Tóm tắt Luận văn Lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm cho đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay

Hệ thống hóa các vấn đề chung về chế độ quan lại, lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời phong kiến ở nước ta, bao gồm: Thứ nhất, hệ thống hóa các khái niệm “quan lại” và “chế độ quan lại”, đề xuất khái niệm lại chung nhất như sau: Quan lại là những người làm việc trong bộ máy nhà nước quân chủ phong kiến, trong đó “quan” là những người có phẩm hàm, tước vị, chức vụ được tuyển chọn bằng nhiều phương pháp khác nhau như: khoa cử, tiến cử, tập ấm, ; còn “lại” là những người được tuyển chọn vào làm công việc cụ thể nào đó trong các nha môn từ triều đình đến cấp huyện để giúp việc cho quan. Khái niệm chế độ quan lại bao gồm một quy trình từ tổ chức đến thực hiện các quy định về đào tạo, tuyển chọn, sử dụng quan lại mà các triều đại phong kiến Việt Nam thực hiện nhằm xây dựng một đội ngũ quan lại cho bộ máy hành chính nhà nước (trong sử dụng có phân công, sắp xếp bố trí quan lại; luân chuyển, giản thải; kiểm tra, giám sát; chế độ đãi ngộ và thưởng, phạt quan lại, ). Thứ hai, tóm tắt chế độ quan lại và lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời phong kiến ở Việt Nam. Theo đó, luận văn đề cập đến các chế độ quan lại như chế độ tuyển dụng, các chế độ sử dụng quan lại (bao gồm: phân công và sắp xếp, luân chuyển và giản thải, kiểm tra và giám sát đội ngũ quan lại) trong thời phong kiến. Từ đó tập trung vào chế độ kiểm tra và giám sát quan lại thông qua lệ khảo thí, khảo khóa. Thông lệ này mặc dù đã được tổ chức thực hiện từ thời Lý song chưa có quy định rõ ràng nên chưa thực hiện thường xuyên: Nhà Lý lấy 9 năm làm một khóa, nhà Trần lấy 15 năm một lần xét. Thời hạn này được đánh giá là “chậm trễ quá”. Đến thời Lê sơ, việc thực hiện chế độ quan lại đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, lệ khảo thí, khảo khóa quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông đã được xây dựng quy củ, thực hiện nghiêm minh, công bằng và có hiệu quả lớn đối với việc củng cố bộ máy hành chính nhà nước. Các triều đại về sau lấy chế độ quan lại và lệ khảo thí, khảo khóa đã ban hành dưới thời Lê Thánh Tông làm nền tảng cho việc xây dựng và áp dụng các chính sách đối với quan lại, song niên hạn đánh giá mỗi giai đoạn một khác

pdf18 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm cho đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o khóa được thực hiện từ thời Lý với tên gọi là “khảo công” đối với các quan văn – quan võ trong triều, niên hạn 9 năm một khóa, quan lại nào không có tội lỗi thì được thăng trật. Ngay từ giai đoạn đầu tiên thực hiện khảo công, nhà Lý đã phân loại các quan lại để khảo xét và trao chức vụ phù hợp với năng lực của từng người. Sang thời Trần đổi thành phép khảo khóa, thực hiện 15 năm một lần với các các quan văn võ ở địa phương. Nhìn chung, lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời Lý – Trần mặc dù góp phần công bằng vào việc đánh giá chất lượng đội ngũ quan lại nhưng còn khá đơn giản. Đến thời Lê sơ, lệ khảo thí, khảo khóa có nhiều chuyển biến tích cực. Đỉnh cao là dưới thời Lê Thánh Tông với hàng loạt các dụ, chỉ, sắc lệnh giúp hoàn thiện lệ khảo khóa và khảo thí quan lại. Bằng những quy định cụ thể về nội dung, mục đích, đối tượng, niên hạn thực hiện và sử dụng kết quả sau mỗi kỳ khảo thí, khảo khóa; việc kiểm tra, đánh giá quan lại trở nên quy củ, công bằng, nghiêm minh và hiệu quả hơn các triều đại trước, góp phần củng cố bộ máy hành chính nhà nước. Từ thời Lê Trung Hưng về sau, lệ khảo khóa vẫn được tiếp tục thực hiện, song niên hạn và các chế độ khác đối với quan lại không giống nhau. 1.3. Tính kế thừa có chọn lọc của lịch sử hành chính 1.3.1. Quy luật của tính kế thừa lịch sử “Kế thừa” được hiểu là việc thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy (đối với những thứ có giá trị tinh thần). Kế thừa là mối liên hệ tất yếu, khách quan giữa cái mới và cái cũ trong quá trình phát triển, là một trong những nét cơ bản nhất của sự phát triển mọi ngành khoa học, trong đó có khoa học hành chính. Quá trình xây dựng và phát triển của lịch sử hành chính luôn có sự kế thừa và phát triển những chế độ, chính sách trước đó. Những chế độ, chính sách đúng đắn, phù hợp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước giống như một cánh tay hỗ trợ đắc lực cho các vương triều sẽ được kế thừa, phát triển, trường tồn cùng thời gian. Ngược lại, những chế độ, chính sách không hợp lý, không hiệu quả sẽ được sửa đổi hoặc thậm chí là loại bỏ; nhường chỗ cho những chế độ, chính sách khác phù hợp hơn với nhu cầu quản lý nhà nước 1.3.2. Học hỏi và kế thừa có chọn lọc chế độ quan lại trong lịch sử 1.3.2.1. Sự kế thừa chế độ quan lại của các triều đại phong kiến Việt Nam Trải qua nhiều cuộc đấu tranh thực hiện cải cách, đổi mới đất nước, chính sách quan lại thời phong kiến nước ta có nhiều sự học hỏi, kế thừa giữa các triều đại với nhau, giúp cho chế độ, chính sách của các triều đại sau luôn phát triển và hiệu quả nhiều hơn các triều đại trước. Ngay từ khi Lý Công Uẩn lên ngôi trị vì, ông đã xây dựng lại hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt hơn cả, lần đầu tiên trong lịch sử phong kiến, Lý Công Uẩn dành sự quan tâm và xây dựng các cơ quan giám sát, kiểm tra đạo đức của vua quan trong triều; chú trọng chất lượng đội ngũ quan lại thông qua các kì khảo công. Sang thời Trần, nhà nước phong kiến quý tộc được xây dựng theo hướng quan liêu không có nhiều điểm nhấn trong chính sách quan lại, chế độ khảo khóa thực hiện 15 năm một lần nên chỉ mang tính hình thức là chính. Đến thời Lê sơ, việc xây dựng và ban hành chế độ, chính sách trong triều đã có nhiều chuyển biến tích cực. Với sự học hỏi, kế thừa và phát triển các chính sách quan lại của các triều đại trước, sự tinh anh trong nhận thức về tình hình đất 6 nước, Lê Thánh Tông đã thực hiện một cuộc cải cách hành chính hiệu quả; lệ khảo thí, khảo khóa nhận được sự quan tâm đặc biệt hơn cả. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, lần đầu tiên việc khảo thí được đưa vào nền nếp, việc khảo khóa được quy định thành một lệ, buộc phải tuân thủ thực hiện. Khi thời Lê sơ chấm dứt, các triều đại sau tùy thuộc vào tình hình đất nước để thực hiện chế độ quan lại, song phần lớn đều có kế thừa chế độ quan lại từ thời Lê Thánh Tông. Có thể khẳng định rằng, chế độ quan lại qua các triều đại phong kiến nước ta luôn có sự kế thừa và học hỏi từ những triều đại đi trước. Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi vương triều mà sự kế thừa được tiếp nhận và phát triển là khác nhau. 1.3.2.2. Học hỏi kinh nghiệm chế độ quan lại của các triều đại phong kiến Trung Quốc Có ý kiến cho rằng “Chính quyền triều Lê là kết quả của quá trình tiếp nhận sáng tạo có sàng lọc, gọt đẽo từ mô hình bộ máy Trung Hoa, thích dụng với điều kiện thực tế của Việt Nam”. Thực tế cho thấy, chế độ quan lại của Trung Quốc có nhiều thay đổi giữa các triều đại, các triều đại sau thực hiện nhiều cách tân hơn so với các triều đại trước. Một số đặc điểm về quan chế Trung Quốc dưới thời phong kiến đã được Đại Việt ta học hỏi có thể kể đến như: tổ chức bộ máy quan lại, chế độ tuyển bổ quan lại, chính sách sử dụng quan lại, Trong đó, chế độ giám sát là một trong những chế độ được chú trọng ngay từ những triều đại quân chủ chuyên chế đầu tiên, nhằm kiểm soát quyền lực của đội ngũ quan lại và điều hòa mâu thuẫn trong xã hội. Học hỏi cách kiểm tra, giám sát quan lại từ nhà nước phong kiến Trung Quốc, các triều đại nước ta đã chú trọng chế độ giám sát, đánh giá quan lại. Thời Lý, Trần coi đó là công việc trọng yếu và cần thiết song chưa có cơ chế và cách thức tổ chức hoạt động tốt nhất. Sang thời Lê sơ, bộ máy thực hiện chức năng đánh giá, giám sát cùng cơ chế thực hiện đã được tập trung cải tiến thêm một bước mới dựa trên những thành quả của bộ máy từ triều đại trước và học hỏi thành tựu Trung Quốc, vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tế đất nước. Tiểu kết chương 1: Quan lại là một nghề được coi trọng, nó có một vị trí cao thể hiện đẳng cấp của một con người. Bởi chỉ khi đạt tới thành tựu về kiến thức, địa vị, tiền tài, quyền lực và đẳng cấp cao trong xã hội mới là người làm quan. Chế độ quan lại bao gồm một quy trình trình từ tổ chức đến thực hiện các quy định về đào tạo, tuyển chọn, sử dụng quan lại rất bài bản. Triều Lê sơ đã đã xây dựng được một đội ngũ quan lại dựa trên nền tảng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vô cùng thuận lợi. Bằng lệ khảo thí, khảo khóa được thực hiện nghiêm ngặt, vua Lê Thánh Tông đã có được đội ngũ quan lại đủ đức đủ tài, phục vụ cho việc xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, triều Lê sơ cũng kế thừa những thành quả trong quan chế từ các triều đại trong và ngoài nước, xây dựng lệ khảo thí, khảo khóa hoàn chỉnh từ việc thiết lập bộ máy thực hiện chức năng giám sát, tổ chức khảo thí, khảo khóa đến phân công, sắp xếp đội ngũ quan lại; nội dung mỗi kỳ khảo thí, khảo khóa, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ quan lại, đưa đất nước nhanh chóng ổn định và phát triển cường thịnh. 7 CHƯƠNG 2 LỆ KHẢO THÍ, KHẢO KHÓA DƯỚI THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG (1460 – 1497) 2.1. Bối cảnh lịch sử và sự cần thiết ban hành lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời Lê Thánh Tông 2.1.1. Bối cảnh lịch sử thời Lê sơ Không giống các triều đại khác là kế thừa chuyển giao quyền lực cho nhau, thời Lê sơ được thành lập bởi một cuộc khởi nghĩa nông dân kéo dài 10 năm – đó là khởi nghĩa Lam Sơn. Do vậy, đất nước được hình thành trong bối cảnh còn nhiều điều thiếu và yếu để đi lên. Song ngay từ buổi đầu dựng nước, năm 1428 Lê Lợi đã bắt tay vào khôi phục kinh tế, xây dựng thể chế, bộ máy nhà nước, tạo nền tảng cho sự phát triển rực rỡ của một triều đại suốt 100 năm sau đó. 2.1.2. Sự cần thiết ban hành lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời Lê Thánh Tông 2.1.2.1. Xuất phát từ yêu cầu của cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông bắt nguồn từ sự yếu kém của bộ máy hành chính từ thời vua Lê Thái Tổ đến vua Lê Nhân Tông. Tuy nhiên, cải cách hành chính dưới thời Lê Thánh Tông không chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân đó, trên thực tế cuộc cải cách này còn bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa, mà từ Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông tuy các nhà vua này cũng muốn làm, nhưng chưa thực hiện được. Thứ nhất, do khủng hoảng thiết chế chính trị từ cuối thời Trần; thứ hai, đó là sự yếu kém của bộ máy hành chính nhà nước, sự tha hóa của đội ngũ quan lại triều đình; thứ ba, khủng hoảng cung đình là nguyên nhân trực tiếp khiến vua Lê Thánh Tông phải tiến hành cải cách hành chính. Với những nguyên nhân đã nêu trên, dựa trên những điều kiện sẵn có của Đại Việt bấy giờ, Lê Thánh Tông quyết định thực hiện một cuộc cải cách hành chính đất nước. Trước những tồn tại mà thực tế đặt ra, ông đã thực hiện cuộc cải cách hành chính khá toàn diện trên hai nội dung chủ yếu, đó là cải cách bộ máy hành chính và cải cách chế độ quan lại. Trong cải cách chế độ quan lại, Lê Thánh Tông thực hiện đổi mới từ việc tuyển chọn, đào tạo; kiểm tra, giám sát đến việc khen thưởng và xử phạt, Để thực hiện hiệu quả chế độ quan lại, ông đã đặt ra lệ khảo thí, khảo khóa – biện pháp thực hiện kiểm tra, đánh giá tài năng, đức độ của quan lại từ trung ương đến địa phương. 2.1.2.2. Xuất phát từ mục đích cải cách đội ngũ quan lại dưới thời Lê Thánh Tông Nhận thức được vai trò đặc biệt của việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa; dưới thời Lê Thánh Tông, lệ khảo thí, khảo khóa được xây dựng hoàn chỉnh và thực hiện như một lệ không thể bỏ qua. Việc ban hành và thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa là tối quan trọng và cần thiết bởi vì: thứ nhất, khảo thí, khảo khóa thường xuyên giúp hạn chế những vấn đề còn tồn tại từ việc tuyển chọn quan lại bằng chế độ khoa cử; thứ hai, khảo thí, khảo khóa đánh giá phẩm hạnh của đội ngũ quan lại, hạn chế sự tha hóa về phẩm chất đạo đức của đội ngũ quan lại trong triều đình; thứ ba, việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa giúp xây dựng một đội ngũ quan lại chất lượng từ trung ương đến địa phương, góp phần thực hiện cải cách hành chính nhà nước được thực hiện hiệu quả. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đặt ra, lệ khảo thí, khảo khóa – biện pháp kiểm tra, đánh giá đội ngũ quan lại được ban hành và đưa vào thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ quan lại. 2.2. Nội dung lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông 2.2.1. Mục đích thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa 2.2.1.1. Làm cơ sở để thực hiện các chế độ sử dụng quan lại Kết quả của các kỳ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông trước tiên được lấy làm cơ sở để đánh giá quan lại theo từng bậc, từ đó thực hiện các chế độ sử dụng đối với quan lại. Tùy thuộc vào kết quả của 8 kỳ khảo thí, khảo khóa mà các quan lại đã đạt được, có thể sẽ được thăng quan, thăng thưởng, hay giáng chức; được tuyển bổ hoặc bị luân chuyển đến vùng khác hay giản thải; nhiều quan lại có thể đổi ngạch đang đảm nhiệm, sao cho phù hợp với năng lực thực tế của các quan lại sau kỳ kiểm tra, đánh giá. 2.2.1.2. Nâng cao ý thức đạo đức đội ngũ quan lại triều đình Với quan điểm: “Trăm quan là nguồn gốc của trị, loạn. Quan có đức, có tài thì nước trị. Quan vô đức, kém tài thềm, bậc dẫn đến họa loạn”. Để sử dụng đội ngũ quan lại sao cho phù hợp nhất, cần phải biết được đâu là người hay, kẻ dở, trong trăm quan ai là người có thực tài, mẫn cán, yêu nước thương dân, ai là người vô tài, vô đức, làm thì láo mà báo cáo thì hay, nhũng nhiễu dân chúng Trên cơ sở đó, việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa thường xuyên giúp nhắc nhở quan lại phải tận tâm hơn với trách nhiệm của mình, kích thích sự rèn luyện thường xuyên của quan lại cả về năng lực và đức hạnh để đáp ứng với yêu cầu thực tế, gắn trách nhiệm của quan lại với việc thực hiện nhiệm vụ được giao. 2.2.2. Kỳ hạn thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa Lệ khảo thí được thực hiện theo niên hạn 3 năm một lần. Cứ 3 năm một lần, các quan lại đương chức từ quan nhất phẩm đến cửu phẩm, cả quan văn lẫn quan võ, từ trong kinh đến ngoài đạo đều phải trải qua khảo thí. Ngay cả đối với những người đã đỗ trong các kỳ thi Đình, được bổ làm quan, đến kỳ khảo thí cũng phải khảo thí. Lệ khảo khóa được thực hiện lần lượt theo 3 kỳ. Sau khi nhậm chức từ đủ 3 năm trở lên, các lại, quan tham gia một kỳ khảo khóa. Theo đó: 3 năm sơ khảo, 6 năm tái khảo, 9 năm thông khảo rồi mới tiến hành thăng giáng. 2.2.3. Tiêu chí thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa Nội dung khảo thí được quy định rõ ràng cho quan văn và quan võ. Quan văn thì giải kinh nghĩa, làm thơ phú, viết kế sách trị nước an dân (thực chất đây là một bài văn theo yêu cầu, đề bài do nhà vua đích thân ra và trực tiếp chấm); quan võ thì thi dàn trận, bắn cung, võ nghệ, đua ngựa, đua thuyền, dàn quân, chiến thuật. Nội dung lệ khảo khóa được thực hiện chú trọng vào 2 tiêu chí, đó là: thành tích công việc đã đạt được và được lòng dân nơi cai quản hay không. Tiêu chí đầu tiên dùng để đánh giá quan lại là năng lực hoạt động thực tiễn, mức độ hoàn thành và những thành tích đạt được trong công việc được giao. Tiêu chí thứ hai đánh giá tài năng, đức độ, sự mẫn cán của quan lại căn cứ vào kết quả làm việc của các vị quan lại tại nơi nhậm chức có duy trì được làng xã trù phú, giữ gìn thuần phong mỹ tục, có để xảy ra nạn trộm cướp hoành hành, đặc biệt nhân dân có được hưởng cuộc sống yên vui an lạc hay không? 2.2.4. Đối tượng thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa Mọi quan lại đang tại chức từ nhất phẩm đến cửu phẩm, cả văn lẫn võ, từ trong kinh đến ngoài đạo, dù đỗ đại khoa hay mới được bổ nhiệm không một đối tượng nào được miễn trừ, lẩn tránh thực hiện việc khảo thí. Kể cả đối với con cháu các quan viên đang còn đi học cũng cần tham gia khảo thí. Còn khảo khóa cũng được thực hiện đối với toàn bộ quan lại trong triều đình từ trung ương đến địa phương, bất kể giữ vị trí nào, nếu đã nhậm chức từ đủ 3 năm trở lên phải tham gia khảo khóa. 2.2.5. Trách nhiệm thi hành lệ khảo thí, khảo khóa Ngự sử đài là cơ quan chuyên làm công việc giám sát ở triều đình, can gián nhà vua, đàn hặc các quan lại nhằm giữ gìn kỷ cương phép nước. Ngự sử đài xét lỗi, đàn hặc mọi quan lại văn, võ, điều tra đơn thư của người dân, duyệt xét các án tử. Bên cạnh Ngự sử đài, Lê Thánh Tông lập ra Lục khoa – cơ quan giám sát công việc của Lục bộ. Ở địa phương, Các ty tại thừa tuyên vừa là cơ quan quản lý, vừa là cơ quan phối hợp với trưởng quan phụ 9 trách các ty thực hiện giám sát, kiểm tra hoạt động quan viên dưới quyền. Trưởng quan phụ trách ty chịu trách nhiệm thực hiện trực tiếp công việc khảo thí, khảo khóa – nhận xét, đánh giá các quan lại dưới quyền cai quản của mình. 2.2.6. Xử lý kết quả sau khảo thí, khảo khóa Sau mỗi kỳ khảo thí, kết quả được chia làm 3 bậc: bậc 1: có tài cán, văn võ song toàn, làm việc nhanh, hiệu quả; bậc 2: biết chữ, tính toán giỏi; bậc 3: biết chữ. Dựa vào đánh giá quan lại sau mỗi lần khảo thí, nhà Lê phân bổ quan lại của các bậc vào các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương sao cho hợp lý. Người đỗ thì được phân công công việc, thưởng áo, tiền, thăng chức, tước. Còn người không đỗ thì bị giáng chức hoặc bãi chức; binh lính thì bị thải hồi hoặc bắt phục dịch các công việc nặng nhọc khác. Còn kết quả mỗi kỳ khảo khóa, quan lại được chia làm 3 loại, đó là: xứng chức, bình thường và không xứng chức. Quan nào nhận xét là xứng chức thì được thăng chức theo lệ. Quan nào bị quan trên nhận xét là không xứng chức thì lập tức bị bãi chức, bị giáng chức hoặc bị trừng phạt theo tội lỗi phạm phải. Người có biệt tài, được đặc chỉ thăng bổ thì không phải theo lệ ấy mà có thể làm sớm hơn so với quy định. 2.2.7. Việc thực hiện chế độ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông Trong suốt 38 năm trị vì, kể từ năm 1428 đến năm 1497, vua Lê Thánh Tông liên tục đưa ra dụ, sắc, lệnh để ngày một hoàn thiện hơn quy định về khảo thí, khảo khóa đội ngũ quan lại triều đình. Cuối năm 1488, lệ khảo khóa được quy định chi tiết, cụ thể từ thời hạn, đối tượng thực hiện, đến trách nhiệm thực hiện của các quan lại. Cùng với đó, những dụ, sắc, lệnh được ban hành qua các năm giúp lệ khảo thí, khảo khóa càng về những năm cuối thời Hồng Đức càng được thực hiện nghiêm minh, rõ ràng. 2.3. Đánh giá thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông Việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông đã đem lại hiệu quả tích cực trong quá trình xây dựng các chế độ và sử dụng đội ngũ quan lại trong triều đình. Nhờ đó, ông đã xây dựng được một nhà nước với đội ngũ quan lại mẫn cán, trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính thời bấy giờ, đưa Đạt Việt đạt đến đỉnh cao của một nhà nước quân chủ phong kiến mà chưa có triều đại nào làm được. Những thành quả đáng kể từ việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông gồm: - Vua Lê Thánh Tông đã tập trung thể chế hóa lệ khảo thí, khảo khóa ngay từ những năm đầu tiên lên ngôi trị vì đất nước; - Mục đích việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa để đánh giá quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông được đặt ra rõ ràng; - Tiêu chí đánh giá của lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông được quy định cụ thể, dễ xác định; - Đối tượng áp dụng việc kiểm tra, đánh giá bằng lệ khảo thí, khảo khóa dưới triều Lê Thánh Tông là toàn bộ đội ngũ quan lại triều đình, thể hiện sự quan tâm, sát sao của triều đình với chất lượng thực tế của đội ngũ quan lại; - Việc đưa ra kỳ hạn khảo thí, khảo khóa theo niên hạn 3 năm một lần buộc đội ngũ quan lại luôn học hỏi, không ngừng phấn đấu, thường xuyên rèn luyện bản thân; - Việc thực hiện khảo thí, khảo khóa dưới thời Lê Thánh Tông diễn ra nghiêm ngặt, chặt chẽ, đúng niên hạn đã đem lại hiệu quả cao trong việc đánh giá và sử dụng đội ngũ quan lại; 10 - Kết quả các kỳ khảo thí, khảo khóa được sử dụng hiệu quả trong việc làm cơ sở để ban hành các chính sách sử dụng khác cho đội ngũ quan lại. Nhìn chung, việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa đối với đội ngũ quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông là hoạt động đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình quản lý và sử dụng đội ngũ quan lại. Nhờ đó, dưới những năm trị vì của ông, những hoạt động cải cách, cách tân đất nước được triển khai, thực hiện nhanh chóng, mang lại một kết quả cao, gây dựng Đại Việt vững mạnh. Tiểu kết chương 2: Với một thế kỷ tồn tại, triều Lê sơ là triều đại đưa đất nước đạt đến thời kỳ hưng thịnh nhất của phong kiến Việt Nam ta. Dưới thời Lê Thánh Tông, cuộc cải cách hành chính đã làm cho nhiều phương diện của đất nước đã có sự thay đổi rõ rệt. Trong đó, chế độ quản lý và sử dụng quan lại dưới thời Lê Thánh Tông là một chế độ được đánh giá là khá hoàn chỉnh, vừa tạo động lực cho quan lại phấn đấu, vừa thúc đẩy sự cạnh tranh minh bạch trong quan trường. Chế độ quan lại đạt được thành tựu như vậy là nhờ một phần không nhỏ của việc ban hành và sử dụng lệ khảo thí, khảo khóa đúng niên hạn, mục đích và nội dung khảo thí, khảo khóa rõ ràng. Vua Lê Thánh Tông đã xây dựng được một đội ngũ quan lại vừa có đức, vừa có tài, mẫn cán với công việc, luôn tuân thủ pháp luật, tạo nguồn lực vững mạnh trong công cuộc thực hiện cải cách, đổi mới đất nước. CHƯƠNG 3 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Công tác đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay 3.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức và việc đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay Luận văn đưa ra cách hiểu về cán bộ, công chức ở nhiều quốc gia trên thế giới và khái niệm cán bộ, công chức theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020. Trên cơ sở đó rút ra cách hiểu chung về cán bộ, công chức. Luận văn cũng đưa ra cái nhìn tổng quan về việc đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay thông qua quan điểm chỉ đạo của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước ban hành, từ đó khẳng định việc đánh giá cán bộ, công chức được thực hiện hàng năm hiện nay tương tự với việc thực hiện khảo thí, khảo khóa để kiểm tra, đánh giá quan lại thời xưa. 3.1.2. Thực trạng công tác đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay Đứng trên góc độ quan điểm cá nhân và thực tế của kết quả điều tra xã hội học, luận văn đánh giá thực trạng công tác đánh giá cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay thông qua việc đưa ra những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Một số thành tựu đã đạt được trong quá trình thực hiện đánh giá cán bộ, công chức đáng kể đến ở nước ta hiện nay bao gồm: - Thứ nhất, công tác đánh giá cán bộ, công chức nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước; - Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện cơ bản hệ thống thể chế về đánh giá và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức trong cả nước; 11 - Thứ ba, việc đánh giá cán bộ, công chức bám sát quan điểm, nguyên tắc của Đảng, ngày càng đi vào nền nếp và đạt được những kết quả quan trọng; - Thứ tư, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức dần được nâng lên. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức đã trưởng thành hơn, có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện, trình độ, năng lực được nâng lên, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, luận văn đưa ra những hạn chế còn tồn tại trong việc đánh giá cán bộ, công chức ở nước ta như sau: - Một là, hệ thống pháp luật chưa thực sự hoàn chỉnh; - Hai là, hệ thống những tiêu chí để đánh giá cán bộ, công chức khó đánh giá chính xác, còn mang tính định tính; - Ba là, việc thực hiện đánh giá cán bộ, công chức còn mang tính hình thức, cào bằng, mang nặng ý chí chủ quan và cảm tính, chưa khách quan, công bằng, sát thực; - Bốn là, quá trình thực hiện đánh giá cán bộ, công chức tại nhiều cơ quan, địa phương còn hạn chế và lúng túng; - Năm là, kết quả của việc đánh giá cán bộ, công chức chưa được sử dụng có hiệu quả trong quản lý đội ngũ cán bộ, công chức; - Sáu là, mục đích thực hiện đánh giá cán bộ, công chức hàng năm chưa được xác định rõ ràng. Cùng với việc đưa ra những luận điểm trên, Luận văn minh họa cụ thể kết quả khảo sát bằng biểu đồ về việc thực hiện đánh giá cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay và những bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông với những con số thống kê cụ thể, dễ so sánh, đánh giá. Với những thành tựu và hạn chế đã kể trên, việc thực hiện đánh giá cán bộ, công chức hiện nay cần chú trọng nghiên cứu, nhìn nhận lại lịch sử nước nhà và học hỏi kinh nghiệm, vận dụng linh hoạt sáng tạo vào điều kiện hiện tại. 3.2. Những giá trị tham khảo từ lệ khảo thí, khảo khóa dưới thời vua Lê Thánh Tông 3.2.1. Coi trọng việc thực hiện đánh giá cán bộ, công chức, coi đó là hoạt động tối cần thiết để đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Đảng và Nhà nước ta cần đổi mới và nâng cao nhận thức về việc đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức hàng năm; cần hiểu rõ tầm quan trọng và cần thiết của đội ngũ cán bộ, công chức vừa hồng vừa chuyên, đủ đức đủ tài trong tiến trình cải cách toàn diện đất nước. Trong bất kỳ hoạt động nào của đất nước, nguồn nhân lực có chất lượng tốt luôn là nhân tố then chốt quyết định sự thành công. Vậy nên, chỉ khi coi trọng việc kiểm tra, đánh giá thì chất lượng cán bộ, công chức mới được nâng lên và nhanh chóng hoàn thiện; đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước mới được củng cố vững chắc; việc thực hiện cải cách hành chính – kinh tế – xã hội của đất nước mới có thể diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, gặt hái được nhiều thành công. 3.2.2. Chú trọng việc xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật đảm bảo việc đánh giá cán bộ, công chức nghiêm ngặt, chặt chẽ, có hiệu lực hiệu quả Dưới thời Lê Thánh Tông, văn bản pháp luật và các chỉ, dụ, lệnh hay các tài liệu khác có liên quan đến việc thực hiện chế độ quan lại nói chung, lệ khảo thí, khảo khóa nói riêng đều được xây dựng khá hoàn chỉnh thành một hệ thống, tạo nên tính thống nhất từ trung ương cho đến các địa phương. Ngày nay, trước trước hạn chế về sự 12 thiếu đồng bộ và thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật của nước ta, cần có những biện pháp kịp thời nhằm xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm tạo khung hành lang pháp lý; trên cơ sở đó, xây dựng và hoàn thiện những chính sách khác, đặt biệt là những chính sách liên quan đến quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. 3.2.3. Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện công tác đánh giá cán bộ, công chức hoạt động độc lập Dưới thời Lê Thánh Tông, bộ máy kiểm tra, giám sát không là bộ phận hợp thành bên trong của hệ thống quyền lực đang cần phải kiểm tra, giám sát mà nó đứng bên ngoài để kiểm tra, giám sát. Vì thế, bộ máy kiểm tra, giám sát có khả năng kiểm tra, giám sát được toàn bộ hệ thống quyền lực nhà nước. Khi thực hiện cải cách hành chính nhà nước cần chú trọng hơn nữa vào nội dung cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, nhất là bộ máy thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát ở nước ta hiện tại. Cần có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng; tạo cơ chế phối hợp thống nhất giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát để có thể thực hiện kiểm tra, đánh giá có hiệu lực, hiệu quả hơn nữa. 3.2.4. Coi trọng chất lượng đội ngũ cán bộ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_le_khao_thi_khao_khoa_duoi_thoi_vua_le_than.pdf
Tài liệu liên quan