Tóm tắt Luận văn Huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lệ thủy tỉnh Quảng Bình

Thực hiện tốt marketing ngân hàng

Với nhu cầu ngày càng cao và tốc độ phát triển như hiện nay,

việc phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng là một hướng đi

đúng đắn cho Agribank chi nhánh Lệ Thủy. Việc phát triển hệ thống

dịch vụ ngân hàng hiện đại với hàm lượng công nghệ cao, cải tiến

thủ tục giao dịch, trong đó đặc biệt coi trọng dịch vụ huy động vốn,

cung ứng tín dụng, dịch vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ hướng

vào nguồn khách hàng lớn và đang tăng trưởng mạnh là cách tốt nhất

để tối đa hoá giá trị gia tăng ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lệ thủy tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó ngân hàng thương mại có biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. - Đối với nền kinh tế: Là kênh chu chuyển nguồn vốn. Nghiệp vụ huy động vốn giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội để tiếp cận nguồn vốn; từ đó thúc đẩy đầu tư sản xuất tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Góp phần kiểm soát lạm phát. 7 1.2.5. Chỉ tiêu đánh giá công tác huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại 1.2.5.1. Chỉ tiêu định lượng Có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả huy động vốn từ tiền gửi của NHTM, trong đó có một số chỉ tiêu chính sau đây: Tốc độ tăng trưởng > 100: Quy mô vốn huy động của NHTM tăng; Tốc độ tăng trưởng < 100: Quy mô vốn huy động của NHTM giảm. Đối với các Chi nhánh của NHTM, việc đánh giá theo chỉ tiêu này phải so sánh với tốc độ tăng trưởng chung của các Chi nhánh NHTM trên địa bàn, so với kế hoạch, so với năm trước và so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. - Thị phần huy động vốn Chi phí trả lãi được coi là chi phí lớn nhất trong các chi phí của Ngân hàng. - Tính sát thực của kế hoạch huy động vốn - Tính hợp lý trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn Có thể đánh giá tính hợp lý trong tổ chức, sắp xếp cán bộ căn cứ vào năng suất huy động vốn của từng cán bộ trong ngân hàng theo công thức: - Công tác kiểm tra, đánh giá công tác quản lý huy động vốn 1.2.5.2. Chỉ tiêu định tính Đánh giá về lãi suất và phí  Mức lãi suất Agribank huyện Lệ Thủy áp dụng hiện tại có tính cạnh tranh;  Mức lãi suất mà Agribank huyện Lệ Thủy áp dụng hiện tại quy định rõ ràng  Phí dịch vụ thấp, thay đổi phù hợp, kịp thời.  Đánh giá về sản phẩm huy động  Sản phẩm tiền gửi của Agribank huyện Lệ Thủy ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, tiện ích cao;  Sản phẩm tiền gửi của Agribank huyện Lệ Thủy rất đa dạng, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng;  Sản phẩm tiền gửi Agribank huyện Lệ Thủy luôn được đổi mới 8 và cải tiến để đáp ứng nhu cầu khách hàng;  Thủ tục hồ sơ, giao dịch đơn giản, dễ hiểu;  Tài liệu giới thiệu sản phẩm (tờ gấp, giới thiệu...) rõ ràng và đầy đủ  Đánh giá về đội ngũ nhân viên  Đội ngũ nhân viên của Agribank huyện Lệ Thủy chuyên nghiệp, năng động;  Đội ngũ nhân viên của Agribank huyện Lệ Thủy nắm vững các thao tác và quy trình nghiệp vụ; 1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại 1.2.6.1. Nhân tố khách quan a. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội b. Hệ thống pháp luật và chính sách tiền tệ của Nhà nước: c. Môi trường cạnh tranh giữa các NHTM d. Nhân tố tiết kiệm trong nền kinh tế 1.2.6.2. Nhân tố chủ quan a. Chính sách lãi suất và sản phẩm b. Chiến lược khách hàng c. Chiến lược của marketing d. Trình độ của đội ngũ nhân viên và cơ sở vật chất, kỷ thuật công nghệ e. Thương hiệu và nhân tố tâm lý xã hội f. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng: g. Thiết bị Công nghệ phục vụ hoạt động của ngân hàng: 1.3. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI, BÀI HỌC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH. 1.3.1. Kinh nghiệm của một số NHTM nƣớc ngoài:  Ngân hàng Grameen (GB) - Bangladesh GB do Giáo sư Muhammad Yunus khởi xướng vào năm 1974 như một dự án cung cấp dịch vụ ngân hàng cho những hộ gia đình nghèo nhất, giúp họ tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp tràn lan ở nông thôn Bangladesh. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ vốn để người nghèo đầu tư vào các hoạt động kinh doanh nhỏ nhằm tăng thu nhập (GB, 2010). 9  Ngân hàng Rakyat Indonesia Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) chuyển từ ngân hàng hợp tác (cooperative bank) thành ngân hàng thương mại nhà nước năm 1950. Trong những năm 1970, 3600 đơn vị Desas BRI (ngân hàng làng) được tạo ra để thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp của chính phủ và trở thành đại lý cho các chương trình cho vay có trợ cấp của chính phủ, nhưng các đơn vị này không đạt được tính bền vững. Năm 1984, đơn vị Desas được tái cơ cấu và tiếp cận tài chính vi mô theo hướng thương mại, áp dụng mức lãi suất bền vững, không có trợ cấp, gia tăng hiệu quả quản lý và nỗ lực huy động tiết kiệm, giúp BRI có lợi nhuận tài chính ngay năm sau đó. Năm 2003, BRI niêm yết, và trở thành ngân hàng vi mô lớn về bền vững tài chính hàng đầu Indonexia và khu vực.  Ngân hàng CARD - Philippines Do linh hoạt trong nhận tiết kiệm, Ngân hàng CARD thu nhận được nguồn tiết kiệm khá lớn từ người nghèo, cụ thể, từ năm 2009, khoản gửi tiết kiệm chiếm trên 50% tổng tài sản tại CARD, trong khi lượng tiền gửi tại CARD chưa nhiều, chiếm tỷ trọng khá nhỏ. 1.3.2. Kinh nghiệm của một số NHTM trong nƣớc  Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình. Marketing: Tại mỗi phòng giao dịch đều tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng, luôn tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng mối khi đến với ngân hàng. Chính sách khách hàng của Vietinbank bao gồm cả chính sách phát triển các dịch vụ hỗ trợ (phí dịch vụ chuyển tiền, phí mua bán ngoại tệ, lãi suất tiền vay) nhằm lôi kéo khách hàng hiện hữu, tiềm năng sử dụng các sản phẩm huy động vốn của Vietinbank.  Kinh nghiệm từNgân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình. BIDV chính thức đi vào hoạt động đa năng như một NHTM từ năm 1995. Từ thời điểm này, chi nhánh đã phát triển mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ như huy động vốn, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, chuyển tiền kiều hốiHoạt động huy động vốn được chú trọng trong quá trình phát triển với việc thực hiện hiện đại hóa ngân hàng, đưa ra nhiều sản phẩm tiền gửi như tiền gửi tích lũy, bậc 10 thang, tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiển gửi, tiền gửi lãi suất linh hoạt. 1.3.3. Bài học rút ra đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình Thứ nhất,đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nâng cao chất lượng dịch vụ và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Thứ hai,xây dựng hình thức huy động vốn đa dạng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, nhằm khai thác tốt nhất mọi nguồn lực tiềm tàng trong dân cư. Thứ ba, cần có chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt để khuyến khích người dân gửi tiết kiệm và thu hút vốn theo cơ cấu có lợi cho ngân hàng. Thứ tư,đa dạng kênh phân phối và phát triển kênh phân phối hiện đại. Việc làm này giúp mở rộng mạng lưới, giúp cho các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN LỆ THUỶ TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1.KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH. 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Lệ Thuỷ, tên viết tắt là Agribank huyện Lệ Thuỷ là một trong 6 chi nhánh Ngân hàng cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông Tỉnh Quảng Bình. Cho đến nay, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lệ Thuỷ trên địa bàn gồm có hội sở chính đặt tại Xuân Hồi, Liên Thủy và 3 Phòng Giao dịch trực thuộc đặt tại Thị Trấn Kiến Giang, chợ Trạm, Mỹ Thủy và tại Mỹ Đức, Sơn Thủy. 2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức 11 2.1.3 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam– chi nhánh huyện Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2018 2.1.3.1 Hoạt động tín dụng Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh liên tục tăng lên trong thời gian qua. Cụ thể, năm 2017 dư nợ tín dụng tăng 25,3% so với năm 2016 và đến năm 2018 dư nợ tín dụng tăng 21.2% so với năm 2017. Điều đó chứng tỏ hoạt động cho vay của chi nhánh tăng lên qua từng năm. Tuy nhiên phần dư nợ tín dụng năm 2016 chủ yếu là các khoản tín dụng ngắn hạn thì đến năm 2017, 2018 các khoản tín dụng trung và dài hạn gần xấp xỉ với các khoản tín dụng ngắn hạn.Qua số liệu có thể thấy năm 2017 mức nợ tín dụng trung và dài hạn tăng đến 51.1% so với năm 2016, con số đó tiếp tục tăng mạnh trọng năm 2018 khi đạt mức 635,290 (triệu đồng), tức là tăng 47.9% so với 2017 2.1.3.2 Hoạt động kinh doanh Về thu nhập: Năm 2016, tổng thu nhập của Ngân hàng là 140,676(triệu đồng), đến năm 2017 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 162,613(triệu đồng), tăng so với năm 2016 là 21,937(triệu đồng), tương ứng 15.6%. Năm 2018, tổng thu nhập của ngân hàng đạt 196,677 (triệu đồng), tăng so với năm 2017 là 34,064 (triệu đồng), tương ứng tăng 20.9%. Nhờ vậy, thu từ hoạt động tín dụng không ngừng tăng lên: năm 2016 đạt 134,671 (triệu đồng), đến năm 2017 đạt 156,990 (triệu đồng) và đến năm 2018 là 190,884 (triệu đồng). Thu từ hoạt động tín dụng trong qua 3 năm 2015-2017 chiếm trên 90% tổng thu nhập của chi nhánh. Về chi phí, năm 2016 là 98,037 (triệu đồng), năm 2017 là 120,466 (triệu đồng), tăng so với năm 2016 là 22,429 (triệu đồng), tương ứng tăng 22.9 %.Năm 2018, tổng chi phí là 137,368 (triệu đồng), tăng so với năm 2017 là 16,902 (triệu đồng), tương ứng tăng 14%. 2.2 . THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH. Cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lệ Thủy qua 3 năm 2016-2018 được trình bày ở bảng sau: 12 Qua Bảng 2.3,cho thấy nguồn huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lệ Thủy có sự tăng trưởng khá cao qua các năm, cụ thể năm 2017 tăng 192,170 (triệu đồng) so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 17.97%, năm 2018 tăng 229,118 (triệu đồng), tương ứng tăng 18.16% 2.3 .ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH 2.3.1 Chỉ tiêu định lƣợng 2.3.1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động Năm 2016 tổng nguồn vốn đạt 1,069,458 (triệu đồng), năm 2017 con số này đã tăng lên là 1,261,628 (triệu đồng) tức 17.97%, đến năm 2018, tổng nguồn vốn tiếp tục tăng và đạt 1,490,746 (triệu đồng), tăng 18.16% so với năm 2017 . Sự tăng trưởng này đánh dấu bởi sự tăng trưởng của tiền gửi của khách hàng. Tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn qua các năm đều chiếm tỷ lệ cao (>99%).Đây cũng là thế mạnh Agribank huyện Lệ Thủy được khẳng định trên thương trường và ngày càng phát triển, nâng cao trong thời gian vừa qua. 2.3.1.2 Cơ cấu vốn huy động a. Cơ cấu theo đối tƣợng huy động Nguồn tiền gửi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được hình thành từ 3 nguồn chính: Nguồn tiền gửi của TCTD (cụ thể là từ Ngân hàng chính sách huyện Lệ Thủy), nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, xã hội trên địa bàn và nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư. - Tiền gửi dân cƣ Nguồn tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể: năm 2016 đạt 1,013,655 (triệu đồng), chiếm 94.78% tổng nguồn vốn, năm 2017 đạt 1,217,296 (triệu đồng), chiếm 96.49% và năm 2018 đạt 1,397,876 (triệu đồng), chiếm tỷ trọng 93.77%. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lệ Thủy năm 2017tăng 20.09% so với 2016, năm 2018 tăng 14.83% so với 2017. - Tiền gửi tổ chức 13 Theo số liệu ở Bảng 2.3, mặc dù đạt tốc độ tăng cao trong năm 2018 nhưng tỷ trọng nguồn vốn này trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn thấp hơn nhiều so với tiền gửi dân cư. Năm 2016, Tiền gửi TCTD (NHCS) đạt 740 (triệu đồng), chiếm 0.07% tổng nguồn vốn, Tiền gửi TCKT, TCXH đạt 55,063 (triệu đồng), chiếm 5.14% tổng nguồn vốn . Năm 2017, tiền gửi của các tổ chức có dấu hiệu giảm mạnh, đây là thời điểm các ngân hàng khác bắt đầu mở rộng quy mô ở huyện Lệ Thủy như: Ngân hàng Liên Việt Postbank, Ngân hàng Vietcombank, vì vậy mà mức Tiền gửi TCTD (NHCS) chỉ đạt 407 (triệu đồng), giảm 45% và Tiền gửi TCKT, TCXH chỉ đạt 43,925 (triệu đồng), giảm 20.23% trên tổng vốn huy động. Năm 2018, nhờ việc đẩy mạnh các công tác huy động mà Tiền gửi TCTD (NHCS) đạt 644 (triệu đồng), tăng 58.23% và Tiền gửi TCKT, TCXH đạt 92,226 (triệu đồng), tăng 109.96%. b. Cơ cấu theo đối tƣợng huy động Tình hình huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lệ Thủy qua 3 năm 2016-2018 được trình bày ở bảng sau. - Tiền gửi không kỳ hạn: Qua Bảng 2.6, nguồn tiền gửi không kỳ hạn hay còn gọi là nguồn tiền gửi thanh toán luôn chiếm tỷ trọng nhỏ từ 7 đến 10% trong tổng nguồn huy động của chi nhánh. Năm 2016 đạt 99,132 (triệu đồng), chiếm 9.3 % tổng nguồn vốn huy động.Năm 2017 đạt 96,909 (triệu đồng), chiếm 7.7% tổng nguồn vốn huy động. Tốc độ tăng trưởng năm 2017 thấp hơn năm 2016 là do từ tháng 9 năm 2017 lãi suất tiền gửi không kỳ hạn được điều chỉnh giảm từ 1% /năm xuống còn 0,3%/năm trong lúc đó lãi suất tiền gửi có kỳ hạn gần như không thay đổi do đó kéo giãn khoảng cách chênh lệch lãi suất giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn 1, 2 tháng. Vì vậy một số đông khách hàng có tiền gửi ổn định hơn chuyển tiền tiền gửi thanh toán sang tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 1 hoặc 2 tháng. Năm 2018 tiền gửi không kỳ hạn này đạt 159,182 (triệu đồng), chiếm tỷ trọng 10.7% tổng nguồn vốn huy động, tăng 62,273 (triệu đồng) so với năm 2017, tương ứng tốc độ tăng trưởng là 64.3%. - Tiền gửi có kỳ hạn: Nguồn tiền gửi có kỳ hạn (hay còn gọi là nguồn tiền gửi tiết kiệm), đây là nguồn tiền gửi lớn nhất trong tổng nguồn huy động, 14 chiếm tỷ trọng từ 89-93% trong tổng nguồn tiền gửi dân cư, cụ thể năm 2016 huy động được 970,326 (triệu đồng), chiếm tỷ trọng 90.7%; năm 2017 là 1,164,719 (triệu đồng), chiếm tỷ trọng 92.3%, tăng so với năm 2016 là 194,392 (triệu đồng) tương ứng với 20%; năm 2018 là 1,331,564 (triệu đồng), chiếm tỷ trọng 89.3%, tăng so với năm 2017 là 166,845triệu đồng, tương ứng 14.3%. c. Cơ cấu theo loại tiền gửi Nguồn huy động vốn nội tệ qua 3 năm đạt trên 99% tổng nguồn vốn, cụ thể: năm 2017 tăng so với năm 2016 là 192,570 (triệu đồng), năm 2018 tăng so với năm 2017 là 229,237 (triệu đồng), tương ứng 18.24%. Nguồn ngoại tệ USD huy động được chủ yếu từ tiền gửi tiết kiệm dân cư. Nguyên nhân của sự sụt giảm trên là do thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ, ngay từ đầu năm 2017 lãi suất huy động vốn của đồng Đô la Mỹ là 0% trên tất cả các kỳ hạn gửi tiền, cộng thêm sự ổn định tỷ giá qua các năm làm cho người dân thấy rằng việc cất giữ đồng Đô la Mỹ không có lợi bằng việc cất giữ VNĐ (Lãi suất thu được từ tiền gửiVNĐ luôn cao hơn lãi suất thu được thu được từ tiền gửi USD và tiền chênh lệch tỷ giá). d. Theo sản phẩm huy động: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư theo sản phẩm huy động vốn qua 3 năm 2015-2017 được trình bày ở bảng sau. - Tiền gửi tiết kiệm: Qua số liệu ở Bảng 6 cho thấy, nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng liên tục qua các năm. Năm 2016 huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm đạt 809,473 (triệu đồng), chiếm tỷ trọng 75,69%; năm 2017 đạt 1,017,503 (triệu đồng), chiếm 80,65%; năm 2018 đạt 1,200,349 (triệu đồng), chiếm 80,52%, tăng thêm 182,846 (triệu đồng) so với năm 2017 tương ứng với tỷ lệ tăng 18%. - Về giấy tờ có giá (GTCG): Năm 2016 chi nhánh phát hành GTCG (bao gồm kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn) có tham gia chương trình dự thưởng nên số dư tăng khá, đạt 46,628 (triệu đồng), chiếm tỷ trọng 4,36%/tổng nguồn huy động. Đến năm 2017 giảm xuống còn 3,154 (triệu đồng)và chỉ còn 1,044 (triệu đồng) trong năm 2018, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động(0,07%) - Tiền gửi thanh toán: 15 Đây chủ yếu là nguồn vốn tiền gửi của cá nhân qua tài khoản tiền gửi và tài khoản thẻ ATM, số dư tăng khá qua các năm và chiếm xấp xỉ 6-7%/tổng nguồn huy động. Năm 2016 đạt 73,365 (triệu đồng), chiếm tỷ trọng 6,86% trong tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2017 nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này tăng lên 79,230 (triệu đồng), tức là tăng lên 8% so với năm 2016, tới năm 2018, con số đã được tăng mạnh lên đến 106,439 (triệu đồng) tương đương với tỷ lệ tăng là 34.3%. - Tiền gửi các TCKT, TC khác: Là các khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của các TCKT, TCTC lớn như Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước Tỷ trọng nguồn vốn này có xu hướng giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2016 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 13.09% thì sang năm 2017 còn 12.82% và đến năm 2018 chiếm tỷ trọng 12.27% trong tổng nguồn vốn huy động. e. Theo lãi suất: Cơ cấu nguồn tiền gửi theo lãi suất huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lệ Thủy qua 3 năm 2016-2018 được trình bày ở bảng sau. Qua Bảng 2.9, cho thấy nguồn tiền gửi dân cư ở mức lãi suất không kỳ hạn (Nguồn tiền gửi từ hệ thống tài khoản thanh toán) hầu như không có sự biến động và chiếm tỷ lệ nhỏ, từ 4,0% đến 5,0% trên tổng nguồn huy động. f. Theo địa bàn hoạt động Là một tỉnh nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây và trục giao thông Bắc Nam với 75% diện tích và 73% dân số là nông nghiệp và nông thôn. Trên địa bàn huyện hiện có 3 phòng giao dịch ở Chợ Trạm, Mỹ Đức, Kiến Giangvà 1 hội sở ở trung tâm thị trấn Kiến Giang. 2.3.1.3 Đánh giá về thị phần nguồn vốn huy động Đến 31/12/2018 trên địa bàn huyện Lệ Thủy có 4 NHTM cùng hoạt động (không kể hệ thống quỹ Tín dụng Nhân dân, Ngân hàng Chính sách và Xã hội, Ngân hàng Phát triển).Với thế mạnh là ngân hàng đầu tiên trong các NHTM trên địa bàn, thị phần về nguồn vốn của chi nhánh vẫn luôn được giữ vững và chiếm tỷ lệ cao (chiếm 48.2% toàn địa bàn vào năm 2018). 2.3.1.4 Hiệu quả huy động vốn Theo quy định thì tỷ lệ sử dụng vốn cho phép là dưới 80%, bảng số liệu trên cho thấy, Agribank huyện Lệ Thủy đã sử dụng 16 khoảng 86% ~ 94% phần vốn huy động để cho vay khách hàng, đây là một tỷ lệ không an toàn phản ánh được phần nào kết quả sử dụng vốn của chi nhánh không được tốt. 2.3.1.5 Chi phí huy động vốn từ tiền gửi dân cư Các hình thức, sản phẩm huy động vốn từ dân cư chưa đa dạng và phong phú, chủ yếu vẫn là những hình thức mang tính chất cổ truyền như là tiền gửi tiết kiệm với các sản phẩm chính như đã nêu ở phần trên, mở tài khoản thanh toán cá nhân, tài khoản ATM. Các hình thức khác như: phát hành trái phiếu, gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt,tiết kiệm bậc thang, sử dụng séc cá nhân, thẻ tín dụng,các dịch vụ Internet Bankingchưa được chi nhánh triển khai và thực hiện đồng bộ. Diễn biến chi phí huy động vốn qua 3 năm 2016-2018 được trình bày ở bảng sau. 2.3.1.6 Tính sát thực của kế hoạch huy động vốn từ tiền gửi dân cư Để phân tích hoạt động huy động vốn tại Agribank huyện Lệ Thủy, căn cứ vào chỉ tiêu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn qua 3 năm 2016-2018 được trình bày ở bảng sau. 2.3.1.7 Tính hợp lý trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện huy động vốn từ tiền gửi dân cư Năng suất huy động tại Agribank huyện Lệ Thủy qua 3 năm 2016-2018 được trình bày ở bảng sau. 2.3.2 Chỉ tiêu định tính 2.3.2.1 Đối tƣợng Trong 200 khách hàng có 153 đối tượng là cá nhân chiếm 76.5% và 47 khách hàng là doanh nghiệp chiếm 23.5%. 2.3.2.2 Yếu tố quyết định gửi tiền vào Ngân hàng Yếu tố khách hàng quan tâm khi quyết định gửi tiền vào ngân hàng: Trong tổng số 200 khách hàng được điều tra có 27% đối tượng quan tâm lãi suất và phí, việc ngày càng có nhiều ngân hàng thành lập ở huyện khiến khách hàng sẽ có sự so sánh và cân nhắc để chọn lựa: 2.3.2.3 .Đánhgiá chất lượng sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng: 17 Qua bảng kết quả khảo sát 200 khách hàng ta có thể thấy chất lượng sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng qua từng chỉ tiêu sau: a. Đánh giá về uy tín, thƣơng hiệu Yếu tố đánh giá về uy tín, thương hiệu, qua khảo sát ta có thể thấy khách hàng khá đồng ý về kênh cung cấp thông tin của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là đa dạng và dể tiếp cận, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bảo mật tốt thông tin của khách hàng, mạng lưới giao dịch của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rộng và bố trí hợp lý, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là ngân hàng có thương hiệu nổi tiếng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. b. Công tác quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất Về Công tác quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất, khách hàng đánh giá địa điểm giao dịch khá thuận tiện, cơ sở vật chất và phương tiện vật chất khá tốt, không gian giao dịch thoải mái và dể chịu, hệ thống ATM ngày càng được mở rộng và linh động hơn. c. Chất lƣợng sản phẩm dịch vụ huy động vốn Qua 5 tiêu chí về chất lượng sản phẩm dịch vụ huy động vốn ta thấy rằng: - Đối với mẫu biểu của sản phẩm dịch vụ, 66% khách hàng được khảo sát cho rằng các mẫu biểu đơn giản và dể hiểu, chỉ có 25% khách hàng cho rằng các mẫu biểu tương đối đơn giản dể hiểu. d. Tác phong của nhân viên Đối thái độ nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với khách hàng, thông qua ý kiến đánh giá của các khách hàng được khảo sát, có thể thấy thái độ nhân viên giao dịch với khách hàng khá niềm nở, thân thiện, phong cách làm việc chuyên nghiệp. Ngoài ra nhân viên còn hướng dẫn thủ tục cho khách hàng khá đầy đủ và dể hiểu. Về phần xử lý nghiệp vụ và giải quyết khiếu nại nhâ77rn viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khá xử lý nhanh chóng, chính xác và hợp lý, điều này cũng dễ hiểu vì yếu tố chuyên nghiệp vụ của nhân viên luôn luôn được nâng cao và hoàn thiện theo thời gian. e. Mức độ tình cảm của khách hàng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 18 Qua kết quả khảo sát về mức độ tình cảm của khách hàng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy 74% khách hàng được khảo sát sẽ tiếp tục giao dịch với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và không đồng ý chỉ có 13%. Đối với chất lượng dịch vụ được khảo sát có hài lòng hay không thì thấy rằng có 64% khá hài lòng với chất lượng dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Và phần lớn ý kiến khảo sát cho thấy họ sẽ giới thiệu bạn bè với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2.2 . KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH. 2.2.1 Những kết quả đạt đƣợc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lệ Thủy đã tạo ra được nguồn tiền gửi có sự tăng trưởng ổn định và liên tục, là một trong những chi nhánh có công tác huy động vốn tốt nhất trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình cũng như trong hệ thống các NHTM tại địa bàn tỉnh Quảng Bình. Điều này được thể hiện qua số dư tiền gửi tăng lên qua 3 năm 2016-2018 và tăng ở hầu hết các kỳ hạn. Mặc dù nền kinh tế trong thời gian qua luôn có nhiều biến động phức tạp và sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt nhưng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lệ Thủy vẫn đạt được những thành công đáng kể. 2.2.2 Những tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lệ Thủy còn bộc lộ một số tồn tại hạn chế trong công tác huy động vốn như sau: Thứ nhất, nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn chiếm lĩnh gần 50% thị phần của địa bàn, tuy nhiên như đã phân tích ở trên, thị phần của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày càng bị thu hẹp trong lúc đó thị phần của các NHTM cổ phần khác ngày càng được mở rộng Thứ hai,các hình thức, sản phẩm, dịch vụ huy động vốn chưa đa dạng và phong phú, chủ yếu là hình thức mang tính truyền thống như là tiền gửi tiết kiệm với các sản phẩm chính như đã nêu ở phần trên, mở tài khoản thanh toán cá nhân, tài khoản ATM. 19 Thứ ba, Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế. Tình trạng nghẽn mạch, rớt mạng trong xử lý giao dịch với khách hàng còn xảy ra thường xuyên đặc biệt là vào những lúc cao điểm như các ngày đầu tuần hoặc sau các ngày nghỉ lễ Thứ tư, hoạt động huy động vốn chưa gắn chặt chẽ với sử dụng vốn hiệu quả. Mặc dù, lượng vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lệ Thủy là khá lớn, lượng tiền gửi có kỳ hạn của dân cư là khá cao nhưng tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh còn thấp so với lượng vốn huy động được. 2.2.3 Nguyên nhân hạn chế Thứ nhất, công tác quảng cáo, marketing đạt hiệu quả chưa cao, nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_huy_dong_von_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_p.pdf
Tài liệu liên quan