Trải qua nhiều thời kỳ, từ thời phong kiến cho đến giai đoạn
hiện nay, nhà nước vẫn luôn tham gia vào công tác chỉ đạo và tổ chức
lễ hội ở các địa phương.
Vai trò chủ đạo trong công tác quản lý của UBND Châu Đốc
được thể hiện rất rõ qua các văn bản chỉ đạo địa phương trong việc
phối hợp thực hiện bảo đảm an toàn, an ninh, hiệu quả, chất lượng
cho lễ hội. Đồng thời vai trò ấy cũng thể hiện rõ nét trong từng chiều
cạnh biến đổi của lễ hội: về thời gian, về không gian lễ hội, về chủ
thể, về cấu trúc, về chức năng. Nhà nước bằng việc ban hành các
công văn, kế hoạch, quyết định. đã tác động đến lễ hội, làm cho
thời gian tổ chức lễ hội dài hơn, không gian rộng hơn, chủ thể đa
dạng, cấu trúc thay đổi theo hướng tích hợp
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Lễ hội bà Chúa xứ của người Việt ở Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quần chúng nhân dân
– chủ thể của lễ hội.
Từ những quan điểm nêu trên, NCS áp dụng lý thuyết sáng tạo
truyền thống vào công trình của mình làm hệ quy chiếu, góp phần
khẳng định: lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam – Châu Đốc có từ lâu đời,
song không phải tất cả các lễ thức lễ nghi đều được bảo tồn vẹn
nguyên từ hai thế kỷ qua mà nó được sáng tạo không ngừng để thích
ứng với điều kiện kinh tế xã hội hiện thời.
1.1.2. Các khái niệm có liên quan
Một số khái niệm liên quan mà Luận án sử dụng: Tín ngưỡng;
Tôn giáo; Lễ hội (khái niệm, cấu trúc, thời gian, không gian...)
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Nghiên cứu về lễ hội
Lễ hội truyền thống được nghiên cứu từ khá sớm và có rất nhiều
thành tựu từ thời Pháp thuộc tới hiện nay ở nhiều chiều cạnh. Mặc dù
còn những tranh luận nhất định, song tất cả những nghiên cứu nêu
trên đều là những tài liệu quý giá, giúp tác giả tiếp cận ban đầu và
làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu của mình.
1.2.2. Nghiên cứu về lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam
Những công trình nghiên cứu về lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam
(Châu Đốc - An Giang) đã phác họa nên bức tranh sinh động của tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ và đặt trong sự so sánh đối chiếu với thờ
Mẫu ở Bắc Bộ và Trung Bộ để tìm ra nét tương đồng và dị biệt;
chứng minh tính đa lớp văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam
Bộ. Ngoài ra, có rất nhiều công trình xem lễ hội Bà Chúa Xứ như tâm
điểm của công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc nói chung, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ nói riêng.
Vấn đề kinh tế thị trường trong hoạt động lễ hội tín ngưỡng và
sự tác động qua lại giữa lễ hội và du lịch với trung tâm là lễ hội Bà
Chúa Xứ Núi Sam cũng là nội dung được đề cập trong nhiều công
trình.
Bên cạnh đó, du lịch tâm linh - du lịch lễ hội cũng được các tác
giả đề cập như một hiện tượng xã hội của thời kỳ mới, thời kỳ của
toàn cầu và hội nhập; mang theo những tác động tích cực và tiêu cực
đến lễ hội Bà Chúa Xứ và tín ngưỡng thờ Chúa Xứ Thánh Mẫu.
Luận án Lễ hội Bà Chúa Xứ của người Việt ở Nam Bộ nghiên
cứu biến đổi của lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam tỉnh An Giang trên cơ
sở kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu đi trước, tiếp
tục bàn luận những vấn đề nảy sinh trong bối cảnh hiện nay. Thông
qua miêu thuật diễn trình của lễ hội có so sánh đối chiếu với diễn
trình lễ hội trước đây để chỉ ra sự biến đổi của lễ hội. Đề tài cũng đi
sâu nghiên cứu vai trò của nhà nước trong sự biến đổi của lễ hội,
bằng những tác động của hoạt động quản lý nhà nước (ban hành các
quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quyết định...) đến sự biến đổi của lễ
hội trong sự thỏa hiệp với cộng đồng người dân địa phương cũng như
tác động của du lịch với sự biến đổi của lễ hội.
1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Khái quát về tỉnh An Giang
1.3.1.1. Lược sử hình thành
An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam thuộc khu vực đồng bằng
sông Cửu Long, xưa là vùng đất Tầm Phong Long, đến 1757 quốc
vương Chân Lạp Nặc Tôn dâng đất này, đặt làm đạo Châu Đốc.
Vùng đất này ban đầu hoang vu, sau khi Gia Long lên ngôi chiêu mộ
dân đến ở, nên gọi là Châu Đốc Tân Cương.
An Giang có diện tích tự nhiên 3.424km2. Phía Tây Bắc giáp
vương quốc Campuchia (104km), Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang
(70km), Nam giáp Cần Thơ (45km), Đông giáp tỉnh Đồng Tháp
(107km). Dân số toàn tỉnh là 2.159.900 người (thống kê 2016). Toàn
tỉnh chia thành 08 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố.
Vùng đất có bốn dân tộc sinh sống là: Việt, Hoa, Chăm, Khmer.
1.3.1.2. Đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội
Trong lĩnh vực kinh tế, người dân An Giang, ngoài trồng lúa và
hoa màu, họ còn có nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, với đặc
trưng là các làng bè và các hầm (ao) nuôi cá. Bên cạnh đó, với đặc
điểm là địa bàn biên giới cũng như hệ thống kênh rạch chằng
chịt, nghề buôn bán ở đây vừa mang nét đặc thù của khu vực ĐBSCL
vừa mang trong mình nét đặc thù riêng với hình thức buôn bán thị tứ
kết hợp buôn bán trên sông.
Văn hoá ẩm thực của vùng đất An Giang cũng vô cùng phong
phú. Nét riêng trong ẩm thực nơi đây có lẽ là các loại mắm, khô và
các sản phẩm của cây thốt nốt. Văn hoá cư trú của người An Giang
cũng tương đối đa dạng do địa hình nơi đây. Văn hoá nghệ thuật ở
An Giang đặc sắc với hệ thống các lễ hội truyền thống của các dân
tộc, nét sinh hoạt mang đậm bản sắc riêng có của từng cộng đồng
người: lễ hội đua bò Bảy Núi, lễ hội miếu Bà Chúa xứ núi Sam, các
lễ kỳ yên, lễ hội của người Chăm...... Về tôn giáo tín ngưỡng, An
Giang có khá nhiều tôn giáo du nhập: đạo Phật, đạo Hồi, Công giáo,
đạo Tin Lành. Bên cạnh đó, An Giang còn có một số tôn giáo bản địa
như: đạo Cao Đài, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa
và Phật giáo Hòa Hảo.
1.3.2. Khái quát về thành phố Châu Đốc
Châu Đốc nằm sát cạnh biên giới, là cửa ngõ giao lưu với hai
tỉnh Tà Keo, Kandal và thủ đô Phnom Pênh của Campuchia, diện tích
tự nhiên: 99,95km2, dân số 104.134 người. Châu Đốc cách tỉnh lỵ
Long Xuyên 54km theo đường quốc lộ 91. Đông Bắc giáp huyện An
Phú (8,3km), Đông giáp huyện Phú Tân (3,6km), Nam giáp huyện
Châu Phú (14,5km), Tây giáp huyện Tịnh Biên (10km), Tây Bắc giáp
Campuchia.. Châu Đốc có vị trí thuận tiện trong giao thương, phát
triển kinh tế đồng thời có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ an ninh
quốc phòng, có thế mạnh đặc biệt là du lịch.
Châu Đốc là vùng đất có bề dày lịch sử, đậm dấu ấn văn hóa
phương Nam thời mở cõi. Ngoài nông nghiệp là ngành kinh tế phát
triển mạnh và có từ lâu đời, thương mại và dịch vụ cũng là ngành
mũi nhọn, đóng góp trên 60% cơ cấu kinh tế của thành phố Châu
Đốc.
Sau giải phóng, Châu Đốc là thị xã thuộc tỉnh An Giang. Đến
2013, Châu Đốc được Chính phủ quyết định là thành phố trực thuộc
tỉnh. Đến 2015, Châu Đốc lại được Thủ tướng ký quyết định công
nhận là đô thị loại 2. Châu Đốc nổi danh là xứ hành hương với hàng
trăm chùa chiền, đình miếu lớn nhỏ; với nhiều lễ hội truyền thống: lễ
Kỳ Yên đình Châu Phú, đình Vĩnh Ngươn, lễ giỗ Thoại Ngọc Hầu và
đặc biệt là lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Hàng năm, từ tháng
giêng đến tháng tư âm lịch, du khách đổ về tham quan, dự lễ hội rất
đông đảo.
Tiểu kết
Châu Đốc được mệnh danh là cố đô của mảnh đất An Giang bởi
hơn trăm năm làm tỉnh lỵ và bởi vị trí chiến lược về mặt quân sự,
được triều đình nhà Nguyễn xác định là vùng “Trọng trấn cõi Nam”.
Ngày nay, Châu Đốc còn nổi danh là xứ hành hương với nhiều chùa
chiền, đình, miếu. Hành hương đến với Châu Đốc, du khách bắt gặp
sừng sững một ngọn núi Sam linh thiêng với nhiều những giai thoại
có từ thuở khai hoang, lập ấp. Một trong những giai thoại ấy, lưu
truyền mãi cho đến ngày nay, mang tầm ảnh hưởng sâu rộng, tạo nên
tín ngưỡng đặc trưng vùng Bảy Núi đó là giai thoại về Bà Chúa Xứ
cùng tín ngưỡng thờ Bà. Sự hấp dẫn của một loại hình tín ngưỡng
dân gian bản địa trong một không gian văn hóa tâm linh đặc trưng: có
núi, có sông, có bạt ngàn đồng lúa và có đường biên giới với nước
bạn Campuchia đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu đến đây tìm hiểu. Họ
đã dày công nghiên cứu, làm phong phú kho tàng các công trình về Bà
Chúa Xứ và lễ hội Vía Bà ở Núi Sam, Châu Đốc. Đây chính là nguồn tư
liệu quý cho những ai quan tâm nghiên cứu về lễ hội và tín ngưỡng thờ
Bà ở Nam Bộ.
Theo chiều dài lịch sử của đất nước, lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam
cũng có nhiều lúc biến đổi thăng trầm: lúc bị mai mộ, lãng quên; khi bị
cấm đoán,bắt bớ; lại có lúc hồi sinh một cách mạnh mẽ nhất là từ sau khi
đất nước đổi mới. Tuy nhiên, năm 2001 (năm lễ hội được nâng tầm quốc
gia) mới thật sự là mốc thời gian quan trọng, ghi đậm dấu ấn của sự thay
đổi trên nhiều bình diện. Luận án nghiên cứu những biến đổi của lễ hội
dựa trên cơ sở một số khái niệm và lý thuyết nghiên cứu. Những khái
niệm tín ngưỡng – tôn giáo, lễ hội được sử dụng trong đề tài mang tính
công cụ, như là sự thống nhất về mặt thuật ngữ hay tên gọi. Hai lý thuyết
về Biến đổi văn hóa và Sáng tạo truyền thống được sử dụng chính trong
luận án nhằm đi tìm những biểu hiện của sự biến đổi lễ hội, nguyên nhân
của sự biến đổi, hình thức biến đổi trên cơ sở kế thừa có chọn lọc giá trị
văn hóa truyền thống và sáng tạo thêm các gái trị văn hóa mới phù hợp
với bối cảnh xã hội mà lễ hội tồn tại.
Chương 2
TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ
NÚI SAM CHÂU ĐỐC
2.1. Khái quát tín ngưỡng Bà Chúa Xứ ở Nam Bộ
2.1.1. Tín ngưỡng Bà Chúa Xứ ở Nam Bộ
Tín ngưỡng thờ Mẫu – một loại hình tín ngưỡng truyền thống
bản địa, tồn tại lâu đời ở Việt Nam. Ở Nam Bộ, Mẫu là tích hợp của
nhiều Nữ thần trong đó, đặc trưng điển hình là hai vị Thánh Mẫu
“ngự” ở hai vùng trung tâm: Đông Nam Bộ là Linh Sơn Thánh Mẫu
và Tây Nam Bộ là Chúa Xứ Thánh Mẫu. Tín ngưỡng thờ mẫu ở Nam
Bộ là sự kế thừa, tiếp thu, tích hợp và sáng tạo của cư dân trong quá
trình khai hoang, mở cõi và giao lưu văn hóa.
Về nguồn gốc của tín ngưỡng Bà Chúa Xứ, một số nhà khoa học
cho rằng tín ngưỡng này xuất phát từ tục thờ vợ của thần Shiva trong
Bàlamôn giáo với hai hoá thân đối lập nhau. Có người lại cho rằng
nguồn gốc của tín ngưỡng Bà Chúa Xứ là tục thờ Bà Mẹ Xứ Sở (Pô
Naga) của người Chăm;
Dù cho các ý kiến đồng thuận hay trái chiều về nguồn gốc của
tín ngưỡng thờ Bà ở Nam Bộ, thì tất cả đều thống nhất rằng: tín
ngưỡng thờ Bà là tín ngưỡng bản địa, tồn tại lâu đời trên đất nước
Việt dưới nhiều dạng thức khác nhau đối với từng cộng đồng dân tộc
khác nhau. Tất cả đều bắt nguồn từ tâm thức trọng nữ, hướng nội, từ
văn hóa trọng tình hơn trọng lý của người Việt.
Bà Chúa Xứ có thể xem là vị thần hội tụ hình ảnh của các nữ
thần Việt và phi Việt khác nhau: Bà Chúa Liễu cùng các Mẫu Tam
Phủ - Tứ Phủ của người Việt, Bà Pô Inư Naga của người Chăm; Bà
Thiên Y A Na nửa Việt nửa Chăm, Bà Đen (Neang Khmau) và Bà
Trắng (Neang Hingthorni) của người Khmer; Bà Thiên Hậu của
người Hoa - tất cả hội tụ vào một Mẹ duy nhất trong tâm thức và tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
2.1.2. Truyền thuyết Bà Chúa Xứ và những câu chuyện linh
thiêng liêng quan đến Bà
2.1.2.1. Truyền thuyết về Bà Chúa Xứ
Liên quan đến truyền thuyết về Bà Chúa Xứ, có học giả cho
rằng Bà là người Việt, có người lại cho rằng Bà là người Khmer,
người Chăm, hay là người đến từ Bàlamôn giáo. Đã có khá nhiều
những câu chuyện lạ về pho tượng cũng như sự xuất hiện của Bà. Tất
cả đều mang tính ly kì linh thiêng làm cho hình ảnh của Bà trở nên
huyền bí trong mọi thời đại.
2.1.2.2. Những câu chuyện linh thiêng liên quan đến Bà
Lưu truyền trong dân gian có vô số những mẩu chuyện (ghi
chép có, truyền miệng có) liên quan tới sự linh thiêng của Bà Chúa
xứ Núi Sam. Từ những câu chuyện trên cho ta thấy lòng ngưỡng mộ,
tôn sùng của nhân dân đối với “Bà” rất lớn.
2.2. Các di tích của vùng Núi Sam liên quan đến lễ hội
Núi Sam: Núi Sam cao 284m, chu vi 5.200m, Núi Sam sở hữu
một cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục thu hút hàng triệu lượt khách
từ khắp mọi miền đất nước tham quan mỗi năm. Núi Sam nổi tiếng
không phải ở sự tươi đẹp với non xanh nước biếc, mà là ở sự thiêng
liêng mầu nhiệm với miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, chùa Hang,
lăng Thoại Ngọc Hầu, trong đó miếu Bà Chúa Xứ và lễ hội Vía Bà
luôn là tâm điểm.
Chùa Tây An: do Tổng Đốc An Hà Doãn Uẩn (tên thật là Doãn
Ôn) xây dựng năm 1847. Tên Tây An mang ý nghĩa: mong ước bờ
cõi phía Tây được an định. Qua nhiều lần trùng tu, chùa trở thành một
công trình kiến trúc Ấn - Hồi độc đáo của khu vực Núi Sam. Chùa có
nhiều tượng nhất An Giang, với khoảng hơn 200 pho tượng đã được Bộ
Văn hoá Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia
(quyết định số: 92/VH.QĐ ngày 10 tháng 07 năm 1980) và được xác lập
kỷ lục Việt Nam vì là ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ
thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam.
Đình Vĩnh Tế: Đình thần Vĩnh Tế là nơi thờ đức công thần
Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu), người có công trấn giữ và
khai phá vùng đất phía Tây Nam. Ông là người được vua Minh Mạng
ấn chỉ phong sắc thần làng Vĩnh Tế ngày 15-5-1820. Đình nằm cạnh
quốc lộ 91, thuộc ấp Vĩnh Tây I, phường Núi Sam. Tổng diện tích
đình là 3.760m², trong đó diện tích xây dựng là 745m².
Lăng Thoại Ngọc Hầu: gần chùa Tây An, rẽ tay phải đi một
đoạn sẽ gặp lăng thờ Thoại Ngọc Hầu. Lăng được xây bằng hồ ô
đước.
Chùa Hang: Là tên gọi dân gian của Phước Điền tự nằm riêng
lẻ trên triền phía Tây Núi Sam cách cụm di tích Tây An tự, miếu Bà
và lăng Thoại Ngọc Hầu khoảng 1km nhưng là nơi cảnh quang thanh
tịnh, ở độ cao vừa phải, có hang sâu với truyền thuyết Thanh xà,
Bạch xà hấp dẫn khách thập phương.
Pháo đài: Tên gọi này do sự xuất hiện của ngôi biệt thự mà viên
Chánh tham biện người Pháp xây thời Pháp tạm chiếm làm nơi nghỉ
ngơi của ông ta. Ngôi biệt thự cách chân núi khoảng 284m và được
xây năm 1896.
Bệ đá đặt tượng Bà: Đó là nơi gần Pháo đài, ở một vị trí quang
đãng trên đỉnh Núi Sam. Nguồn gốc tượng có từ đâu và tại sao lại đặt
ở đây, đến nay vẫn là một bí ẩn.
Vườn Tao ngộ: Đây là khu vực nằm trên sườn núi, có tầm nhìn
rộng bao quát xuống vùng đồng bằng mênh mông phía dưới, xa xa là
dãy Thất Sơn.
Miếu Bà Chúa Xứ: là một toà tháp với kiến trúc theo hình chữ
“Quốc” có dạng bông sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói ống
màu xanh. Trong số hàng loạt các di tích, miếu Bà Chúa Xứ nổi lên
như một di tích đặc biệt quan trọng.
2.3. Diễn trình lễ hội
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam người ta còn gọi là Lễ hội Bà
Chúa Xứ hay nói ngắn gọn hơn là Lễ Vía Bà, Lễ hội Bà Châu Đốc
hay Lễ hội Bà Núi Sam.
Từ lâu lễ Vía Bà đều tuân thủ một chu trình thống nhất gồm:
Lễ Tắm Bà được tiến hành vào đêm 23 rạng ngày 24 tháng 4
âm lịch là chính lễ của mùa Vía hàng năm; Lễ Thỉnh sắc được thực
hiện vào lúc 15 giờ ngày 25 tháng 4 âm lịch là nghi thức rước sắc
thần Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà để dự lễ hội.; Lễ Túc yết, lễ Xây
chầu được cử hành vào đêm 25 rạng ngày 26 tháng 4 âm lịch là nghi
thức quan trọng của lễ Vía Bà bởi tính linh thiêng của nghi thức Túc
yết cũng như tính hấp dẫn của phần hát Xây chầu ngay khi kết thúc
lễ.; Lễ Chính tế cử hành vào lúc 4 giờ sáng ngày 27 tháng 4 âm lịch;
Lễ Hồi sắc lúc 14 giờ ngày 27 tháng 4 âm lịch. Diễn trình của nghi lễ
gồm đầy đủ các bước cúng tế long trọng như nghi cúng Túc yết.
Điểm khác biệt của nghi lễ này chỉ diễn ra ở một vài chi tiết trong
bước tế. Lễ Hồi sắc được tiến hành như lễ Thỉnh sắc.
Tiểu kết
Tín ngưỡng thờ Mẫu - loại hình tín ngưỡng dân gian của người
Việt được lưu truyền từ Bắc vào Nam trong quá trình khai hoang mở
cỏi. Trên hành trình Nam tiến đó, nó tích hợp nhiều giá trị văn hóa
của các cộng đồng cư dân bản địa, tạo ra những nét đặc trưng cho tín
ngưỡng thờ Mẫu ở khắp các vùng miền. Đến Nam Bộ, nó dừng chân,
giao lưu, tích hợp tín ngưỡng của các cộng đồng: Khơme, Chăm, Hoa
tạo nên tín ngưỡng Bà Chúa Xứ với tầm ảnh hưởng vô cùng rộng lớn,
trở thành hạt nhân của lễ hội Vía Bà ở nhiều tỉnh thành khu vực miền
Nam; trong đó, lớn nhất phải kể đến lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam,
Châu Đốc, An Giang.
Trải qua non hai thế kỷ, trước những đổi thay của đất nước, nhất
là từ khi đất nước đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, lễ hội
cổ truyền cũng chịu nhiều tác động trên cả hai phương diện tích cực
lẫn tiêu cực. Một điều đáng ghi nhận ở đây, mặc dù cũng có những
“cải cách” cho phù hợp với xu thế phát triển, song nhân dân làng
Vĩnh Tế cũng thể hiện rõ vai trò làm chủ của mình khi họ cùng nhau
tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa cổ xưa, lưu giữ trong lễ hội
Vía Bà cho con cháu ngày nay thụ hưởng.
Chương 3
LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ VÀ NHỮNG CHIỀU CẠNH BIẾN ĐỔI
3.1. Về thời gian tổ chức lễ hội
Các lễ hội truyền thống nói chung hiện nay có 2 xu hướng biến
đổi về thời gian. Một là rút ngắn lại thời gian tổ chức lễ hội. Hai là
xu hướng kéo dài thời gian lễ hội. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam
theo xu hướng kéo dài. Theo truyền thống, lễ Vía Bà chỉ diễn ra trong
ba ngày chính 24, 25, 26 tháng 4 (AL). Tuy nhiên, từ sau năm 2001
đến nay, các nghi thức chính của lễ Vía diễn ra từ 22 đến 27 tháng 4
(AL). Như vậy, thời gian diễn ra lễ hội ngày nay đã kéo dài gần cả
tuần, gấp đôi so với truyền thống, mà người dân quen gọi là Tuần lễ
Vía Bà.
3.2. Về không gian lễ hội
Cũng giống như các lễ hội khác, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được
diễn ra trong không gian vật chất, xã hội và không gian thiêng.
Trường hợp lễ hội Vía Bà, kể từ khi được công nhận là lễ hội
cấp quốc gia (2001), không gian vật chất và không gian xã hội của lễ
hội đã được mở rộng lên rất nhiều. Bao trùm lên không gian của cả
thành phố Châu Đốc rộng lớn và lan tỏa ra các vùng lân cận như Tịnh
Biên, Tri Tôn, An Phú, Tân Châu, Châu Phú..
Ít có lễ hội nào mà không gian thiêng lại được “tăng cường” như
lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Các hoạt động lễ thức không chỉ
được thực hiện trong khuôn khổ khu vực miếu mà lan ra cụm di tích
Núi Sam. Bằng việc sáng tạo nghi thức Phục hiện rước tượng Bà
(2002), đỉnh Núi Sam giờ đây là một địa điểm thiêng trong lòng du
khách.
3.3. Chủ thể lễ hội
Theo truyền thống, lễ hội Vía Bà là của dân làng Vĩnh Tế, nay
là nhân dân phường Núi Sam. Từ thực tế cho thấy, chủ thể của lễ hội
từ cái nhân cốt lõi là cộng đồng làng xã đã được nhân rộng ra với
phong phú thành phần, giờ đây đối tượng đã phát triển rất nhiều và
trở thành lễ hội của vùng, của quốc gia và một bộ phận bạn bè quốc
tế.
3.4. Mục đích, chức năng của lễ hội
Mục đích tham gia lễ hội ngày càng đa dạng và phong phú hơn
cùng với sự phong phú của thành phần dân cư. Chính thành phần
người đi lễ định ra mục đích mà họ đến đây.
Đến với Vía Bà, mục đích lớn nhất vẫn là để cầu nguyện cho
bản thân và sau đó là đắm mình trong không gian hội tưng bừng để
thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí. Thế nhưng, những yếu tố mới đã
dần xuất hiện theo đó, nhu cầu đi để để mở mang kiến thức, để tìm
hiểu văn hóa của dân tộc lại đang là một xu hướng phát triển hiện
nay.
3.5. Cấu trúc lễ hội
Những năm qua, cùng với sự phát triển đi lên của đô thị trẻ
Châu Đốc, sự gia tăng đột biến số lượt khách Vía Bà, lễ hội Vía Bà
Chúa Xứ cũng thay đổi ngay chính trong thành phần cấu trúc của nó.
Qua khảo sát thực tế những năm gần đây, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi
Sam có sự biến đổi theo các chiều hướng cơ bản sau:
Một là, sự tập trung đầu tư vào các thực hành nghi lễ.
Hai là, phần hội cũng đang được các cơ quan ban ngành quan
tâm, tập trung đầu tư, xây dựng nhiều hoạt động hội phong phú, đáp
ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân.
Ba là, lễ hội biến đổi trong sự gắn kết chặt chẽ với du lịch
Tiểu kết
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đã có nhiều biến đổi từ thời
gian đến không gian tổ chức, từ chủ thể đến thành phần mục đích,
cấu trúc, chức năng. Một không gian hội sầm uất được “nới rộng” tối
đa để “chứa đựng” số lượt khách đổ về ngày càng tăng cao. Thời
gian tổ chức cũng “giãn ra” cho tất cả các thành phần du khách.
Đối tượng trẩy hội thì ngày một đa dạng, đến từ khắp muôn
phương với mục đích cũng ngày càng phong phú. Một mặt, những
biến đổi cho thấy tín hiệu đáng mừng của việc bảo lưu các giá trị văn
hóa truyền thống, không những thế, các giá trị ấy còn đang được
cộng đồng “sáng tạo” thêm qua từng giai đoạn, từng mốc lịch sử nhất
định.
Đặt lễ Vía Bà trong bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội thay đổi từng ngày như hiện nay mới thấy hết sự vận động đa
chiều của nó. Về với Châu Đốc, về với Vía Bà để thấy sự chuyển
mình của một đô thị trẻ, của một lễ hội mang tầm quốc gia đang có
sức ảnh hưởng rộng trên toàn khu vực Nam Bộ. Đó vừa là nhu cầu,
vừa là động lực cho chính quyền và cộng đồng địa phương ra sức gìn
giữ, bảo lưu các giá trị truyền thống, đồng thời làm mới lễ hội bằng
những trò tiêu khiển lành mạnh thông qua các hoạt động văn hóa thể
thao và du lịch.
Chương 4
MỘT VÀI BÀN LUẬN TỪ NHỮNG BIẾN ĐỔI
CỦA LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM
4.1. Vai trò của nhà nước trong biến đổi lễ hội Bà Chúa Xứ
Trải qua nhiều thời kỳ, từ thời phong kiến cho đến giai đoạn
hiện nay, nhà nước vẫn luôn tham gia vào công tác chỉ đạo và tổ chức
lễ hội ở các địa phương.
Vai trò chủ đạo trong công tác quản lý của UBND Châu Đốc
được thể hiện rất rõ qua các văn bản chỉ đạo địa phương trong việc
phối hợp thực hiện bảo đảm an toàn, an ninh, hiệu quả, chất lượng
cho lễ hội. Đồng thời vai trò ấy cũng thể hiện rõ nét trong từng chiều
cạnh biến đổi của lễ hội: về thời gian, về không gian lễ hội, về chủ
thể, về cấu trúc, về chức năng. Nhà nước bằng việc ban hành các
công văn, kế hoạch, quyết định... đã tác động đến lễ hội, làm cho
thời gian tổ chức lễ hội dài hơn, không gian rộng hơn, chủ thể đa
dạng, cấu trúc thay đổi theo hướng tích hợp.
4.2. Du lịch – động lực cho sự biến đổi và phát triển của lễ hội
Bà Chúa Xứ
Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống được nâng cao, lễ hội
không còn dừng lại với vai trò truyền thống như trước mà nó đã từng
bước gắn với nhu cầu đi du lịch và trở thành nguồn “tài nguyên vô
giá” cho sự phát triển của du lịch.
Trong phạm vi cả nước, lượt khách viếng Bà vẫn luôn chiếm
cao nhất so với các trung tâm tín ngưỡng - tôn giáo khác và con số
này có xu hướng tăng qua các năm. Điều này đã chứng minh một
cách thuyết phục trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu - Miếu Bà Chúa Xứ
và lễ hội Vía Bà thật sự chiếm vị trí quan trọng trên con đường hành
hương hàng năm của người dân.
Đảng bộ và chính quyền An Giang đã xác định phát triển du
lịch dựa trên tài nguyên hấp dẫn đặc trưng của địa phương là lễ hội
Bà Chúa Xứ và KDL Núi Sam.
Song, chính khi du lịch phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh lại tạo động lực vô cùng to lớn cho sự biến
đổi lễ hội Bà Chúa Xứ.
4.3. Vai trò của cộng đồng địa phương và sự thỏa hiệp với
nhà nước trong biến đổi của lễ hội Bà Chúa xứ Núi Sam
Ngay từ khi xuất hiện lễ hội đã thấy đậm vai trò chủ thể của dân
làng Vĩnh Tế đối với lễ hội thông qua những truyền thuyết.
Sự thương thỏa hai chiều giữa nhà nước và cộng đồng trong đó
cộng đồng luôn được tôn trọng quyền làm chủ lễ hội.
Các thực hành văn hoá được bảo tồn không phải do nhà nước
chọn lọc mà chính do chủ thể là cộng đồng địa phương lựa chọn cho
phù hợp với bối cảnh mới nhằm phục vụ cho nhiều loại đối tượng.
Ở lễ hội Bà Chúa Xứ, mặc dù nhà nước có vai trò to lớn trong
việc tạo ra những biến đổi, song vai trò chủ thể của cộng đồng địa
phương chưa từng bị mờ nhạt hay mất đi. Sự tham gia của cộng đồng
vào lễ hội vẫn vẹn nguyên ý nghĩa ban đầu tốt đẹp của nó.
Quá trình quản lý và sử dụng nguồn tiền công đức tại khu vực
miếu Bà cho thấy sự hòa hợp, mềm dẻo và linh hoạt, có sự phối hợp
chặt chẽ giữa nhà nước và nhân dân.
Tiểu kết
Ở lễ hội Bà Chúa Xứ, sự kết hợp giữa quản lý nhà nước và quản
lý cộng đồng diễn ra một cách nhuần nhuyễn, hài hòa theo cơ chế có
lợi đôi bên. Tuy nhà nước và cộng đồng có vai trò khác nhau trong tổ
chức lễ hội song cả hai cùng hướng đến mục tiêu chung là bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, sáng tạo thêm những
nghi thức mới phù hợp với bối cảnh xã hội hiện tại, đưa vào khai thác
và phát triển du lịch, phát triển kinh tế xã hội vùng Châu Đốc.
Có thể nói, từ cái “vốn” là lễ hội Vía Bà và tín ngưỡng Bà Chúa
Xứ, Châu Đốc đã xây dựng và phát triển hình ảnh một thành phố
năng động, với nhịp phát triển dồi dào, sung sức thông qua ngành
kinh tế mũi nhọn - du lịch, mà trọng tâm là du lịch tâm linh. Làm
được những điều này, chính là từ giá trị của việc khai thác di sản văn
hoá phi vật thể - lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam trong mối quan hệ
tương hòa giữa nhà nước và cộng đồng.
KẾT LUẬN
1. Dân làng Vĩnh Tế xưa mà nay là người dân phường Núi
Sam từ thuở ban sơ cho đến nay đã luôn cùng nhau chung sống (cộng
cư) trong điều kiện từ khắc nghiệt của vùng rừng thiêng nước độc
thời mở cõi đến một vùng đồng bằng phù sa màu mỡ với bạt ngàn
đồng lúa. Họ gắn kết với nhau trong lao động sản xuất và cùng nhau
phát triển kinh tế (cộng hữu). Họ gắn kết với nhau hơn trong đời sống
tâm linh, cầu mong một cuộc sống an bình hạnh phúc (cộng mệnh),
và cuối cùng họ cùng nhau thụ hưởng những giá trị văn hóa mang
tính bản sắc của làng mình (cộng cảm). Từ một Châu Đốc hoang vu
đến một đô thị sầm uất; từ một vùng chuyên nông nghiệp lúa nước
sang nền kinh tế mà thương nghiệp và du lịch là mũi nhọn; từ một tín
ngưỡng thờ Mẫu mang vào bởi lưu dân Việt đến hình ảnh Chúa Xứ
Thánh Mẫu đặc trưng vùng Núi Sam; từ vùng đất hoang sơ, lầy lội,
nguy hiểm đến vùng đất với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, với lễ hội
đặc trưng thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm; Tất cả khẳng định
quá trình cộng cư, cộng hữu, cộng mệnh, cộng cảm của người dân
Châu Đốc Núi Sam trải qua hai thế kỷ tạo dựng nên bản sắc là cả quá
trình đầy gian lao nhưng lắm tự hào.
2. Tín ngưỡng Bà Chúa Xứ với cái gốc là tục thờ Mẫu, theo
chân lưu dân Việt trong tiến trình Nam tiến, hình thành, giao thoa và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_le_hoi_ba_chua_xu_cua_nguoi_viet_o_nam_bo.pdf