Tóm tắt Luận văn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM7

1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự

Việt Nam7

1.1.1. Khái niệm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 7

1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong Luật Hình sự Việt Nam 14

1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự việt nam quy định tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 18

1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 cho đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 18

1.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm

199920

1.2.3. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay 24

1.3. Nghiên cứu so sánh các quy định về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trỏng luật hình sự Việt

Nam với luật hình sự một số nước27

1.3.1. Bộ luật hình sự Nhật Bản 27

1.3.2. Bộ luật hình sự Canada 30

1.3.3. Bộ luật hình sự của Liên bang Nga 31

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO BỘ

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH34

2.1. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 34

2.1.1. Khách thể của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 34

2.1.2. Mặt khách quan của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 37

2.1.3. Chủ thể của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 50

2.1.4. Mặt chủ quan của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 50

2.2. Các trường hợp phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cụ thể 52

2.2.1. Phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy không có các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt 52

2.2.2. Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 197

Bộ luật hình sự53

2.2.3. Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 197

Bộ luật hình sự58

2.2.4. Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 197

Bộ luật hình sự60

2.3. )hân biệt tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với một số tội phạm về ma túy khác trong luậthình sự Việt Nam64

2.3.1. Phân biệt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặcchiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 Bộ luật hình sự)66

2.3.2. Phân biệt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phươngtiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 196 Bộ luật hình sự)67

2.3.3. Phân biệt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy(Điều 198 Bộ luật hình sự)69

2.3.4. Phân biệt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng tráiphép chất ma túy (Điều 200 Bộ luật hình sự)70

Chương 3: THỰC TIỄN XÉT XỬ, NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA

BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY VÀ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG73

3.1. Thực tiễn xét xử tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy ở nước ta 73

3.1.1. Đánh giá, phân tích tình hình xét xử tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong 6 năm (từ năm

2005 đến năm 2010) của các Tòa án các cấp73

3.1.2. Một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn xét xử và những nguyên nhân cơ bản 78

3.2. Hoàn thiện pháp luật hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 87

3.2.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về tội tổ chức sử dụng tráiphép chất ma túy87

3.2.2. Những giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phépchất ma túy90

3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội tổ chức sử dụng

trái phép chất ma túy93

3.3.1. Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành trong tương

quan với các văn bản pháp luật khác về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy94

3.3.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân 95

3.3.3. Phối hợp các cơ quan, tổ chức với các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án để phòng ngừa, ngăn chặn vàxét xử nghiêm minh tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy97

3.3.4. Giải pháp nâng cao năng lực, trách nhiệm và tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ 987 8

hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác điều tra, truy tố, xét xử và cán bộ làm công tác đấu

tranh phòng chống tội phạm ma túy

3.3.5. Tăng cường, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp 100

3.3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp 101

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

pdf15 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.2. Về mặt thực tiễn 13 14 Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận, nghiên cứu, học tập. Những đề xuất, kiến nghị của luận văn góp phần cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan đến tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong Luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Các quy định về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. Chương 3: Thực tiễn xét xử, những giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và nâng cao hiệu quả áp dụng.. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những quan điểm khác nhau về định nghĩa khái niệm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và căn cứ vào các quy định về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong pháp luật hình sự Việt Nam, có thể đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy như sau: Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi cố ý của một hoặc nhiều người trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện, bao gồm: chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác hoặc chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ, dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng trái phép chất ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác một cách thuận lợi. 1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam Thứ nhất, dưới góc độ chính trị - xã hội, đã góp phần cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về việc bảo vệ chế độ độc quyền quản lý, sử dụng các chất ma túy của Nhà nước, bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, an ninh trật tự an toàn xã hội vào Bộ luật hình sự. Thứ hai, về mặt lý luận, là cơ sở pháp lý hình sự đầy đủ và thống nhất để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có căn cứ để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không xử oan người vô tội. Thứ ba, việc quy định tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tương ứng với các mức độ phạm tội khác nhau không những chỉ trừng trị và giáo dục chính bản thân người phạm tội không phạm tội mới mà còn có mục đích răn đe, giáo dục đối với các thành viên khác trong xã hội nhất là đối với những công dân không vững vàng, dễ bị lôi kéo; qua đó bồi dưỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. 1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. 1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 cho đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 1.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 1.2.3. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay 1.3. Nghiên cứu so sánh các quy định về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam với Luật hình sự một số nước 1.3.1. Bộ luật hình sự Nhật Bản 15 16 1.3.2. Bộ luật hình sự Canada 1.3.3. Bộ luật hình sự Liên bang Nga Chương 2 CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH 2.1. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 2.1.1. Khách thể của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy Khách thể trực tiếp của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước về việc sử dụng các chất ma túy. Ngoài ra, hành vi phạm tội còn xâm hại đến các quan hệ xã hội khác như: ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe cộng đồng và lan tràn tệ nạn nghiện hút ma túy, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội . 2.1.2. Mặt khách quan của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 197của Bộ luật hình sự hiện hành là tội phạm có dấu hiệu "có tổ chức" là đặc điểm bắt buộc của hành vi phạm tội và ở cả phương thức thực hiện hành vi phạm tội. Người phạm tội có hành vi tổ chức cho người khác thực hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác, bao gồm các hành vi: Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ, dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng trái phép chất ma túy. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây theo sự chỉ huy, phân công, điều hành của người khác thì bị coi là "đồng phạm" về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy: đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; cung cấp trái phép chất ma túy cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy; chuẩn bị chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất, ) nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; chuẩn bị địa điểm (thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm không thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý để làm nơi đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; chuẩn bị dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, v.v...) nhằm sử dụng để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; tìm người sử dụng chất ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể của họ. Hậu quả của hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là những thiệt hại cho xã hội, trong đó trực tiếp gây ra những thiệt hại về trật tự an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe của chính người sử dụng trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, hậu quả của tội phạm này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện một trong các hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nếu trên. 2.1.3. Chủ thể của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy Chủ thể tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc khoản 1 Điều 197 Bộ luật hình sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự, do khoản 1 Điều 197 là tội phạm nghiêm trọng (mức án cao nhất là 7 năm tù); và theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 thì chủ thể là người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự, vì các trường hợp phạm tội này là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 2.1.4. Mặt chủ quan của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy Đối với tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, lỗi của người phạm tội luôn là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích của người phạm tội tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là nhằm đưa chất ma túy vào cơ thể người khác trái phép. Trong nhiều tội phạm, dấu hiệu mục đích được quy định là dấu hiệu tùy nghi nhưng đối với tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thì dấu hiệu mục đích lại là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Người phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy có nhiều động cơ khác nhau nhưng chủ yếu là vì vụ lợi, do ma túy là mặt hàng mang lại lợi nhuận rất cao, nhưng cũng có thể do nhiều động cơ khác rất nguy hiểm như thù hằn cá nhân, động cơ đê hèn nên muốn đưa chất ma túy vào cơ thể người khác để gây nghiện. 2.2. Các trường hợp phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cụ thể 2.2.1. Phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy không có các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt 17 18 Đây là khung cơ bản của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, áp dụng cho các trường hợp người phạm tội thực hiện một trong các hành vi như đã nêu ở mặt khách quan nhưng không có các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt. Với mức hình phạt cao nhất là 7 năm tù, ngay tại khung cơ bản đã thể hiện mức độ nghiêm trọng của loại tội này, đồng thời thể hiện thái độ nghiêm khắc và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm ma túy của Nhà nước ta. 2.2.2. Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 197 Bộ luật hình sự Theo khoản 2 Điều 197 Bộ luật hình sự, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên; d) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai; đ) Đối với người đang cai nghiện; e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; g) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người; h) Tái phạm nguy hiểm. 2.2.3. Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 197 Bộ luật hình sự Theo khoản 3 Điều 197 Bộ luật hình sự, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm: a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; c) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người; d) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi. 2.2.4. Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 197 Bộ luật hình sự Theo khoản 4 Điều 197 Bộ luật hình sự, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân: Gây tổn hại cho sức khỏe nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên; b) Gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. 2.3. Phân biệt tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với một số tội phạm về ma túy khác trong luật hình sự Việt Nam 2.3.1. Phân biệt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194). 2.3.2. Phân biệt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 196) 2.3.3. Phân biệt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 198) 2.3.4. Phân biệt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200) Chương 3 THỰC TIỄN XÉT XỬ, NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 3.1. Thực tiễn xét xử tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy ở nước ta 3.1.1. Đánh giá, phân tích tình hình xét xử tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong 6 năm (từ năm 2005 đến năm 2010) của các Tòa án các cấp Qua số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao về tình hình xét xử sơ thẩm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy ở nước ta (thống kê cấp tỉnh/huyện) trong thời gian từ năm 2005 - 2010 cho thấy: Một là, về tổng số vụ, số bị cáo Tòa án nhân dân các cấp đưa ra xét xử sơ thẩm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trên tổng số vụ án, số bị cáo đưa ra xét xử sơ thẩm toàn quốc từ năm 2005 đến năm 2010 cho thấy: tổng số vụ án đưa ra xét xử là 368.761 vụ án và tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử là 634.874 bị cáo; tổng số vụ án đưa ra xét xử về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là 247 vụ án (chiếm tỷ lệ là 0,067%) và tổng số bị cáo đưa ra xét xử về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là 450 bị cáo (chiếm tỷ lệ là 0,071%). Tỷ lệ này cao nhất là năm 2009 với 0,123% số vụ án và 0,14% số bị cáo. 19 20 Hai là, về tổng số vụ, số bị cáo bị Tòa án xét xử về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy từ năm 2005 - 2010 cho thấy: số vụ án phải xét xử về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy có tổng số 247 vụ án và tổng số 450 bị cáo, trong đó số vụ án đã xét xử là 221 vụ án và 406 bị cáo, số vụ án trả lại Viện kiểm sát là 16 vụ án và 32 bị cáo, số vụ án bị đình chỉ là 02 vụ án và 02 bị cáo, số vụ án còn lại là 08 vụ án và 10 bị cáo. Trung bình số vụ án mỗi năm phải xét xử là 41 vụ án và 75 bị cáo về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Năm có số vụ án phải xét xử cao nhất là năm 2009 với 82 vụ án, năm thấp nhất là năm 2010 với 14 vụ án . Năm có số bị cáo phải xét xử cao nhất là năm 2009 với 165 bị cáo, năm thấp nhất là năm 2010 với 17 bị cáo. Trung bình số vụ án phải hoàn trả Viện kiểm sát là 03 vụ án/năm và 5 bị cáo/năm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Số vụ án bị đình chỉ ít, chỉ có trong năm 2007, 2009 với 02 vụ án và 02 bị cáo. Số vụ án còn lại chưa xét xử là 08 vụ án và 10 bị cáo. Ba là, về tổng số vụ án, số bị cáo do Tòa án xét xử về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong tương quan với các tội phạm về ma túy trong 6 năm (2005-2010): trong tổng số 62.659 vụ án và tổng số 83.972 bị cáo các Tòa án phải xét xử về các tội phạm về ma túy, thì số vụ án và số bị cáo các Tòa án phải xét xử về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là 247 vụ án và 450 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,39 % số vụ án và 0,54 % số bị cáo. Trong khi đó, tổng số vụ án và tổng số bị cáo các Tòa án đã xét xử là 59.690 vụ và 66.374 bị cáo về các tội ma túy, thì tổng số vụ án và tổng số bị cáo các tòa án đã xét xử về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là 221 vụ án và 406 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,37% số vụ án và 0,61% số bị cáo. Năm có tổng số vụ án và số bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội ma túy cao nhất là năm 2010 với 11.826 vụ án và 15.099 bị cáo. Trong khi đó, năm có tổng số vụ án và số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cao nhất là năm 2009 với 82 vụ án và 165 bị cáo, thấp nhất là năm 2010 với 14 vụ án với 17 bị cáo. Bốn là, phân tích hình phạt và các biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt (như: miễn trách hình sự, miễn hình phạt, không có tội, áp dụng kèm theo hình phạt bổ sung, v.v..) đối với bị cáo bị Tòa án xét xử về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong 06 năm (2005-2010): không có trường hợp nào bị cáo bị tuyên không có tội hoặc miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt hoặc cảnh cáo, hình phạt tử hình cũng không có trường hợp nào. Việc áp dụng hình phạt đối với các bị cáo phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy chủ yếu là 02 biện pháp: thứ nhất, hình phạt tù có thời hạn từ 7 năm trở xuống với 188 trường hợp và tù từ 7 năm đến 15 năm là 100 trường hợp và thứ hai là miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện - án treo với 43 trường hợp. Việc áp dụng hình phạt bổ sung hầu như không thực hiện, hoặc chỉ có 01 trường hợp năm 2008. Năm là, phân tích đặc điểm nhân thân của các bị cáo bị Tòa án xét xử về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy từ năm 2005 -2010: cán bộ công chức, đảng viên, cấp ủy viên (từ cấp huyện trở lên) không có trường hợp nào phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy mà chủ yếu tập trung vào 02 loại đối tượng là người nghiện ma túy 69 trường hợp (trung bình mỗi năm 10 trường hợp) và người có độ tuổi từ đủ 18 đến 30 tuổi là 96 trường hợp (trung bình 16 trường hợp). Ngoài ra, về giới tính nữ tham gia phạm tội này cũng nhiều là 41 trường hợp, dân tộc thiểu số là 31 trường hợp. 3.1.2. Một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn xét xử và những nguyên nhân cơ bản * Một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn xét xử Thứ nhất, một số trường hợp phân hóa trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nặng quá hoặc nhẹ quá. Thứ hai, một số vụ án có số lượng đông người tham gia, còn bỏ lọt nhiều tội phạm. Thứ ba, có sự nhận thức không thống nhất về các quy định của pháp luật hình sự trong thực tiễn áp dụng đối với tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau khi định tội danh trong một vụ án. Thứ tư, công tác điều tra, truy tố, xét xử vẫn còn tình trạng hồ sơ vụ án phải trả lại Viện kiểm sát để điều tra bổ sung hoặc bị đình chỉ, tồn đọng. Thứ năm, hình phạt áp dụng đối với tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy còn hạn hẹp, không đa dạng, chủ yếu áp dụng hình phạt tù từ 7 năm trở xuống, tù từ 7 năm đến 15 năm và án treo, còn các hình phạt khác ít khi được áp dụng hoặc không áp dụng như miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt hoặc cảnh cáo, tử hình. Việc áp dụng hình phạt bổ sung hầu như không thực hiện, hoặc chỉ có 01 trường hợp năm 2008. * Những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Một là, khái niệm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự năm 1999 chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong Luật hình sự hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành. 21 22 Hai là, về tình tiết "Phạm tội đối với phụ nữ mà biết là đang có thai" quy định tại điểm khoản 3 Điều 197 Bộ luật hình sự vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Ba là, về tình tiết "Đối với người đang cai nghiện" quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 197, việc quy định đối tượng bị xâm hại còn hạn hẹp, dẫn đến nhiều trường hợp còn bỏ sót tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Bốn là, Bộ luật hình sự quy định về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong tương quan với các tội phạm về ma túy và các tội phạm khác còn chưa rõ ràng. Bởi vậy, trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng còn nhầm lẫn giữa các tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy, v.v... Năm là, việc quy định định lượng ma túy mới chỉ được quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 193 Bộ luật hình sự, khoản 2, 3 và 4 Điều 194 Bộ luật hình sự chứ chưa quy định tổ chức sử dụng trái phép bao nhiêu gam ma túy trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này. Sáu là, do việc nhận thức quy định về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong tương quan với các tội phạm khác và hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy còn chưa hoàn toàn thống nhất nên có nhiều quyết định trái chiều khi định tội danh và quyết định hình phạt. 3.2. Hoàn thiện pháp luật hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 3.2.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy Việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy có ý nghĩa quan trọng dưới các góc độ chính sau đây: Một là, dưới góc độ chính trị - xã hội, ở một chừng mực nhất định - góp phần cụ thể hóa chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo vệ chế độ độc quyền về quản lý và sử dụng ma túy của Nhà nước, bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người; an ninh, trật tự, an toàn xã hội vào Bộ luật hình sự, bảo đảm hoạt động bình thường và ổn định của xã hội, qua đó kiên quyết xử lý nghiêm minh, triệt để và đúng pháp luật tất cả các hành vi xâm phạm chế độ độc quyền về quản lý và sử dụng ma túy của Nhà nước ở các mức độ khác nhau và đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tính tối thượng của pháp luật. Đến lượt mình, khi chế độ độc quyền về quản lý và sử dụng ma túy được bảo vệ, ổn định lại là điều kiện thuận lợi để thực hiện nghiêm chỉnh và hoàn thiện chính sách hình sự. Hai là, dưới góc độ khoa học - nhận thức, việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy có ý nghĩa làm sáng tỏ quy định về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, từ đó có cơ sở rõ ràng để phân biệt giữa tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với một số tội phạm khác có liên quan trong Bộ luật hình sự. Ba là, dưới góc độ lập pháp hình sự, việc hoàn thiện này còn góp phần giúp cho các nhà làm luật nhận thấy những điểm chưa hợp lý của điều luật, để loại trừ các quy định đã lạc hậu, đã lỗi thời, quá trừu tượng, thiếu chính xác về mặt khoa học hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định mới cho phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, quy định và giải thích rõ nội dung hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, hướng dẫn đầy đủ và chính xác một số tình tiết định tội, định khung với tội phạm này. Từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. 3.2.2. Những giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy Thứ nhất, quy định rõ khái niệm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tại Điều 197 Bộ luật hình sự. Thứ hai, đối với trường hợp "Phạm tội đối với phụ nữ có thai" quy định tại điểm d khoản 1, 2, 3 Điều 104 và điểm a khoản 2 Điều 110 nên sửa cho phù hợp với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 93, điểm d khoản 2 Điều 197, điểm đ khoản 2 Điều 200 Bộ luật hình sự bằng cách bổ sung vào điểm d khoản 1, 2, 3 Điều 104, điểm a khoản 2 Điều 110 cụm từ "mà biết" trước cụm từ "đang có thai" để đảm bảo sự thống nhất trong Bộ luật hình sự. Còn đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm h khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự thì giữ nguyên là "Phạm tội đối với phụ nữ có thai". 23 24 Thứ ba, bổ sung tình tiết định khung tăng nặng phạm tội "Đối với người đang cai nghiện" tại điểm e khoản 2 Điều 197 Bộ luật hình sự. Trong đó cần bổ sung thêm đối tượng "vừa cai nghiện xong", thành "Đối với người đang cai nghiện hoặc vừa cai nghiện xong". Thứ tư, cần quy định rõ về định lượng ma túy trong vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và nên sửa đổi từ "số lượng" thành từ "tổng định lượng" thì sẽ chính xác hơn. Thứ năm, theo chúng tôi trong trường hợp một người khác không phải là con nghiện mà cung cấp các phương tiện cho người khác sử dụng thì cũng không coi là phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy như trường hợp người bị nghiện cung cấp tiền mua ma túy hoặc cung cấp ma túy cho người khác sử dụng. 3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 3.3.1. Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành trong tương quan với các văn bản pháp luật khác về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy Hiện nay, các văn bản pháp lý hình sự hiện hành quy định và hướng dẫn cụ thể về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy sau một một thời gian thi hành đã bộc lộ một số hạn chế, chưa theo kịp sự biến đổi tinh vi của loại tội phạm này nên cần có sự thay đổi, bổ sung hướng dẫn cần thiết và kịp thời. Ngoài ra, cần có văn bản hướng dẫn định tội danh và cụ thể hóa trong các trường hợp phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nhưng có tình tiết dễ gây nhầm lẫn với các tội phạm về ma túy khác như tội chứa chấp người khác sử dụng trái phép chất ma túy; tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; v.v... và một số tội phạm khác. 3.3.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân Một là, tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng chống tội phạm ma túy nói chung và tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nói riêng thông qua các câu lạc bộ pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật ở tất cả các cấp thôn, xóm, xã, huyện, tỉnh, trung ương, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như loa đài phát thanh của phường, xã, thôn, xóm, truyền hình địa phương và trung ương, báo chí, tờ rơi, Hai là, tăng cường xét xử lưu động, xét xử công khai các vụ án về ma túy để nhằm răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Ba là, phát động quần chúng nhân dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa giáo dục người phạm tội tại cộng đồng dân cư, vận động người phạm tội ra tự thú, khai báo thành khẩn, truy bắt đối tượng phạm tội có lệnh truy nã; thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ khen thưởng, biểu dương kịp thời, hỗ trợ để khuyến khích, động viên tất cả quần chúng, nhân dân tham gia phong trào toàn dân đấu tranh phòng chống tội phạm. Bốn là, đưa nội dung cơ bản về giáo dục phòng chống ma túy vào chương trình giáo dục bắt buộc trong hệ thống nhà trường các cấp, phổ biến, giáo dục cho các em học sinh, sinh viên biế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflhs_hoang_thi_thu_chang_mot_so_van_de_ly_luan_va_thuc_tien_ve_toi_to_chuc_su_dung_trai_phep_chat_ma.pdf
Tài liệu liên quan