Tóm tắt Luận văn Motip kitô giáo trong anh em nhà Karamazov của F.Dostoevsky

MỤC LỤC

Mở đầu 3

Chƣơng 1: Chính thống giáo và chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ

XIX 10

1.1.1. Kitô giáo .

1.1.2. Chính thống giáo trong hệ thống giáo hội .

1.1.3. Kinh thánh và văn học Nga . 27

1.1.4. Chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX – chủ nghĩa hiện thực Kitôgiáo? 33

Chƣơng 2. Hệ thống quan điểm triết-mỹ của F. Dostoevsky . 44

2.1. Các quan điểm đạo đức-thẩm mỹ và tôn giáo của Dostoevsky về “bản

chất” con người, về Quỷ, Thượng Đế, sự bất tử . 45

2.2. Vаi trò của Thánh kinh trong việc hình thành ý đồ tư tưởng và cấu

trúc nghệ thuật của “Anh em nhà Karamazov” . 59

Chƣơng 3. Những thủ pháp đƣa Kinh thánh vào cấu trúc nghệ thuật

của tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov 65

3.1. Tính chất hai bình diện không-thời gian và cốt truyện; . 65

3.2. Vay mượn trực tiếp cốt truyện và huyền thoại của Thánh kinh . 69

3.3. Những ám gợi và song chiếu của hình tượng nghệ thuật trong mối

liên hệ với Kinh Thánh . 77

3.4. Sử dụng trực tiếp hình tượng từ Kinh thánh . 83

3.5. Những chi tiết chân dung nhân vật . 85

3.6. Biểu tượng và châm ngôn của Kinh thánh trong diễn ngôn của nhânvật . 91

Kết luận 97

Tài liệu tham khảo . 99

Phụ lục . 104

pdf22 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Motip kitô giáo trong anh em nhà Karamazov của F.Dostoevsky, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn lao trong đời sống nhân dân Nga. Vì thế, hơn tất cả những thời kỳ khác, nhà văn Nga được nhân dân tin yêu tuyên xưng với những tên gọi cao quý như “người chiến sĩ”, “nhà lãnh tụ”, “người bảo vệ nhân dân” và là “nhà tư tưởng” của dân tộc Nga. Trong lĩnh vực tiểu thuyết, L.Tolstoy và F.Dostoevsky là hai nhà văn lớn nhất và được nhiều học giả coi là hai tiểu thuyết gia vĩ đại nhất của mọi thời đại. Tư tưởng của họ không những có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống văn học trong và ngoài nước Nga mà còn khơi nguồn sáng tạo cho những trào lưu văn học mới xuất hiện ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tác phẩm của 5 F.Dostoevsky đặc biệt ghi dấu sự đấu tranh giữa các học thuyết xã hội chủ nghĩa mới đang hình thành và phát triển trong lòng xã hội Nga cũng như châu Âu với truyền thống văn hóa của một nước Nga cổ. Nếu L.Tolstoy là nhà văn của nhân dân Nga thì Dostoevsky là nhà văn của tư tưởng Nga, luôn tuyên xưng một nước Nga mới trong vị thế của một dân tộc được Chúa tuyển chọn. Ở Dostoevsky, tinh thần Nga thể hiện đầy đủ và toàn vẹn nhất ngay cả ở những khía cạnh dị thường nhất của nó. Dostoevsky không chỉ là nhà tư tưởng mà còn là “người quy tụ trái tim Nga” [31, 295], là một người Nga chính thống với truyền thống tinh thần và lý tưởng gắn liền với niềm tin yêu vô tận đối với Chúa Jesus và Con người. F.Dostoevsky tham gia văn đàn Nga với tác phẩm đầu tiên “Những kẻ bất hạnh” (1845) mang bóng dáng của “con người nhỏ bé” trong các tác phẩm của Pushkin và Gogol. Tác phẩm ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận xã hội. Nước Nga biết đến một chiều sâu tâm hồn bên trong của những “con người nhỏ bé” mà trước đó, ở các tác phẩm Puskin hay Gogol, nó chưa toàn vẹn. Tiếp đó, những năm 40 của thế kỷ này, Dostoevsky viết “Trường ca Peterburg”, “Người hai mặt” khắc họa sâu thêm bi kịch cuộc đời của những con người ở tầng đáy xã hội. Đến “Bút ký từ ngôi nhà chết” (1861-1862), thế giới của những “con người biến chất” bắt đầu được khai mở, vấn đề Thiện – Ác được miêu tả trong một diễn trình tâm lý phức tạp. Ghersen từng gọi “Bút ký từ ngôi nhà chết” là “cuốn sách rợn người” chẳng khác tác phẩm “Địa ngục” của Dante hay bức họa “Ngày phán xử cuối cùng” của Mikenlange. Ở tác phẩm “Tội ác và trừng phạt” (1866), Dostoevsky đã miêu tả không chỉ sự vận động và biến đổi của một nước Nga tư bản mà còn cả những trường tư tưởng mới vừa xuất hiện trong lòng xã hội châu Âu. Bên cạnh hình tượng “con người nhỏ bé” hay “con người biến chất”, đến tác phẩm này, Dostoevsky đã khái quát trọn vẹn hình tượng “con người nổi loạn” với đầy đủ các góc 6 cạnh tâm lý cũng như động cơ của nó. Cái Ác và kẻ đồng lõa của nó là nỗi thống khổ, một lần nữa, bị lên án gay gắt, bị kết tội rồi bị trừng phạt bằng sự sám hối ăn năn trong chính bản thể chứa đựng nó. Năm 1880, tác phẩm Anh em nhà Karamazov ra đời mang tới cho thế giới chân dung toàn vẹn của kiểu “con người hoài nghi” nổi loạn chống lại chính đức tin của mình. Đây là tác phẩm cuối cùng và là một kiệt tác xuất sắc nhất của Dostoevsky. Tác phẩm thể hiện đỉnh cao tài năng của nhà văn trong việc gắn kết những yếu tố nghệ thuật khác loại, nâng tầm khái quát hiện thực lên tầm cao tư tưởng triết lý nhân loại. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết có kết cấu minh bạch nhất, giàu chi tiết nhất của ông, nói như Sigmund Freud “đây cuốn tiểu thuyết tráng lệ nhất”, là cuốn tiểu thuyết “triết lí” của nhà văn dâng hiến cho lý tưởng tôn vinh Con người. Bằng tiểu thuyết và thông qua tiểu thuyết, Dostoevsky giải đáp những câu hỏi lớn về vấn đề Đức tin của con người trước Đấng tối cao, số phận, bản thân con người, trước quan niệm về sự sống, cái chết, cõi thiên đường hay địa ngục trong trường thuyết lý tôn giáo – đạo đức sâu sắc. Vì thế chúng tôi lựa chọn và phân tích vấn đề “Motip Kitô giáo trong “Anh em nhà Karamazov” của F.Dostoevsky mong góp thêm một hướng tiếp cận hữu hiệu đối với kiệt tác này cũng như đối với phong cách nghệ thuật tuyệt vời của Dostoevsky. 2. Ý nghĩa của đề tài Việc chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật đem Kinh Thánh vào tiểu thuyết “Anh em nhà Karamazov”, không chỉ góp một cách tiếp cận đối với tác phẩm cuối cùng của Dostoevsky mà còn góp phần xác lập phương pháp nghiên cứu văn hóa học trong nghiên cứu văn học. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Dostoevsky đột ngột ra đi trong khi vẫn đang còn quá nhiều băn khoăn day dứt chưa giải đáp hết với cuộc đời. Không lâu sau một ngành khoa học 7 nghiên cứu trước tác của nhà văn vĩ đại này bắt đầu hình thành và phát triển không ngừng. Người ta tìm thấy trong tư tưởng của Dostoevsky những thuyết lý có tính tiên báo về một thời đại xã hội vượt trước cả thời đại ông và có khi còn xa hơn cả thời hiện đại. Dostoevsky khiến người ta say mê hơn là ngưỡng mộ, khiến người ta cảm động hơn là thương cảm. Tìm đến tác phẩm của Dostoevsky là tìm đến với chính tâm hồn mình, bởi hơn tất cả, lý tưởng vì con người ở Dostoevsky luôn được đặt ở vị thế cao nhất, đẹp đẽ và vinh quang nhất. Khi Dostoevsky xuất hiện, thế giới ngỡ ngàng và thán phục tài năng của ông. Belinsky - nhà phê bình văn học Nga lỗi lạc – đã từng mỉm cười hạnh phúc thốt lên những lời ngợi khen sau lần đọc tiểu thuyết đầu tiên của Dostoevsky. Rồi khi bình tĩnh lại, người ta hoài nghi Dostoevsky như một người “đến để chia rẽ thế giới” bởi tầm vóc của Dostoevsky quá lớn. Người ta bắt đầu nghiên cứu tư tưởng của Dostoevsky trong trường Đức tin của ông rồi bàng hoàng nhận ra ông hiền lành như một thánh hài đến và đem theo lời tiên cảm tốt đẹp cho loài người. Phương Đông nghiên cứu tư tưởng của ông để nhận ra mình. Còn phương Tây nghiên cứu ông để nhận ra phần hữu cơ còn lại của mình. Nhưng lạ kỳ thay ở Dostoevsky không chỉ có phần phương Tây duy lý và thực tế mà còn có cả phần phương Tây duy cảm và hoài nghi không ngừng về mọi giá trị của sự tồn tại. Người ta đi đến nhiều sự đồng thuận trong việc khám phá tư tưởng của Dostoevsky để rồi từ đó tìm đến nhiều sự đồng thuận trong quan điểm về Đức tin và về loài người. Cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, một số quan niệm triết học – lịch sử, tôn giáo – đạo đức và mỹ học về sáng tác của Dostoevsky được nêu lên trong những công trình nghiên cứu của K.N.Leont’ev, N.A.Berdjaev, Vjach.I.Ivanov, H.M.Zernovun và những đại diện khác của tư tưởng triết học Nga. Những tìm tòi về mặt tôn giáo – đạo đức của Dostoevsky là cái trục mà 8 xung quanh nó đã hình thành nền triết lý đạo đức của nước Nga trên ranh giới giữa hai thế kỷ góp phần tích cực trong sự phục hưng tinh thần Nga ở đầu thế kỷ sau. Những vấn đề về một nước Nga mới và về giới trí thức Nga trong tư tưởng của Dostoevsky cũng được phân tích thấu đáo trong trường so sánh đối chiếu đối với truyền thống văn hóa Kitô giáo, đặc biệt là Chính thống giáo. Cũng theo hướng tiếp cận văn hóa học như vậy, Ernest J. Simmons trong cuốn Dostoeski: The making of a novelist và George Pattison, Diane Oenning Thompson trong cuốn Dostoevsky and the Christian tradition đã chỉ ra những điểm tương hợp về mặt motip trong các tác phẩm của Dostoevsky và Kinh Thánh, từ đây khái quát và khẳng định một cách “giải mãi” tư tưởng của ông trong chiều sâu tư tưởng của triết học tôn giáo. Vì thế, dù Dostoevsky là nhà văn Nga, định cư và sáng tác trên đất Nga nhưng tư tưởng của ông đã gây ảnh hưởng sâu rộng đối với một lớp không nhỏ trí thức phương Tây. Dostoevsky được coi là nhà tiên tri, nhà tư tưởng vĩ đại không chỉ của nước Nga mà còn của cả phương Tây. Tuy vậy, lúc sinh thời, Dostoevsky không khi nào nhận mình là một nhà tư tưởng hay một nhà xã hội chủ nghĩa. Ông chỉ nhận mình là một nhà văn vì con người. Gắn mình vào dòng chảy bất tận của tín ngưỡng Chính thống giáo Nga, Dostoevsky rao giảng những tín hiệu về thời đại công bình mới nơi con người trưởng thành từ cuộc đấu tranh với chính mình chiêm nghiệm và làm chủ những nguyên tắc đạo đức được gìn giữ trong văn hóa truyền thống. Ở Việt nam, tác phẩm Tội ác và trừng phạt là tác phẩm đầu tiên của Dostoevsky được dịch sang tiếng Việt. Đó là những năm 80, sau khi rất nhiều tác phẩm của các nhà văn Nga khác như Gogol, L.Tolstoy, Chekhov được dịch và đọc rộng rãi trong giới trí thức. Có lẽ thế giới trong văn Dostoevsky đối với độc giả Việt nam lúc đó còn là quá xa lạ, con người trong văn 9 Dostoevsky còn quá kỳ dị mà độc giả thì lại đang quen với văn phong nhẹ nhàng đậm chất lãng mạn ảnh hưởng từ phong cách Pháp. Tuy vậy, nhiều người trong giới trí thức đã đọc Dostoevsky và say mê ông từ trước thời kỳ đó. Nhờ có việc chuyển ngữ, đặc biệt từ hai ngôn ngữ tiếng Pháp và tiếng Nga và một số các tác phẩm của Dostoevsky được giới thiệu rộng rãi hơn ở Việt nam. Bên cạnh việc đọc và say mê Dostoevsky, người đọc Việt nam dần được tiếp cận với những chuyên luận nghiên cứu về thi pháp nghệ thuật Dostoevsky được dịch ra tiếng Việt như Những vấn đề thi pháp Dostoevsky (Bakhtin) và Dostoevsky cuộc đời và sự nghiệp (L.Grossman) hay tổng tập các bài viết, bài nghiên cứu về tư tưởng của Dostoevsky như Sáng tác của Dostoevski – những tiếp cận từ nhiều phía và Ba bậc thầy Doxtoevxki, Balzac, Đickenx (Stefan Zweig). Những bài viết về vai trò và tầm ảnh hưởng sâu rộng của Dostoevsky đối với nước Nga và đối với phương Tây nói chung cũng được dịch và đăng tải rộng rãi trên các tạp chí chuyên ngành, trong đó, nổi bật nhất là bản dịch Ba diễn từ tưởng niệm Dostoevsky (Vladimir Soloviev) của Phạm Vĩnh Cư đăng trên tạp chí Văn học nước ngoài số 6 năm 2001 và Tâm hồn Nga (N.A.Berdiaev) đăng trên tạp chí Văn học nước ngoài số 6 năm 2003. Các tác phẩm của Dostoevsky bắt đầu được giới nghiên cứu văn học Việt nam quan tâm và phân tích không chỉ bằng phương pháp tự sự học hay thi pháp học mà gần đây, còn được soi chiếu dưới cái nhìn từ phía văn hóa học. Tuy chưa có công trình nào được dịch hoặc được nghiên cứu đi vào nghiên cứu một tác phẩm cụ thể của Dostoevsky bằng phương pháp văn hóa học nói trên nhưng những tư tưởng của Dostoevsky về tôn giáo và văn hóa truyền thống Nga luôn được các nhà nghiên cứu nói tới như một đặc điểm không thể bỏ qua khi khái lược về phong cách nghệ thuật cũng như cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn vĩ đại này. 10 Vì thế, công trình nghiên cứu những ảnh hưởng của truyền thống Kitô giáo trong tiểu thuyết Nghệ nhân và Magarita của Bulgacov của PGS. TS. Phạm Gia Lâm đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 2 năm 2007 đã gợi ý cho chúng tôi một cách thức nghiên cứu tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov trên cơ sở tổng hợp và phân tích những thủ pháp nghệ thuật đưa Thánh Kinh vào tiểu thuyết như là một phương tiện hữu hiệu nhất để biểu đạt tư tưởng của Dostoevsky. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ sẽ tập trung vào tổng hợp và phân tích những thủ pháp đưa Thánh kinh vào cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm Anh em nhà Karamazov như không – thời gian, cốt truyện huyền thoại, hình tượng nghệ thuật và cách sử dụng biểu tượng và châm ngôn Kinh thánh trong diễn ngôn của nhân vật qua đó làm rõ hệ thống quan điểm triết học – mỹ của nhà văn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Chúng tôi sẽ áp dụng tổng hợp các phương pháp tiếp cận văn bản như tiếp cận liên văn bản, văn hóa học, thi pháp học, thi pháp học lịch sử và những thao tác cụ thể như so sánh, thống kê để tìm ra những đặc điểm thi pháp của Dostoevsky trên cơ sở phân tích những mối liên hệ và ảnh hưởng của Kinh Thánh đối với cấu trúc của tác phẩm Anh em nhà Karamazov. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 3 chương: Chương 1: Chính thống giáo và chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX Chương 2: Hệ thống quan điểm triết – mỹ của F.Dostoevsky Chương 3: Những thủ pháp đưa Kinh thánh vào cấu trúc nghệ thuật của Anh em nhà Karamazov 11 Chƣơng 1: Chính thống giáo và chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX 1.1. Chính thống giáo trong hệ thống giáo hội 1.1.1. Kitô giáo Kitô giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất và lâu đời nhất khởi nguồn từ Abraham, bên cạnh Do Thái giáo và Hồi giáo. Abraham, theo truyền thuyết ghi lại trong sách Sáng thế ký của Thánh Kinh, là tổ phụ của dân Do Thái và dân Ả rập, được chính Thiên Chúa gọi và phán rằng: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi” (18, 51). Và ông Abraham đã ra đi theo lời mà Đức Chúa đã phán với ông, đến vùng đất Canaan – vùng đất mà ở đó Đức Chúa đã xác lập một giao ước với ông về dòng dõi của ông và vùng đất của họ. Từ đây, dòng dõi của ông Abraham cũng xác lập một giao ước tôn thờ duy nhất một Thiên Chúa là Đức Chúa tại vùng Canaan thuộc Palestin thông qua nghi thức cắt bì nơi bao quy đầu. Điều này có nghĩa rằng, Đức Chúa đã xác lập một tôn giáo duy nhất lên dòng tộc xuất phát từ Abraham. Điều này cũng có nghĩa rằng các dân tộc khởi nguồn từ Abraham đã xác quyết một niềm tin tuyệt đối vào Đức Chúa là Thiên Chúa của mọi tạo vật. Do Thái giáo là nền tảng cơ bản của Kitô giáo và Hồi giáo và là gốc đạo của người Do Thái. Do Thái giáo thiết lập niềm tin dựa trên giao ước giữa Thiên Chúa và ông Abraham trong kinh Cựu Ước và tuyệt đối tôn trọng việc học hỏi các tín điều đã ghi trong Ngũ thư Kinh thánh hay còn gọi là sách Torah gồm 5 quyển đầu của Cựu Ước là Sáng thế – Xuất hành – Lê vi – Dân số – Đệ nhị luật. Ngoài ra, nó còn tiếp nhận một hệ thống văn bản khác làm 12 Sách Thánh giúp cho việc định chế các tín luật nghiêm khắc cho cộng đồng Do Thái. Vào khoảng năm 33 sau CN, cách Jerusalem – thủ phủ của đạo Do Thái – không xa, có một người không rõ nguồn gốc, tên là Jesus Christ đã bị chính quyền La Mã xử tội hành hình với hình thức cao nhất là đóng đinh câu rút lên cây thập giá về tội truyền bá niềm tin rằng có một Vương quốc Thánh thần – Vương quốc của Thiên Chúa và có một Đấng cứu tinh chính là Jesus Christ xuất hiện để lãnh đạo dân tộc Do Thái đứng lên đoạt lại tự do và xây dựng Vương quốc của Thiên Chúa trên quê hương của họ. Sau cái chết của Jesus, những tông đồ của Jesus ngỡ ngàng nhận ra rằng Vương quốc mà Thiên Chúa hứa cho dân tộc Do Thái và những dân tộc khác theo lời Jesus không hề tồn tại. Tuy vậy, việc Đấng Jesus sống lại vào ngày thứ ba sau cuộc hành hình để truyền giảng cho các tín đồ của Ngài về Nước Chúa lại củng cố niềm tin cho họ và giúp họ vượt qua khỏi những bách hại tàn khốc của những người theo Do Thái giáo khác. Cuộc hành hình và sự phục sinh của đấng Jesus Christ được thuật lại trong sách Phúc Âm, còn gọi là sách Tân Ước, gồm 4 cuốn Tin Mừng Mathew, Maco, Luca và Gioan. Từ Jesus Christ, một đạo giáo mới hình thành gọi là Kitô giáo (Christiany) hay còn gọi là Cơ Đốc giáo. Người khởi xướng và có công truyền bá đức tin Kitô ra các cộng đồng khác ngoài Do Thái là Thánh Paul (Saul, Phao – lô, Sứ đồ Phao – lô). Paul là người Israel thuộc chi phái Benjamin, có quốc tịch La Mã. Paul, cũng như những tín đồ Do Thái khác đều thất tin ở học thuyết của Đức Jesus nên coi Kitô giáo như một dị giáo ngoài Do thái giáo. Nhưng chính bản thân Paul, trên đường đi bức hại những tín đồ Kitô giáo ở thành Damacus, đã trải qua một cuộc cải hoàn kỳ diệu từ một người mắc chứng mù lòa trở nên sáng mắt trở lại. Paul coi đây là ơn huệ đặc biệt mà đấng Messiah – Jesus tối cao đã dành cho ông. Từ đây ông chấp nhận cải đạo Thiên Chúa, chấp nhận Jesus là 13 hiện thân xác thịt của Thiên Chúa và là con của Thiên Chúa. Trong Thư gửi tín hữu Roma, Thánh Paul viết rằng: “Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Kitô Jesus; tôi được gọi làm Tông đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về con của Người là Đức Jesus Kitô , Chúa của chúng ta.” Và “Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin, trước là người Do Thái, sau là người Hy Lạp. Vì trong Tin Mừng, sự công chính của Thiên Chúa được mặc khải, nhờ đức tin để đưa đến đức tin, như có lời chép: Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống” [18, 1934] “Người (Thiên Chúa) cũng là Thiên Chúa của các dân ngoại (ngoài dân Do Thái) nữa, vì chỉ có một Thiên Chúa, Đấng làm cho người được cắt bì nên công chính vì họ tin, và làm cho người không được cắt bì nên công chính cũng bởi họ tin” [18, 193]. Bởi người ngoại hay người Do Thái đều phải chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa bất kể có Luật Mô-sê, phép cắt bì hay có lời hứa của Thiên Chúa hay không. Như vậy là người được cắt bì – tín hữu Do Thái giáo theo Cựu Ước, và người không được cắt bì – tín hữu Kitô tin vào Chúa Jesus, cũng đều được hưởng đặc ân của Thiên Chúa như nhau cũng như cùng được Người trao cho niềm tin để trở nên công chính giống như Người như nhau. Paul và mười hai sứ đồ đã lãnh nhận trách nhiệm truyền bá đức tin này ra các cộng đồng ngoài Do Thái và cả đối với cộng đồng Do Thái để ai cũng được trở nên công chính như Thiên Chúa. Từ thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, cùng với hành trình truyền giáo của các tông đồ Kitô, Kitô giáo tách khỏi Do Thái giáo và nhanh chóng lan truyền tới những vùng đất mới trong suốt thời kỳ đế chế La Mã, thông qua Ai Cập đến Bắc Phi, Sudan; thông qua vùng Lưỡng Hà đến Ba Tư, Nội Á, và Ấn Độ; thông qua Hy Lạp và La Mã đến Châu Âu. Hội thánh nguyên khởi được 14 xác lập bởi cộng đồng Do Thái và cộng đồng Hy Lạp. Cộng đồng Do Thái quy tụ ở Jerusalem muốn duy trì một số tập tục và nghi lễ cổ như lễ cắt bì nhằm bảo tồn tôn giáo của mình trong khi cộng đồng Hy Lạp lại chủ trương truyền bá đức tin Jesus Kitô tới những vùng đất khác nhau theo những phương cách phù hợp hơn. Vì thế mà Kitô giáo, vượt qua khoảng không hạn hẹp của thành Jerusalem, vươn tới những vùng đất rộng lớn khác và nhanh chóng trở thành quốc giáo của một quốc gia rộng lớn dưới thời Constantine. Trong hơn 300 năm đầu đấu tranh để sinh tồn, Kitô giáo đã vấp phải một làn sóng phản đối tàn bạo tại các nước phương Đông, đứng đầu là La Mã. Đế quốc La Mã trực tiếp kế thừa đế quốc Hy Lạp do Alexander Đại đế gây dựng lên từ thế kỷ thứ III trước CN nên văn minh La Mã thực chất vẫn là văn minh Hy Lạp. Dân chúng La Mã, vì vậy, vẫn thờ cúng toàn thể các thần linh trong hệ thống các thần Hy Lạp nhất là thần Mặt trời Apolon. Cùng với sự bành trướng của đế chế La Mã là sự gia nhập của một số thần của người Ai Cập, Hy Lạp hay Ba Tư khác vào hệ thống các thần được thờ cúng như thần Mặt trời Mitra của người Ba Tư, Nữ thần phì nhiêu Kibela của Hy Lạp và Nữ thần tình yêu Ixida của người Ai Cập. Vì thế việc giáo dân Kitô không tuân theo những nghi lễ tôn kính các thần linh của người La Mã là việc không thể chấp nhận được. Hoàng đế Neron, năm 60 sau CN, đã quy cho dân theo đạo Kitô tội đốt thành La Mã, giam cầm giáo dân và giết chết Thánh Pier và Paul. Cuộc tàn sát này ngầm xác quyết một bản án tử hình cho những người theo đạo Kitô và mở đầu cho một giai đoạn thanh trừ tôn giáo đẫm máu kéo dài cho đến thời hoàng đế Constantine I. Với một Kitô hữu, những đau khổ mà họ nếm trải cũng chỉ giống như là đấng Jesus tối cao của họ đã nếm trải. Họ tin vào sự phục sinh trở lại cũng như đấng Jesus đã thực sự phục sinh trở lại. Và như thế, con đường đau khổ mà cộng đồng Kitô hữu đã đi qua suốt chiều dài 300 năm cũng là con đường 15 mà đấng Jesus đã đi, trên đường đến với Nước Chúa, đến với sự Phục Sinh. Điều đó có nghĩa rằng các cuộc bách hại chỉ là những đau khổ mà họ phải chịu đựng trên đường tới Nước Chúa mà thôi, giống như dụ ngôn của Thiên Chúa với ông Abraham: “Ngươi phải biết rằng: dòng dõi của ngươi sẽ trú ngụ trong một đất không phải của chúng. Chúng sẽ làm tôi người ta và người ta sẽ hành hạ chúng bốn trăm năm. Nhưng Ta sẽ xét xử dân tộc chúng phải làm tôi, và sau đó chúng sẽ ra đi với nhiều tài sản” [18, 55] Sự kiện hoàng đế Constantine I cùng với các hoàng đế phương Đông ký kết chiếu chỉ Milan vào năm 313 đã chấm dứt thời kỳ bách hại khốc liệt của các bậc đế vương đối với Kitô giáo, xác lập quyền tự do tôn giáo đối với các tín hữu Kitô trên toàn thế giới. Kitô giáo đã giữ vững được sự đồng thuận trong cộng đồng tín hữu của mình cũng như các giáo lý nền tảng đến thế kỷ này không chỉ vì niềm tin duy nhất vào sự thống nhất các dân tộc trên toàn thế giới dưới quyền năng Thiên Chúa mà còn vì niềm tin vào sự bất diệt của Đạo. Mỗi cuộc bách hại khốc liệt giáng xuống một cộng đồng Kitô hữu đều cướp đi sinh mạng của ít nhất là một người truyền giáo. Nhưng sau mỗi cuộc bách hại, sức mạnh của niềm tin lại càng được gia tăng thêm, vững chắc hơn, bởi những người tử vì đạo kia là hiện thân cho niềm hy vọng vào sự phục sinh trở lại. Và bởi vì đấng Jesus Christ chính là minh chứng xác tín nhất cho sự phục sinh thần thánh đó. “Vào năm 324, sau khi hoàng đế Constantine I bình định xong phần phía đông của La Mã và tự công nhận mình là người theo đạo Cơ Đốc (Kitô), ông đã cho xây dựng trên vùng lãnh thổ Byzantine một thành phố và trong thành phố này, ông cho xây dựng một nhà thờ thờ thánh Sophia. Bên cạnh đó, hoàng đế Constantine I còn trao thành phố Constantinople trở thành thành phố thủ phủ của đạo Cơ Đốc trong vòng 1000 năm. Constantine đã coi việc 16 thiết lập sự thống nhất trong hàng ngàn những thần dân theo đạo Cơ Đốc là trách nhiệm cứu tinh của mình.” [34, 67] Hoàng đế Constantine I và những đời hoàng đế nối dõi ngài đã dần loại trừ những tôn giáo khác, đưa Kitô giáo lên vị trí quốc giáo (năm 380), kêu gọi cộng đồng tín hữu liên kết lại dưới một mái nhà tôn giáo chung cho tất thảy mọi người. Đạo Kitô trở nên hấp dẫn như vậy là do ngay từ khi vươn ra khỏi Do Thái giáo, Kitô giáo đã có xu hướng thu nạp vào nó những giá trị nhân đạo tốt đẹp, thích ứng với đời sống tình cảm của con người. Người ta tìm thấy ở hình ảnh Đức Chúa Jesus đau khổ hình ảnh của nỗi thống khổ và đồng thời cũng là hình ảnh của sự cứu rỗi, rằng đấng Jesus sinh ra để gánh đỡ mọi tội lỗi cho loài người và cũng là để cứu rỗi loài người. Hoàng đế Constantine I, tuy cải đạo Kitô nhưng trong tâm trí ông vẫn xảy ra cuộc đấu tranh giữa Thần Mặt Trời và Chúa su Jesus Christ. Cuối cùng thì ông cũng ra chiếu chỉ phán quyết rằng ngày lễ Thần Mặt Trời cũng là ngày tháng thích hợp để tổ chức Lễ Giáng Sinh của Jesus Christ. Trong hệ tư tưởng của đạo Kitô, người ta cũng tìm thấy tinh thần tôn kính Người Mẹ và niềm hy vọng vào sự trường tồn bất diệt ở đạo Kibela và Ixida trong hình ảnh của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria và đấng Cứu Thế Jesus Christ. Trên đỉnh cao của sự tôn vinh đó, một nền khoa học thần học Kitô dần hình thành. Giáo dục trong hệ nhà thờ không chỉ dừng lại ở việc truyền dạy giáo lý mà còn truyền dạy cả những khoa học khác như y học, triết học và luật học. Các cuộc tranh biện thần học tuy có gây ra những cách hiểu khác nhau về bản thể của Thiên Chúa trong các cộng đồng nhỏ nhưng về cơ bản Kitô giáo vẫn phát triển theo hướng thống nhất, dựa vào Kinh thánh và giáo luật được ghi trong Kinh thánh. 17 ài liệu tham khảo Sách tham khảo Tiếng Việt: 1. Antoine Compagnon, Bản mệnh của tiểu thuyết: văn chương và cảm nghĩ thông thường, NXB Sư phạm, 2006, Người dịch Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào. 2. Bôrix Xuskôv, Số phận lịch sử của chủa nghĩa hiện thực (Suy nghĩ về phương pháp sáng tác), NXB Tác phẩm mới Hội nhà văn, HN, 1980M. 3. Bakhtin, Những vấn đề thi pháp Doxtoevki, NXB Giáo dục, 1998. 4. Crane Brinton, John B. Christopher, Robert Lee Wolff, Văn minh phương Tây, NXB Văn hóa thông tin, 1994. 5. E. M. Meletinsky, Thi pháp của huyền thoại, NXB Đại học quốc gia Hà nội, 2004, Người dịch Trần Nho Thìn, Song Mộc. 6. Fernand Braudel, Tìm hiểu các nền văn minh, NXB Khoa học xã hội, 1992, Người dịch Trần Hương Liên, Hoàng Việt . 7. Giả Bình Ao, Những bậc thầy văn chương, NXB Lao động, 2006, Người dịch Lê Huy Hòa, Vũ Công Hoan 8. Giu-cốp-xki, Ru-le-ép-cru-lốp, Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX, NXB Sự thật, 1959, Người dịch Hoàng Xuân Nhị. 9. IU. M. Lotman, Cấu trúc văn bản nghệ thuật, NXB Đại học quốc gia Hà nội, 2004, Người dịch Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy 10. James George Frazer, Cành vàng – Bách khoa thư về văn hóa nguyên thủy, NXB Văn hóa thông tin – Tạp chí văn hóa nghệ thuật, 2007. 11. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, 2007, NXB Đà Nẵng – Trường viết văn Nguyễn Du Người dịch Phạm Vĩnh Cư. 18 12. Juri Bondarev, Elena Bytrikaja, Rasul Gamzatov, Lương tâm nổi giận: mấy vấn đề văn học Nga hiện nay, NXB Trẻ, 2007, Lê Sơn dịch 13. Kate Hamburger, Logic học về các thể loại văn học, NXB Đại học quốc gia Hà nội, 2004, Người dịch Vũ Hoàng Địch, Trần Ngọc Vương. 14. Khrapchenko, Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, NXB Tác phẩm mới. 15. M. Cagan, Hình thái học của nghệ thuật, NXB Hội nhà văn. (2004) Người dịch Phan Ngọc 16. Mel Thomson, Triết học tôn giáo, NXB Chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01805_1944_2003097.pdf
Tài liệu liên quan