Tóm tắt Luận văn Lập kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

Quy trình này phải đáp ứng được những đòi hỏi sau:

- Quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH nên được

thực hiện từ dưới lên, hạn chế các thủ tục, quy trình không cần

thiết, nhằm đảm bảo thời gian và tính chủ động của các địa

phương. Các cơ quan lập kế hoạch không nên chờ đợi sự hướng

dẫn của cấp trên mà nên tranh thủ thời gian thu thập và xử lý số

liệu, lắng nghe ý kiến người dân.

- Kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm phải dựa trên kế

hoạch phát triển KT-XH 5 năm và quy hoạch phát triển.

- Tạo điều kiện để trao đổi thông tin giữa các cấp cũng

như giữa các cơ quan đồng cấp.

- Tạo điều kiện cho các nhóm xã hội (phù hợp với từng

cấp) tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch

- Đảm bảo tính công khai trong quá trình xây dựng kế

hoạch.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Lập kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Đề xuất những giải pháp tối ưu nhất để góp phần nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An - Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận văn giải quyết 3 nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về lập kế hoạch phát triển KT-XH cấp huyện; - Tiến hành đánh giá thực trạng lập kế hoạch phát triển KT-XH, tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. - Đề xuất các giải pháp đảm bảo việc lập kế hoạch phát triển KT-XH tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đạt hiệu quả tối ưu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Lập kế hoạch phát triển KT-XH tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. - Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Phạm vi huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An - Về thời gian: 5 năm từ năm 2012-2017 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh - Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bảng hỏi, dùng phần mềm SPSS (thống kê mô tả) - Sử dụng hai hàm số toán học là hàm đồng biến y = ax và hàm nghịch biến y = 1/x để mô tả sự vận động của các biến 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận: hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung quá trình lập kế hoạch phát triển KT-XH cấp huyện Về thực tiễn: Khái quát bức tranh về quá trình lập kế hoạch phát triển KT-XH huyện Thủ Thừa, đánh giá các thành tựu cũng như hạn chế và đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH huyện Thủ Thừa 7. Kết cấu của luận văn Chƣơng I: Cơ sở lý luận về lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện Chƣơng II: Thực trạng lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Chƣơng III: Phương hướng và giải pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẤP HUYỆN 1.1 Tổng quan về lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1 Lập kế hoạch Lập kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định có hệ thống và cụ thể về cách thức, trình tự những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra.[16, tr.22] 1.1.1.2 Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Lập kế hoạch phát triển KT-XH là quá trình xác định những mục tiêu định hướng phát triển KT-XH phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định của một quốc gia hoặc mộtđịa phương và những giải pháp, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách hiệu quả cao nhất.[9, tr.14] 1.1.1.3 Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện Lập kế hoạch phát triển KT-XH cấp huyện là quá trình xác định các mục tiêu định hướng phát triển KT-XH của cấp huyện phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định và các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách hiệu quả.[6, tr.8] 1.1.2 Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 1.1.2.1 Theo thời gian Kế hoạch phát triển KT-XH trung hạn (5 năm, 3 năm) Kế hoạch phát triển KT-XH ngắn hạn (hằng năm) 1.1.2.2 Theo cấp độ quản lý Kế hoạch KT-XH cấp quốc gia Kế hoạch phát triển ngành Kế hoạch phát triển KT-XH vùng lãnh thổ. 1.1.3 Vai trò kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện 1.1.3.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 1.1.3.2 Điều tiết, phối hợp ổn định kinh tế - xã hội 1.1.3.3 Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế - xã hội 1.2 Nội dung, quy trình và kỹ thuật lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện 1.2.1 Nội dung lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện 1.2.1.1 Kế hoạch 5 năm - Xác định những nhiệm vụ tổng quát, mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu định hướng phát triển KT-XH. - Xây dựng những chương trình, dự án phát triển trong thời kỳ 5 năm. - Xác định các giải pháp, biện pháp lớn để tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm.[9, tr.47] 1.2.1.2 Kế hoạch hằng năm - Xác định định hướng phát triển KT-XH trong năm - Xác định các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong năm - Xác định các chính sách, giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch năm [9, tr.48] 1.2.2 Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện Bước 1: Khởi động Bước 2: Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Bước 3: Xác định mục tiêu và chỉ tiêu Bước 4: Xác định phương án kế hoạch Bước 5: Lập kế hoạch hành động 1.2.3 Các kỹ thuật lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 1.2.3.1 Thảo luận nhóm 1.2.3.2 Ma trận SWOT 1.2.3.3 Cây vấn đề 1.2.3.4 Cây mục tiêu 1.2.3.5 Khung kế hoạch 1.2.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 1.2.4.1 Phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng, tiềm năng, thế mạnh của địa phương 1.2.4.2 Xác định được đồng bộ hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp, nguồn lực thực hiện kế hoạch. 1.2.4.3 Tuân thủ các nguyên tắc trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 1.2.4.4 Tuân thủ quy trình, đảm bảo tiến độ thời gian, xây dựng, tổng hợp báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 1.2.4.5 Sự phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình lập kế hoạch 1.2.4.6 Thu hút sự tham gia của các chủ thể vào quá trình xây dựng kế hoạch 1.3 Cơ sở pháp lý và các chủ thể của lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện 1.3.1 Cơ sở pháp lý của lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện 1.3.2 Chủ thể lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện 1.4 Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 1.4.1 Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng 1.4.2 Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN 2.1 Các nhân tố tác động đến lập kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An 2.1.1 Cơ cấu hành chính của huyện Thủ Thừa 2.1.2 Tình hình kinh tế Ngành nông- lâm- thủy sản Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng Ngành thương mại - dịch vụ 2.1.3 Tình hình văn hóa, xã hội Giáo dục - Đào tạo Y tế Môi trường 2.2 Khái quát việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An giai đoạn 2011-2017 2.2.1 Các quy định pháp lý về công tác lập kế hoạch Trong suốt thời gian qua, nước ta chưa hề có một văn bản pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh công tác lập kế hoạch. Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân cũng như một số luật, pháp lệnh khác tuy có đề cập đến việc xây dựng và thông qua quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH, nhưng chỉ là gián tiếp, chưa tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định nội dung cũng như quy trình xây dựng, thông qua và thực hiện quy hoạch và kế hoạch. Theo kết quả khảo sát, có đến 41% người dân cho rằng cơ sở pháp lý của lập kế hoạch phát triển KT-XH tại huyện Thủ Thừa vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, có 33% người dân phân vân khi được hỏi vấn đề này. Có thể nói, người dân chưa hiểu rõ về các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lập kế hoạch KT-XH. 2.2.2 Công tác phân tích kinh tế - xã hội, đánh giá tiềm năng, thế mạnh và dự báo phát triển trong xây dựng kế hoạch Công tác phân tích KT-XH, đánh giá tiềm năng, thế mạnh trong quá trình lập kế hoạch ở huyện Thủ Thừa còn nhiều bất cập. Hiện nay, huyện Thủ Thừa thực hiện tổng hợp tình hình thông qua các hình thức: - Tổng hợp tình hình thông qua các báo cáo - Tổng hợp tình hình thông qua các hội nghị tổng kết, hội thảo, các cuộc họp chuyên môn, nghiệp vụ - Tổng hợp tình hình thông qua ý kiến nhận đinh, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp cơ sở - Tổng hợp tình hình thông qua đánh giá ý kiến của người dân. Quá trình đánh giá tiềm năng, thế mạnh không được tiến hành thường xuyên, đến kỳ kế hoạch, thông tin được tổng hợp thiếu tính cập nhật, chưa phản ánh được tình hình thực tế. 2.2.3 Xác định hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp • Xây dựng hệ thống mục tiêu Mục tiêu đề ra thường giống hệt như mục tiêu trong khung hướng dẫn lập kế hoạch mà Sở KH&ĐT tỉnh Long An gửi cho huyện do đó chưa thể hiện được định hướng và đặc trưng phát triển của huyện Thủ Thừa. Các mục tiêu tổng quát được đưa ra một cách ngang hàng nhau, chưa thể hiện rõ nhiệm vụ nào cần có sự ưu tiên tập trung nguồn lực thực hiện trong thời kỳ kế hoạch • Xây dựng hệ thống chỉ tiêu Hệ thống chỉ tiêu KT-XH Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch của huyện còn quá đơn giản, chưa phản ánh được tình hình phát triển KT-XH của huyện, chưa cụ thể hóa được các mục tiêu lớn về phát triển KT-XH của huyện trong giai đoạn KH. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu Việc tính toán các chỉ tiêu kế hoạch KT-XH huyện Thủ Thừa chủ yếu dựa vào định hướng của cấp trên về các chỉ tiêu chính và kết quả thực hiện được của năm trước đó. Sau đó, tính toán các chỉ tiêu của năm KH phải đạt và vượt mức định hướng của cấp trên, vượt năm trước.Vì vậy, chỉ tiêu KH thiếu độ chính xác dẫn đến nhiều mối quan hệ giữa các chỉ tiêu bị mất cân đối, mâu thuẫn nhau. Hệ thống giải pháp Việc xây dựng và lựa chọn các phương án phát triển KT- XH không xuất hiện trong quy trình kế hoạch. Huyện Thủ Thừa không tiến hành quá trình thảo luận, lựa chọn phương án kế hoạch. Các giải pháp được sử dụng qua nhiều năm, soạn sẵn dựa trên hướng dẫn của cấp Tỉnh. Nội dung các giải pháp vẫn mang tính chung chung, chưa nêu rõ những hoạt động cụ thể cần làm, thứ tự thực hiện, thời gian thực hiện, các đầu vào cần thiết và phân công trách nhiệm cho các đơn vị thực hiện. 2.2.4Thực trạng thực hiện các bƣớc trong quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thời gian lập kế hoạch ngắn khiến bản kế hoạch cấp trên và cấp dưới quá rời rạc về các chỉ tiêu, phương hướng, việc huy động sự tham gia của người dân cũng như xã hội còn rất hạn chế nhất là đối với kế hoạch phát triển KT-XH hằng năm. Quy trình ban hành phức tạp, trải qua nhiều khâu, nhiều tầng nấc về hành chính kéo theo sự chậm trễ về thời gian, làm giảm chất lượng bản kế hoạch Các cán bộ, công chức tiến hành viết nên các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp mà không thông qua quá trình thu thập và xử lý thông tin thực tế. Các bước trong lập kế hoạch chủ yếu được xem là các bước thủ tục hành chính, chưa chú trọng đến kỹ thuật, phương pháp lập kế hoạch. 2.2.5 Sử dụng các phƣơng pháp trong lập kế hoạch Các công cụ phổ biến hỗ trợ công tác phân tích, đánh giá thực trạng như phân tích môi trường bên trong - bên ngoài, phân tích cây vấn đề, cây mục tiêu chưa được sử dụng.. Các chỉ tiêu kế hoạch là các chỉ tiêu định lượng, cần áp dụng các phương pháp dự báo khoa học để tính toán. Tuy nhiên, thực tế ở huyện Thủ Thừa cho thấy các chỉ tiêu trong bản kế hoạch đều được đưa ra dựa trên kinh nghiệm, so sánh năm trước - năm sau. Do vậy các chỉ tiêu đề ra chưa khoa học, đôi khi còn thiếu chính xác, thậm chí xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa các chỉ tiêu kế hoạch. Về đánh giá thực trạng, cách đánh giá phổ biến hiện nay là mô tả thống kê tĩnh, chủ yếu chỉ so sánh giữa kết quả thực hiện với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Các tài liệu dùng để đánh giá chủ yếu là tài liệu thống kê và báo cáo hành chính của các cơ quan chuyên môn cấp huyện. Việc tham khảo các nghiên cứu đánh giá khác không được chú ý đến. 2.2.6Công tác tổ chức, phân công, phối hợp trong lập kế hoạch Các cơ quan chuyên môn thường tiến hành tổng hợp thông tin và báo cáo trễ thời hạn, nội dung báo cáo thiếu sót phải chỉnh sửa và gửi lại nhiều lần. Sở KH&ĐT và Sở Tài chính tỉnh Long An chưa phối hợp cung cấp trực tiếp cho Phòng TCKH các thông tin về định hướng phát triển theo lãnh thổ, quy hoạch, chủ trương, chính sách và nguồn lực tài chính chung của huyện dẫn đến khó khăn cho quá trình tổng hợp thông tin lập kế hoạch của huyện. Các Sở chuyên ngành của tỉnh Long An cũng chậm trễ trong quá trình cung cấp định hướng phát triển ngành cho các cơ quan chuyên môn huyện. Quá trình tổng hợp thông tin chưa có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân và cơ quan hữu quan. Sự phối hợp giữa các cấp cũng như giữa các cơ quan đồng cấp còn yếu. Phòng TCKH huyện có chức năng tham mưu cho chính quyền trong việc lập kế hoạch phát triển KT-XH và được trông đợi sẽ đảm bảo sự phối hợp giữa các ban, ngành, song với vị thế, năng lực và quyền hạn của mình, cơ quan này vẫn chưa đảm nhận được vai trò Tổng tham mưu trong việc điều hành phát triển kinh tế- xã hội. 2.2.7 Nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính cho công tác lập kế hoạch. Đối với các yêu cầu của đổi mới công tác lập kế hoạch, đây là tổng hợp những vấn đề thách thức liên quan đến năng lực và kỹ năng của đội ngũ cán bộ, công chức lập kế hoạch huyện Thủ Thừa gặp phải: - Chưa thông thạo với các phương pháp cần thiết để xây dựng một bản kế hoạch hướng tới đầu ra và ưu tiên người nghèo. - Không có kinh nghiệm nghiên cứu để thu thập và phân tích thông tin cần thiết đảm bẳo rằng kế hoạch dựa trên bằng chứng thực tế và thực tiễn cuộc sống - Thiếu kiến thức và kinh nghiệm để xây dựng chương trình tổng thể theo dõi và đành giá việc thực thi kế hoạch. - Không có kinh nghiệm về các phương pháp thu hút sự tham gia. Nguồn lực tài chính, trang thiết bị phục vụ cho công tác lập kế hoạch vẫn còn hạn chế. Do đó việc áp dụng các phương pháp mới, công tác thu thập xử lý số liệu, thu hút sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch cũng gặp nhiều khó khăn. 2.2.8 Sự tham gia của ngƣời dân vào quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Qua kết quả khảo sát, có đến 39% người dân cho rằng họ không biết thông tin về quá trình lập kế hoạch của huyện. Bên cạnh đóm, 42% người cho biết họ không quan tâm và cũng không tham gia vào quá trình lập kế hoạch phát triển KT-XH tại huyện Thủ Thừa.Người dân chưa có mục tiêu, động lực tham gia vào công tác này vì họ chưa nhận thấy những lợi ích cũng như quyền lợi của mình. Hoạt động tham vấn ý kiến người dân được thực hiện theo cách thức cũ, đơn điệu như: trên đài phát thanh, các cuộc họp ấp, xã, thông qua công chức. 2.3 Đánh giá thực trạng lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An 2.3.1 Kết quả đánh giá từ phiếu khảo sát và sử dụng phần mềm SPSS Thông qua kết quả phân tích SPSS ta thấy rằng công tác lập kế hoạch KT-XH tại huyện Thủ Thừa hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, dựa vào việc phân tích biểu đồ hàm số đồng biến (y=ax) và hàm số nghịch biến (y=1/x) ta thấy rằng muốn cải thiện KT-XH của huyện Thủ Thừa, gia tăng sự hài lòng của người dân thì cần làm tốt công tác lập kế hoạch KT-XH 2.3.2 Kết quả đạt đƣợc - Thứ nhất, huyện đã hướng dẫn và tổ chức lập kế hoạch phát triển KT-XH theo hướng dẫn, nhìn chung, thời gian lập và nộp các bản kế hoạch về Sở KH&ĐT đã đảm bảo về mặt thời gian. - Thứ hai, các cấp lãnh đạo của huyện và các ban, ngành chuyên môn cũng đã bước đầu nắm bắt được các tư tưởng hoàn thiện trong lập kế hoạch - Thứ ba, trong các kế hoạch đã chú trọng nhiều đến lĩnh vực xã hội, môi trường. 2.3.3 Hạn chế - Một là, vai trò của kế hoạch chưa được chú trọng; nội dung kế hoạch chủ yếu dựa trên hướng dẫn của cấp tỉnh, chưa xuất phát từ thực tế địa phương. - Hai là, trong hệ thống mục tiêu thì còn chưa thể hiện rõ các cấp độ mục tiêu làm cho các mục tiêu dàn trải, chưa thể hiện rõ mục tiêu ưu tiên. - Ba là, mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình lập kế hoạch phát triển KT-XH mang tính hình thức, chưa hiệu quả. Chưa thu hút được sự tham gia của người dân vào quá trình lập kế hoạch. - Bốn là, hoạt động giám sát và đánh giá thực hiện không đáp ứng được yêu cầu trong xây dựng và thực hiện kế hoạch. - Năm là, hệ thống thông tin không đáp ứng được yêu cầu của công tác lập kế hoạch. 2.3.4 Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan - Thứ nhất, huyện Thủ Thừa chưa có nhiều kinh nghiệm đối với đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH - Thứ hai, chưa có một văn bản pháp luật hoặc pháp quy điều chỉnh các hoạt động trong công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH ở các cấp. - Thứ ba, phương pháp lập kế hoạchphát triển KT-XH vẫn theo phương thức “truyền thống” nên kế hoạch phát triển KT-XH chưa thể hiện tính đột phá - Thứ tƣ, chưa có một “khung” cho mô hình kế hoạch mới. Nguyên nhân chủ quan - Một là, các cấp chính quyền lo ngại hướng đổi mới của địa phương mình không phù hợp với quy định chung nên đã dẫn đến việc ngại vận dụng phương pháp mới, chờ đợi, phụ thuộc cấp trên trong suốt thời gian dài. - Hai là, việc lập kế hoạchphát triển KT-XH hầu như chỉ tập trung ở phòng TC-KH, sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành trong huyện còn hạn chế - Ba là, một số cán bộ kể cả lãnh đạo có tư tưởng cho rằng công tác kế hoạch là của ngành kế hoạchvì thế thế họ không quan tâm đầy đủ đến việc đổi mới công tác kế hoạch. - Bốn là, năng lực của đội ngũ cán bộ ngành kế hoạch của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. - Năm là, hệ thống thông tin dự báo các chỉ tiêu KT-XH chưa được quan tâm, nguồn số liệu để phục vụ cho công tác lập kế hoạch còn yếu kém. - Sáu là, tuy đã có sự tham gia người dân trong quá trình lập kế hoạch nhưng hiệu quả của quá trình tham gia của người dân còn thấp. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN 3.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đến năm 2025 và định hƣớng đến 2030 3.1.1 Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội 3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 3.2 Những nhiệm vụ cần giải quyết trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An 3.3 Giải pháp về lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộitại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An 3.3.1. Đổi mới nhận thức, tƣ duy về lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Một mặt, Nhà nước phải xóa bỏ tư duy của cơ chế quan liêu bao cấp. Xóa bỏ hoàn toàn tính duy ý chí và tính hình thức trong quá trình xây dựng kế hoạch, đặc biệt trong việc xác định các mục tiêu kế hoạch. Thúc đẩy quá trình phân cấp theo nguyên tắc những hoạt động gắn liền với quyền lợi người dân do chính quyền cấp gần dân nhất thực hiện. Nâng cao tính dân chủ và công khai của kế hoạch, tạo điều kiện cho người dân, các tổ chức KT-XH tham gia chủ động và tích cực trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch. Cần tổ chức các cuộc hội thảo, các buổi thảo luận về công cuộc hoàn thiện lập kế hoạch tại xã, huyện một cách định kỳ với thành phần tham gia các cấp lãnh đạo, cán bộ, doanh nghiêp, người dân 3.3.2 Đổi mới quy trình và phƣơng pháp lập kế hoạch theo hƣớng dân chủ, công khai, phù hợp với năng lực của bộ máy Quy trình này phải đáp ứng được những đòi hỏi sau: - Quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH nên được thực hiện từ dưới lên, hạn chế các thủ tục, quy trình không cần thiết, nhằm đảm bảo thời gian và tính chủ động của các địa phương. Các cơ quan lập kế hoạch không nên chờ đợi sự hướng dẫn của cấp trên mà nên tranh thủ thời gian thu thập và xử lý số liệu, lắng nghe ý kiến người dân. - Kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm phải dựa trên kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và quy hoạch phát triển. - Tạo điều kiện để trao đổi thông tin giữa các cấp cũng như giữa các cơ quan đồng cấp. - Tạo điều kiện cho các nhóm xã hội (phù hợp với từng cấp) tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch - Đảm bảo tính công khai trong quá trình xây dựng kế hoạch. Về phương pháp a/ Trong phân tích tiềm năng, thế mạnh, thực trạng phát triển của địa phương kỳ kế hoạch trước ta dùng phương pháp SWOT. b/ Sử dụng cây vấn đề, cây mục tiêu trong việc xác định vấn đề, xác định mục tiêu phát triển c/ Sử dụng phương pháp tham vấn trong việc thiết lập, lựa chọn mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp 3.3.3Củng cố cơ cấu tổ chức ngành kế hoạch, nâng cao năng lực đội ngũ lập kế hoạch Trong khi chưa có điều kiện để nâng cao số lượng nhân sự làm công tác kế hoạch (đặc biệt ở cấp xã), có thể huy động thêm từ các đoàn thể để hỗ trợ cho chính quyền trong công tác kế hoạch. Bên cạnh cải thiện về số lượng thì việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho các cán bộ lập kế hoạch cũng cần đặc biệt chú trọng. Cần tạo nhiều cơ hội cho các cán bộ kế hoạch tham gia các khóa tập huấn về nâng cao năng lực lập kế hoạch, đổi mới công tác lập kế hoạch. Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện giáo trình đào tạo cho cấp cơ sở, phù hợp với các nhóm đối tượng. 3.3.4 Đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan trong lập kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội Cần xác định cơ chế thực hiện và phối hợp giữa các bên liên quan. Trong đó xác định rõ vai trò, thẩm quyền của cơ quan kế hoạch chuyên trách là Phòng TCKH, vai trò của các phòng phụ trách các lĩnh vực khác nhau trong địa phương có liên quan đến tổ chức thực hiện kế hoạch. Qua đó hình thành cơ chế phối hợp giữa các cấp, các đơn vị liên quan với nhau trong quá trình triển khai và chịu trách nhiệm trong hệ thống kế hoạch. 3.3.5Có sự tham gia tích cực từ cộng đồng dân cƣ và các tổ chức xã hội trong công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH Làm rõ vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc huy động sự tham gia của người dân vào công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình huy động sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân. Quy trình và phương pháp lập kế hoạch phát triển KT- XH cần được thay đổi theo hướng đơn giản hóa các bước trong quá trình lập kế hoạch để người dân có thể dễ dàng tham gia và đóng góp ý kiến vào bản kế hoạch. Cần nâng cao nhận thức của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương và đội ngũ cán bộ công chức về vai trò của người dân trong quá trình lập kế hoạch phát triển KT-XH. Đẩy mạnh sự tham gia của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể vào quá trình lập kế hoạch phát triển KT-XH. Đổi mới và đa dạng hoá phương thức tham gia của người dân theo hướng tăng cường sự tham gia trực tiếp của người dân vào quá trình lập kế hoạch phát triển KT-XH. 3.3.6 Cải thiện các điều kiện phục vụ công tác lập kế hoạch - Cải thiện hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ kế hoạch Việc cần thiết phải làm là đổi mới hệ thống báo cáo, thu thập thông tin, nâng cao chất lượng thông tin, bao gồm: - Đánh giá lại hệ thống báo cáo và thông tin hiện hành, rút ra những điểm mạnh và điểm yếu. - Thống nhất các biểu mẫu các loại báo cáo, quy định định kỳ báo cáo. - Xác định hệ thống tổ chức thu thập và xử lý thông tin phù hợp với yêu cầu hoàn thiện công tác lập kế hoạch. - Nhanh chóng đưa vào những áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ để xử lý thông tin. Đối với các đối tượng bên ngoài khu vực nhà nước, mặc dù họ không bị điều chỉnh trực tiếp và chịu chế tài cụ thể về việc phối hợp và chia sẻ thông tin như cơ quan nhà nước, nhưng cần giải thích để họ thấy rõ trách nhiệm xã hội phải tham gia vào hoạt động lập KH phát triển KT-XH của địa phương. - Tăng cường trang thiết bị - Xây dựng các phần mềm hỗ trợ Phần mềm phải đáp ứng được những yêu cầu sau: + Đơn giản, dễ sử dụng cho mọi người. + Thiết kế mở, dễ điều chỉnh, sửa đổi. + Đảm bảo cho việc lưu trữ phòng khi có sự cố từ máy tính (ví dụ yêu cầu bắt buộc phải ghi ra CD hoặc USB khi thoát khỏi chương trình). + Đảm bảo tính thống nhất trong cả hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp kế hoạch ở cấp trên. 3.3.7Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc lập và thực hiện kế hoạch, xử lý các cá nhân vi phạm các nguyên tắc trong lập kế hoạch kinh tế - xã hội Việc tăng cường vai trò và nâng cao chất lượng của công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá cần chú ý đến một số hướng sau: - Cải thiện việc thu thập thông tin hỗ trợ công tác đánh giá - Hình thành quy định để tăng cường việc trao đổi thông tin giữa các cấp và các cơ quan đồng cấp trong lập kế hoạch KT-XH cấp huyện - Nâng cao năng lực của các cán bộ, công chức kiểm tra, giám sát, đánh giá lập kế hoạch - Đổi mới phương thức đánh giá. Bước đầu nghiên cứu hình thành phương pháp đánh giá mới theo hướng đánh giá theo kết quả và tác động chứ không phải là đánh giá dựa trên đầu ra như trước nay. - Các đoàn thể, doanh nghiệp đặc biệt là người dân cần có cơ chế và nguồn thông tin để tham gia giám sát công tác lập kế hoạch KT-XH của huyện. - Cần có những chế tài về khen thưởng và kỷ luật để khuyến khích duy trì hệ thống kiểm tra, giám sát và đảm bảo kỷ cương trong lập kế hoạch. 3.4 Kiến nghị 3.4.1 Kiến nghị với cấp Trung ƣơng ● Kiến nghị Chính phủ và Quốc h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_lap_ke_hoach_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_tai.pdf
Tài liệu liên quan