Các hoạt động kiểm soát định kỳ.
Công tác kiểm soát định kỳ được thực hiện thực hiện theo kế
hoạch đã được Giám đốc quỹ phát triển thôn bản phê duyệt. Trung
bình tần suất thực hiện các chương trình kiểm tra trực tiếp là định kỳ
1 năm/lần hoặc khi có những vấn đề bất thường. Tuy nhiên, do khối
lượng công việc nhiều mà nguồn lực có hạn nên các rủi ro sẽ được
xếp hạng theo thứ tự từ cao đến thấp, trong đó những hoạt động được
coi là rủi ro cao sẽ được ưu tiên tập trung nguồn lực, thời gian để
kiểm tra, kiểm soát trước và thường xuyên hơn.
Mục tiêu của công tác kiểm tra định kỳ hoạt động tín dụng là
kiểm soát hoạt động tín dụng tại các nhóm tín dụng tiết kiệm thôn
bản, phát hiện sai phạm và cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt
động tín dụng tại các nhóm tín dụng tiết kiệm đang hoạt động. Công
tác kiểm soát của đoàn kiểm tra tiến hành theo 3 bước. Trước giải
ngân, giải ngân và sau giải ngân. Dưới đây là nội dung chi tiết của
các bước.
Bƣớc 1: Trƣớc giải ngân.
- Đầu tiên đoàn kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra tình hình chung
về hoạt động tín dụng của nhóm tín dụng tiết kiệm thôn bản. Yêu cầu
cán bộ nhóm tín dụng tiết kiệm thôn bản cung cấp báo cáo mới nhất
về thành viên và các khoản vay của thành viên.
- Đoàn kiểm tra sẽ đánh giá sơ bộ về hoạt động tín dụng, cụ thể:
Đánh giá về tỷ lệ dư nợ của các thành viên; Đánh giá về số lượng
thành viên vay vốn ; Đánh giá chất lượng tín dụng tại quỹ phát triển
thôn bản cộng đồng dựa trên tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, công tác thu
hồi nợ .17
- Kiểm soát quá trình xử lý nghiệp vụ tín dụng phát sinh.
- Kiểm tra việc thẩm định tín dụng.
- Kiểm tra phê duyệt tín dụng và bất kiêm nhiệm.
Bƣớc 2: Kiểm soát giải ngân.
- Kiểm tra chứng từ giải ngân.
+ Kiểm soát việc thực hiện hạn mức tín dụng đã được phê duyệt
nhằm đảm bảo việc giải ngân hợp lệ và nằm trong hạn mức tín dụng
đã được phê duyệt.
+ Kiểm soát viên tiến hành kiểm tra, đối chiếu hồ sơ cho vay
với các thủ tục giải ngân để đánh giá tính tuân thủ của các cán bộ và
các cán bộ có liên quan trong công tác cấp tín dụng.
+ Kiểm tra số liệu báo cáo tín dụng nhằm đảm bảo tính chính
xác về thời gian cung cấp, độ tin cậy, chính xác của báo cáo.
+ Kiểm tra thực tế tiền vay được chuyển cho ai có đúng đối
tượng trên hợp đồng vay vốn không.
Bƣớc 3: Sau giải ngân.
- Kiểm tra quá trình giám sát vốn vay.
- Kiểm tra quá trình thu nợ gốc, lãi vay và nợ quá hạn.
- Kiểm tra thực tế thành viên vay vốn.
Cuối cùng, đoàn kiểm tra rút ra những vi phạm chủ yếu trong
công tác tín dụng và nêu nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trên.
Và đưa ra kiến nghị.
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Kiếm soát hoạt động tín dụng thuộc quỹ phát triển thôn bản tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét duyệt, việc ghi
chép sổ sách chưa đúng, đầy đủ do hạn chế về trình độ. Người vay
vốn sử dụng vốn sai mục đích, không hiệu quả, gây ảnh hưởng
đến chất lượng tín dụng, nguy cơ nợ xấu mất vốn. Và hơn nữa là vỡ
quỹ dẫn đến giải thể quỹ phát triển thôn bản. Để hạn chế đến mức
thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra, một nhiệm vụ không thể thiếu
được và ngày càng trở nên thết yếu trong hoạt động tín dụng là phải
tổ chức tốt công tác kiểm soát trong từng đơn vị. Chính hoạt động
kiểm soát tại quỹ có hoạt động tín dụng là việc làm hết sức cần thiết
nhằm giúp quỹ tự chấn chỉnh hoạt động thoát khỏi các bế tắc để quỹ
được phát triển bền vũng lâu dài và mở rộng hơn nữa. Vì vậy, nâng
cao chất lượng kiểm soát tín dụng là vấn đề quan trọng nhất để tồn
tại và duy trì hoạt động của quỹ phát triển thôn bản. Vì vậy tôi đã
chọn đề tài “ Kiểm soát hoạt động tín dụng thuộc quỹ phát triển
thôn bản tại Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Tỉnh Gia
Lai”.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng quy trình kiểm soát hoạt động tín dụng
thuộc quỹ phát triển thôn bản tại Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông
Thôn Tỉnh Gia Lai. Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm soát
quỹ phát triển thôn bản một cách hữu hiệu và hiệu quả.
3. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát thực trạng kiểm soát đối với hoạt động tín dụng - tiết
kiệm thuộc quỹ phát triển thôn bản tại Sở Nông Nghiệp và phát triển
Nông Thôn Tỉnh Gia Lai
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tìm hiểu kiểm soát hoạt động tín dụng thôn bản thuộc quỹ phát
triển thôn bản thông qua đọc hồ sơ tài liệu và phỏng vấn nhân viên
3
liên quan. Phân tích quy trình kiểm soát để rút ra điểm mạnh, điểm
yếu; từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ
và kiểm soát hoạt động tín dụng
Chương 2: Thực trạng kiểm soát hoạt động tín dụng của quỹ
phát triển thôn bản tại Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn
Tỉnh Gia Lai
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát quỹ Phát triển thôn
bản tại Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Tỉnh Gia Lai.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến
kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại
như sau:
+ Luận văn “Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
của Ngân hàng TMCP Đại Dương” (2012) của tác giả Lê Thanh
Lũy. Tác giả đã phản ánh tương đối đầy đủ các khái niệm cũng như
nội dung về KSNB nói chung và KSNB hoạt động tín dụng tại một
ngân hàng theo quan điểm của COSO. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa
phân tích được những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác KSNB
hoạt động tín dụng cũng như chưa đưa ra các tiêu chí để đánh giá
hiệu quả công tác KSNB làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng
công tác KSNB tại ngân hàng.
+ Luận văn “Tăng cường kiểm soát tín dụng tại ngân hàng
NN&PTNT Đà Nẵng” (2010) của tác giả Nguyễn Thị Phương Linh.
Trong luận văn này tác giả đã nêu ra những vấn đề lý luận cơ bản về
4
kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng trong quỹ thương mại,
thực trạng công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại
NHNN và PTNT Đà Nẵng, và những giải pháp tăng cường kiểm soát
nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NHNN và PTNT Đà Nẵng.
+ Luận văn “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công Thương chi nhánh Bắc Đà Nẵng” (2014)
của tác giả Đinh Thị Thu Phương. Luận văn đã đánh giá được thực
trạng công tác KSNB hoạt động tín dụng dựa trên các tiêu chí, phân
tích được các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB hoạt động tín dụng tại
ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương chi nhánh Bắc Đà
Nẵng. Tuy nhiên về hoàn thiện các thủ tục kiểm soát theo hướng
đánh giá rủi ro tín dụng thì tác giả chưa đưa ra được các chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá rủi ro tín dụng như nợ quá hạn tỷ lệ thành viên nợ
quá hạn , tỷ lệ nợ xấu.
+ Luận văn “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Thái. Luận văn đã hệ thống hóa những lý thuyết về rủi ro tín
dụng, phân tích và đánh giá đúng thực trạng hoạt động tín dụng và
quản lý rủi ro của ngân hàng ngoại thương, những kết quả đạt được
và những yếu kém, tìm ra nguyên nhân và rút ra bài học kinh
nghiệm. Bên cạnh đó bài viết cũng đề ra các giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại thương
Việt Nam, bảo đảm an toàn và phát triển bền vững của hoạt động tín
dụng của quỹ trong tình hình hội nhập kinh tế. Nhưng trong luận văn
trên lại không đưa ra biện pháp hoàn thiện hệ thống thông tin tín
dụng cũng như hệ thống công nghệ thông tin. Đây là hạn chế của
luận văn này.
+ Luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với
5
nghiệp vụ tín dụng trong các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
Bình Dương” của tác giả Phan Thụy Thanh Thảo (2007), Đại học
Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Luận văn phản ánh thực trạng hệ thống
KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng trong các NHTM trên địa bàn tỉnh
Bình Dương trên cơ sở hệ thống lý thuyết của COSO. Tuy nhiên,
phạm vi tiếp cận của tác giả là đánh giá thực trạng KSNB hoạt động
tín dụng của một nhóm NHTM. Do đó, đánh giá của tác giả chỉ mang
tính chất chung chung, chưa đi vào phân tích thực tiễn của một ngân
hàng cụ thể. Trong khi đó, ở mỗi NH khác nhau thì công tác KSNB
nói chung cũng như KSNB hoạt động tín dụng nói riêng sẽ có những
đặc thù khác nhau. Vì vậy, các giải pháp mà tác giả đưa ra chỉ là
những định hướng chung, chưa phải là giải pháp thiết thực đối với
một NH cụ thể nào.
+ Luận văn “Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
tại NHTM Cổ phần Quân đội – Chi Nhánh Đà Nẵng” (2011) của tác
giả Phạm Thị Trà My. Nhìn chung, luận văn đã đánh giá thực trạng
KSNB hoạt động tín dụng tại NHTM CP Quân đội – Chi nhánh Đà
Nẵng thông qua những mặt đạt được và những tồn tại. Từ đó tác giả
đưa giải pháp tăng cường công tác KSNB hoạt động tín dụng tại NH.
Tuy nhiên, luận văn này được tác giả tiếp cận thiên về mặt kế toán,
chưa đề cập đến mục đích của công tác KSNB hoạt động tín dụng là
kiểm soát quy trình tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho NH.
Tóm lại, nhìn chung các luận văn trên đã hệ thống hóa được lý
luận chung về KSNB và đánh giá thực trạng công tác KSNB hoạt
động tín dụng của từng NH để đưa ra các giải pháp, các kiến nghị
nhằm hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu các đề tài này còn một số giới hạn như phân tích nhân tố
ảnh hưởng đến công tác kiểm soát nội bộ chưa được đầy đủ, chưa
6
làm rõ được bản chất của KSNB hoạt động tín dụng, các giải pháp
đưa ra chưa gắn với thực trạng.
Nghiên cứu đề tài Kiểm soát quỹ phát triển thôn bản tại Sở
Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn tỉnh Gia Lai sẽ phân tích thực
trạng hoạt động kiểm soát tín dụng, và nêu thêm một số nội dung của
công tác KSNB, trong phần thực trạng tác giả sẽ phân tích cụ thể
công việc kiểm tra, kiểm soát tín dụng quỹ phát triển thôn bản có
những điểm riêng như thế nào. Từ đó đánh giá những kết quả đạt
được và các mặt còn hạn chế của công tác kiểm soát quỹ phát triển
thôn bản. Và cuối cùng tác giả đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm
hoàn thiện công tác kiểm soát hoạt động tín dụng của quỹ phát triển
thôn bản tại Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn tỉnh Gia Lai.
7
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ
KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1.1. Khái niệm, mục tiêu và vai trò của kiểm soát nội bộ và
hệ thống KSNB
a. Khái niệm
Theo COSO năm 1992 (The Committee of Sponsoring
Organizations of the Treadway. KSNB là một quá trình do người
quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó
được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lí nhằm thực hiện
mục tiêu: (i) Báo cáo tài chính đáng tin cậy; (ii) Các luật lệ và quy
định được tuân thủ; (iii) Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.
b. Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ
- Mục tiêu hoạt động: Hiệu quả và hiệu năng hoạt động.
- Mục tiêu thông tin: Độ tin cậy của quy trình lập và trình bày
BCTC.
- Mục tiêu về sự tuân thủ: Sự tuân thủ pháp luật và quy định,
đảm bảo mọi hoạt động của DN đều tuân thủ.
1.1.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB
Báo cáo COSO 2013 đưa ra 5 yếu tố chính để quyết định tính
hiệu quả của hệ thống KSNB:
Môi trường kiểm soát.
Đánh giá rủi ro.
Hoạt động kiểm soát.
Thông tin và truyền thông.
Hệ thống giám sát.
8
1.1.3 Các nguyên tắc của HTKS nội bộ
COSO 2013 đã đưa ra 17 nguyên tắc theo mô hình kết cấu bởi 5
thành phần cấu thành KSNB:
1.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ KIỂM
SOÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
1.2.1. Khái niệm, nguyên tắc tín dụng
a. Khái niệm:
Tín dụng là một loại hình giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng
hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và
bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và chủ thể khác), trong đó, bên
cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời
gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô
điều kiện vốn gốc và lãi cho bên vay khi đến hạn thanh toán.
b. Nguyên tắc tín dụng
Hoạt động cấp tín dụng của quỹ phải đảm bảo ba nguyên tắc
sau:
- Vốn vay phải có mục đích, bảo đảm sử dụng vốn đúng mục
đích và hiệu quả.
- Vốn vay phải có đảm bảo
- Vốn vay phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả vốn gốc lẫn lãi.
1.2.2. Rủi ro tín dụng
a. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dung phát sinh trong trường hợp quỹ không thu hồi
được đầy đủ cả vốn gốc và lãi của khoản vay hoặc là thanh toán nợ
gốc và lãi không đúng kỳ hạn đã thỏa thuận giữa quỹ và thành viên
vay.
- Các nguyên nhân chủ quan
+ Do chính sách tín dụng.
9
+ Do những yếu kém của cán bộ tín dụng.
+ Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay.
- Các nguyên nhân khách quan
+ Nguyên nhân từ phía thành viên vay vốn.
+ Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả
nợ vay.
1.3. KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
1.3.1. Khái niệm kiểm soát hoạt động tín dụng
Kiểm soát hoạt động tín dụng là toàn bộ các chính sách, các
bước kiểm tra và thủ tục kiểm soát đối với hoạt động tín dụng, nhằm
đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả; hệ thống thông tin
chính xác; đáng tin cậy; đảm bảo các hoạt động tuân thủ theo các quy
định; các cơ chế chính sách pháp luật hiện hành.
1.3.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của kiểm soát đối với hoạt động
tín dụng.
a. Mục tiêu kiểm soát hoạt động tín dụng :
- Chu trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng được thực hiện
đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả, ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót
trong hệ thống xử lý.
- Các dữ liệu cần thiết được thu thập, chuyển giao và xử lý một
cách đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín dụng
có chất lượng cao.
- Rủi ro trong tín dụng được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa
thất thoát tài sản và có dự phòng rủi ro hợp lý.
- Tài liệu, hồ sơ, các tài sản có liên quan đến nghiệp vụ được
bảo đảm an toàn.
b. Nhiệm vụ kiểm soát hoạt động tín dụng :
- Với các mục tiêu thiết kế như trên, kiểm soát nội bộ đối với
10
hoạt động tín dụng có các nhiệm vụ sau:
- Ngăn ngừa các sai phạm trong hệ thống xử lý nghiệp vụ cho
vay.
- Phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình xử lý nghiệp
vụ cho vay.
- Bảo vệ đơn vị trước những thất thoát có thể tránh.
- Đảm bảo việc chấp hành sau khi vay.
1.3.3. Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại quỹ
phát triển thôn bản.
Giai đoạn 1: Kiểm soát trƣớc khi giải ngân.
Giai đoạn 2: Kiểm soát khi giải ngân.
Giai đoạn 3: Kiểm soát sau khi giải ngân.
1.3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến KSNB hoạt động tín dụng
a. Các nhân tố bên trong
- Nhân tố con người.
- Chính sách tín dụng.
- Mô hình tổ chức của hệ thống kiểm soát nội bộ.
b. Các nhân tố bên ngoài
Cơ chế tín dụng
- Thành viên vay vốn .
- Môi trường pháp lý.
- Môi trường kinh tế.
11
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đã đưa ra các vấn đề mang tính lý luận về hệ thống
kiểm soát nội bộ và kiểm soát hoạt động tín dụng để khẳng định vai
trò của KSNB đối với hoạt động của các tổ chức tài chính và trình
bày những vấn đề chung về KSNB gồm: Khái niệm, mục tiêu,
nguyên tắc hoạt động của hệ thống KSNB. Trong đó, luận văn đã tập
trung làm rõ nội dung kiểm soát hoạt động tín dụng và các nhân tố
ảnh hưởng đến KSNB hoạt động tín dụng.
12
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG QUỸ
PHÁT TRIỂN THÔN BẢN TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH GIA LAI
2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ
QUỸ PHÁT TRIỂN THÔN BẢN
2.1.1. Sự hình thành quỹ phát triển thôn bản
2.1.2. Mục đích thành lập và cơ chế hoạt động của nhóm
tín dụng tiết kiêm thôn bản.
2.1.3. Tổ chức hoạt động của quỹ phát triển thôn bản.
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG THUỘC QUỸ PHÁT TRIỂN THÔN BẢN.
2.1.1. Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB trong hoạt
động tín dụng tại quỹ phát triển thôn bản.
2.2.2. Một số quy định trong hoạt động tín dụng của quỹ
phát triển thôn bản.
Quỹ phát triển thôn bản cũng như các tổ chức tín dụng khác
đang hoạt động đều có một quy định chung thống nhất trong cả hệ
thống về hoạt động tín dụng. Trong năm hoạt động đầu tiên những
điều kiện vay vốn này là bắt buộc như đối tượng vay vốn, lãi suất
vay, thời hạn vay vốn, hoàn trả, và lãi phạt.
2.2.3. Công tác kiểm soát hoạt động tín dụng tại quỹ phát
triển thôn bản.
Quy trình cho vay tại quỹ phát triển thôn bản.
Bƣớc 1: Tiếp cận, hƣớng dẫn thành viên lập hồ sơ vay vốn
Bƣớc 2: Thầm định vay
Bƣớc 3: Quyết định cho vay
Bƣớc 4: Giải ngân
13
Bƣớc 5: Kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân.
Bƣớc 6: Thanh lý hợp đồng giải ngân.
Sơ đồ quy trình cho vay.
Trưởng ban Đạt yêu cầu
Đồng ý
(6) Thanh lý hợp đồng
Gia hạn nợ
Giaỉ chấp TSBĐ
Kết thúc
Không đồng ý Thu nợ gốc, lãi vay, phí
nợ quá hạn
(5) Kiểm tra và giám sát
(4) Giải ngân
(3) Quyết định cho vay
Chấp thuận
Kết thúc cho vay
Từ chối
(2) Thẩm định cho vay
(1) Tiếp cận, hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn
Thành viên Quỹ phát triển thôn bản có nhu cầu
vay vốn
14
Kiểm soát hoạt động tín dụng của quỹ phát triển thôn bản được
chia làm hai cấp thứ nhất là kiểm soát thường xuyên tại quỹ được
thực hiện bởi các nhóm tín dụng tiết kiệm thôn bản và thứ hai là
kiểm soát định kỳ được thực hiện bởi lãnh đạo, ban kiểm soát, cán bộ
tín dụng của quỹ phát triển thôn bản thuộc Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Gia Lai thực hiện. Các hoạt động kiểm soát được
thực hiện trong các bước của quy trình, gắn với các thủ tục cụ thể
nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình cho vay.
2.2.4. Các hoạt động kiểm soát thƣờng xuyên.
a, Trước khi giải ngân.
Kiểm soát trước khi giải ngân nhằm mục đích hạn chế rủi ro
tín dụng trong quá trình cho vay, giảm thiểu khả năng không thu hồi
được nợ, lãi mà vẫn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của nguồn quỹ.
Các rủi ro có thể xảy ra trước khi giải ngân như:
- CBTD không phát hiện các giấy tờ còn thiếu khi cung cấp
thông tin của các thành viên vay vốn.
- CBTD thông đồng với thành viên vay vốn làm sai lệch thông
tin trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích các nhân.
- Giải quyết hồ sơ cho các thành viên sơ sài, chậm trễ không
đúng thời hạn.
- Thành viên vay vốn không có phẩm chất đạo đức tốt, nợ nần
cờ bạc, rượu chè
- Mục đích vay vốn của thành viên không hợp pháp, hợp lệ.
- Phê duyệt không đúng thẩm quyền
- Không kiểm tra, kiểm soát lại trước khi phê duyệt.
- Phê duyệt cho vay với những hồ sơ không đáp ứng đủ điều
kiện cho vay.
Các công việc kiểm soát trước khi giải ngân:
15
- Kiếm tra thủ tục, hồ sơ vay vốn
- Quy định đúng thành phần, trách nhiệm trong các khâu xét
duyệt hồ sơ.
b, Giai đoạn giải ngân.
Mục tiêu kiểm soát khi giải ngân là cho vay đúng đối tượng,
đúng số tiền, đúng quy định trong hợp đồng tín dụng.
Các rủi ro thường xảy ra trong giai đoạn giải ngân như:
- Hồ sơ giải ngân chưa đầy đủ, các chứng từ bị trùng lặp.
- Chưa có sự kiểm soát lại trước khi phê duyệt.
- Giải ngân cho thành viên mà chưa có cấp trên phê duyệt.
- Số tiền giải ngân không đúng với số tiền ghi trong hợp đồng
Các công việc kiểm soát:
- Kiểm tra thông tin, chứng từ khi giải ngân.
c, Giai đoạn sau khi giải ngân.
Các rủi ro thường xảy ra sau khi giải ngân như:
- Các chứng từ, hồ sơ, hợp đồng bị mất hoặc bị sửa đổi.
- Thành viên vay vốn trả nợ không đúng hạn, khống đúng, đủ số
tiền nợ gốc và lãi, thành viên mất khả năng trả nợ.
- Thành viên sử dụng vốn vay không đúng mục đích đã cam kết
trong hợp đồng tín dụng.
- Thành viên chưa thanh toán hết nợ gốc, lãi, phí nhưng cán bộ
tín dụng đã thanh lý hợp đồng.
Công việc kiểm soát:
` - Kiểm soát kỳ hạn trả nợ gốc và lãi.
- Kiểm soát xử lý nợ đến hạn.
- Kiểm tra vốn vay.
Trên đây là các công việc kiểm soát hoạt động tín dụng thường
xuyên của nhóm tín dụng tiết kiệm thôn bản, tiếp theo là hoạt động
16
kiểm soát tín dụng định kỳ của quỹ phát triển thôn bản tại Sở nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai.
2.2.5. Các hoạt động kiểm soát định kỳ.
Công tác kiểm soát định kỳ được thực hiện thực hiện theo kế
hoạch đã được Giám đốc quỹ phát triển thôn bản phê duyệt. Trung
bình tần suất thực hiện các chương trình kiểm tra trực tiếp là định kỳ
1 năm/lần hoặc khi có những vấn đề bất thường. Tuy nhiên, do khối
lượng công việc nhiều mà nguồn lực có hạn nên các rủi ro sẽ được
xếp hạng theo thứ tự từ cao đến thấp, trong đó những hoạt động được
coi là rủi ro cao sẽ được ưu tiên tập trung nguồn lực, thời gian để
kiểm tra, kiểm soát trước và thường xuyên hơn.
Mục tiêu của công tác kiểm tra định kỳ hoạt động tín dụng là
kiểm soát hoạt động tín dụng tại các nhóm tín dụng tiết kiệm thôn
bản, phát hiện sai phạm và cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt
động tín dụng tại các nhóm tín dụng tiết kiệm đang hoạt động. Công
tác kiểm soát của đoàn kiểm tra tiến hành theo 3 bước. Trước giải
ngân, giải ngân và sau giải ngân. Dưới đây là nội dung chi tiết của
các bước.
Bƣớc 1: Trƣớc giải ngân.
- Đầu tiên đoàn kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra tình hình chung
về hoạt động tín dụng của nhóm tín dụng tiết kiệm thôn bản. Yêu cầu
cán bộ nhóm tín dụng tiết kiệm thôn bản cung cấp báo cáo mới nhất
về thành viên và các khoản vay của thành viên.
- Đoàn kiểm tra sẽ đánh giá sơ bộ về hoạt động tín dụng, cụ thể:
Đánh giá về tỷ lệ dư nợ của các thành viên; Đánh giá về số lượng
thành viên vay vốn ; Đánh giá chất lượng tín dụng tại quỹ phát triển
thôn bản cộng đồng dựa trên tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, công tác thu
hồi nợ .
17
- Kiểm soát quá trình xử lý nghiệp vụ tín dụng phát sinh.
- Kiểm tra việc thẩm định tín dụng.
- Kiểm tra phê duyệt tín dụng và bất kiêm nhiệm.
Bƣớc 2: Kiểm soát giải ngân.
- Kiểm tra chứng từ giải ngân.
+ Kiểm soát việc thực hiện hạn mức tín dụng đã được phê duyệt
nhằm đảm bảo việc giải ngân hợp lệ và nằm trong hạn mức tín dụng
đã được phê duyệt.
+ Kiểm soát viên tiến hành kiểm tra, đối chiếu hồ sơ cho vay
với các thủ tục giải ngân để đánh giá tính tuân thủ của các cán bộ và
các cán bộ có liên quan trong công tác cấp tín dụng.
+ Kiểm tra số liệu báo cáo tín dụng nhằm đảm bảo tính chính
xác về thời gian cung cấp, độ tin cậy, chính xác của báo cáo.
+ Kiểm tra thực tế tiền vay được chuyển cho ai có đúng đối
tượng trên hợp đồng vay vốn không.
Bƣớc 3: Sau giải ngân.
- Kiểm tra quá trình giám sát vốn vay.
- Kiểm tra quá trình thu nợ gốc, lãi vay và nợ quá hạn.
- Kiểm tra thực tế thành viên vay vốn.
Cuối cùng, đoàn kiểm tra rút ra những vi phạm chủ yếu trong
công tác tín dụng và nêu nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trên.
Và đưa ra kiến nghị.
2.3. KẾT QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG THUỘC QUỸ PHÁT TRIỂN THÔN BẢN.
2.4. PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THUỘC QUỸ PHÁT TRIỂN THÔN
BẢN.
Đối với hoạt động tín dụng khi cho vay rủi ro xảy ra nhiều nhất
18
đó là người vay không trả nợ hoặc trả không đủ không đúng hạn, có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro này trong phạm vi đề tài này tôi
nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thường xảy ra
trong hoạt động tín dụng tại quỹ phát triển thôn bản. Các nguyên
nhân chính dẫn đến rủi ro có thể kể đến như sau:
- Các biến động của nền kinh tế và các yếu tố khách quan khác
nằm ngoài khả năng kiểm soát của quỹ và thành viên vay vốn.
- Do người đi vay.
- Nguyên nhân do bên cho vay – nhóm tín dụng tiết kiệm thôn
bản.
- Do người xét duyệt.
- Theo dõi sau khi cho vay không tốt .
2.5. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ HẠN CHẾ CỦA
CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THUỘC
QUỸ PHÁT TRIỂN THÔN BẢN THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH GIA LAI.
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc.
Nhóm tín dụng tiết kiệm thôn bản luôn tuân thủ các nguyên tắc,
quy định kiểm soát, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng với các quy
định, tiêu chuẩn đã ban hành. Đội ngũ cán bộ tín dụng luôn có thái
độ làm việc tích cực, cởi mở và thân thiện với thành viên, được trang
bị các thiết bị làm việc đầy đủ: máy tính, tủ đựng hồ sơ Công tác
kiểm tra, kiểm soát diễn ra theo đúng trình tự và được thực hiện
nghiêm túc. Chính những ưu điểm đạt được đã đem lại thành công
cho quỹ mà hơn nữa là thành công của dự án khi đưa hợp phần này
vào dự án. Hiện nay sự phát triển của nhóm tín dụng tiết kiệm thôn
bản đã phần nào được khẳng định đã góp phần vào nâng cao chất
lượng đời sống, năng lực cá nhân của các thành viên được nâng lên
19
rõ rệt, hiện tượng vay nặng lãi đã được giảm thiểu đáng kể và quan
trọng nhất đó là quỹ đã mang lại lòng tin cho các thành viên khi tham
gia quỹ cũng như tham gia dự án.
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại.
Bên cạnh những mặt đã đạt được thì kiểm soát hoạt động tín
dụng thuộc quỹ phát triển thôn bản còn tồn tại những hạn chế như
sau:
Mặc dù trong thời gian qua việc kiểm soát hoạt động cho vay đã
được thực hiện khá tốt, với vai trò của mình, bộ phận kiểm soát đã
góp phần đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả; hạn chế
thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra; đảm bảo quy trình tín dụng được
thực hiện đúng pháp luật. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế
trong quá trình thực hiện kiểm soát hoạt động tín dụng.
20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chương 2 tác giả đã phản ánh được thực trạng công tác
kiểm soát hoạt động tín dụng tại Sở nông nghiệp và phát triển nông
thôn tỉnh Gia Lai. Thực trạng của kiểm soát hoạt động tín dụng thể
hiện qua công tác kiểm soát thường xuyên và công tác kiểm tra định
kỳ.
Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
công tác kiểm soát hoạt động tín dụng của quỹ phát triển thôn bản
như nhân tố bên trong là các nhân tố thuộc về hệ thống KSNB, bao
gồm: môi trường kiểm soát; hệ thống đánh giá và quản lý rủi ro; hệ
thống thông tin và truyền thông; hệ thống cơ chế và chính sách; hoạt
động giám sát. Nhân tố bên ngoài là những nhân tố từ môi trường
bên ngoài tác động đến công tác công tác kiểm tra, KSNB. Nhân tố
khách quan bao gồm: Môi trường pháp lý, môi trường kinh tế và
thành viên vay vốn.
21
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG THUỘC QUỸ PHÁT TRIỂN THÔN BẢN TẠI SỞ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH
GIA LAI
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá ưu nhược điểm
của kiểm soát hoạt động tín dụng thuộc quỹ phát triển thôn bản tại
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai. Tôi đưa ra một
số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém và hoàn thiện
hoạt động kiểm soát giúp phát huy vai trò ngăn ngừa, giám sát và
quản lý rủi ro tín dụng.
Thứ nhất: Mục tiêu kiểm tra, kiểm soát.
Thứ hai: Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin.
Thứ ba: Chú trọng công tác đánh giá rủi ro tín dụng.
Thứ tư: Đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát.
Thứ năm: Xây dựng đội ngũ cán bộ của quỹ phát triển thôn bản
và cán bộ của các nhóm tín dụng tiết kiệm có trình độ, chuyên môn.
Thứ sáu: Nâng cao giá trị đạo đức của các cán bộ.
Thứ bảy: Tăng cường công tác phúc tra lại sau mỗi đợt kiểm
tra.
Thứ tám: Các thành viên ban kiểm soát cần liên tục cập nhật
các văn bản do dự án, chính sách chế độ do NHNN, Bộ Tài chính
ban hành.
22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chương 3 tác giả đã nêu được cơ sở để đề xuất giải pháp hoàn
thiện công tác kiểm soát hoạt động tín dụng nhằm khắc phục những
tồn tại, yếu kém và phát huy vai trò kiểm soát để phòng ngừa các rủi
ro trong hoạt động tín dụng thuộc quỹ phát triển thôn bản tại Sở nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai.
Bên cạnh đó, tác giả còn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện hệ thống kiểm tra kiểm soát, tạo môi trường và điều kiện thuận
lợi cho công tác kiểm soát hoạt động tín dụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_kiem_soat_hoat_dong_tin_dung_thuoc_quy_phat.pdf