. Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại
nhà nước ở nước ta hiện nay. Luận án tiến sĩ kinh tế.
11. Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh, 2012. Phân tích hoạt động kinh doanh
của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tạp chí khoa học.
Tiếng nước ngoài
12. Athanasoglou, P.,P., Delis, M., D. and Staikouras, C., K., 2006.
Determinants of Bank Profitability in the South Eastern European Region.
MPRA Paper No.10274.
8
13. Berger, A., N., 1995a. The Relationship Between Capital and Earnings in
Banking. Journal of Money. Credit and Banking, vol.27, No.2, pages 432-
456
14. Guru, B, K., Staunton, J. and Shamugam, B., 2002. Determinants of
Commercial Bank Profitability in Malaysia. University Multimedia
Working Papers.
15. Hoffman, P., S., 2011. Determinants of the Profitability of the US banking
Industry. International Journal of Business and Social Science, Vol.2, No.22.
16. Olwney, T. and Shipho, T., M., 2011. Effects of Banking Sectoral Factors on
the Profitability of Commercial Banks in Kenya. Economics and Finance
Review, Vol. 1(5), pages 01-30.
17. Sufian, F., 2011. Profitability of the Korean Banking Setor: Panel Evidence
on Bank- Specfic and Macroeconomic Determinants, Journal of Economics
and Management, Vol. 7, No.1, Pages 43-72.
18. Sufian, F. and Chong, R., R., 2008. Determinants of bank Profitability in a
Developing Economy: Empirical Evidences From The Philippines. Asian
Academy of Management Journal of Accounting and Financial , Vol.4, No.2,
pages 91-112.
19. Vong, P., J. and Chan, H., S, 2006. Determinants of Bank Profitability in
Macau. Journal of Banking and Finance.
20. Uzhegova, O., 2010. The Relative Importance of Bank- specific Factors for
Bank Profitability in Developed and Emerging Economics. Working paper
2010/02.
Website:
21.
22.
23.
24.
25.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_hoan_thien_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghiep.pdf