Yêu cầu đặt ra đối với thông tin kế toán về kinh phí
đền bù giải tỏa tại Ban GTĐB số 2 Đà Nẵng
Thông tin kế toán về kinh phí đền bù giải tỏa tại Ban GTĐB
số 2 ngoài việc cần thiết đối với Lãnh đạo thành phố và Lãnh đạo các
Sở thì thông tin chủ yếu nhằm phục vụ cho Lãnh đạo Ban GTĐB số 2
trong việc quản lý, điều hành dự án và kiểm soát việc sử dụng kinh
phí đền bù giải tỏa.
Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần những thông tin
về tổng kinh phí đền bù giải tỏa đã cấp phát cho Ban GTĐB số 2 cũng
như số kinh phí Ban GTĐB số 2 đã sử dụng để chi trả cho các hộ dân
giải tỏa để có thể đánh giá về tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí
đền bù giải tỏa của Ban GTĐB số 2.11
Đối với Lãnh đạo Ban, thông tin được quan tâm trước hết và
thường xuyên chính là những thông tin phản ánh chi tiết về việc đền
bù giải tỏa của từng hộ dân. Ngoài ra, Lãnh đạo Ban cần quan tâm đến
những thông tin tổng hợp về kinh phí cấp phát thực tế của từng dự án
để có thể chủ động trong việc điều hành dự án triển khai đúng tiến độ
được giao.
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện thông tin kế toán về kinh phí đền bù giải tỏa tại ban giải tỏa đền bù số 2 Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó, có thể hiểu: “Thông tin kế toán là những thông tin có
được do hệ thống thông tin kế toán xử lý và cung cấp đáp ứng theo
nhu cầu của người sử dụng”.
Thông tin kế toán có những tính chất sau:
Là thông tin kế toán tài chính
Là thông tin hiện thực, đã xảy ra
Là thông tin có độ tin cậy vì mọi số liệu kế toán đều phải
có chứng từ hợp lý, hợp lệ
Là thông tin có giá trị pháp lý
b. Vai trò của thông tin kế toán
Hoạt động kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng
đều có liên hệ đến nhiều đối tượng. Mỗi đối tượng trên có những nhu
cầu thông tin riêng cần quan tâm. Do vậy, xem xét vai trò của thông
tin kế toán cần xem xét theo từng nhóm đối tượng riêng biệt.
Có thể thấy vai trò của thông tin kế toán thể hiện qua hai
nhóm đối tượng chính là các nhà quản lý ở doanh nghiệp và các đối
tượng khác bên ngoài doanh nghiệp. Cụ thể:
1.1.2. Yêu cầu đối với thông tin kế toán
Để phát huy vai trò của mình, thông tin kế toán cung cấp phải
đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Bảo đảm tính thống nhất về nội dung và phương pháp tính
toán.
- Phản ánh trung thực và khách quan thực tế hoạt động của
đơn vị.
- Phản ánh kịp thời các hoạt động kinh tế tài chính xảy ra.
- Phản ánh đầy đủ, toàn diện về mọi hoạt động kinh tế, tài
chính của đơn vị.
- Phải rõ ràng, dễ hiểu, bảo đảm cho các đối tượng sử dụng
6
đều có thể nhận thức đúng đắn hoạt động và kết quả hoạt động của
đơn vị, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của đơn vị.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN
1.2.1. Thu nhận thông tin ban đầu
Đây là giai đoạn đầu tiên của quy trình kế toán, thực hiện
chức năng thu thập các dữ liệu liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh trong doanh nghiệp. Các nghiệp vụ kinh tế trong giai
đoạn này được phân chia thành 2 nhóm: bên trong và bên ngoài. Các
nghiệp vụ kinh tế bên ngoài liên quan đến các giao dịch giữa doanh
nghiệp với các chủ thể độc lập ngoài doanh nghiệp như: người mua,
người bán, ngân hàng, nhà nước và các cá nhân, tổ chức khác.
Để thực hiện công việc này, kế toán sử dụng phương pháp
chứng từ kế toán, đó là phương pháp “sao chụp” các nghiệp vụ kinh tế
tài chính hình thành ở đơn vị.
*Việc lập chứng từ kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc:
Việc lập chứng từ kế toán phải đảm bảo yêu cầu: trung thực,
chính xác, kịp thời, đầy đủ và về nội dung phải đảm bảo tính hợp lệ,
hợp pháp. Cụ thể:
- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan
đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán.
- Chứng từ kế toán phải lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính
xác theo nội dung quy định trên mẫu.
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán
không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa.
- Chứng từ kế toán phải lập đủ số liên quy định.
- Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên
chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán
Như vậy, thu thập thông tin thông qua việc lập chứng từ là
bước đầu tiên của quy trình kế toán. Nó ảnh hưởng đầu tiên và trực
tiếp đến chất lượng các khâu sau của công tác kế toán cũng như ảnh
7
hưởng đến chất lượng thông tin kế toán.
1.2.2. Xử lý thông tin
Đây là khâu tiếp theo của khâu thu nhận thông tin. Trên cơ sở
các dữ liệu trên chứng từ, kế toán thực hiện việc xử lý và cung cấp
thông tin theo yêu cầu của quản lý.
Cuối kỳ, kế toán thực hiện việc kiểm tra số liệu kế toán tổng
hợp thông qua việc lập Bảng cân đối tài khoản, đồng thời kiểm tra số
liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết thông qua đối chiếu giữa
Sổ cái với các Bảng tổng hợp chi tiết tương ứng.
* Tổ chức sổ sách kế toán cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Kết cấu sổ kế toán phải khoa học, hợp lý, đảm bảo thuận tiện
cho việc ghi chép, hệ thống hóa, tổng hợp thông tin phục vụ cho công
tác quản lý kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm
soát của Nhà nước.
- Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một
kỳ kế toán năm.
- Sổ kế toán cần được xây dựng thiết kế phù hợp với việc ứng
dụng các phương tiện kỹ thuật.
- Đơn vị kế toán căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ tài
chính quy định để chọn một hệ thống sổ kế toán thích hợp áp dụng
cho đơn vị của mìn
1.2.3. Cung cấp thông tin
Đây là bước công việc cuối cùng trong quy trình xử lý kế toán
với đầu ra là các báo cáo kế toán phục vụ cho nhu cầu thông tin của
người sử dụng.
Tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng thông tin mà mỗi
loại báo cáo kế toán có nội dung và kết cấu riêng.
Trên phương diện kế toán tài chính, kế toán phải có nghĩa vụ
lập các Báo cáo tài chính hàng năm, bao gồm: Bảng cân đối kế toán,
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và
8
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Ngoài báo cáo tài chính, kế toán còn lập các Báo cáo Kế toán
quản trị và cung cấp các thông tin nhanh phục vụ cho nhu cầu quản lý
và tác nghiệp tại các bộ phận của doanh nghiệp.
* Tổ chức báo cáo kế toán cần đảm bảo các nguyên tắc:
- Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế trình bày trên báo cáo phải nhất
quán giữa các kỳ kế toán. Nguyên tắc này đảm bảo thông tin kế toán
có tính so sánh và tiện lợi khi sử dụng.
- Các chỉ tiêu kinh tế được trình bày trên báo cáo phải thiết
thực, được sắp xếp theo trình tự khoa học trong mối quan hệ cân đối.
- Khi lập và trình bày các báo cáo tài chính cần tuân thủ theo
nguyên tắc hoạt động liên tục.
- Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính trên cơ sở kế toán
dồn tích, ngoại trừ các thông tin được trình bày liên quan đến dòng tiền
Tóm lại, quy trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế
toán là quá trình vận dụng nhiều phương pháp khác nhau một cách
khoa học để phản ánh các đối tượng của kế toán.
1.3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ
TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐỀN
BÙ GIẢI TỎA
1.3.1. Một số khái niệm liên quan đến công tác đền bù giải tỏa
* Khái niệm Giải phóng mặt bằng: Giải phóng mặt bằng (gọi
tắt là giải tỏa) là một quá trình “làm sạch” mặt bằng thông qua việc thực
hiện di dời các công trình xây dựng, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và
một bộ phận dân cư trên một diện tích đất nhất định nhằm thực hiện quy
hoạch, cải tạo hoặc xây dựng công trình mới [13].
* Khái niệm Đền bù: Đền bù thiệt hại có nghĩa là trả lại
tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì
mọi hành vi của chủ thể khác.
* Khái niệm Hỗ trợ: Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc
9
Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố
trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới [13].
* Khái niệm Kinh phí đền bù giải tỏa: Kinh phí đền bù giải
tỏa là toàn bộ kinh phí bỏ ra cho việc thực hiện quá trình giải phóng
mặt bằng. Bao gồm: Kinh phí bồi thường về đất; kinh phí bồi thường
về các loại tài sản trên đất; kinh phí hỗ trợ; kinh phí phục vụ công tác
đền bù giải tỏa [14].
* Quy trình thực hiện công tác đền bù giải tỏa: Các Ban Giải
tỏa đền bù thực hiện quy trình đền bù giải tỏa theo Quyết định
47/2006/QĐ-UBND ngày 18/5/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng
(thường gọi tắt là Quyết định 47). Cụ thể theo trình tự như sau:
- Công bố phương án bồi thường, tái định cư
- Thực hiện công tác kiểm định
- Thực hiện công tác phúc tra
- Xét tính pháp lý về nhà và đất
- Xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ
- Hỗ trợ trong giải tỏa, tái định cư
- Chi trả tiền bồi thường, tiền hỗ trợ
- Chuẩn bị đất tái định cư
- Đăng ký đất tái định cư
1.3.2. Đặc điểm tổ chức thông tin kế toán về kinh phí đền
bù giải tỏa
a. Tổ chức thu nhận thông tin ban đầu về kinh phí đền bù
giải tỏa
b. Tổ chức hệ thống hóa thông tin kế toán về kinh phí đền
bù giải tỏa
c. Tổ chức cung cấp thông tin kế toán về kinh phí đền bù
giải tỏa
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
10
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN
VỀ KINH PHÍ ĐỀN BÙ GIẢI TỎA TẠI BAN GIẢI TỎA
ĐỀN BÙ SỐ 2 ĐÀ NẴNG
2.1. GIỚI THIỆU VỀ BAN GIẢI TỎA ĐỀN BÙ SỐ 2 ĐÀ NẴNG
2.1.1. Khái quát sự hình thành của Ban Giải tỏa đền bù số
2 Đà Nẵng
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban Giải tỏa đền bù số 2
Đà Nẵng
a. Chức năng của Ban GTĐB số 2
b. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban GTĐB số 2
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán
a. Tổ chức bộ máy kế toán
b. Mối quan hệ trong tổ chức bộ máy kế toán
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN VỀ
KINH PHÍ ĐỀN BÙ GIẢI TỎA TẠI BAN GIẢI TỎA ĐỀN BÙ
SỐ 2 ĐÀ NẴNG
2.2.1. Yêu cầu đặt ra đối với thông tin kế toán về kinh phí
đền bù giải tỏa tại Ban GTĐB số 2 Đà Nẵng
Thông tin kế toán về kinh phí đền bù giải tỏa tại Ban GTĐB
số 2 ngoài việc cần thiết đối với Lãnh đạo thành phố và Lãnh đạo các
Sở thì thông tin chủ yếu nhằm phục vụ cho Lãnh đạo Ban GTĐB số 2
trong việc quản lý, điều hành dự án và kiểm soát việc sử dụng kinh
phí đền bù giải tỏa.
Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần những thông tin
về tổng kinh phí đền bù giải tỏa đã cấp phát cho Ban GTĐB số 2 cũng
như số kinh phí Ban GTĐB số 2 đã sử dụng để chi trả cho các hộ dân
giải tỏa để có thể đánh giá về tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí
đền bù giải tỏa của Ban GTĐB số 2.
11
Đối với Lãnh đạo Ban, thông tin được quan tâm trước hết và
thường xuyên chính là những thông tin phản ánh chi tiết về việc đền
bù giải tỏa của từng hộ dân. Ngoài ra, Lãnh đạo Ban cần quan tâm đến
những thông tin tổng hợp về kinh phí cấp phát thực tế của từng dự án
để có thể chủ động trong việc điều hành dự án triển khai đúng tiến độ
được giao.
2.2.2. Thực trạng tổ chức thu thập thông tin ban đầu về
kinh phí đền bù giải tỏa tại Ban giải tỏa đền bù số 2 Đà Nẵng
* Tổ chức thu thập thông tin ban đầu về chi phí đền bù giải
tỏa tại Ban Giải tỏa đền bù số 2 Đà Nẵng
Trong quy trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, để thu
thập những thông tin ban đầu về chi phí đền bù giải tỏa, Ban giải tỏa
đền bù số 2 đã thiết lập một hệ thống chứng từ kế toán, cụ thể:
+ Hồ sơ kỹ thuật thửa đất và Quyết định thu hồi đất
+ Biên bản kiểm định, bản vẽ mặt bằng và biên bản phúc tra
phần ngầm
+ Biên bản phúc tra theo Quyết định 47
+ Các loại giấy tờ thu nhận trong công tác kiểm định
+ Biên bản họp xét tính pháp lý về nhà, đất
+ Quyết định phê duyệt kết quả xét tính pháp lý nhà, đất
+ Bảng tính giá trị đền bù
+ Quyết định phê duyệt giá trị đền bù, hỗ trợ
+ Biên bản bàn giao mặt bằng
+ Đơn nhận tiền thuê nhà
+ Phiếu chi và biên bản về việc chi trả tiền đền bù, hỗ trợ
Để đảm bảo cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin về từng hộ
giải tỏa, chứng từ kế toán về chi phí đền bù tại Ban GTĐB số 2 được
lưu trữ theo từng hộ dân..
* Tổ chức thu thập thông tin kế toán về nguồn kinh phí đền
bù giải tỏa tại Ban Giải tỏa đền bù số 2 Đà Nẵng
12
Để sao chụp các nghiệp vụ về cấp phát vốn và nộp trả vốn
ngân sách, Ban Giải tỏa đền bù số 2 đã sử dụng các chứng từ theo mẫu
quy định của Bộ tài chính, bao gồm:
+ Giấy rút vốn đầu tư
+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư
+ Bảng kê xác nhận khối lượng hoàn thành (có xác nhận của
đơn vị chủ đầu tư, hội đồng GPMB và đơn vị địa phương)
+ Giấy nộp trả vốn đầu tư vào ngân sách nhà nước.
2.2.3. Thực trạng tổ chức hệ thống hóa thông tin kế toán
về kinh phí đền bù giải tỏa tại Ban giải tỏa đền bù số 2
Trên cơ sở chứng từ phát sinh, kế toán sắp xếp lại chứng từ
theo trình tự thời gian và phân loại theo đối tượng là từng hộ dân
thuộc từng dự án, sau đó tiến hành ghi sổ kế toán.
Hệ thống sổ sách kế toán tại Ban giải toả đền bù số 2 được tổ
chức theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
Hiện nay, tại Ban giải tỏa đền bù số 2 đang triển khai thực
hiện hơn 40 dự án. Việc tổ chức hệ thống hóa thông tin kế toán về
kinh phí đền bù giải tỏa tại Ban cụ thể như sau:
* Tổ chức hệ thống hóa thông tin kế toán về nguồn kinh phí
đền bù giải tỏa
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ phát sinh: Giấy rút vốn
đầu tư; giấy nộp trả vốn đầu tư vào ngân sách nhà nước, kế toán phân
loại và sắp xếp các chứng từ theo trình tự thời gian sau đó lập chứng
từ ghi sổ. Đồng thời ghi chép vào các sổ kế toán chi tiết về nguồn kinh
phí đền bù giải tỏa.
- Sổ kế toán chi tiết nguồn kinh phí đền bù giải tỏa. Sổ gồm
hai loại:
+ Sổ được mở theo trình tự thời gian phát sinh chứng từ
+ Sổ được mở chi tiết theo từng dự án
- Sổ kế toán tổng hợp tài khoản nguồn kinh phí đền bù giải tỏa
13
(Sổ Cái TK 462.2).
VP UỶ BAN NHÂN DÂN TP ĐÀ NẴNG Mẫu số S02C-H
BAN GIẢI TỎA ĐỀN BÙ SỐ 2 ĐÀ NẴNG
(Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC ngày
30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính)
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ)
Tài khoản 462.2 (Nguồn Kinh phí đền bù giải tỏa các dự án)
Năm: 2014
Số dư đầu năm: 2,258,009,200,474 đồng
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số
hiệu
TK
ĐƯ
Số tiền
Ghi
chú
Số hiệu
Ngày
tháng
Nợ Có
1 2 3 4 5 6 7 .
13/01/14 8/CTGS 13/1/14
Ngân Sách cấp
Kính phí ĐBGT
các dự án
112.2 1,132,459,300
22/01/14 15/CTGS 22/1/14
Ngân Sách cấp
Kính phí ĐBGT
các dự án
112.2 143,480,900
27/01/14 19/CTGS 27/1/14
Ngân Sách cấp
Kính phí ĐBGT
các dự án
112.2 19,312,142,280
.. . . . . . .
Cộng tháng 01 năm 2014 0 20,668,195,480
22/05/14 89/CTGS 05/05/14
Nộp trả NS giảm
KP ĐBGT các dự
án
662.2 2,020,000,000
.. . . . . . .
Cộng năm 2014 4,523,011,167 1,106,202,835,818
Số dư đến cuối năm 2014 3,359,689,025,125
Sổ này có: 04 trang, đánh số từ 01 đến
04
Đà Nẵng, ngày 31 tháng 12 năm 2014
Người lập Kế toán trưởng Trưởng ban
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Số liệu trên Sổ Cái tài khoản nguồn kinh phí ĐBGT sau khi
được đối chiếu khớp đúng với số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết tài
khoản 462.2 sẽ được dùng để lập chỉ tiêu về nguồn kinh phí ĐBGT
trên Báo cáo tài chính.
* Tổ chức hệ thống hóa thông tin kế toán về Chi phí đền bù
giải tỏa
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ phát sinh về chi trả kinh
14
phí đền bù giải tỏa: Phiếu chi và Ủy nhiệm chi, kế toán phân loại và
sắp xếp các chứng từ theo trình tự thời gian sau đó lập chứng từ ghi
sổ. Đồng thời ghi chép vào các sổ kế toán chi tiết về chi phí đền bù
giải tỏa.
- Sổ kế toán chi tiết Chi phí đền bù giải tỏa: gồm 02 loại sổ:
+ Sổ kế toán chi tiết được mở theo trình tự thời gian phát sinh
chứng từ
+ Sổ kế toán chi tiết được mở cho từng dự án có kết hợp theo
từng hộ dân tại một dự án
- Để có số liệu lập Bảng tổng hợp chi tiết TK 662.2, kế toán
phải thực hiện một số thao tác xử lý số liệu trên các sổ kế toán chi tiết
từng dự án mới có được số tiền chi trả của từng tháng. Bảng tổng hợp
chi tiết này được dùng để kiểm tra, đối chiếu số liệu với sổ kế toán
tổng hợp và là căn cứ để lập một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
- Sổ kế toán tổng hợp tài khoản Chi phí đền bù giải tỏa (Sổ
Cái TK 662.2): Hằng ngày, từ chứng từ ghi sổ, kế toán ghi chép nội
dung về chi phí đền bù giải tỏa vào Sổ Cái tài khoản chi phí đền bù
giải tỏa.
Bảng 2.7: Sổ cái
VP UỶ BAN NHÂN DÂN TP ĐÀ NẴNG Mẫu số S02C-H
BAN GIẢI TỎA ĐỀN BÙ SỐ 2 ĐÀ NẴNG
(Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC ngày
30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính)
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ)
Tài khoản 662.2 (Chi phí đền bù giải tỏa các dự án)
Năm: 2014
Số dư đầu năm: 2,236,574,923,697 đồng
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu
TK đối
ứng
Số tiền
Ghi
chú Số hiệu
Ngày
tháng
Nợ Có
1 2 3 4 5 6 7 .
02/01/14 1/CTGS 02/01/14
Chi tiền mặt chi
tiền đền bù giải
tỏa các DA
111 1,892,597,130
03/01/14 2/CTGS 03/01/14
Chi tiền mặt chi
tiền đền bù giải
tỏa các DA
111 2,757,465,810
03/01/14 2/CTGS 03/01/14 Thu hoàn đền bù 111 1,980,000
15
.. . . . . . .
17/1/14 12/CTGS 17/1/14
Chuyển khoản tiền
ĐBGT các dự án
112.2 2,937,500
Cộng tháng 01/2014 27,260,795,850 7,980,000
.. . . . . . .
27/12/14 245/CTGS 27/12/14 Thu hoàn đền bù 111 54,931,620
30/12/14 247/CTGS 30/12/14
Chi tiền mặt chi
tiền đền bù giải
tỏa các DA
111 3,885,219,550
Cộng tháng 12/2014 87,295,378,930 100,607,720
Cộng năm 2014 1,099,460,899,536 754,923,162
Số dư cuối năm 2014 3,335,280,900,071
Sổ này có: 09 trang, đánh số từ 01 đến 09
Đà Nẵng, ngày 31 tháng 12 năm 2014
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng Trưởng ban
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Số liệu từ Sổ Cái tài khoản 662.2 sau khi đối chiếu khớp đúng
với Bảng tổng hợp chi tiết chi phí đền bù giải tỏa sẽ được dùng để lập
chỉ tiêu chi phí đền bù giải tỏa (TK 662.2) trên báo cáo tài chính.
2.2.4. Thực trạng tổ chức cung cấp thông tin kế toán về
kinh phí đền bù giải tỏa tại Ban GTĐB số 2
Để cung cấp thông tin kế toán về kinh phí đền bù giải tỏa đáp
ứng được nhu cầu thông tin của người sử dụng, Ban GTĐB số 2 đã tổ
chức cả hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo kế toán quản
trị, cụ thể như sau:
- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách năm
- Ngoài việc cung cấp thông tin kế toán thông qua các báo cáo
bắt buộc trên, Ban GTĐB số 2 còn tổ chức cung cấp thông tin kế toán
về kinh phí đền bù giải tỏa thông qua việc tổ chức hệ thống báo cáo kế
toán quản trị như sau:
+ Báo cáo tuần: Thứ tư hàng tuần, các phòng ban có nhiệm vụ
lập Báo cáo tuần để báo cáo về kết quả công việc của từng bộ phận đã
giải quyết được trong tuần và nêu những vướng mắc (nếu có) để Lãnh
đạo Ban nắm bắt kịp thời tiến độ triển khai các dự án cũng như nhanh
chóng đưa ra các biện pháp giải quyết những vướng mắc, khó khăn.
+ Hàng tháng, Ban GTĐB số 2 có trách nhiệm gửi báo cáo về
16
tiến độ GPMB và tình hình cấp phát kinh phí đền bù giải tỏa cho Văn
phòng UBND thành phố đối với những dự án trọng điểm đang triển
khai và những dự án cần bổ sung thêm kinh phí.
Ngoài ra, Ban GTĐB số 2 thường xuyên phải báo cáo đột xuất
theo yêu cầu của đồng chí Bí thư thành ủy hoặc Chủ tịch UBND thành
phố:
+ Báo cáo về tình hình nợ đất tái định cư dẫn đến làm phát
sinh tăng thêm kinh phí chi hỗ trợ tiền thuê nhà.
Để lập báo cáo này, kế toán sẽ xử lý số liệu từ sổ chi tiết chi
phí đền bù giải tỏa các dự án để có được thông tin về số hộ dân chưa
được giao đất do đang được nhận tiền hỗ trợ thuê nhà để ở, ngày bàn
giao mặt bằng.
+ Báo cáo rà soát kinh phí các dự án trong kế hoạch năm chưa
triển khai chi trả
Số liệu để lập báo cáo này được lấy từ các sổ chi tiết chi phí
đền bù giải tỏa và nguồn kinh phí đền bù giải tỏa các dự án và trên cơ
sở tổng hợp các Quyết định giao kế hoạch vốn và Thông báo phân bổ
vốn trong năm (Bảng 2.11).
Qua báo cáo rà soát kinh phí các dự án, Lãnh đạo thành phố
có thể nắm bắt được thông tin về tình hình chi trả tiền đền bù giải tỏa
của các dự án đã được giao kế hoạch vốn từ đầu năm. Thông thường,
Lãnh đạo thành phố sẽ điều tiết bằng cách cắt giảm kế hoạch vốn của
những dự án triển khai chậm tiến độ để điều chuyển bổ sung kế hoạch
vốn cho các dự án đang có nhu cầu cấp thiết về vốn.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ
TOÁN VỀ KINH PHÍ ĐỀN BÙ GIẢI TỎA TẠI BAN GIẢI TỎA
ĐỀN BÙ SỐ 2
2.3.1. Về việc tổ chức thu thập thông tin ban đầu
Chất lượng của việc tổ chức thu thập thông tin ban đầu được
đánh giá bởi chất lượng của hệ thống chứng từ kế toán về kinh phí đền
17
bù giải tỏa. Thực tế cho thấy việc tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
tại Ban có những ưu, nhược điểm như sau:
* Ưu điểm
- Hệ thống chứng từ về kinh phí đền bù giải tỏa tại Ban được lập
đầy đủ theo quy định tại Quyết định số 47/2006/QĐ-UBND ngày
18/5/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc quy định
trình tự, trách nhiệm trong việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
- Các chứng từ đầu vào phản ánh rõ hiện trạng tài sản được
đền bù.
- Quy trình luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận khá chặt chẽ.
- Chứng từ được lưu trữ một cách khoa học, đảm bảo việc
cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời cho Lãnh đạo Ban
và các cơ quan nhà nước khi có yêu cầu kiểm tra.
* Nhược điểm
- Quá trình lập các chứng từ ban đầu còn thiếu sự kiểm soát
của một số đơn vị ban ngành liên quan.
- Việc lập các chứng từ ban đầu chưa đảm bảo thật sự khách
quan, vẫn còn có thể xảy ra sai sót do cố ý trong việc lập khống khối
lượng hay lập khối lượng lớn hơn thực tế, ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin cung cấp.
- Vẫn còn những sai phạm về khâu lập chứng từ
- Việc thu thập những bằng chứng để có thể minh chứng về sự
tồn tại của tài sản bị giải tỏa chưa thật đầy đủ, thiếu cơ sở.
- Việc thực hiện không đúng theo quy trình đối với một số
công đoạn có thể dẫn đến những rủi ro như đền bù bị trùng lắp, đền bù
sai đối tượng, gây thất thoát trong sử dụng kinh phí đền bù giải tỏa,
hay thông tin cung cấp thiếu cơ sở pháp lý.
2.3.2. Về việc tổ chức thệ thống hóa thông tin kế toán
* Ưu điểm: Các loại sổ sách kế toán được mở khá đầy đủ; kết
cấu sổ tương đối khoa học, hợp lý, dễ dàng trong ghi chép và đáp ứng
18
được nhu cầu thông tin cho việc lập các chỉ tiêu trên các báo cáo kế toán.
* Nhược điểm:
- Đơn vị không mở sổ kế toán chi tiết về chi trả đền bù giải
toả từng dự án theo trình tự thời gian chứng từ phát sinh, đòi hỏi phải
phát sinh thêm những thao tác xử lý số liệu mới có được thông tin cần
thiết để cung cấp cho việc lập Bảng tổng hợp chi tiết chi phí đền bù
giải tỏa cũng như lập các báo cáo khi được yêu cầu. Điều này có thể
ảnh hưởng đến tiến độ báo cáo.
- Sổ kế toán chi tiết nguồn kinh phí đền bù giải tỏa theo từng
dự án chưa kết hợp theo dõi việc cấp tạm ứng kinh phí và thanh toán
hoàn tạm ứng kinh phí với Kho bạc nhà nước. Do đó, đơn vị sẽ mất
thời gian trong việc tổng hợp số liệu để đối chiếu số dư nợ tạm ứng
với KBNN mỗi khi được yêu cầu.
- Cuối tháng, kế toán chưa thực hiện việc in sổ kế toán ra
giấy và đóng thành quyển riêng cho từng tháng. Một số loại sổ kế
toán chi tiết chỉ được kế toán lưu trữ trên máy vi tính, khi kết thúc dự
án mới in sổ kế toán ra giấy để làm quyết toán dự án và lưu trữ. Như
vậy, đơn vị sẽ thiếu bằng chứng phục vụ cho việc kiểm tra đột xuất
khi được yêu cầu.
2.3.3. Về việc tổ chức cung cấp thông tin kế toán
* Ưu điểm:
- Nội dung các báo cáo tương đối đầy đủ, phản ánh rõ được
tình hình thực hiện dự án và những vướng mắc của dự án, đáp ứng
được nhu cầu thông tin của từng đối tượng sử dụng.
- Tiến độ báo cáo kịp thời.
- Kết cấu các báo cáo tương đối rõ ràng, dễ hiểu.
* Nhược điểm
- Biểu mẫu báo cáo tháng của Ban trình bày theo lối diễn giải
(file word) nên không có tính tổng hợp và khó giúp Lãnh đạo thành
phố nắm bắt nhanh được nhu cầu kinh phí cần bổ sung cho toàn bộ
19
các dự án đang triển khai tại Ban Giải tỏa đền bù số 2.
- Báo cáo tình hình nợ đất tái định cư mới chỉ phản ánh được
số hộ dân và số lô đất còn nợ tại thời điểm báo cáo, chưa phản ánh
được mức độ ảnh hưởng của việc nợ đất tái định cư tới việc làm tăng
thêm kinh phí đền bù giải tỏa do việc tăng chi phí chi hỗ trợ tiền thuê
nhà trong thời gian chờ nhận đất tái định cư thực tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC
THÔNG TIN KẾ TOÁN VỀ KINH PHÍ ĐỀN BÙ GIẢI TỎA TẠI
BAN GTĐB SỐ 2 ĐÀ NẴNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG THÔNG TIN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THÔNG
TIN KẾ TOÁN VỀ KINH PHÍ ĐỀN BÙ GIẢI TỎA TẠI BAN
GIẢI TỎA ĐỀN BÙ SỐ 2 ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng được đánh giá là một trong các thành phố thực hiện
tốt nhất công tác đền bù giải phóng mặt bằng trong cả nước. Từ năm
2005 đến nay vấn đề chỉnh trang đô thị và an sinh xã hội luôn được coi
là mục tiêu hàng đầu trong việc đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
5 năm của thành phố. Để đạt được mục tiêu công tác đền bù giải tỏa luôn
được các Lãnh đạo thành phố quan tâm. Mặc dù vậy, hoạt động này lại
tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Yêu cầu đặt ra đối với thông tin kế toán về kinh phí đền bù
giải tỏa tại Ban GTĐB số 2 là thông tin cần phải đáp ứng được yêu
cầu kiểm soát của Lãnh đạo Ban cũng như đáp ứng nhu cầu thông tin
của Lãnh đạo thành phố và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm giúp
các nhà Lãnh đạo có thể đánh giá được tình hình sử dụng kinh phí đền
bù giải tỏa tại đơn vị và có thể dễ dàng ra quyết định.
Vì vậy, vấn đề hoàn thiện thông tin kế toán về kinh phí đền bù
20
giải tỏa tại Ban GTĐB số 2 hay đúng hơn là quan tâm hoàn thiện
nhằm đảm bảo thông tin cung cấp thật sự đáng tin cậy và kịp thời đáp
ứng nhu cầu thông tin của từng đối tượng sử dụng.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THÔNG
TIN KẾ TOÁN VỀ KINH PHÍ ĐỀN BÙ GIẢI TỎA TẠI BAN
GIẢI TỎA ĐỀN BÙ SỐ 2 ĐÀ NẴNG
Qua nghiên cứu thực trạng tổ chức thông tin kế toán về kinh
phí đền bù giải tỏa tại Ban GTĐB số 2, tác giả đề xuất định hướng
hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán về kinh phí
đền bù giải tỏa tại Ban GTĐB số 2 là hoàn thiện tổ chức thông tin kế
toán về kinh phí đền bù giải tỏa tại Ban, cụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_hoan_thien_thong_tin_ke_toan_ve_kinh_phi_de.pdf