Tóm tắt Luận văn Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện bến Cầu tỉnh Tây Ninh

Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng

nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân

dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp

Từ đầu nhiệm kỳ 2016 – 2021 đến nay (tháng 12/2018),

HĐND huyện đã tổ chức 07 kỳ họp, trong đó có 06 kỳ họp thường lệ

và 01 kỳ bất thường. Từ kỳ họp thứ hai (kỳ họp cuối năm 2016),

HĐND huyện tiến hành xem xét các báo cáo 6 tháng, năm theo quy

định tại Điều 59, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Bên cạnh các báo cáo theo quy định, HĐND huyện còn xem xét các

báo cáo theo đặc thù của địa phương

pdf25 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện bến Cầu tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên, mỗi công trình nghiên cứu nội dung, lĩnh vực khác nhau, địa phương khác nhau và chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu của Luận văn Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. 3.2. Nhiệm vụ của Luận văn Xây dựng khung cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND gồm: phân tích khái niệm về giám sát và hoạt động giám sát 3 của HĐND huyện; nhận định đặc điểm, vai trò hoạt động giám sát của HĐND huyện; xác định đối tượng, hình thức giám sát của HĐND huyện; các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND huyện. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh: khái quát về cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; kết quả hoạt động giám sát, những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất một số phương hướng, giải pháp bảo đảm hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh từ năm 2011 đến tháng 12/2018. 4.2. Phạm vi nghiên cứu -Về không gian: nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND trong phạm vi cấp Huyện tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. -Về thời gian: tập trung nghiên cứu từ năm 2011 đến tháng 12/2018. -Về nội dung: tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận, pháp lý hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện; về thực trạng hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; đồng thời, đề ra những phương hướng, giải pháp bảo đảm hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh trong thới gian tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 4 Đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp thu thập thông tin tài liệu, phương pháp so sánh dựa trên tài liệu, số liệu thực tế. Cụ thể: Chương 1 sử dụng các phương pháp: Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp phân loại lý thuyết, phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; Chương 2 và chương 3 sử dụng phương pháp so sánh, phân tích và tổng kết kinh nghiệm 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ thêm một số lý luận, pháp lý về hoạt động giám sát, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, các tiêu chí đánh giá thực trạng giám sát từ đó đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám sát của Hội đồng dân huyện trong thời gian tới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được HĐND huyện tham khảo và vận dụng vào thực tế hoạt động HĐND nói chung và hoạt động giám sát nói riêng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn chia thành 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận, pháp lý về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện. 5 Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Chương 3: Phương hướng, giải pháp đảm bảo hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. 6 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 1.1.1. Khái niệm về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Giám sát của HĐND cấp huyện là tổng thể các hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các ban của HĐND và các đại biểu HĐND nhằm theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan tổ chức, cá nhân chịu giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên cũng như nghị quyết của HĐND cấp huyện; Từ đó đưa ra các kết luận và phương án xử lý phù hợp để phát huy mọi tiềm năng, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với tỉnh và cả nước. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Một là, giám sát của HĐND được thực hiện bởi chính HĐND và các cơ quan bên trong của HĐND. Hai là, hoạt động giám sát của HĐND huyện được thực hiện một cách toàn diện với quy mô địa bàn toàn huyện, đối tượng giám sát là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật, các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn Huyện, hoạt động giám sát cũng đa dạng tại Điều 57 và Điều 59 của Luật giám sát Quốc hội và HĐND năm 2015. 7 Ba là, giám sát của HĐND huyện cũng luôn gắn với đối tượng chịu sự giám sát. Bốn là, giám sát của HĐND huyện cũng như hoạt động giám sát của HĐND nói chung đều mang tính quyền lực nhà nước, có mục đích đảm bảo cho hoạt động của các đối tượng chịu giám sát được tiến hành đúng pháp luật, nghị quyết của HĐND được thực thi đầy đủ nghiêm túc, có hiệu quả thiết thực. Năm là, giám sát của HĐND huyện được tiến hành dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định. 1.1.3. Vai trò hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Thứ nhất, đảm bảo cho HĐND thật sự là cơ quan đại diện của nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thứ hai, bảo đảm cho Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của HĐND được chấp hành thực hiện nghiêm chỉnh trên phạm vi địa phương. Thứ ba, hoạt động giám sát của HĐND huyện có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính nghiêm minh và thống nhất của pháp chế XHCN trên địa bàn của huyện. 1.2. Nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung giám sát của Hội đồng dân dân huyện 1.2.1. Nguyên tắc giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Theo điều 3 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 2015 thì HĐND huyện hoạt động theo nguyên tắc sau: “Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả; Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát”. 8 1.2.2. Thẩm quyền giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Thẩm quyền giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND được quy định tại điều 5 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 2015. 1.2.3. Nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Căn cứ vào các nội dung tại Điều 26, mục 2, chương II, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015. Nội dung giám sát của HĐND cấp huyện, gồm: Giám sát trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền. Giám sát trên lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường. Giám sát trên lĩnh vực giáo dục, sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế, dân số, việc làm, chính sách ưu đãi người có công, chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo, chính sách dân tộc, tôn giáo. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND huyện; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; Ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp và văn bản của HĐND cấp xã. 1.3. Đối tƣợng, hình thức hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 1.3.1. Đối tượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định đối tượng giám sát của HĐND gồm: Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng 9 nhân dân huyện; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp xã. 1.3.1.1. Việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương của HĐND cấp huyện là một trong những biện pháp cần thiết và không thể thiếu, có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. 1.3.1.2. Việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp HĐND là cơ quan có thẩm quyền quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương theo quy định của pháp luật thông qua việc ban hành các nghị quyết. Nghị quyết chính là công cụ để HĐND huyện thực hiện chức năng quyết định và là căn cứ quan trọng để UBND cũng như các ngành chức năng hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội. 1.3.1.3. Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, Ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện HĐND huyện giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND, cơ quan thi hành án dân sự, Ban của HĐND cấp huyện”. HĐND huyện tổ chức giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND, cơ quan thi hành án dân sự, Ban của HĐND huyện. 1.3.1.4. Quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã 10 Hiện nay, trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND có quy định khá cụ thể về quy trình, trình tự để HĐND, Thường trực HĐND xem xét quyết định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp trong trường hợp văn bản này có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp. 1.3.2. Hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 1.3.2.1. Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp Xem xét báo cáo tại kỳ họp HĐND thực chất là hoạt động của mỗi đại biểu, gồm: Nghiên cứu các báo cáo, tài liệu, so sánh, đối chiếu với thực tế để tìm ra những thiếu sót, hạn chế, bất cập, trên cơ sở đó đại biểu đưa ra ý kiến thảo luận, nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện trong báo cáo, đề xuất giải pháp, kiến nghị. 1.3.2.2. Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn Xem xét trả lời chất vấn là xem xét người bị chất vấn đã trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề chất vấn; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có) hay chưa. 1.3.2.3. Xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp Đối với hoạt động của HĐND, phạm vi giám sát văn bản quy phạm pháp luật gồm có quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp; chủ thể có thẩm quyền giám sát bao gồm: HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu 11 HĐND. Tuy nhiên, cách thức thực hiện hoạt động giám sát này của từng chủ thể có khác nhau. 1.3.2.4. Giám sát chuyên đề Hoạt động giám sát chuyên đề giúp HĐND đánh giá khá đầy đủ kết quả thực thi chính sách trên địa bàn và nhìn nhận những hạn chế trong cơ chế quản lý cũng như trách nhiệm của các cấp, các ngành. 1.3.2.5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện theo Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, theo đó, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ. 1.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 1.4.1. Sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện “Đảng lãnh đạo nhà nước bằng việc đề ra chủ trương, chính sách, đường lối chính trị để nhà nước thể chế hóa thành pháp luật”. Chính vì vậy sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy đối với hoạt động giám sát của HĐND huyện là yếu tố đầu tiên tác động đến chất lượng hoạt động giám sát của HĐND huyện. 1.4.2. Ý thức pháp luật của Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, của các chủ thể bị giám sát 1.4.2.1. Ý thức pháp luật của Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Muốn hoạt động giám sát được thực hiện đúng quy định của pháp luật, kết quả đạt được đúng vai trò nó đảm đương thì trước tiên 12 chủ thể giám sát phải nhận thức đúng về bản chất, vai trò của hoạt động giám sát cũng như trách nhiệm của chủ thể giám sát mà bản thân đang đảm nhiệm. 1.4.2.2 .Ý thức pháp luật của các chủ thể bị giám sát Ý thức của đối tượng giám sát tác động đến chất lượng giám sát của HĐND huyện, nếu những người chịu sự giám sát có phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm cao, sẵn sàng hợp tác với cơ quan giám sát thì hoạt động giám sát sẽ diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng tìm ra những mặt còn hạn chế và ngược lại. 1.4.3. Mức độ hiện đại hóa phương thức giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Hiện đại hóa trong hoạt động giám sát của HĐND là việc ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện những phương tiện hiện đại hỗ trợ trong hoạt động giám sát, giúp cho đại biểu HĐND thu thập thông tin chính sát, nhanh chóng, tiếp cận vấn đề qua nhiều khía cạnh. 1.4.4. Sự tham gia, ủng hộ của Nhân dân địa phương Phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua cơ quan dân cử, HĐND huyện đã phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc nắm bắt, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri ở các địa bàn ứng cử; tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri tại hội nghị tiếp xúc, kết hợp với khảo sát thực tế để nắm chắc tình hình cử tri phản ánh. Qua đó, đã từng bước đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri, tạo được sự đồng thuận trong đa số cử tri và nhân dân địa phương. 13 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH 2.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự của Hội đồng nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.1.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức, bộ máy của Hội đồng nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.1.1.1. Nhiệm kỳ 2011-2016 Tổng số đại biểu HĐND được bầu vào đầu nhiệm kỳ là 30 đại biểu (được chia đều trong 09 tổ đại biểu trên 9 xã, thị trấn), trong đó, 02 đại biểu hoạt động chuyên trách huyện (Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực HĐND huyện), 27 đại biểu hoạt đông kiêm nhiệm ở các lĩnh vực: Công tác Đảng 05 (huyện 03 , xã 02); công tác Đoàn thể huyện 02, tác Đoàn thể xã 01, công tác quản lý Nhà nước 15 (huyện 10 , xã 05); Lực lượng vũ trang 03; Doanh nghiệp 01; Tôn giáo 01. HĐND huyện có 2 Ban là Ban Kinh tế - Xã hội và Ban Pháp chế. 2.1.1.2. Nhiệm kỳ 2016-2021 Tổng số đại biểu HĐND được bầu là 30 đại biểu (được chia đều trong 09 tổ đại biểu trên 9 xã, thị trấn), trong đó, 04 đại biểu hoạt động chuyên trách huyện( hai phó chủ tịch HĐND huyện và hai phó Ban), 26 đại biểu hoạt đông kiêm nhiệm ở các lĩnh vực: Công tác Đảng 09 (huyện 04 , xã 05); công tác Đoàn thể huyện 04, công tác quản lý Nhà nước 10 (huyện 09 , xã 01); Lực lượng vũ trang 03. HĐND huyện có 2 Ban là Ban Kinh tế - Xã hội và Ban Pháp chế. 2.1.2. Nhân sự của Hội đồng nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh Đại biểu HĐND huyện được cơ cấu đủ số lượng theo quy định (cả hai nhiệm kỳ đều là 30 đại biểu); đa dạng về thành phần 14 (cán bộ, đảng viên, công chức, nữ, trẻ tuổi, ngoài đảng, tôn giáo). Phần lớn đại biểu công tác tại các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể cấp huyện, cấp xã, số ít là đại biểu tôn giáo, doanh nghiệp (nhiệm kỳ 2011-2016 có 01 đại biểu là đại biểu tôn giáo, 01 đại biểu công tác tại doanh nghiệp). 2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.2.1. Nhiệm kỳ 2011-2016 2.2.1.1. Hoạt động giám sát tại kỳ họp Trong nhiệm kỳ, HĐND huyện đã tổ chức được 12 kỳ họp. Tại các kỳ họp thường lệ, HĐND huyện thực hiện hoạt động giám sát thông qua việc xem xét báo cáo, đề án, tờ trình của UBND, báo cáo của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân 06 tháng và hàng năm trình tại kỳ họp. 2.2.1.2. Hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp Trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, Thường trực HĐND, hai Ban của HĐND huyện đã tổ chức giám sát, khảo sát được 51 cuộc, trong đó: Thường trực HĐND thực hiện 10 cuộc; Ban Kinh tế và Xã hội 20 cuộc; Ban pháp chế 21 cuộc. Nội dung giám sát tập trung vào các vấn đề như: Lĩnh vực pháp chế tập trung vào hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, UBND huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, Nghị quyết của HĐND huyện thuộc các lĩnh vực thi hành pháp luật, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương, cải cách hành chính; Lĩnh vực kinh tế - xã hội tập trung giám sát, khảo sát tình hình thực hiện việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm theo Nghị quyết của HĐND huyện. 15 Ngoài ra, tại kỳ họp giữa năm 2013 và kỳ họp cuối năm 2014, HĐND huyện đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu hoặc phê chuẩn. 2.2.2. Nhiệm kỳ 2016-2021 2.2.2.1. Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp Từ đầu nhiệm kỳ 2016 – 2021 đến nay (tháng 12/2018), HĐND huyện đã tổ chức 07 kỳ họp, trong đó có 06 kỳ họp thường lệ và 01 kỳ bất thường. Từ kỳ họp thứ hai (kỳ họp cuối năm 2016), HĐND huyện tiến hành xem xét các báo cáo 6 tháng, năm theo quy định tại Điều 59, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Bên cạnh các báo cáo theo quy định, HĐND huyện còn xem xét các báo cáo theo đặc thù của địa phương. 2.2.2.2. Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn Từ đầu nhiêm kỳ đến nay (2016-2018) HĐND huyện đã tổ chức được 05 phiên chất vấn tại 05 kỳ họp thường lệ của HĐND huyện, nhận được 39 nội dung chất vấn của đại biểu. 2.2.2.3. Xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp Việc thực hiện giám sát quyết định của UBND huyện và nghị quyết của HĐND các xã, thị trấn, từ đầu nhiệm kỳ đến nay chưa được thực hiện một cách bài bản, khoa học, đi vào nề nếp. Thường trực, các Ban chưa thực hiện thường xuyên hoạt động này, chưa đưa vào báo cáo kết quả hoạt động định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm để 16 báo cáo kết quả với HĐND. Đối với đại biểu, thì cũng chưa có đại biểu nào thực hiện giám sát hoạt động này. 2.2.2.4. Giám sát chuyên đề Từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 12 năm 2018, HĐND, Thường trực HĐND, hai Ban HĐND huyện đã tổ chức 28 cuộc giám sát chuyên đề. Qua giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, hai Ban HĐND huyện, đã có 19 kiến nghị đối với các ngành cấp trên, 108 kiến nghị đối với UBND huyện và các phòng, ban, ngành có liên quan. Đến nay, qua rà soát, có khoảng gần 70% kiến nghị (75 kiến nghị) được UBND huyện và các phòng, ban, ngành địa phương quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. 2.2.2.5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu Tại kỳ họp cuối năm 2018, HĐND huyện tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu hoặc phê chuẩn theo quy định với tổng số người được lấy phiếu tín nhiệm là 20 người. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân Kết quả hoạt động giám sát đã đóng góp tích cực trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, góp phần bảo đảm ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh địa phương; được cử tri hoan nghênh, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với HĐND. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế 17 Công tác giám sát được thực hiện chưa đều, việc tham gia hoạt động giám sát của các đại biểu HĐND làm công tác kiêm nhiệm còn hạn chế, chủ yếu thực hiện tại kỳ họp; nội dung giám sát có lĩnh vực chưa sâu, chưa tập trung vào các vấn đề mang tính bức xúc ở địa phương, những vấn đề mà nhiều cử tri quan tâm; Giám sát chuyên đề còn nặng về việc xem xét báo cáo; Hoạt động thẩm tra báo cáo có nội dung chưa sâu, chưa cụ thể, còn thẩm tra chung chung, theo lối mòn. Trong thực hiện giám sát vẫn còn có sự né tránh, nể nang, ngại va chạm; Hoạt động chất vấn của đại biểu chưa nhiều, chưa đều ở các đại biểu; Các thông tin, tuyên truyền về hoạt động giám sát của HĐND đến với cử tri và Nhân dân chưa sâu rộng, toàn diện. 2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế -Về khách quan: Nhiều nội dung hoạt động giám sát chưa có hướng dẫn cụ thể nên trong triển khai thực hiện còn lúng túng, hiệu quả mang lại thấp; Số lượng nội dung trình kỳ họp của HĐND nhiều rất khó trong tiến hành xem xét báo cáo, thẩm tra báo cáo, tham gia ý kiến, thảo luận nếu không thực sự am hiểu; Việc cơ cấu đại biểu dần mất cân đối phần nào ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đại biểu, của HĐND. -Về chủ quan: Hoạt động HĐND là hoạt động tập thể nhưng đôi khi thiếu sự thống nhất, thiếu sự phối hợp trong thực hiện các hoạt động chung, ngại đổi mới, thiếu sự toàn diện; Không có quy định rõ thời hạn giải quyết, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện của UBND cho Thường trực HĐND huyện, nên còn những kiến nghị còn chậm giải quyết, có khi chưa được quan tâm giải quyết; Việc phát huy vai trò của Ban với tư cách là cơ quan chuyên môn của HĐND còn hạn chế, chất lượng hoạt 18 động giám sát của Ban chưa cao, sự tham gia của thành viên các Ban trong hoạt động giám sát còn chưa nhiều dẫn đến kết quả giám sát của Ban thiếu sự đóng góp của tập thể, thiếu tính chuyên môn, chuyên sâu trên các lĩnh vực; Các đại biểu chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm nên việc dành thời gian cho hoạt động của đại biểu chưa bảo đảm theo quy định. 19 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH 3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 3.1.1. Đổi mới sự lãnh đạo của Huyện ủy đối với hoạt động giám sát của HĐND huyện Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng là cụ thể hóa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quá trình thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương. 3.1.2. Nâng cao nhận thức về vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Muốn nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND huyện trước hết cần phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động giám sát, bởi lẽ giám sát là hoạt động khó khăn phức tạp nhưng lại có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước. 3.1.3. Đảm bảo chất lượng, hiệu lực của các kết luận, kiến nghị sau giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Để đảm bảo hoạt động giám sát của HĐND có hiệu lực, hiệu quả, một số đề xuất về chế tài có thể áp dụng là: Ban hành nhiều mức chế tài phù hợp với từng hình thức giám sát và sự tuân thủ của các đối tượng bị giám sát; Ban hành trình tự, thủ tục áp dụng chế tài đối với đối tượng không tuân thủ hoạt động giám sát của HĐND. 3.2. Giải pháp bảo đảm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 20 Thứ nhất, Hiện nay, tại Bến Cầu chức danh chủ tịch HĐND huyện là do Phó bí thư Thường trực huyện ủy kiêm nhiệm, hướng tới nên bố trí Bí thư Huyện ủy hoạt động kiêm nhiệm nhằm mục đích giải quyết vấn đề nhanh chóng, vừa nâng cao vai trò, vị trí của thường trực HĐND vừa đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND huyện. Thứ hai, Huyện ủy, HĐND huyện Bến Cầu cần có kế hoạch làm việc với các cơ quan, đơn vị có đại biểu làm việc sắp sếp công việc, thời gian để tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu hoạt động. Thứ ba, HĐND huyện cần thực hiện việc “bỏ phiếu tín nhiệm” đối với các cá nhân do hội đồng nhân bầu có sức ì công việc. 3.2.2 Nâng cao ý thức pháp luật, năng lực giám sát của các chủ thể thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Đại biểu HĐND không nên nặng về cơ cấu nhất là cơ cấu mang tính hình thức, mà nên coi trọng phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực công tác, tâm huyết với hoạt động của HĐND, có năng lực đóng góp vào hoạt động của HĐND, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu 3.2.3. Đổi mới về hình thức và phương pháp giám sát của HĐND huyện 3.2.3.1. Đổi mới hình thức xem xét báo cáo Xem xét báo cáo là hoạt độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_hoat_dong_giam_sat_cua_hoi_dong_nhan_dan_hu.pdf
Tài liệu liên quan