MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN5
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI
NƯỚC NGOÀI10
1.1. Khái niệm kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài 10
1.1.1. Kết hôn có yếu tố nước ngoài 10
1.1.1.1. Khái niệm kết hôn 10
1.1.1.2. Kết hôn có yếu tố nước ngoài 13
1.1.2. Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài 14
1.1.2.1. Người nước ngoài 14
1.1.2.2. Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài 16
1.2. Đặc điểm của quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài 17
1.2.1. Đặc điểm chung 17
1.2.2. Những đặc điểm đặc thù của quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam19
1.3. Nguyên tắc giải quyết quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài 22
1.4. Ý nghĩa của việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 27
Chương 2: KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THEO QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH31
2.1. Các điều kiện để việc kết hôn hợp pháp 32
2.1.1. Điều kiện về tuổi kết hôn 35
2.1.2. Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam và nữ khi kết hôn 37
2.1.3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn 40
2.1.3.1. Cấm người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn với người khác 41
2.1.3.2. Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn 44
2.1.3.3. Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi
ba đời46
2.1.3.4. Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố
chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng củachồng48
2.1.3.5. Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính 49
2.1.4. Điều kiện về nghi thức kết hôn 51
2.2. Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài 55
2.2.1. Việc đăng ký kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam 55
2.2.2. Việc đăng ký kết hôn được tiến hành tại khu vực biên giới 57
2.2.3. Việc đăng ký kết hôn được tiến hành tại Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 59
2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký kết giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài 61
2.3.2. Về thủ tục nộp và nhận hồ sơ kết hôn 64
2.3.3. Về trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài 65
2.3.4. Về tổ chức lễ đăng ký kết hôn 68
Chương 3: THỰC TRẠNG KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ NÀY71
3.1. Thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài những năm gần đây 71
3.1.1. Một số nét về tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong những năm
gần đây71
3.1.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh và hoạt động của các cơ quan liên quan đảm bảo thực thi việc kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài89
3.1.2.1. Thực trạng về pháp luật điều chỉnh 89
3.1.2.2. Thực trạng hoạt động của các cơ quan liên quan bảo đảm thực thi việc kết hôn giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài92
3.1.3. Một số vướng mắc liên quan đến việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài 95
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài102
3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài 103
3.2.2. Đảm bảo hoạt động có hiệu quả của các cơ quan có liên quan trong việc thi hành pháp luật về kết
hôn có giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài110
KẾT LUẬN 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC 122
14 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam trong xu thế hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là qua quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật hôn nhân và
gia đình về việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và thực trạng của vấn đề này trong
những năm gần đây, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp khác
nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động của các thiết chế trong việc thi hành pháp luật về kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận văn cần phải giải quyết được
những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài như khái
niệm, đặc điểm, nguyên tắc giải quyết quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và ý
nghĩa việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài;
- Phân tích thực trạng quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong những năm
gần đây;
- Đánh giá thực trạng của pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; đưa ra một
số vướng mắc liên quan, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định về kết hôn có
yếu tố nước ngoài trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài, các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; pháp luật hôn nhân và gia đình
của Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới về vấn đề này; tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài trong những năm gần đây và thực trạng pháp luật điều chỉnh và các thiết chế đảm bảo
thực thi việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
11 12
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, luận văn tập trung vào một
số vấn đề sau:
- Những quy định của pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Trong đó tập trung chủ yếu vào
quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
- Các quy định của pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong một số văn
bản pháp luật như: Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; Bộ luật dân
sự năm 2005 và các văn bản pháp luật khác liên quan. Trong đó, luận văn tập trung nghiên cứu về quan hệ kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và
theo các quy định của pháp luật Việt Nam mà không đề cập tới việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài theo pháp luật nước ngoài và yêu cầu pháp luật Việt Nam công nhận
- Một số quy định của pháp luật các nước trên thế giới về kết hôn có yếu tố nước ngoài như Hàn Quốc,
Đài Loan, Anh, Mỹ, có sự so sánh và đối chiếu với pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, qua đó tiếp thu
những điểm tiến bộ và phù hợp với các quy định về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
- Tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà chủ yếu là nữ công dân Việt Nam
kết hôn với người nước ngoài trong vài năm gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp chủ yếu như phương pháp duy vật biện chứng
và lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; phương pháp phân tích
luật học; phương pháp phân tích - so sánh; phương pháp tổng hợp (trên cơ sở phân tích, so sánh và tham khảo
pháp luật nước ngoài); phương pháp trích dẫn, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia v.v... Trên cơ
sở phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá về cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh các quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, đặc biệt đánh giá, phân tích về thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh một
số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã lựa chọn, tác giả rút ra những ưu điểm, tồn tại trong việc thi hành
pháp luật, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật.
6. Đóng góp của luận văn
Với tính cách là một trong những công trình khoa học (thuộc chuyên ngành luật dân sự) nghiên cứu một
cách có hệ thống các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố
nước ngoài đặc biệt là kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ
mang lại những đóng góp mới về khoa học pháp lý như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và ứng dụng khái niệm "quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài" đã
được pháp luật quy định, tác giả đưa ra khái niệm về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài. Việc đưa ra các khái niệm này trong tình hình hiện nay là cần thiết, góp phần quan
trọng vào công tác nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật dân sự nói chung, pháp luật hôn nhân và gia đình nói
riêng, củng cố cho nền khoa học pháp lý nước ta, cũng như phục vụ tích cực cho việc sửa đổi Luật Hôn nhân
và gia đình về vấn đề quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đang diễn ra hiện nay.
Thứ hai, luận văn phân tích, đánh giá một cách khoa học những quy định của pháp luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam hiện hành về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; chắt lọc những quy định về
kết hôn có yếu tố nước ngoài của một số nước trên thế giới và tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài trong những năm gần đây.
Thứ ba, luận văn đã xác định những bất cập trong các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cần phải hoàn thiện, những vướng mắc trong
việc thực thi pháp luật cần phải khắc phục và xác định rõ nguyên nhân của thực trạng đó.
Thứ tư, Luận văn đã đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài. Mặt khác, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
các thiết chế bảo đảm thực thi việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
13 14
Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu mới của luận văn sẽ là nguồn tư liệu mang tính lý luận và thực tiễn
sâu sắc để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể tham khảo góp phần sửa đổi một số quy định trong
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Đồng thời,
những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tư liệu học tập, tài liệu tham khảo, nghiên cứu
tại các cơ sở đào tạo luật hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm đến quan hệ kết hôn giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Chương 2: Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành
Chương 3: Thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong những năm gần đây
và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN
GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái niệm kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
1.1.1. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
1.1.1.1. Khái niệm kết hôn
Tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã đưa ra khái niệm về kết hôn, theo đó: "Kết hôn
là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn".
Như vậy, kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về kết hôn và
đăng ký kết hôn. Kết hôn chính là sự thừa nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quan hệ vợ chồng của
hai người khác giới, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ đối với nhau.
1.1.1.2. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành cũng như các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể về khái
niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài. Căn cứ vào khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, ta
có thể đưa ra khái niệm về kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
Kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về
điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn, trong đó có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài hoặc người Việt
Nam định cư ở nước ngoài hoặc việc kết hôn được xác lập ở nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài.
1.1.2. Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
1.1.2.1. Người nước ngoài
Tại Điều 3 Luật quốc tịch năm 2008 quy định "người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước
ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam". Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 9 Nghị định
số 68/2002/NĐ-CP thì "người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm công dân nước
ngoài và người không quốc tịch". Theo các quy định trên thì người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thể là
công dân nước ngoài hoặc có thể là người không có quốc tịch.
1.1.2.2. Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Hiện nay pháp luật thực định Việt Nam cũng như các công trình nghiên cứu đều chưa đưa ra được khái
niệm về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
Trên cơ sở khái niệm về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng như khái niệm về quan hệ kết
hôn có yếu tố nước ngoài, ta có thể hiểu một cách khái quát về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài như sau:
15 16
Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo
quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn, trong đó một bên là công dân Việt Nam và
một bên là người nước ngoài.
1.2. Đặc điểm của quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
1.2.1. Đặc điểm chung
- Quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chỉ được nhà nước công nhận giữa
những người khác nhau về giới tính
- Quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài phải có sự công nhận của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền mới có giá trị pháp lý
- Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài phải đảm bảo sự tự nguyện của hai bên nam
nữ và nhằm mục đích xây dựng gia đình
1.2.2. Những đặc điểm đặc thù của quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
- Chủ thể tham gia quan hệ kết hôn bắt buộc một bên phải là công dân Việt Nam và một bên là người
nước ngoài
- Pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài luôn là pháp luật
Việt Nam và pháp luật nước mà người nước ngoài là công dân
- Việc đăng ký kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
- Không có hiện tượng xung đột pháp luật trong quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
1.3. Nguyên tắc giải quyết quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ
- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ
- Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài
1.4. Ý nghĩa của việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
- Việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hôn gữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là yêu cầu khách
quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Việc ghi nhận và cơ chế để đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài sẽ góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ đó.
- Việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hôn gữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là cơ sở pháp lý
vững chắc để giải quyết các yêu cầu của các bên đương sự và tranh chấp khi phát sinh liên quan đến lĩnh vực
hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
- Thể hiện quan hệ hợp tác và tương trợ pháp lý giữa nước ta với các nước khác trên thế giới, thể hiện tình
hữu nghị và hợp tác, giao lưu dân sự quốc tế.
Chương 2
KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM
VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1. Các điều kiện để việc kết hôn hợp pháp
2.1.1. Điều kiện về tuổi kết hôn
Theo quy định của pháp Việt Nam, về điều kiện tuổi kết hôn, tại khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 quy định như sau: "Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên".
Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cả hai bên đều phải tuân thủ pháp luật
của nước mà mình là công dân về điều kiện tuổi kết hôn. Tuy nhiên, nếu việc kết hôn của họ được tiến hành
17 18
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì theo tinh thần của khoản 1 Điều 103 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000, người nước ngoài ngoài việc phải tuân thủ điều kiện tuổi kết hôn theo pháp luật của nước
mà người đó là công dân thì họ vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
2.1.2. Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam và nữ khi kết hôn
Khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện
quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở".
Để việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện, pháp luật quy định không được cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn hoặc
cản trở kết hôn, việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện, tiến bộ. Do vậy, trong những trường hợp kết hôn mà có hành
vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn đều bị coi là kết hôn trái pháp luật.
2.1.3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn
Theo quy định tại Điều 10 Luật HN&GĐ 2000, việc kết hôn bị cấm trong các trường hợp sau:
- Cấm người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn với người khác
- Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn
- Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
- Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng
với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
- Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính
2.1.4. Điều kiện về nghi thức kết hôn
Tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều
14 của Luật này. Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp
lý". Tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: "Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên
nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu
hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên".
Như vậy, về nghi thức kết hôn, có hai trường hợp:
- Đăng ký kết hôn trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
Nếu việc kết hôn được thực hiện tại Việt Nam thì phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam thực hiện theo nghi thức quy định của pháp luật Việt Nam. Nghi thức này là nghi thức
dân sự, tức là lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp. Khi tổ chức lễ đăng ký kết
hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định
lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ
đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và trao cho vợ,
chồng mỗi người 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
- Đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài
Trong trường hợp việc kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài thì Cơ
quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện việc đăng ký kết hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cư trú tại nước đó (Khoản 2 Điều 12 Nghị định số
68/2002/NĐ-CP).
2.2. Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
2.2.1. Việc đăng ký kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam
Việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh. Tại khoản 1 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Uỷ ban quyền
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc đăng ký kết hôn, có yếu tố nước ngoài theo quy
định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam".
2.2.2. Việc đăng ký kết hôn được tiến hành tại khu vực biên giới
19 20
Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định: " Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây
gọi là ủy ban nhân dân cấp xã) ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc kết hôn, giữa công dân Việt Nam
thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt
Nam".
2.2.3. Việc đăng ký kết hôn được tiến hành tại Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tiến hành tại nước ngoài, tuy không có
quy định cụ thể nhưng theo tinh thần của khoản 2 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: "Cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc đăng ký kết hôn có yếu tố
nước ngoài theo quy định của Luật này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu việc đăng ký, giải quyết đó không
trái với pháp luật của nước sở tại".
Theo quy định trên thì Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa
công dân Việt Nam và người nước ngoài ở nước đó, đồng thời có trách nhiệm bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân Việt Nam ở nước sở tại trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nói chung, kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài nói riêng ở nước sở tại.
2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký kết giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
* Một số giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn
Tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 13 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP
quy định hồ sơ đăng ký kết hôn của mỗi bên gồm các giấy tờ như: Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên; Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt
Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ và một số giấy tờ khác.
* Về thủ tục nộp và nhận hồ sơ kết hôn
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP thì khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên
đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có
đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn
qua người thứ ba.
* Về trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trình tự giải quyết việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài nếu được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có một số điểm
khác biệt so với việc kết hôn được tiến hành trước Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, nhưng về cơ
bản đều phải có thủ tục phỏng vấn, niêm yết việc kết hôn, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ
* Về tổ chức lễ đăng ký kết hôn
Nếu việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam thì lễ đăng
ký kết hôn được tiến hành theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, theo đó: Lễ đăng ký
kết hôn được tổ chức trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng
nhận kết hôn, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà đương sự có yêu cầu khác về thời gian, nhưng không quá
90 ngày; hết thời hạn này mà đương sự mới yêu cầu tổ chức Lễ đăng ký kết hôn thì phải làm lại thủ tục đăng
ký kết hôn từ đầu.
Chương 3
THỰC TRẠNG KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM
VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ NÀY
3.1. Thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài những năm gần đây
21 22
3.1.1. Một số nét về tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong những
năm gần đây
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng
giao lưu, hợp tác nhiều mặt với các nước, quan hệ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung, quan hệ
kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài nói riêng ngày càng gia tăng về số lượng và có tính chất,
nội dung ngày càng phức tạp.
Để có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong
những năm gần đây, ta có thể phân tích tình hình kết hôn qua một số nét cơ bản sau:
- Kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng như số lượng công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tăng
dần qua các năm
- Chủ yếu là nữ công dân Việt Nam tham gia trong quan hệ kết hôn với người nước ngoài
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài diễn ra không đồng đều giữa các vùng, miền
trong cả nước, tập trung chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
- Công dân Việt Nam chủ yếu kết hôn với công dân các nước Đài Loan, Hàn Quốc
Sở dĩ hiện tượng lấy chồng nước ngoài, kết hôn với người nước ngoài của công dân Việt Nam hiện nay
trở thành một trào lưu, số lượng các trường hợp kết hôn ngày càng nhiều là do một số nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân khách quan: Nhìn chung sự gia tăng các quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong xu thế hội nhập. Sự mở rộng quan hệ hợp
tác, giao lưu trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam với các nước trên thế giới là cơ hội để nhiều người nước ngoài đến
Việt Nam học tập, công tác cũng như công dân Việt Nam ra nước ngoài gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu nhau
Do đời sống kinh tế tại nhiều khu vực nông thôn còn khó khăn, lao động thành niên không có việc làm,
bên cạnh đó là mạng lưới môi giới hôn nhân bất hợp pháp hoạt động rất tinh vi đã dụ dỗ, lôi kéo nhiều cô gái,
nhất là các cô ở vùng nông thôn lấy chồng nước ngoài.
* Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức của nhiều người dân, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa về vấn đề kết
hôn với người nước ngoài còn rất hạn chế. Nhiều bậc cha mẹ, nhiều cô gái thiếu các thông tin về pháp luật Việt
Nam, không nắm được pháp luật của nước nơi mình đến kết hôn, không có điều kiện tìm hiểu phong tục, văn hóa
của họ và không nhận thức được các hệ lụy của kết hôn thông qua môi giới hôn nhân nên đã đồng ý hoặc ép gả con
mình lấy chồng nước ngoài. Thậm chí nhiều cô gái còn suy nghĩ rằng mình kết hôn với người nước ngoài thì bố mẹ
mình sẽ được một khoản tiền và họ coi rằng đây là một cách trả hiếu cho bố mẹ, giúp gia đình bớt nghèo...
3.1.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh và hoạt động của các cơ quan liên quan đảm bảo thực thi việc
kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
3.1.2.1. Thực trạng về pháp luật điều chỉnh
* Việc áp dụng pháp luật xác định điều kiện kết hôn
Nếu kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân của nước đã ký kết điều ước quốc tế về vấn đề này
(Hiệp định tương trợ tư pháp) với Việt Nam thì việc xác định điều kiện kết hôn căn cứ theo các quy định trong
Hiệp định. Theo tinh thần chung của các Hiệp định là điều kiện kết hôn được xác định theo pháp luật của nước
mà hai người là công dân, do đó, các bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn.
Nếu kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân của nước chưa ký kết điều ước quốc tế về vấn đề này
với Việt Nam thì việc xác định điều kiện kết hôn căn cứ theo Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Trong trường hợp này, điều kiện kết hôn của công dân Việt Nam được xác định theo Điều 9, Điều 10 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với người nước ngoài, khi họ
kết hôn với công dân nước ta thì điều kiện kết hôn của họ sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà người đó
là công dân.
* Việc áp dụng pháp luật về đăng ký kết hôn
Về thẩm quyền, trình tự thủ tục đặng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, pháp
luật Việt Nam đã có quy định trong các văn bản pháp luật có giá trị quan trọng như Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000; Nghị định số 68/2002/NĐ-CP; Nghị định số 69/2006/NĐ-CP, thông tư số 07/2002/TT đã góp
23 24
phần quản lý có hiệu quả tình t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai lieu (29).pdf