Việc đánh giá hoạt động của đại biểu HĐND luôn gắn với kết
quả đánh giá cán bộ, công chức cuối năm, không có tiêu chí đánh
giá, phân loại riêng hay tiêu chuẩn riêng nên chủ yếu đánh giá công
tác chuyên môn.
- Đối với các cuộc tiếp xúc cử tri, nếu đại biểu HĐND không phải
là lãnh đạo, người đứng đầu thì chủ yếu chỉ ghi nhận, tổng hợp các
vấn đề cử tri phản ánh, chuyển đến các cấp, ngành có thẩm quyền để
xử lý tiếp, do đó thời gian giải quyết lâu hơn, làm giảm sức mạnh của
cơ quan dân cử
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ề HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1.1. Những vấn đề cơ bản về Hội đồng nhân dân
1.1.1. Khái niệm
Khoản 1 Điều 113 Hiến pháp năm 2013 quy định: “HĐND là cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu
ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà
nước cấp trên”.
Điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định: “Đại biểu
HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa
phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình”. “Thường
trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND, thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định,
khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công
tác trước HĐND”. “Thành viên của Thường trực HĐND không thể
đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp”. “Ban của HĐND là cơ
quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo,
đề án trước khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị về những vấn đề
thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
trước HĐND”.
1.1.2. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân
Một là, HĐND huyện là cơ quan đại diện cho ý chí của Nhân dân
địa phương, do Nhân dân trong Huyện bầu ra, chịu trách nhiệm trước
Nhân dân Huyện và cơ quan nhà nước cấp trên.
Hai là, HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.
6
Như vậy, HĐND huyện vừa là một tổ chức có tính chất quyền
lực, vừa có tính chất đại diện, vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước, chức năng quản lý xã hội ở địa phương.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân
Theo Khoản 2 Điều 113 Hiến pháp 2013 quy định: “HĐND quyết
định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo
Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết
của HĐND” và theo Điều 26 Luật Tổ chức chính quyền địa phương
năm 2015 quy định thì HĐND có chức năng chủ yếu sau: chức năng
quyết định và chức năng giám sát.
1.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
1.2.1. Khái niệm
Tại Điều 2, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm
2015 quy định: “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét,
đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến
nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý”; “việc đại biểu Quốc hội nêu vấn
đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh
án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà
nước; đại biểu HĐND nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch
UBND, thành viên khác của UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng
VKSND, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp và yêu cầu
những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề
được nêu”.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
cấp huyện
7
Một là, giám sát của HĐND được thực hiện bởi chính HĐND và
các cơ quan bên trong của HĐND (Thường trực HĐND, các ban của
HĐND, tổ đại biểu HĐND) và đại biểu HĐND, đồng thời trong mối
quan hệ với HĐND thì Thường trực HĐND, các ban của HĐND, tổ
đại biểu HĐND, đại biểu HĐND cũng là khách thể giám sát của
HĐND, nhưng xét trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác thì Thường trực HĐND, các ban của HĐND, tổ đại biểu
HĐND, đại biểu HĐND trở thành chủ thể giám sát.
Hai là, hoạt động giám sát của HĐND được thực hiện một cách
toàn diện trên phạm vi địa phương, đối tượng giám sát là hoạt động
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Hiến pháp,
pháp luật, các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn; hoạt động giám sát đa dạng.
Ba là, giám sát của HĐND cấp huyện luôn gắn với đối tượng chịu
sự giám sát, gồm: Thường trực HĐND, UBND, TAND, KVKSND
cùng cấp, các ban của HĐND, tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND
cùng cấp; giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND; giám sát
việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và
công dân địa phương.
Bốn là, Giám sát của HĐND cấp huyện mang tính quyền lực nhà
nước.
Năm là, giám sát của HĐND cấp huyện được tiến hành dựa trên
những căn cứ do Hiến pháp, pháp luật quy định.
Sáu là, giám sát của HĐND là hoạt động có mục đích, bảo đảm
cho hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát được tiến hành
đúng pháp luật, nghị quyết của HĐND được thực thi đầy đủ, nghiêm
túc, có hiệu quả thiết thực và pháp luật được tuân thủ triệt để bởi các
8
chủ thể pháp luật trên địa bàn lãnh thổ, đảm bảo các quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân, tổ chức.
1.2.3. Chủ thể, đối tƣợng, thẩm quyền giám sát của Hội đồng
nhân dân cấp huyện
Chủ thể giám sát của HĐND huyện là: HĐND huyện, giám sát
của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và
các đại biểu HDND.
Đối tượng, thẩm quyền giám sát: Theo Điều 5, Luật hoạt động
giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 quy định về đối tượng và
thẩm quyền giám sát của HĐND.
1.2.4. Nội dung, hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân
cấp huyện
Nội dung giám sát: theo Điều 26, Luật tổ chức chính quyền địa
phương quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện cũng
chính là các nội dung mà HĐND huyện đảm bảo đối tượng giám sát
phải thực thi theo đúng Hiến pháp và pháp luật quy định trong các
lĩnh vực sau: quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền; kinh tế, tài
nguyên, môi trường; trong việc phát triển hệ thống giáo dục mầm
non, tiểu học và trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn
hóa, thông tin, thể dục, thể thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe nhân dân,...việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương,
việc thực hiện nghị quyết của HĐND huyện; giám sát hoạt động của
Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp, Ban của
HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBD
cùng cấp và văn bản của HĐND cấp xã.
Hình thức giám sát:
- Giám sát tại kỳ họp, theo Điều 59 Luật hoạt động giám sát của
Quốc hội và HĐND năm 2015 quy định.
9
- Giám sát giữa hai kỳ họp: Giám sát thường xuyên; Giám sát
chuyên đề.
1.3. Tiêu chí để xác định hiệu quả hoạt động giám sát của Hội
đồng nhân dân cấp huyện
Qua thực tiễn, Luận văn này xác định căn cứ hay các tiêu chí để
đánh giá hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện bao gồm: Hiệu
lực thi hành các kiến nghị của hoạt động giám sát; Mức độ đạt được
của kết quả giám sát so với mục đích giám sát đã đề ra; Tác động
của hoạt động giám sát đến đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng -
an ninh, công tác quản lý nhà nước ở địa phương; Năng lực giám sát
của HĐND; Kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra.
10
Chương 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN DẦU TIẾNG TỪ NĂM 2016-2018
2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, tình hình Kinh tế-
xã hội và thực trạng tổ chức bộ máy của Hội đồng nhân dân
huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dƣơng
- Huyện Dầu Tiếng trước đây là huyện Bến Cát, được tách và tái
lập từ ngày 20/8/1999. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 72.139,9 ha
(chiếm 26,8% diện tích toàn tỉnh Bình Dương, là huyện có diện tích
tự nhiên lớn nhất Tỉnh). Dân số hơn 120 nghìn người.
Huyện có 12 đơn vị hành chính gồm 11 xã (Thanh Tuyền, Thanh
An, An Lập, Định Hiệp, Long Tân, Long Hòa, Minh Tân, Định An,
Minh Thạnh, Minh Hòa, Định Thành), 01 thị trấn (thị trấn Dầu
Tiếng), với 89 ấp, khu phố.
- Thuận lợi: Huyện có vị trí rất thuận lợi để giao lưu với các trung
tâm đô thị lớn. Đặc biệt là địa bàn huyện được bao bọc bởi hai con
sông lớn: sông Sài Gòn ở hướng Tây và sông Thị Tính ở hướng
Đông. Hướng Tây Bắc có hồ Dầu Tiếng là hồ nhân tạo lớn nhất
Đông Nam Á, có sức chứa khoảng 1,5 tỷ m3 nước và hướng Tây
Nam có hồ Cần Nôm với sức chứa hơn 20 triệu m3 nước; khí hậu
tương đối ôn hòa, ít thiên tai (bão, lụt), rất thuận lợi cho phát triển
kinh tế chung của huyện. Dầu Tiếng là huyện có tiềm năng lớn về
cây công nghiệp (cây cao su). Diện tích toàn huyện hơn 72.000 ha.
Trong đó đất nông nghiệp hơn 58.000 ha, diện tích cây cao su chiếm
50.000 ha.
- Khó khăn: Tài nguyên khoáng sản của huyện không nhiều, chủ
yếu là đất sét, sỏi đỏ, đá, cát xây dựng và cao lanh. Những năm gần
đây, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở các huyện, thị, huyện
11
Thủ Dầu Một của tỉnh tăng nhanh nên nhu cầu tài nguyên khoáng
sản phục vụ cho xây dựng tăng cao, đang làm gia tăng áp lực về hệ
thống đường xá, môi trường cho huyện.
- Cơ cấu tổ chức của HĐND huyện Dầu Tiếng: HĐND huyện
Dầu Tiếng khóa IV nhiệm kỳ 2016 - 2021 được cử tri bầu 34 đại
biểu. Trong đó có 04 đại biểu hoạt động chuyên trách.
+ Về tổ chức bộ máy bao gồm:
Thường trực HĐND huyện: có 05 đồng chí gồm: Chủ tịch HĐND
là Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, 02 đồng chí Phó Chủ tịch
HĐND hoạt động chuyên trách, trong đó có 01 đồng chí Ủy viên Ban
Thường vụ Huyện ủy, 01 đồng chí Huyện ủy viên. Trưởng Ban Kinh
tế - Xã hội do đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ - Trưởng Ban Tuyên
giáo Huyện ủy hoạt động kiêm nhiệm. Trưởng Ban Pháp chế do
đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ - Trưởng Ban Dân vận hoạt động
kiêm nhiệm.
Các ban của HĐND: Gồm hai ban, Ban Kinh tế - xã hội: 8 thành
viên: gồm 1 trưởng ban kiêm nhiệm, 1 phó trưởng ban chuyên trách,
6 thành viên kiêm nhiệm. Ban Pháp chế: 6 thành viên: gồm 1 trưởng
ban kiêm nhiệm, 1 phó trưởng ban chuyên trách, 4 thành viên kiêm
nhiệm.
Về tổ đại biểu HĐND huyện có: 09 tổ.
Bộ phận văn phòng giúp việc: do 01 đồng chí Phó Chánh Văn
phòng HĐND - UBND huyện và 01 đồng chí chuyên viên phụ trách.
Về hoạt động: Từ đầu nhiệm kỳ đến nay HĐND huyện tập trung
thực hiện 02 chức năng chủ yếu đó là: Chức năng quyết định và chức
năng giám sát. Thực tế qua 7 kỳ họp HĐND đã thảo luận, bàn bạc và
quyết định nhiều nội dung quan trọng giúp cho UBND huyện có cơ
sở điều hành, chỉ đạo kịp thời các chỉ tiêu, nhiệm vụ về phát triển
12
kinh tế. Đảm bảo an sinh xã hội và giữ vững quốc phòng - an ninh.
Cũng như hoạt động giám sát kịp thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế,
những bất cập gây bức xúc cho cử tri để Thường trực UBND và các
thành viên UBND huyện có giải pháp khắc phục; nâng cao hơn nữa
vai trò, trách nhiệm được giao. Mục đích chính của việc giám sát
nhằm chia sẻ khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chung.
2.2. Kết quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
huyện Dầu Tiếng từ năm 2016-2018
2.2.1. Hoạt động giám sát tại kỳ họp
- Về việc xem xét các báo cáo, tờ trình, nghị quyết tại kỳ họp:
Tài liệu kỳ họp chủ yếu cung cấp cho Đại biểu HĐND và đại biểu
là khách mời tham dự kỳ họp (gồm các ban, ngành, đoàn thể huyện;
chủ tịch UBND - UBMTTQ 12 xã, thị trấn, đại diện cử tri các xã, thị
trấn) trên trang thông tin điện tử của huyện và Mail công vụ của từng
đại biểu. Tài liệu trình bày tại kỳ họp được xây dựng tóm tắt, vì thế
rút ngắn được thời gian của kỳ họp. Sau từng kỳ họp, tổ chức họp rút
kinh nghiệm, đánh giá tại kỳ họp, ưu tiên vấn đề gì để phát huy,
khuyết điểm gì để khắc phục cho kỳ họp tới tốt hơn.
- Xem xét việc chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp:
Kể từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021 đến nay, qua các kỳ họp thường
kỳ cho thấy số đại biểu HĐND huyện đặt câu hỏi còn ít, chỉ tập trung
vào một số đại biểu chuyên trách, đại biểu thuộc các Hội, đoàn thể;
việc chất vấn bổ sung/truy vấn càng ít hơn.
Mặt khác, HĐND chưa tích cực sử dụng các biện pháp pháp lý
của mình để xử lý kịp thời, tác động mạnh đối với các tiêu cực.
Chính vì vậy, có nhiều vấn đề bức xúc của dân đã được các đại biểu
chỉ rõ tại kỳ họp HĐND trước vẫn chưa được xử lý tích cực, chỉ
dừng lại ở việc trả lời mà chưa giải quyết dứt điểm, chậm khắc phục.
13
- Nghe báo cáo về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và tình
hình giải quyết khiếu nại tố cáo của cử tri tại kỳ họp:
Tại mỗi kỳ họp, HĐND được nghe UBMTTQVN thông báo tổng
hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; UBND cùng cấp báo cáo kết quả
giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri. Việc tổng hợp ý kiến, kiến
nghị của cử tri đã được Thường trực HĐND huyện chỉ đạo chặt chẽ
có sự phối hợp đồng bộ giữa tổ đại biểu HĐND huyện với Ban
Thường trực UBMTTQVN huyện và các xã-thị trấn, vì vậy đã tổng
hợp được đầy đủ ý kiến, kiến nghị của cử tri về các lĩnh vực thuộc
thẩm quyền xem xét giải quyết của UBND và cơ quan chuyên môn
thuộc UBND huyện.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay thực hiện theo Luật định, trước và sau
các kỳ họp, Thường trực HĐND huyện đã phối hợp với UBND, Ban
Thường trực UBMTTQVN huyện, Thường trực HĐND và
UBMTTQVN các xã, thị trấn tổ chức tiếp xúc cử tri các xã, thị trấn
để báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND
huyện, nội dung, kết quả kỳ họp HĐND huyện và lắng nghe tâm tư,
nguyện vọng của cử tri.
- Về xem xét tính hợp hiến, hợp pháp các văn bản quy phạm pháp
luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp:
Theo báo cáo thống kê của phòng Tư pháp Huyện Dầu Tiếng. Từ
đầu nhiệm kỳ đến cuối năm 2018 số lượng ban hành văn bản QPPL
của HĐND huyện là: 02 văn bản; Quyết định quy phạm pháp luật
của UBND huyện là 17 văn bản; không ban hành văn bản QPPL của
UBND huyện dưới hình thức Chỉ thị. Trong đó Nghị quyết của
HĐND huyện có hiệu lực 02 văn bản, QPPL của UBND huyện còn
hiệu lực 08 văn bản. Như vậy, có thể thấy trong vòng 03 năm qua
(2016-2018) lượng văn bản được HĐND, UBND huyện ban hành
14
không nhiều nhưng đảm bảo đúng theo trình tự, thủ tục do Luật định.
- Lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND
bầu:
Trong nhiệm kỳ 2016- 2021, HĐND huyện tiến hành 1 lần lấy ý
kiến tín nhiệm các chức danh do HĐND bầu (gồm Thường trực
HĐND, trưởng 2 ban HĐND, thường trực UBND và các thành viên
UBND). Tại kỳ họp lần thứ 7, HĐND huyện Dầu Tiếng nhiệm kỳ
2016 - 2021, tiến hành tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với 19 chức
danh do HĐND bầu. Kết quả, Chủ tịch HĐND huyện và Chủ tịch
UBND huyện có số phiếu tín nhiệm cao, đạt 31/31 phiếu của đại biểu
dự họp (đạt 91,18% tổng số đại biểu HĐND huyện); các chức danh
khác có số phiếu tín nhiệm cao đạt từ 18/31 phiếu (đạt 52,94% tổng
số đại biểu HĐND huyện) đến 29/31 phiếu (đạt 85,29% tổng số đại
biểu HĐND huyện).
2.2.2. Hoạt động giám sát ngoài kỳ họp
2.2.2.1. Hoạt động giám sát thường xuyên
- Giám sát qua các buổi tiếp xúc cử tri theo Luật định:
Trong nhiệm kỳ 2016- 2021, HĐND huyện đã tổ chức được 178
cuộc tiếp xúc cử tri, có 16.466 lượt cử tri dự, có 735 cử tri phát biểu
ý kiến với 1.185 nội dung xoay quanh các vấn đề về phát triển kinh
tế-xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, các vấn đề nổi cộm của địa
phương...; Các đại biểu HĐND tỉnh, huyện và chính quyền cơ sở đã
trả lời trực tiếp 730 ý kiến, đồng thời ghi nhận 455 kiến nghị, những
ý kiến của cử tri đóng góp một phần rất quan trọng cho hoạt động
của HĐND nói chung, hoạt động giám sát của HĐND nói riêng; chất
lượng hiệu quả, hiệu lực của cơ quan hành chính cũng được từng
bước nâng lên để phục vụ dân sinh.
- Giám sát thông qua tiếp công dân định kỳ:
15
Thực hiện Quy chế tiếp công dân của huyện, Thường trực HĐND
huyện xây dựng lịch tiếp công dân, bố trí nơi tiếp công dân trang bị
cơ sở vật chất đầy đủ, có sổ ghi chép, đảm bảo phân công đại biểu
HĐND tham gia tiếp công dân định kỳ mỗi tháng 01 lần vào ngày
thứ năm tại phòng tiếp công dân của huyện. Trong thời gian qua,
Thường trực HĐND huyện đã tiếp 70 lượt công dân đến liên hệ giải
quyết khiếu nại về các lĩnh vực đất đai, ô nhiễm môi trường, khiếu
nại về công tác Thi hành án dân sự, vấn đề về chính sách xã hội
Thường trực HĐND huyện đã trả lời trực tiếp một số nội dung thuộc
thẩm quyền, đồng thời ghi nhận các ý kiến khác của người dân
chuyển đến UBND huyện và các cơ quan liên quan để xem xét, giải
quyết theo Luật định.
- Giám sát thông qua giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân:
Thường trực HĐND, các ban của HĐND huyện tích cực phối hợp
cùng nhau tham gia giám sát việc trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử
tri và giám sát một số lĩnh vực bức xúc, nổi cộm ở địa phương đang
được đa số cử tri quan tâm. Trong đó, Ban pháp chế HĐND huyện
tích cực giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của
UBND huyện.
2.2.2.2. Hoạt động giám sát chuyên đề
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND huyện đã tổ chức 35 đợt giám
sát (trong đó HĐND giám sát 01 đợt, Thường trực HĐND giám sát
14 đợt, Ban kinh tế-xã hội giám sát 10 đợt, Ban Pháp chế giám sát 10
đợt).
2.3. Đánh giá những mặt đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân
hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng
2.3.1. Ƣu điểm
16
- HĐND huyện thực hiện đúng Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND
năm 2015,... HĐND huyện Dầu Tiếng xây dựng, ban hành chương
trình giám sát đúng trình tự, thủ tục, quy trình, thực hiện theo đúng
nội dung chương trình, kế hoạch đề ra.
- Nội dung, lĩnh vực giám sát toàn diện trên tất cả các lĩnh vực về
kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh; phạm vi giám sát rộng thể hiện
được chức năng, nhiệm vụ của HĐND.
- Về hoạt động giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử
tri: HĐND huyện đã thành lập nhiều đoàn giám sát chuyên đề tập
trung giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri được
gửi đến trước và sau các kỳ họp của HĐND huyện, qua các buổi tiếp
xúc cử tri tại các xã, thị trấn.
- Việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực
hiện đúng quy định, kết quả giải quyết các đơn thư của công dân
luôn đạt 100%, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, không có tình
trạng hình thành điểm nóng hay đơn thư vượt cấp.
- Hoạt động chất vấn tại kỳ họp ngày càng được coi trọng thể hiện
tính dân chủ, khách quan, nêu cao vai trò trách nhiệm của những
người đứng đầu các cơ quan chuyên môn trong việc thực hiện nhiệm
vụ được giao.
- Việc giám sát chuyên đề được các chủ thể thực hiện đầy đủ,
đúng phạm vi, đối tượng, lĩnh vực cần giám sát. Sau mỗi cuộc giám
sát, đoàn giám sát đều chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn còn tồn tại,
đồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị để các cơ quan, đơn vị
khắc phục hạn chế.
2.3.2. Hạn chế, thiếu sót
17
Phát huy vai trò đại biểu HĐND còn hạn chế thể hiện qua hoạt
động chất vấn;Hoạt động giám sát của Tổ đại biểu và đại biểu
HĐND còn mờ nhạt, gần như “tê liệt”; Hình thức tái giám sát chưa
được chú trọng để đảm bảo các đơn vị chịu giám sát thực hiện các
biện pháp khắc phục hạn chế mà đoàn giám sát đã đề ra trong lần
giám sát trước; Dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án, báo cáo thẩm tra
của các Ban của HĐND và các tài liệu cần thiết khác trình HĐND tại
kỳ họp còn chậm trễ nên việc giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ
chức không có thông tin, tài liệu để nghiên cứu, đánh giá so sánh.
Không đúng quy định thời gian theo quy chế.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót trong hoạt
động giám của Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng
* Nguyên nhân khách quan:
- Hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta chưa có một biện pháp
chế tài hoặc cơ chế hữu hiệu nào để quy trách nhiệm và xử lý nghiêm
những cơ quan, tổ chức, cá nhân chậm trễ hoặc cố ý trì hoãn việc tiếp
thu, điều chỉnh theo đúng những kiến nghị của các cơ quan chức
năng của HĐND các cấp sau giám sát.
- Hoạt động giám sát của HĐND tách biệt với hoạt động kiểm tra,
giám sát của cấp ủy Đảng nên thiếu sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của
cấp ủy đối với toàn bộ hoạt động của HĐND nói chung và hoạt động
giám sát của HĐND nói riêng.
- Số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách còn thấp, số còn lại là
đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, thời gian phần lớn dành cho công tác
chuyên môn nên không chú trọng vào hoạt động của HĐND.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện chuẩn bị tài
liệu còn chậm, gây khó khăn cho các ban HĐND trong việc thẩm tra.
18
- Việc đánh giá hoạt động của đại biểu HĐND luôn gắn với kết
quả đánh giá cán bộ, công chức cuối năm, không có tiêu chí đánh
giá, phân loại riêng hay tiêu chuẩn riêng nên chủ yếu đánh giá công
tác chuyên môn.
- Đối với các cuộc tiếp xúc cử tri, nếu đại biểu HĐND không phải
là lãnh đạo, người đứng đầu thì chủ yếu chỉ ghi nhận, tổng hợp các
vấn đề cử tri phản ánh, chuyển đến các cấp, ngành có thẩm quyền để
xử lý tiếp, do đó thời gian giải quyết lâu hơn, làm giảm sức mạnh của
cơ quan dân cử.
2.3.4. Bài học kinh nghiệm
- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là vấn đề có tính nguyên tắc,
quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND.
- Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND huyện phải
xuất phát từ thực tiễn các địa phương với đặc điểm, truyền thống,
bản sắc văn hóa, tập tục vùng miền.
- Nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND. Tổ chức các kỳ họp
thường lệ phải đúng luật định; nên mạnh dạn tổ chức kỳ họp giám sát
theo chuyên đề để xem xét, quyết định những vấn đề bức xúc của cử
tri phát sinh từ trong thực tiễn đời sống.
- Xây dựng cơ quan tham mưu, giúp việc mạnh (văn phòng), chú
trọng bố trí cán bộ, chuyên viên có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo
đức tốt, chuyên sâu giúp việc HĐND huyện; quan tâm công tác đào
tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ này.
- Thường xuyên duy trì mối quan hệ phối hợp giữa HĐND,
UBND, UBMTTQ và các tổ chức chính trị xã hội huyện. Tăng
cường trao đổi kinh nghiệm giữa HĐND các cấp và các cơ quan của
cấp trên.
19
Chương 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN DẦU TIẾNG THỜI GIAN
TỚI
3.1. Những dự báo thuận lợi, khó khăn ảnh hƣởng đến hoạt
động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng trong
thời gian tới
3.1.1. Thuận lợi
Về thể chế: Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, đáp
ứng tốt hơn yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, đặc biệt là Hiến
pháp 2013 quy định rõ ràng về đơn vị hành chính, về tổ chức chính
quyền địa phương, về nhiệm vụ, quyền hạn, về vị trí pháp lý và chức
năng nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015 quy định nhiều điểm mới liên quan đến
hoạt động giám sát của HĐND. Các quy định này vừa có tính kế
thừa, vừa có sự bổ sung, phát triển với một số quy định mở đường
cho sự cải cách tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND. Như vậy,
các văn bản luật sẽ có sự điều chỉnh nhằm tăng thẩm quyền và vai trò
nhiệm vụ của các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, trong
đó có vai trò, chức năng tổ chức các hoạt động giám sát của HĐND.
3.1.2. Khó khăn
Về thể chế: có thể nói hệ thống pháp luật ở nước ta tuy nhiều
nhưng chưa hoàn thiện, văn bản quy phạm pháp luật nhiều, đôi lúc
còn chồng chéo trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội gây khó
khăn trong việc thực hiện trong thực tiễn. Tình trạng “quản lý không
được thì cấm” hoặc “thực hiện hình thức, qua loa, cho có” đặc biệt là
trong các hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước.
20
Ảnh hưởng của những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 đã được chỉ ra tại
Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốc hội khóa
XIII về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
3.2. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của
Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng trong thời gian tới
3.2.1. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ cấu tổ
chức và hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Dầu
Tiếng
- Huyện ủy phải tiếp tục lãnh đạo, thực hiện tốt việc tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là Luật Tổ chức chính quyền địa
phương, phát huy đầy đủ vai trò của HĐND theo luật định. Tăng
cường quán triệt, tuyên truyền kịp thời, sâu rộng nội dung các nghị
quyết của HĐND huyện đến mọi tầng lớp nhân dân.
- Tiến hành rà soát lại quy hoạch cán bộ, chủ động chuẩn bị đội
ngũ cán bộ tham gia HĐND các cấp nhiệm kỳ tới theo tinh thần các
nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6, 7 BCH Trung ương Đảng khóa
XII về đổi mới tổ chức bộ máy, công tác cán bộ. Chú trọng nâng cao
chất lượng đại biểu, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.
- Xây dựng cơ chế và thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng
đảng viên là đại biểu HĐND hàng năm gắn với việc tham gia hoạt
động của HĐND.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện
chủ trương của cấp ủy, nghị quyết HĐND, đánh giá việc thực hiện
các văn bản chỉ đạo của cấp trên đối với hoạt động HĐND huyện.
3.2.2. Phát huy vai trò và năng lực giám sát của Thƣờng trực
Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, tổ đại biểu và
đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng
21
Thường trực HĐND điều hòa, phối hợp, nhất là trong các hoạt
động thẩm tra, giám sát. Các Ban nêu cao trách nhiệm của mình
trong công tác thẩm tra báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình tại
kỳ họp, chủ động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_hoat_dong_giam_sat_cua_hoi_dong_nhan_dan_hu.pdf