Mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC
a. Tiêu chí đo lường mức độ minh bạch trong CBTT trên
BCTC
Dựa trên nguyên tắc quản trị của OECD được giới thiệu ở
phần 1.1.3, cũng như các đặc điểm trong khái niệm về minh bạch ở
phần 1.1.1, cùng với cách đo lường mức độ minh bạch của Lê Thị
Mỹ Hạnh (2015) [6], để đo lường mức độ minh bạch trong CBTT
trên BCTC, luận văn sử dụng 5 thành phần trong nguyên tắc của
OECD về “CBTT và Tính minh bạch trong Quản trị công ty” làm cơ
sở xây dựng tiêu chí đo lường.
Thành phần A: “CBTT phải bao gồm, nhưng không hạn
chế, các thông tin quan trọng liên quan đến tình hình tài chính, hoạt
động, sở hữu”
Các yêu cầu trong thành phần này phản ánh mục tiêu sự đầy
đủ trong khái niệm về minh bạch trong CBTT trên BCTC.
Thành phần B: “Thông tin phải được chuẩn bị và công bố
phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng cao về CBTT kế toán, tài
chính”
Theo thành phần này, các tiêu chí được đặt ra phải phản ảnh
mục tiêu sự nhất quán và tin cậy trong khái niệm về minh bạch.
Thành phần C: “Kiểm toán hàng năm phải được tiến hành
bởi một đơn vị kiểm toán độc lập, đủ năng lực và có chất lượng cao”
Thành phần này phản ảnh mục tiêu sự tin cậy và chính xác
trong khái niệm về minh bạch TTTC của các CTNY. Do đó, tiêu chí
đo lường mức độ minh bạch tiếp theo sẽ dựa trên đặc điểm sự tin cậy
và chính xác.12
Thành phần D: “Đơn vị kiểm toán độc lập phải chịu trách
nhiệm đối với cổ đông và có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm
toán một cách chuyên nghiệp đối với công ty”
Mục tiêu sự tin cậy trong khái niệm về minh bạch trong
CBTT trên BCTC được phản ánh trong thành phần này.
Thành phần E: “Các kênh phổ biến thông tin phải tạo điều
kiện tiếp cận thông tin bình đẳng, kịp thời và hiệu quả chi phí cho
người sử dụng”
Thành phần này phản ảnh mục tiêu sự thuận tiện và kịp thời
trong khái niệm về minh bạch trong CBTT trên BCTC.
b. Đo lường mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC
Dựa vào các tiêu chí đo lường đã nêu, tình hình công bố TTTC
của các CTNY qua BCTC mà các CTNY công bố để tính điểm mức
độ minh bạch trong CBTT trên BCTC của các CTNY dựa trên các
đặc điểm gồm: sự tin cậy, kịp thời, chính xác, đầy đủ, nhất quán và
thuận tiện. Trên cơ sở các đặc điểm này, luận văn đưa ra thước đo
đánh giá mức độ minh bạch TTTC của các CTNY: mỗi đặc điểm
được tính với 5 mức điểm/mỗi CTNY, trong đó: điểm thấp nhất
trong mỗi đặc điểm là 1, tiếp theo là 2 điểm, 3 điểm, 4 điểm và cao
nhất là 5 điểm.
Về sự tin cậy
Tác giả phân loại các công ty kiểm toán theo 5 nhóm:
- Nhóm 1: Các công ty kiểm toán thuộc Big 4 (KPMG, E&Y,
Delloitte và PwC) (5 điểm);
- Nhóm 2: Gồm 5 công ty có ký hiệu: AASC, A&C, DTL,
AISC, Grant Thornton (4 điểm);13
- Nhóm 3: Gồm có 4 công ty có ký hiệu: AAC, GTV, AFC
VN, VAE (3 điểm);
- Nhóm 4: Gồm có 6 công ty có ký hiệu: ACPA, AVA, TDK
TL, VACO, CPA Việt Nam, BDO Việt Nam (2 điểm);
- Nhóm 5: Các công ty kiểm toán còn lại ngoài các công ty
thuộc 4 nhóm trên (1 điểm)
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Mối quan hệ giữa tính minh bạch trong công bố thông tin trên Báo cáo tài chính và quản trị lợi nhuận của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông tin tiêu
cực trong công ty, ảnh hưởng đến các quyết định của nhà đầu tư.
Như vậy, nghiên cứu về tính minh bạch trong CBTT trên
BCTC ảnh hưởng như thế nào đến quản trị lợi nhuận của các CTNY
nói riêng và TTCK nói chung. Để làm rõ điều này, tác giả đã chọn đề
tài “Mối quan hệ giữa tính minh bạch trong CBTT trên BCTC
và quản trị lợi nhuận của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng
niêm yết trên TTCK Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định và phân tích mối quan hệ giữa tính minh bạch
trong CBTT trên BCTC và quản trị lợi nhuận của các công ty sản
2
xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam;
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường tính minh bạch trong CBTT trên BCTC và hạn chế
mức độ quản trị lợi nhuận của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng
niêm yết trên TTCK Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Chỉ tiêu nào để đo lường mức độ minh bạch và quản trị lợi
nhuận?
- Đối với các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên
TTCK Việt Nam, tính minh bạch trong CBTT trên BCTC và quản trị
lợi nhuận của có mối quan hệ như thế nào?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa tính minh bạch trong CBTT trên BCTC và
hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng
niêm yết trên TTCK Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu
Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt
Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích định tính kết hợp với phân tích định
lượng;
- Phương pháp phân tích thống kê;
- Các phương pháp khác.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên sàn
chứng khoán Việt Nam nhằm giảm thiểu mức độ quản trị lợi nhuận,
giúp các đối tượng kiểm tra chất lượng nguồn thông tin từ đó đưa ra
3
quyết định đúng đắn. Đồng thời giúp cho TTCK Việt Nam ngày càng
minh bạch thông tin và phát triển.
7. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tính minh bạch
trong CBTT trên BCTC và quản trị lợi nhuận của các công ty niêm
yết trên TTCK Việt Nam.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH
MINH BẠCH TRONG CBTT TRÊN BCTC VÀ QUẢN TRỊ
LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
TTCK VIỆT NAM
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍNH MINH BẠCH
TRONG CBTT TRÊN BCTC
1.1.1. Khái niệm
Từ các khái niệm được đưa ra bởi các nghiên cứu trong và
ngoài nước, theo quan điểm của tác giả: “Minh bạch trong CBTT
trên BCTC là việc cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình tài
chính, vị thế, triển vọng phát triển của đơn vị một cách tin cậy, kịp
thời, chính xác, đầy đủ và nhất quán theo cách thức mà công chúng
có thể tiếp cận một cách thuận tiện”.
1.1.2. Tầm quan trọng của minh bạch trong CBTT trên
BCTC
a. Đối với nhà đầu tư
Dưới góc độ nhà đầu tư, minh bạch trong CBTT trên BCTC
mang đến niềm tin và sự bảo vệ, đồng thời giúp nhà đầu tư đưa ra
các quyết định hợp lý và hiệu quả.
b. Đối với quản lý nhà nước
Các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có được cái nhìn tổng quát
và sát thực hơn về TTCK nếu các thông tin được cung cấp đầy đủ,
chính xác và kịp thời hơn. Từ đó, các cơ quan này sẽ có những biện
pháp thích hợp để hạn chế và ngăn chặn các hành vi vi phạm trên
TTCK, thực hiện các chức năng quản lý vĩ mô hiệu quả hơn, đảm
bảo lợi ích của các nhà đầu tư và các bên tham gia trên thị trường.
5
c. Đối với TTCK
- Minh bạch trong CBTT trên BCTC sẽ là một tiêu chí quan
trọng để TTCK của một quốc gia có thể thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài, quyết định khả năng cạnh tranh với các TTCK tại các nước
khác;
- Góp phần phát triển tính hiệu quả của TTCK, xóa bỏ một vài
nhược điểm của cấu trúc thị trường không tập trung hoặc cấu trúc thị
trường phân khúc.
1.1.3. Các phƣơng pháp đo lƣờng mức độ minh bạch
trong CBTT trên BCTC
Dựa trên quan điểm và các cơ sở khoa học khác nhau, minh
bạch trong CBTT trên BCTC được đo lường theo nhiều cách thức
khác nhau:
a. Đo lường mức độ CBTT theo Standard & Poor (2002)
[61]
b. Đo lường minh bạch trong CBTT trên BCTC theo nguyên
tắc Quản trị công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
OECD (2004) [5].
c. Đo lường mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC theo
Desoky và Mousa (2012) [20].
d. Chỉ số ITDRS (Information Disclosure and Transparency
Ranking System) [65].
e. Chỉ số GTI (Governance and Transparency Index) của
Singapore [25].
f. Chỉ số CIFAR (Center for International Financial
Analysis and Research)[29].
Như đã trình bày ở trên, có nhiều cách thức khác nhau để đo
lường mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC. Tuy nhiên, trong
6
phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọn phương pháp đo
lường dựa trên các Nguyên tắc Quản trị công ty của OECD.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
1.2.1. Khái niệm
Theo nhận định của tác giả, quản trị lợi nhuận là hành vi tiêu
cực theo hướng chủ quan của nhà quản lý, được xem là hành vi cơ
hội, xuất phát từ sự xung đột lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý.
1.2.2. Cơ sở của hành vi quản trị lợi nhuận
Cơ sở của hành vi quản trị lợi nhuận chính là kế toán theo cơ
sở dồn tích.
1.2.3. Động cơ quản trị lợi nhuận
Có 6 động cơ để thực hiện quản trị lợi nhuận:
a. Hợp đồng thù lao
Nhà quản trị nói riêng và ban điều hành công ty nói chung sẽ
có xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận kế toán trong kỳ để tăng mức
lương (thưởng) khi các CTNY có chế độ trả lương (thưởng) cho ban
điều hành bằng tỷ lệ (%) trên lợi nhuận kế toán.
b. San bằng lợi nhuận giữa các kỳ kế toán để đảm bảo xu
hướng lợi nhuận bền vững trong dài hạn
c. Tránh vi phạm hợp đồng đi vay
Nếu DN làm ăn không có lãi thì các chủ nợ cho rằng khả năng
thanh toán nợ cho họ khó khăn hơn. Nếu vi phạm hợp đồng, DN có
thể bị tăng lãi suất đối với các khoản nợ hoặc phải thanh toán các
khoản nợ ngay lập tức. Từ đó, rủi ro rất lớn đối với các chủ nợ trong
việc thu hồi vốn cho vay.
d. Để phát hành cổ phiếu ra công chúng
Để giảm thiểu rủi ro phát hành cổ phiếu ra công chúng không
thành công, bên cạnh việc áp dụng các chiến lược marketing tới các
7
nhà đầu tư tiềm năng thì rất có thể các DN sẽ điều chỉnh tăng lợi
nhuận tối đa có thể (trong khuôn khổ cho phép) làm cho kết quả của
DN “đẹp” hơn.
e. Đáp ứng sự kỳ vọng của giới phân tích thị trường
f. Thay đổi nhà quản trị
1.2.4. Các hành vi quản trị lợi nhuận
a. Quản trị lợi nhuận thông qua lựa chọn ước tính kế toán
- Ước tính kế toán một lần được áp dụng một lần khi nghiệp
vụ kinh tế phát sinh;
- Uớc tính kế toán vào mỗi kỳ được thực hiện vào cuối mỗi kỳ
kế toán.
b. Quản trị lợi nhuận thông qua lựa chọn chính sách kế
toán
- Lựa chọn chính sách kế toán ghi nhận doanh thu, giá vốn;
- Lựa chọn chính sách kế toán đánh giá hàng tồn kho;
- Lựa chọn phương pháp tính khấu hao;
- Lựa chọn chính sách kế toán về đánh giá tổn thất tài sản.
c. Quản trị lợi nhuận thông qua quyết định quản lý về thực
hiện nghiệp vụ kinh tế
- Chính sách quyết định về việc thực hiện sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm;
- Chính sách về thực hiện nghiệp vụ thanh lý tài sản dài hạn;
- Quyết định về việc thực hiện các khoản chi phí;
- Quyết định về đầu tư dài hạn.
1.2.5. Các mô hình nhận diện quản trị lợi nhuận của nhà
quản trị
a. Nhận diện quản trị lợi nhuận
Theo cơ sở dồn tích, việc ghi nhận doanh thu và chi phí không
8
dựa vào dòng tiền tương ứng thu vào hay chi ra mà chỉ căn cứ vào
thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do đó số liệu trên BCTC, đặc
biệt là BCKQHĐKD thể hiện ý chí chủ quan của NQL và kế toán.
Trong khi đó, BCLCTT được lập trên cơ sở tiền, nghĩa là báo cáo
này căn cứ vào dòng tiền thực thu vào hay thực chi ra để trình bày.
Chính vì vậy giữa dòng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ và lợi
nhuận trên BCKQHĐKD sẽ có một sự chênh lệch. Các nhà nghiên
cứu gọi đó là biến kế toán dồn tích (Total Accruals-TA) và được tính
bằng công thức:
Biến kế toán dồn tích (TA) = Lợi nhuận sau thuế - Lƣu
chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.
Nhưng trong biến kế toán dồn tích gồm hai phần: Biến kế toán
dồn tích có thể điều chỉnh được (Discretionary Accurals - DA) và
biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh được (Non Discretionary
Accurals - NDA).
Biến kế toán dồn tích (TA) = Biến kế toán dồn tích có thể
điều chỉnh đƣợc (DA) + Biến kế toán dồn tích không thể điều
chỉnh đƣợc (NDA)
Sau đây là một số những nghiên cứu tính NDA.
b. Các mô hình nhận diện quản trị lợi nhuận
Mô hình tổng accruals trung bình Healy (1985) [40]
Mô hình DeAngelo (1986) [32]
Mô hình Jones (1991) [44]
Mô hình Friedlan (1994) [43]
Mô hình Modified Jones (1995)
Dechow, Sloan and Sweeney (1995) đã cải tiến mô hình của
Jones (1991) bằng cách điều chỉnh sự thay đổi của doanh thu bằng sự
thay đổi của tài khoản nợ phải thu [33]. Mô hình Jones được cải tiến
9
như sau:
Trong đó ∆RECt là sự thay đổi trong tài khoản nợ phải thu.
Tác giả chọn mô hình Modified Jones để tiến hành đo lường
mức độ quản trị lợi nhuận.
1.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT NỀN TẢNG VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA TÍNH MINH BẠCH TRONG CBTT TRÊN BCTC VÀ
QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
1.3.1. Các lý thuyết nền tảng
a. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
b. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng (Asymmetric
Information theory)
c. Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory)
d. Lý thuyết chi phí chính trị (Political costs theory)
1.3.2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính minh bạch
trong CBTT trên BCTT và quản trị lợi nhuận
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
10
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ TTCK VIỆT NAM VÀ NGÀNH SẢN
XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
2.1.1. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
2.1.2. Tổng quan về ngành sản xuất hàng tiêu dùng
Lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành công
nghiệp như thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng và các sản phẩm cá
nhân khác.
a. Những lợi thế kinh tế của ngành
Bất chấp rủi ro, một trong những điểm đặc trưng của lĩnh vực
đầy cạnh tranh này là việc các công ty thường có lợi thế kinh tế giúp
duy trì sức mạnh.
Lợi thế kinh tế về quy mô
Những thương hiệu lớn và mạnh
Kênh phân phối và những mối quan hệ
b. Những rủi ro của ngành
Sức mạnh gia tăng của các nhà bán lẻ
Giá chứng khoán đắt đỏ
2.2. PHÁT TRIỂN CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ
H1: Khi mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC tăng
lên thì mức độ quản trị lợi nhuận giảm dần.
H2: Theo quy mô công ty thì có sự khác biệt trong quan hệ
giữa mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC và mức độ quản
trị lợi nhuận.
H3: Theo nơi niêm yết cổ phiếu thì có sự khác biệt trong
quan hệ giữa mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC và mức
11
độ quản trị lợi nhuận.
2.3. ĐO LƢỜNG CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU
2.3.1. Mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC
a. Tiêu chí đo lường mức độ minh bạch trong CBTT trên
BCTC
Dựa trên nguyên tắc quản trị của OECD được giới thiệu ở
phần 1.1.3, cũng như các đặc điểm trong khái niệm về minh bạch ở
phần 1.1.1, cùng với cách đo lường mức độ minh bạch của Lê Thị
Mỹ Hạnh (2015) [6], để đo lường mức độ minh bạch trong CBTT
trên BCTC, luận văn sử dụng 5 thành phần trong nguyên tắc của
OECD về “CBTT và Tính minh bạch trong Quản trị công ty” làm cơ
sở xây dựng tiêu chí đo lường.
Thành phần A: “CBTT phải bao gồm, nhưng không hạn
chế, các thông tin quan trọng liên quan đến tình hình tài chính, hoạt
động, sở hữu”
Các yêu cầu trong thành phần này phản ánh mục tiêu sự đầy
đủ trong khái niệm về minh bạch trong CBTT trên BCTC.
Thành phần B: “Thông tin phải được chuẩn bị và công bố
phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng cao về CBTT kế toán, tài
chính”
Theo thành phần này, các tiêu chí được đặt ra phải phản ảnh
mục tiêu sự nhất quán và tin cậy trong khái niệm về minh bạch.
Thành phần C: “Kiểm toán hàng năm phải được tiến hành
bởi một đơn vị kiểm toán độc lập, đủ năng lực và có chất lượng cao”
Thành phần này phản ảnh mục tiêu sự tin cậy và chính xác
trong khái niệm về minh bạch TTTC của các CTNY. Do đó, tiêu chí
đo lường mức độ minh bạch tiếp theo sẽ dựa trên đặc điểm sự tin cậy
và chính xác.
12
Thành phần D: “Đơn vị kiểm toán độc lập phải chịu trách
nhiệm đối với cổ đông và có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm
toán một cách chuyên nghiệp đối với công ty”
Mục tiêu sự tin cậy trong khái niệm về minh bạch trong
CBTT trên BCTC được phản ánh trong thành phần này.
Thành phần E: “Các kênh phổ biến thông tin phải tạo điều
kiện tiếp cận thông tin bình đẳng, kịp thời và hiệu quả chi phí cho
người sử dụng”
Thành phần này phản ảnh mục tiêu sự thuận tiện và kịp thời
trong khái niệm về minh bạch trong CBTT trên BCTC.
b. Đo lường mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC
Dựa vào các tiêu chí đo lường đã nêu, tình hình công bố TTTC
của các CTNY qua BCTC mà các CTNY công bố để tính điểm mức
độ minh bạch trong CBTT trên BCTC của các CTNY dựa trên các
đặc điểm gồm: sự tin cậy, kịp thời, chính xác, đầy đủ, nhất quán và
thuận tiện. Trên cơ sở các đặc điểm này, luận văn đưa ra thước đo
đánh giá mức độ minh bạch TTTC của các CTNY: mỗi đặc điểm
được tính với 5 mức điểm/mỗi CTNY, trong đó: điểm thấp nhất
trong mỗi đặc điểm là 1, tiếp theo là 2 điểm, 3 điểm, 4 điểm và cao
nhất là 5 điểm.
Về sự tin cậy
Tác giả phân loại các công ty kiểm toán theo 5 nhóm:
- Nhóm 1: Các công ty kiểm toán thuộc Big 4 (KPMG, E&Y,
Delloitte và PwC) (5 điểm);
- Nhóm 2: Gồm 5 công ty có ký hiệu: AASC, A&C, DTL,
AISC, Grant Thornton (4 điểm);
13
- Nhóm 3: Gồm có 4 công ty có ký hiệu: AAC, GTV, AFC
VN, VAE (3 điểm);
- Nhóm 4: Gồm có 6 công ty có ký hiệu: ACPA, AVA, TDK
TL, VACO, CPA Việt Nam, BDO Việt Nam (2 điểm);
- Nhóm 5: Các công ty kiểm toán còn lại ngoài các công ty
thuộc 4 nhóm trên (1 điểm).
Về sự kịp thời
Luận văn chia các mốc thời gian như sau:
- Nhóm 1: Nộp BCTC sớm từ 30 ngày trở lên: Tính kịp thời
cao nhất (5 điểm);
- Nhóm 2: Nộp BCTC sớm từ 5 đến dưới 30 ngày (4 điểm);
- Nhóm 3: Nộp BCTC đúng hạn (sớm từ 0 đến dưới 5 ngày) (3
điểm);
- Nhóm 4: Nộp BCTC trễ dưới 30 ngày (2 điểm);
- Nhóm 5: Nộp BCTC trễ trên 30 ngày (1 điểm).
Về sự chính xác
Bảng. Cách tính điểm độ chính xác của thông tin BCTC công bố
Mức Tiêu chuẩn đo lƣờng Điểm
Thuộc
nhóm
Không có
sai sót
Tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận
trước và sau kiểm toán trong
ngưỡng từ 0% đến dưới 1%
5 1
Mức sai sót
không đáng
kể
Tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận
trước và sau kiểm toán trong
ngưỡng từ 1% đến 5%
4 2
Mức sai sót
đáng kể
Tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận
trước và sau kiểm toán trong
ngưỡng từ trên 5% đến 10%
3 3
14
Mức Tiêu chuẩn đo lƣờng Điểm
Thuộc
nhóm
Mức sai sót
vượt mức
trọng yếu
Tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận
trước và sau kiểm toán từ
10% đến dưới 50%
2 4
Mức sai sót
vượt mức
trọng yếu
với tỷ lệ cao
Tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận
trước và sau kiểm toán từ
50% trở lên
1 5
(Nguồn: Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015)
Về sự đầy đủ và nhất quán
Tương ứng với mỗi ý kiến của kiểm toán viên độc lập, cách
thức tính điểm để đánh giá sự đầy đủ và nhất quán thực hiện như sau:
- Nhóm 1: Ý kiến chấp nhận toàn phần: 5 điểm.
- Nhóm 2: Ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh
hoặc vấn đề khác: 4 điểm.
- Nhóm 3: Ý kiến chấp nhận từng phần: 3 điểm.
- Nhóm 4: Ý kiến từ chối cho ý kiến: 2 điểm.
- Nhóm 5: Ý kiến không chấp nhận: 1 điểm.
Về sự thuận tiện
Cách thức tính điểm để xác định sự thuận tiện được chi tiết
như sau:
- Nhóm 1: Các CTNY công bố và sắp xếp TTTC một cách cụ
thể rõ ràng theo từng mục, các TTTC được thể hiện sẵn trên website
công ty, file định dạng dữ liệu gồm cả PDF, Word hoặc Excel, có file
tiếng Việt lẫn tiếng Anh, có những phân tích sơ bộ cho nhà đầu tư về
các TTTC trên website công ty, có so sánh chỉ số tài chính của công ty
với các công ty cùng ngành: 5 điểm.
15
- Nhóm 2: Các CTNY công bố và sắp xếp TTTC một cách cụ
thể rõ ràng theo từng mục, các TTTC được thể hiện sẵn trên website
công ty, dễ thấy, dễ tìm, file định dạng dữ liệu chỉ có PDF, chỉ có file
tiếng Việt và có những phân tích sơ bộ cho nhà đầu tư về các TTTC
trên website công ty: 4 điểm.
- Nhóm 3: Các CTNY công bố và sắp xếp TTTC một cách cụ
thể rõ ràng theo từng mục, file định dạng dữ liệu chỉ có PDF, chỉ có
file tiếng Việt và có ít hoặc không có phân tích sơ bộ về các TTTC
trên website công ty: 3 điểm.
- Nhóm 4: Các CTNY công bố và sắp xếp TTTC bình thường,
dưới dạng tin tức, file định dạng dữ liệu chỉ có PDF, chỉ có file tiếng
Việt và chỉ CBTT đơn thuần, không có bất kỳ phân tích gì về các
TTTC trên website công ty: 2 điểm.
- Nhóm 5: Các CTNY công bố và sắp xếp TTTC không rõ
ràng hoặc khó tìm hoặc không công bố TTTC trên website công ty,
file định dạng dữ liệu chỉ có PDF, chỉ có file tiếng Việt và chỉ CBTT
đơn thuần, không có bất kỳ phân tích gì về các TTTC trên website
công ty: 1 điểm.
Tiếp đến, chỉ số mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC
của mỗi doanh ngiệp được tính như sau:
Với: TRANSj: Chỉ số mức độ minh bạch của công ty j;
d: Mức điểm tương ứng với từng đặc điểm;
i: Các đặc điểm để đo lường mức độ minh bạch;
n: Tổng số các đặc điểm đánh giá.
2.3.2. Mức độ quản trị lợi nhuận (DA)
Tác giả sử dụng mô hình Modified Jones (1995) để đo lường
16
mức độ quản trị lợi nhuận cho tổng thể mẫu 160 công ty qua 2 năm
2014 và 2015. Sau khi tính hệ số α1, α2, α3 cho tổng thể, từ đó tác giả
tính mức độ quản trị lợi nhuận DA cho tổng thể và suy ra được mức
độ quản trị lợi nhuận cho các mẫu được chọn. Mô hình đã được trình
bày ở mục 1.2.6 – Các mô hình nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận.
Mô hình như sau:
Tổng biến kế toán dồn tích (TA) = Lợi nhuận sau thuế
(năm t)–Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (năm t)
(2.2)
Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh (NDA):
(2.3)
Trong đó: NDAt là biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh
được năm t;
TAt: Tổng biến dồn tích năm t;
At-1: Tổng tài sản cuối năm t-1;
∆REVt: Doanh thu thuần năm t – Doanh thu thuần năm t-1;
∆RECt: Nợ phải thu năm t – Nợ phải thu năm t-1;
PPEt: Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình;
Trong công thức (2.2) tất cả các biến của phương trình đều
chia cho At-1 (tài sản cuối năm t-1) để tránh rủi ro phương sai không
thuần nhất.
Sau khi thực hiện hồi quy OLS của a1, a2, a3 cho 80 công ty
cho từng năm 2014 và 2015 (giả định rằng số liệu hồi quy không bị
ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian trong khoảng từ 2014 đến 2015)
tương ứng với các quan sát ta được α1, α2, α3:
17
Phần nhiễu ε trong mô hình đại diện cho biến chưa thể nhận
diện được và cả biến DAt.
Chia cả 2 vế của phương trình (2.2) cho At-1 ta xác định được :
(2.5)
2.3.3. Quy mô công ty (SIZE)
Luận văn chọn cách xác định quy mô công ty theo tiêu thức
tổng tài sản, trong đó: Tổng tài sản là tổng giá trị tài sản tại thời điểm
kết thúc năm tài chính 2015 và 2014.
2.4. MẪU NGHIÊN CỨU
2.4.1. Tổng thể nghiên cứu
2.4.2. Chọn mẫu nghiên cứu
Ttrên cả 2 sàn giao dịch chứng khoán có tổng cộng 80 CTNY
đáp ứng điều kiện chọn mẫu, trong đó có 25 công ty niêm yết trên
sàn HNX, 55 công ty niêm yết trên HOSE. Do đó, nghiên cứu này sẽ
được tiến hành mẫu 80 công ty, bao gồm BCTC 2 năm 2014 và
2015.
2.5. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Thống kê mô tả;
- Phân tích hồi quy tuyến tính;
- Phân tích tương quan: Xác định mức độ tương quan.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
18
CHƢƠNG 3
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ MINH BẠCH TRONG
CBTT TRÊN BCTC VÀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC
CÔNG TY SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN
TTCK VIỆT NAM
3.1.1. Mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC
Năm 2014
Giá trị trung bình của mức độ minh bạch là 3,765 và giá trị
trung vị là 4. Điều này cho thấy các công ty trong mẫu nghiên cứu
năm 2014 có mức độ minh bạch trong CBTT tương đối cao, vì giá trị
lớn nhất của mẫu là 4,80. Cùng với độ lệch chuẩn là 0,589 thì có thể
thấy sự biến thiên của mức độ minh bạch trong mẫu nghiên cứu khá
thấp.
Giá trị trung bình và trung vị gần bằng nhau và độ xiên (-
0,494) dao động từ -1 đến +1, vì vậy được coi như có phân phối
chuẩn.
Năm 2015
Theo kết quả thống kê , giá trị trung bình là 3,7275 và giá trị
trung vị là 3,80, có thể thấy rằng các công ty trong mẫu nghiên cứu ở
năm 2015 có mức độ minh bạch trong CBTT tương đối cao nhưng
vẫn thấp hơn so với năm 2014. Cùng với độ lệch chuẩn là 0,6057 thì
có thể thấy sự biến thiên của mức độ minh bạch trong mẫu nghiên
cứu khá thấp.
Giá trị trung bình và trung vị gần bằng nhau và độ xiên (-
0,423) dao động từ -1 đến +1, vì vậy được coi như có phân phối
chuẩn.
19
3.1.2. Mức độ quản trị lợi nhuận
Năm 2014
Với kết quả thống kê, giá trị trung bình của mức độ minh bạch
là -0,17636134 < 0 và giá trị trung vị là -0,03786950 < 0. Điều này
cho thấy dường như các công ty trong mẫu nghiên cứu năm 2014 có
xu hướng quản trị lợi nhuận theo chiều hướng giảm. Cùng với độ
lệch chuẩn là 0,414680595 thì có thể thấy sự biến thiên của mức độ
quản trị lợi nhuận trong mẫu nghiên cứu cao.
Giá trị trung bình và trung vị gần bằng nhau và độ xiên -2,98 <
-1, vì vậy được coi như không có phân phối chuẩn.
Năm 2015
Với kết quả thống kê, giá trị trung bình của mức độ minh bạch
là -0,18876150 < 0 và giá trị trung vị là -0,02779750 < 0. Điều này
cho thấy dường như các công ty trong mẫu nghiên cứu năm 2015
cũng có xu hướng quản trị lợi nhuận theo chiều hướng giảm. Cùng
với độ lệch chuẩn là 1,00294295 khá lớn thì có thể thấy sự biến thiên
của mức độ quản trị lợi nhuận trong mẫu nghiên cứu cao.
Giá trị trung bình và trung vị gần bằng nhau và độ xiên -7,794
< -1, vì vậy được coi như không có phân phối chuẩn.
Như đã trình bày ở mục 3.1.1 và 3.1.2, mức độ minh bạch
trong CBTT trên BCTC có phân phối chuẩn ở cả 2 năm 2014 và
2015 nên tác giả tiến hành kiểm định tham số và phi tham số đối với
mức độ minh bạch, còn mức độ quản trị lợi nhuận không có phân
phối chuẩn nên luận văn chỉ tiến hành kiểm định phi tham số đối với
các kiểm định có liên quan đến quản trị lợi nhuận. Kết quả kiểm định
các giả thuyết thực hiện như sau:
20
3.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT H1
Với giả thuyết H1: Khi mức độ minh bạch trong CBTT trên
BCTC tăng lên thì mức độ quản trị lợi nhuận giảm dần, luận văn tiến
hành tính toán các dữ liệu theo từng năm 2014 và 2015.
a. Năm 2014
Chấp nhận giả thuyết H1: Năm 2014, khi mức độ minh bạch
trong CBTT trên BCTC tăng lên thì mức độ quản trị lợi nhuận giảm
dần.
b. Năm 2015
Từ các kết quả kiểm định của năm 2015, chấp nhận giả thuyết
H1: Khi mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC tăng lên thì mức
độ quản trị lợi nhuận giảm dần.
3.3. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT H2
Với giả thuyết H2: Theo quy mô công ty thì có sự khác biệt
trong mối quan hệ giữa mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC
và mức độ quản trị lợi nhuận, luận văn tiến hành kiểm định riêng
theo từng năm.
a. Năm 2014
Từ các kết quả kiểm định năm 2014, có thể chấp nhận giả
thuyết H2: Theo quy mô công ty thì có sự khác biệt trong quan hệ
giữa mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC và mức độ quản trị
lợi nhuận.
b. Năm 2015
Từ các kết quả kiểm định năm 2015, có thể chấp nhận giả
thuyết H2: Theo quy mô công ty thì có sự khác biệt trong quan hệ
giữa mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC và mức độ quản trị
lợi nhuận.
21
3.4. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT H3
Với giả thuyết H3: Theo nơi niêm yết cổ phiếu thì có sự khác
biệt trong quan hệ giữa mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC
và mức độ quản trị lợi nhuận, tác giả cũng kiểm định theo từng năm.
a. Năm 2014
Với các kết quả kiểm định, có thể kết luận rằng: Năm 2014,
theo nơi niêm yết cổ phiếu thì không có sự khác biệt trong mối quan
hệ giữa mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC và mức độ quản
trị lợi nhuận.
b. Năm 2015
Với các kết quả kiểm định, có thể kết luận rằng: Năm 2015,
theo nơi niêm yết cổ phiếu thì không có sự khác biệt trong mối quan
hệ giữa mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC và mức độ quản
trị lợi nhuận.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
22
CHƢƠNG 4
HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. ĐỐI VỚI CÔNG TY SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM
4.1.1. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập và đầy
đủ quyền hạn
4.1.2. Bộ phận kế toán trong DN cần duy trì sự chủ động,
khách quan khi quyết định ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh
4.1.3. Công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên
TTCK nên công bố đầy đủ hơn một số chỉ tiêu “nhạy cảm” trên
thuyết minh BCTC
4.1.4. Hoàn thiện cơ chế CBTT nội bộ và kênh thông tin
qua website của DN
4.2. ĐỐI VỚI ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƢỚC
(UBCKNN)
4.2.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá mức độ minh bạch
trong CBTT
4.2.2. Xây dựng một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_moi_quan_he_giua_tinh_minh_bach_trong_cong.pdf