Tóm tắt Luận văn Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện châu đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Qua nghiên cứu, nhận thấy Hoạt động giám sát của HĐND

cấp xã tại huyện Củ Chi trong những năm qua, bên cạnh những mặt

đạt được cũng còn một số mặt hạn chế nhất định, nguyên nhân của

những hạn chế là do nhận thức về trách nhiệm giám sát của một số

đại biểu HĐND chưa cao; việc tổ chức hoạt động giám sát của

HĐND ở các xã là không thống nhất. Từ nguyên nhân của những

hạn chế, các giải pháp được đưa ra là: Thường trực HĐND và

UBND cần xây dựng quy chế về mối quan hệ làm việc cụ thể; tăng

số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND cấp xã đối với

Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban của Ban Pháp chế và Ban Kinh tế -

xã hội; tăng số lượng đại biểu HĐND cấp xã đảm bảo hợp lý để

thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND các xã, thị trấn; tăng

cường mối quan hệ phối hợp giữa HĐND với UBND và MTTQ ở

các xã, thị trấn trên địa bàn huyện

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện châu đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động giám sát của HĐND cấp xã; 4 - Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động giám sát của HĐND cấp xã, tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2016-2021 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin (Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước, pháp luật, HĐND và hoạt động giám sát của HĐND các cấp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu; - Phương pháp thống kê - tổng hợp; - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin; - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận 5 Luận văn có những đóng góp nhất định về mặt lý luận, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về hoạt động nói chung và hoạt động giám sát nói riêng của HĐND cấp xã. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể có những đóng góp vào thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND nói chung và của HĐND cấp xã nói riêng, trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng như các địa bàn khác trong phạm vi cả nước. 7. Kết cấu của Luận văn Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã. Chương 2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chương 3. Các giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ 1.1. Hội đồng nhân dân cấp xã 1.1.1. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp xã Điều 113 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và 6 pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. HĐND xã là cơ quan quyền lực nhà nước gần dân nhất, thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với nhân dân, nắm bắt tâm tư, tình hình đời sống của nhân dân ở xã, tính đại diện của HĐND ở xã thể hiện rõ qua 02 chức năng cơ bản: HĐND xã thay mặt cho nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở xã và thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND xã; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở xã. 1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp xã HĐND ở xã thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. 1.1.3. Cơ cấu của Hội đồng nhân dân cấp xã Cơ cấu của HĐND ở xã bao gồm các đại biểu HĐND xã, Thường trực HĐND xã và các Ban của HĐND xã. 1.1.4. Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã Cũng như HĐND cấp tỉnh và HĐND cấp huyện, HĐND cấp xã có nhiệm kỳ 05 năm, hoạt động của HĐND cấp xã thông qua kỳ họp HĐND xã, hoạt động của Thường trực HĐND xã, hoạt động của Ban của HĐND xã và hoạt động của các đại biểu HĐND xã. 1.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã 1.2.1. Những vấn đề cơ bản về giám sát 1.2.1.1. Khái niệm chung về giám sát Giám sát là việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện đúng hoặc chưa đúng những điều đã được quy định về một việc làm cụ thể, đối với một đối tượng nhất định, để từ đó có biện 7 pháp điều chỉnh hoặc xử lý đối với việc làm sai, nhằm đạt được mục đích đã đề ra, bảo đảm cho các quy định được thực hiện đúng và đầy đủ. 1.2.1.2. Khái niệm giám sát của Hội đồng nhân dân Căn cứ vào quy định của Luật, giám sát của HĐND là việc HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại HĐND, đại biểu HĐND theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. 1.2.1.3. Các thành tố của giám sát Các thánh tố của giám sát bao gồm: Chủ thể giám sát; đối tượng giám sát; mục đích của giám sát; nội dung giám sát; hình thức giám sát và kết quả giám sát. 1.2.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã 1.2.2.1. Chủ thể giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã Chủ thể giám sát của HĐND cấp xã, bao gồm: Giám sát của HĐND xã, giám sát của Thường trực HĐND xã, giám sát của các Ban của HĐND xã và giám sát của đại biểu HĐND xã. 1.2.2.2. Đối tượng giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã Đối tượng giám sát của HĐND cấp xã, bao gồm: Thường trực HĐND xã, UBND xã, Ban của HĐND xã; Chủ tịch UBND xã và các thành viên khác của UBND xã; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương. 1.2.2.3. Nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã Giám sát của HĐND cấp xã gồm các nội dung: Giám sát hoạt động của Thường trực HĐND xã; giám sát việc thực hiện nghị 8 quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động của UBND xã; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND xã; giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. 1.2.2.4. Hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã Căn cứ theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, HĐND xã tiến hành hoạt động giám sát thông qua các hình thức: Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND xã, Ban của HĐND xã và UBND xã; chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn; xem xét quyết định của UBND xã; giám sát chuyên đề; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND xã bầu; thẩm tra báo cáo; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND bao gồm: - Quy định của pháp luật về quyền và trách nhiệm giám sát - Cách tổ chức các hoạt động giám sát - Sự hợp tác của đối tượng chịu sự giám sát - Năng lực của người giám sát - Cơ sở vật chất và điều kiện để thực hiện hoạt động giám sát 1.3. Kinh nghiệm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ở một số địa phương khác 1.3.1. Kinh nghiệm tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh 9 Qua nghiên cứu, nhận thấy Hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện Củ Chi trong những năm qua, bên cạnh những mặt đạt được cũng còn một số mặt hạn chế nhất định, nguyên nhân của những hạn chế là do nhận thức về trách nhiệm giám sát của một số đại biểu HĐND chưa cao; việc tổ chức hoạt động giám sát của HĐND ở các xã là không thống nhất. Từ nguyên nhân của những hạn chế, các giải pháp được đưa ra là: Thường trực HĐND và UBND cần xây dựng quy chế về mối quan hệ làm việc cụ thể; tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND cấp xã đối với Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban của Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - xã hội; tăng số lượng đại biểu HĐND cấp xã đảm bảo hợp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND các xã, thị trấn; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa HĐND với UBND và MTTQ ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. 1.3.2. Kinh nghiệm tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội Qua nghiên cứu, nhận thấy hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội cũng còn một số hạn chế, và nguyên nhân được xác định là do năng lực của đại biểu HĐND còn yếu; nội dung giám sát còn dàn trải; công tác đôn đốc các đơn vị sau giám sát chưa thường xuyên; mức phụ cấp cho đại biểu HĐND còn thấp. Các giải pháp được đưa ra là: Đổi mới phương pháp và cách thức giám sát của HĐND xã; nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND; tăng cường trách nhiệm của chính quyền huyện Hoài Đức đối với HĐND cấp xã. 1.3.3. Kinh nghiệm rút ra từ các địa phương Qua các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát của HĐND cấp xã của huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh và huyện 10 Hoài Đức, thành phố Hà Nội, có một số giải pháp tương đối phù hợp có thể tham khảo, nhưng có những giải pháp không phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của các xã, thị trấn của huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tiểu kết chương 1 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 2.1. Tổng quan về huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2.1.1. Vị trí địa lý Huyện Châu Đức được thành lập và hoạt động từ tháng 8 năm 1994 theo Nghị định số 45/1994/NĐ-CP, ngày 02 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 42.456,61 ha, bằng 21,34% diện tích tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dân số của huyện hiện nay là 162.781 người. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Châu Đức là huyện nông nghiệp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hầu hết đất đai của huyện là đất đỏ, vàng, đen trên nền đất bazan, thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm như cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn trái. Huyện Châu Đức được bao bọc bởi hai con sông lớn là Sông Xoài và Sông Ray, cùng với hệ thống suối, rạch nhỏ và hồ chứa thủy lợi phục vụ đắc lực cho việc tưới tiêu. Châu Đức có tuyến giao thông huyết mạch quan trọng đi qua là quốc lộ 56 và tuyến đường Hòa Bình - Mỹ Xuân nối dài đến quốc lộ 51, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương để 11 phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, xây dựng, văn hóa, đặc biệt là phát triển nông nghiệp hàng hóa. Thu nhập từ nông nghiệp là nguồn thu chính của huyện; dân cư của huyện Châu Đức đa số là người ở các tỉnh khác đến lập nghiệp, sinh sống, vì vậy đời sống của người dân mang bản sắc văn hóa đa vùng miền. 2.1.3. Đơn vị hành chính cấp xã Huyện Châu Đức có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 01 thị trấn với tổng số 113 thôn, ấp, khu phố. 2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (nhiệm kỳ 2016-2021) 2.2.1. Thực trạng về tổ chức của Hội đồng nhân dân HĐND xã nhiệm kỳ 2016-2021 được cử tri của 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện bầu ra 426 đại biểu. Thường trực HĐND xã gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND xã. Chủ tịch HĐND xã hoạt động kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch HĐND xã hoạt động chuyên trách. HĐND ở mỗi xã thành lập 02 Ban, gồm Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - xã hội. Mỗi Ban có 05 thành viên, gồm 01 Trưởng ban, 01 Phó Trưởng ban và 03 ủy viên, tất cả đều hoạt động kiêm nhiệm. 2.2.2. Thực trạng về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân 2.2.2.1. Thực trạng cơ cấu về giới, thành phần, độ tuổi, ngành nghề, trình độ của đại biểu HĐND - Về giới: Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND xã là 28,63%. - Về thành phần: Đại biểu đại diện cho các thành phần, như tôn giáo, dân tộc, giáo dục cơ cấu không đồng đều và chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số đại biểu HĐND xã. 12 - Về độ tuổi: Số lượng đại biểu là người trẻ tuổi còn ít, chỉ chiếm 15,25%. - Về ngành nghề: Đại biểu HĐND xã được cơ cấu khá đầy đủ ở các ngành nghề, từ công nhân, nông dân, đến các tầng lớp trí thức, kể cả kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ cơ cấu giữa đại biểu là cán bộ, công chức ở xã (66,43%) và đại biểu là cán bộ thôn, ấp, khu phố (29,57%) là chưa hợp lý, điều này đã phần nào ảnh hưởng đến tính đại diện cho nhân dân. - Về trình độ: Số đại biểu chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao: 35,68%; có nhiều đại biểu trình độ học vấn chỉ ở bậc trung học cơ sở, thậm chí có cả bậc tiểu học. Về trình độ lý luận chính trị, đại biểu có trình độ cao cấp chỉ chiếm tỷ lệ 2,34%. 2.2.2.2. Thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đại biểu Hội đồng nhân dân 100% đại biểu HĐND xã xã nhiệm kỳ 2016-2021trên địa bàn huyện Châu Đức đã được tham dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho đại biểu HĐND xã. Tuy nhiên, từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 3 năm 2019, đại biểu mới chỉ tham dự được một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Điều này đã phần nào làm giảm chất lượng hoạt động của HĐND xã. 2.2.2.3. Thực trạng về chế độ, chính sách đãi ngộ và điều kiện làm việc của đại biểu Hội đồng nhân dân Hiện nay, đại biểu HĐND xã được hưởng chế độ hoạt động phí hàng tháng bằng hệ số 0,3 nhân với mức lương cơ bản, ngoài ra, đại biểu HĐND xã còn được chi bồi dưỡng khi tham gia các hoạt động của HĐND. (Quy định tại Nghị quyết số 81/2016/NQ-HĐND, ngày 09 tháng 12 năm 2016 của HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vè “Quy định một số chế độ, định mức chi cho hoạt động của Hội đồng 13 nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhiệm kỳ 2016-2021”. Điều kiện làm việc của đại biểu HĐND xã chưa thực sự tốt, nhất là những xã vùng xa, xã khó khăn. Máy móc chưa được trang bị đầy đủ (máy vi tính, máy photocopy), các thiết bị điện tử phục vụ cho việc cập nhật thông tin còn thiếu. 2.2.3. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 2.2.3.1. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp Từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 3 năm 2019, HĐND xã tại huyện Châu Đức đã tổ chức được tổng cộng 116 kỳ họp. Hoạt động giám sát của HĐND xã tại kỳ họp thông qua những hình thức: Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND xã, Ban của HĐND xã và UBND xã; chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND xã bầu. Nhận xét về hoạt động giám sát của HĐND xã tại kỳ họp: - Về ưu điểm: Hoạt động giám sát của HĐND xã tại kỳ họp đã được chú trọng hơn, các hình thức giám sát thực hiện đảm bảo đúng quy trình theo luật định; các báo cáo công tác của Thường trực HĐND xã, Ban của HĐND xã và UBND xã được xem xét một cách đầy đủ; nội dung chất vấn tập trung vào những vấn đề bức xúc tại địa phương; việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND xã bầu được tiến hành nghiêm túc, khách quan và dân chủ. - Về hạn chế: Tỷ lệ đại biểu HĐND tham gia ý kiến tại kỳ họp còn thấp; việc xem xét các báo cáo chưa sâu, chưa toàn diện; số 14 đại biểu HĐND tham gia chất vấn còn ít và chất lượng chưa cao, chưa thể hiện hết vai trò của người đại biểu khi tham gia chất vấn. 2.2.3.2. Giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân Thường trực HĐND xã thực hiện hoạt động giám sát thông qua các hình thức: Xem xét quyết định của UBND xã có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND xã; chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn; giám sát chuyên đề; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Nhận xét về hoạt động giám sát của Thường trực HĐND xã: - Về ưu điểm: Thường trực HĐND xã đã triển khai, thực hiện tốt các nội dung, chương trình giám sát theo Nghị quyết HĐND xã đề ra, tập trung vào những vấn đề mà cử tri đang quan tâm; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được giám sát chặt chẽ. - Về hạn chế: Chưa tổ chức được các cuộc giải trình, chất vấn tại phiên họp của Thường trực HĐND; việc giải quyết kiến nghị sau giám sát còn chậm nhưng chưa được Thường trực HĐND thường xuyên theo dõi, đôn đốc; 2.2.3.3. Hoạt động giám sát của Ban của Hội đồng nhân dân Ban của HĐND xã thực hiện hoạt động giám sát thông qua hai hình thức: Thẩm tra báo cáo theo sự phân công của HĐND, Thường trực HĐND; giám sát chuyên đề. Nhận xét về hoạt động giám sát của Ban của HĐND: 15 - Về ưu điểm: Ban của HĐND xã đã có nhiều cố gắng trong thực hiện hoạt động giám sát; nội dung, chương trình giám sát được triển khai, thực hiện theo Nghị quyết HĐND xã đề ra; tổ chức được nhiều cuộc giám sát trên nhiều lĩnh vực. - Về hạn chế: Việc thẩm tra báo cáo của các Ban chưa đạt hiệu quả, phần nhiều chỉ mang tính hình thức; giám sát chuyên đề ở một số lĩnh vực chưa được đầu tư nhiều thời gian; việc kiểm tra, theo dõi giải quyết kiến nghị sau giám sát chưa được chú trọng. 2.2.3.4. Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân Đại biểu HĐND xã tham gia các hoạt động giám sát sau: Giám sát báo cáo công tác; chất vấn; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu; tham gia các đoàn giám sát do HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND thành lập; thẩm tra báo cáo; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Nhận xét về hoạt động giám sát của đại biểu HĐND: - Về ưu điểm: Đa số đại biểu HĐND xã đều nhiệt tình, có ý thức trong thực hiện hoạt động của người đại biểu, nhất là thể hiện chính kiến của mình trong tham gia lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; tỷ lệ đại biểu HĐND tham gia các đoàn giám sát của Thường trực HĐND, Ban của HĐND xã khá cao, từ 70% đến trên 90%. - Về hạn chế: Tuy chất lượng đại biểu HĐND xã có được nâng lên nhưng khả năng phân tích vấn đề, khả năng am hiểu chuyên sâu của đại biểu còn hạn chế; số đại biểu trẻ ít tham gia ý kiến, thậm chí có những đại biểu cả nhiệm kỳ không tham gia ý kiến hay chất vấn lần nào; một số đại biểu khác chưa thể hiện được 16 hết vai trò của mình. Một vài số liệu điều tra dưới đây sẽ phản ánh thực tế những hạn chế nói trên: Bảng đánh giá vai trò, trách nhiệm của đại biểu HĐND thông qua các hoạt động giám sát Đơn vị tính: Đại biểu Nội dung đánh giá đại biểu HĐND Tần số Tỷ lệ % Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm 138 58,72 Có phát huy vai trò nhưng chưa thể hiện hết trách nhiệm 93 39,57 Chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm 04 1,70 Tổng 235 100.0 (Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài) Ở bảng trên có thể nhận thấy, tuy vai trò, trách nhiệm của đại biểu HĐND ngày càng được nâng lên, mối quan hệ giữa đại biểu dân cử với cử tri ngày càng được cải thiện, nhưng vẫn còn không ít đại biểu chưa thể hiện hết vai trò, trách nhiệm của mình; một số đại biểu là cán bộ, công chức cấp xã, chưa gắn nhiệm vụ chuyên môn với nhiệm vụ của đại biểu HĐND. 2.3. Đánh giá chung hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2.3.1. Những mặt mạnh Hoạt động giám sát của HĐND xã đã có nhiều nỗ lực đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, chất lượng giám sát ngày càng được chú trọng, thể hiện ở các mặt: Thường trực HĐND xã, các Ban của HĐND xã đã triển khai, thực hiện tốt các nội dung, chương trình giám sát theo Nghị quyết HĐND xã đề ra; qua giám sát, HĐND xã đã kịp thời phát hiện những vần đề cần giải quyết, 17 những khó khăn, vướng mắt trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND; hoạt động giám sát của HĐND xã đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc ở địa phương. 2.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân Hoạt động giám sát của HĐND xã nhìn chung vẫn còn hình thức, hiệu lực giám sát chưa cao; giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND và ban của HĐND xã chưa đánh giá được toàn diện; nội dung giám sát một số cuộc có khi còn quá vĩ mô, chưa sát với tình hình thực tế; việc tổ chức kiểm tra sau giám sát chưa được thường xuyên; vai trò của đại biểu HĐND xã vẫn còn khá mờ nhạt; việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết các kiến nghị, đề xuất sau giám sát có quan tâm nhưng chưa được thường xuyên, dẫn đến một số kiến nghị qua kết quả giám sát chưa được các cơ quan hữu quan thực hiện nghiêm túc hoặc bị lãng quên. - Về nguyên nhân khách quan: Đại biểu HĐND xã làm việc chuyên trách quá ít nên phần nào ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND, nội dung giám sát ở một số lĩnh vực chưa được đại biểu đầu tư nhiều về thời gian để nghiên cứu kỹ; cơ sở vật chất chưa thực sự đảm bảo để HĐND và đại biểu HĐND thực hiện tốt chức năng giám sát của mình, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa. - Về nguyên nhân chủ quan: Nhiều đại biểu HĐND còn hạn chế về trình độ, năng lực; các Ban của HĐND xã còn thiếu kinh nghiệm; các văn bản, tài liệu có liên quan chưa được cung cấp đầy đủ cho đại biểu HĐND nghiên cứu; việc theo dõi tình hình giải quyết kiến nghị của cử tri chưa được HĐND xã thực hiện thường xuyên, thiếu bám sát và thiếu kiểm tra. Tiểu kết chương 2 18 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 3.1. Yêu cầu kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động nói chung và hoạt động giám sát nói riêng của của Hội đồng nhân dân cấp xã 3.1.1. Yêu cầu về kiện toàn tổ chức bộ máy Tổ chức bộ máy phải ổn định, phải thể hiện được tính đại diện, tính quyền lực trong hoạt động; cấp ủy Đảng cần làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách của HĐND xã; ngoài ra, cần phải chú trọng từ khâu hiệp thương, giới thiệu người ra ứng cử làm đại biểu, không nên nặng về cơ cấu mà nên coi trọng chất lượng đại biểu. 3.1.2. Yêu cầu về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân Đổi mới cơ chế chọn đại biểu HĐND nhằm lựa chọn được những đại biểu có năng lực, phẩm chất, có tâm huyết và ý chí tham gia hoạt động của HĐND; đảm bảo đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu không chuyên trách có kế thừa, tăng cường tỷ lệ đại biểu nữ, đại biểu trẻ; phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân. 3.1.3. Yêu cầu về hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐND; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND, trong đó quy định rõ hơn nhiệm vụ và quyền hạn của đại biểu HĐND, đảm bảo cho họ có “đủ quyền”, “thực quyền” và hoạt động có hiệu quả; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động 19 quyết định, hoạt động giám sát của HĐND; tăng cường phối hợp và hỗ trợ trong hoạt động giữa đại biểu HĐND với các cơ quan của HĐND, UBMTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội để thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch đã được xác định; tiếp tục có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho đại biểu HĐND; đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND. 3.2. Các nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 3.2.1. Nhóm giải pháp về chủ thể giám sát 3.2.1.1. Nâng cao nhận thức và xác định thái độ đúng đắn của các chủ thể về giám sát của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân - Phải đầu tư thời gian để nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, nghị quyết của HĐND và kịp thời nắm bắt các thông tin liên quan đến nội dung giám sát. - Các chuyên đề giám sát phải thực hiện theo chương trình, kế hoạch đã được HĐND và Thường trực HĐND thông qua; xác định trọng tâm nội dung giám sát và phương pháp giám sát phù hợp. - Quan tâm đôn đốc thực hiện nghiêm túc những kiến nghị sau giám sát. - Các Ban của HĐND nâng cao chất lượng công tác giám sát, các vấn đề giám sát phải đáp ứng đúng nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống, những vấn đề bức xúc, nổi cộm được dư luận và cử tri ở địa phương quan tâm. - Đối với đại biểu HĐND, phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi kỹ năng hoạt động, hàng năm đại biểu HĐND phải xây dựng chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ đại biểu. 20 3.2.1.2. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và phương pháp hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân Đại biểu HĐND phải thường xuyên được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho hoạt động nói chung và hoạt động giám sát nói riêng. 3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức các hoạt động giám sát 3.2.2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát Chương trình, kế hoạch giám sát phải được xây dựng rõ ràng, chi tiết, cụ thể về nội dung, đối tượng, phạm vi, thời gian, lộ trình và cách thức thực hiện; kế hoạch giám sát, các tài liệu liên quan phải gửi trước cho thành viên Đoàn giám sát; Thường trực HĐND xã phải chủ động điều hòa, phối hợp hoạt động với các Ban của HĐND xã trong xây dựng kế hoạch giám sát, tránh sự chồng chéo, trùng lặp. 3.2.2.2. Nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện các hình thức giám sát - Nâng cao chất lượng xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND và UBND xã tại kỳ họp. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn. - Nâng cao chất lượng thẩm tra báo cáo của các Ban. - Nâng cao kỹ năng và chất lượng tiếp xúc cử tri. - Nâng cao hiệu lực thực hiện kiến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_hoat_dong_giam_sat_cua_hoi_dong_nhan_dan_ca.pdf
Tài liệu liên quan