Tóm tắt Luận văn Nà Lữ (Hòa An – Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX

Chọn đề tài “Nà Lữ (Hòa An, Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX”,

chúng tôi mong muốn dựng lại một cách chân thực lịch sử Nà Lữ, qua đó có thể bổ

sung nguồn tư liệu, góp phần lý giải một số vấn đề lịch sử Việt Nam thời phong

kiến như vấn đề Nùng Trí Cao, Bế Khắc Thiệu, vấn đề nhà Mạc ở Cao Bằng; chiến

tranh Trịnh – Mạc giai đoạn 1592 – 1677; vấn đề giao thoa văn hóa xuôi ngược và

hiện tượng “Kinh già hóa Thổ”. Đó là những vấn đề lâu nay các nhà nghiên cứu

chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu.

Đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu về Nà Lữ với tư cách là một xã,

đóng vai trò là trung tâm chính trị, quân sự của Cao Bằng trong giai đoạn lịch sử từ

thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX. Trong giai đoạn đó, Nà Lữ không ngừng được mởrộng, ban đầu là một làng, sau đó được phân tách thành nhiều làng, xóm khác nhau.

Do hạn chế về nguồn tư liệu, chúng tôi không thể khảo sát một cách đầy đủ về quá

trình thay đổi diên cách của Nà Lữ mà chỉ xác định lãnh thổ của phường Nà Lữ vào

nửa đầu thế kỷ XIX thông qua tư liệu địa danh, địa chí, địa bạ. Do đó, luận văn tập

trung nghiên cứu Nà Lữ theo lãnh thổ đã xác định được, bao gồm các xóm Làng

Đền, Nà Lữ, Bản Giài, Nà Riềm, Khau Luông, Bó Lếch, Bản Chạp, Bến Đò, Kế

Nông thuộc xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng hiện nay, trong đó, Nà

Lữ được coi là làng gốc. Các làng, xóm còn lại của Hoàng Tung chỉ được nghiên

cứu ở mức độ cần thiết để đối sánh và bổ sung cho khu vực chính.

pdf18 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nà Lữ (Hòa An – Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trấn Cao Bằng (nay thuộc xã Canh Tân, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng). Ông là người học rộng, biết nhiều, từng được bổ nhiệm là Hữu thiêm đô ngự sử, lãnh chức Tổng trấn Cao Bằng. Cao Bằng thực lục ghi chép tỉ mỉ về núi sông, truyền thuyết dân gian, các thần tích, phong tục tập quán, cung cấp nhiều tư liệu lịch sử địa phương từ thời cổ đến đầu triều Nguyễn. Trong đó, tác giả giới thiệu về thành Nà Lữ, về việc vua Lê Thái Tổ lên dẹp Bế Khắc Thiệu và cho xây dựng sinh từ của mình ở đó. Cuốn thứ hai là Cao Bằng tạp chí của Bế Huỳnh. Bế Huỳnh (1857 - 1930) quê ở xã Tĩnh Oa, tổng Tĩnh Oa, châu Thạch Lâm (nay là xã Dân Chủ, Hòa An, Cao Bằng). Ông là người có tư chất thông minh, học rộng, được bổ làm Huấn đạo Trùng Khánh phủ, sau là Tri châu Hà Quảng. Ông để tâm sưu tầm nghiên cứu về lịch sử, văn hóa địa phương và viết Cao Bằng tạp chí vào năm 1921, gồm 3 tập. Nhật tập (tập 1) có 6 chương viết về địa danh, sông núi, hang động, nguồn gốc sắc tộc và phong tục. Nguyệt tập (tập 2) gồm 3 chương viết về chiến tranh xảy ra ở Cao Bằng từ cổ cho đến khi Pháp bảo hộ. Tinh tập (tập 3) gồm 6 chương viết về thần từ cổ tích (nói về các đền miếu), dị đoan lục (chuyện mê tín dị đoan), nhân vật lục (các danh nhân địa phương), kỹ nghệ thổ sản và chỉ dẫn về phương pháp giải độc. Qua bộ sách này, Bế Huỳnh nêu lên một số vấn đề liên quan đến Nà Lữ như việc cát cứ của Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao; việc Lê Thái Tổ đem quân lên đánh Bế Khắc Thiệu ở Nà Lữ; chiến tranh giữa nhà Mạc với Lê – Trịnh, hiện tượng “Kinh già hóa Thổ”, phong tục tập quán nhưng rất sơ lược. Thứ ba là cuốn Cao Bằng thủ hiến liệt phương danh của Mông Tô Trần sao lục năm 1955. Đây là cuốn sách tác giả sưu tầm được khi đi điền dã tại Cao Bằng, do ông Mông Văn Bút (con trai của ông Mông Tô Trần) ở xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cung cấp. Hiện nay, bản gốc của cuốn sách này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cao Bằng. Cao Bằng thủ hiến liệt phương danh vừa là sự sao chép một số cuốn sách của các nhà nghiên cứu trước như Cao Bằng tạp chí, Cao Bằng Tam trung sự tích biên chí, vừa là kết quả nghiên cứu của tác giả Mông Tô Trần. Tác phẩm gồm 49 đầu mục, 72 tờ chữ Hán Nôm đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản về diên cách, điều kiện tự nhiên, dân cư, phong tục tập quán, thần từ cổ tích, phương pháp chữa bệnh, ở Cao Bằng, đặc biệt là các chức quan của huyện Thượng Lang, phủ Trùng Khánh và các chức quan đứng đầu tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 1885 -1943. Tác phẩm đã cung cấp cho chúng ta một vài tư liệu mới về thành cổ Nà Lữ và Đền Vua Lê như chỉ rõ rằng sau khi Lê Thái Tổ đánh thắng Bế Khắc Thiệu đã để lại một tấm áo bào và một thanh kiếm sắc để nhân dân thờ phụng. Sau này, khi tiêu diệt quân Mạc, vua Lê Hy Tông lại ban áo bào và kiếm báu để thờ như cũ, đồng thời cho thờ Lê Tuân, Lê Tải trong đền... Từ những chi tiết như thế, chúng ta có được những hiểu biết rõ ràng hơn về vùng đất Nà Lữ trong lịch sử. Thứ tư là tập kỷ yếu hội thảo Văn hóa dân gian Cao Bằng do Hội văn nghệ Cao Bằng xuất bản năm 1993. Đây là một cuộc hội thảo có sự góp mặt của rất nhiều nhà văn hóa dân gian nổi tiếng như GS. Tô Ngọc Thanh, PGS. Vũ Ngọc Khánh, GS. Trần Quốc Vượng, Các tham luận đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản về Folklore Cao Bằng. Đặc biệt, báo cáo Cao Bằng dưới cái nhìn dân gian về sự giao hòa văn hóa Tày – Việt của GS Trần Quốc Vượng đã đề cập đến vấn đề giao thoa văn hóa giữa người Tày và người Việt mà Nà Lữ là một điển hình. Thứ năm là cuốn Địa chí Cao Bằng được xuất bản năm 2000, đề cập đến các vấn đề lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội Cao Bằng từ nguyên thủy cho đến những năm 90 của thế kỷ XX. Song những nghiên cứu về Nà Lữ rất hạn chế, nhất là vào thế kỷ XVII – XIX, chủ yếu đề cập đến di tích lịch sử đền Vua Lê và thành Nà Lữ. Thứ sáu là Luận văn Thạc sĩ Văn hóa dân tộc Tày ở huyện Hòa An (Cao Bằng) của tác giả Lô Việt Thắng. Tác giả là người ở làng Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An. Luận văn được hoàn thành năm 2006, đề cập đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Hòa An cũng như Nà Lữ nhưng tiếc rằng, tác giả chưa chỉ ra những yếu tố truyền thống, sự biến đổi của nó và đặc biệt là sự giao thoa văn hóa Tày Việt ở khu vực nghiên cứu. Cuối cùng là cuốn Địa chí các xã huyện Hòa An xuất bản năm 2008, trong đó có phần viết về xã Hoàng Tung (tức là xã Nà Lữ xưa), đề cập đến vị trí địa lý hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội nhưng chủ yếu là những vấn đề từ đầu thế kỷ XX đến năm 2007. Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về Nà Lữ (Hòa An, Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX. Hầu hết các tác phẩm nêu trên chỉ đề cập đến thời điểm xây dựng và một vài sự kiện lịch sử liên quan đến thành Nà Lữ và đền Vua Lê. Nhiều vấn đề như chế độ sở hữu ruộng đất, tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa của cư dân phường Nà Lữ cùng những biến động lịch sử trong khoảng thời gian đã giới hạn chưa được làm sáng tỏ. Mặc nhiên, thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước không chỉ dẫn dắt chúng tôi đến với Nà Lữ, mà còn gợi mở nhiều ý kiến quý báu cho chúng tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu về vùng đất này trong giai đoạn từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX. 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu Chọn đề tài “Nà Lữ (Hòa An, Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX”, chúng tôi mong muốn dựng lại một cách chân thực lịch sử Nà Lữ, qua đó có thể bổ sung nguồn tư liệu, góp phần lý giải một số vấn đề lịch sử Việt Nam thời phong kiến như vấn đề Nùng Trí Cao, Bế Khắc Thiệu, vấn đề nhà Mạc ở Cao Bằng; chiến tranh Trịnh – Mạc giai đoạn 1592 – 1677; vấn đề giao thoa văn hóa xuôi ngược và hiện tượng “Kinh già hóa Thổ”. Đó là những vấn đề lâu nay các nhà nghiên cứu chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu. Đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu về Nà Lữ với tư cách là một xã, đóng vai trò là trung tâm chính trị, quân sự của Cao Bằng trong giai đoạn lịch sử từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX. Trong giai đoạn đó, Nà Lữ không ngừng được mở rộng, ban đầu là một làng, sau đó được phân tách thành nhiều làng, xóm khác nhau. Do hạn chế về nguồn tư liệu, chúng tôi không thể khảo sát một cách đầy đủ về quá trình thay đổi diên cách của Nà Lữ mà chỉ xác định lãnh thổ của phường Nà Lữ vào nửa đầu thế kỷ XIX thông qua tư liệu địa danh, địa chí, địa bạ. Do đó, luận văn tập trung nghiên cứu Nà Lữ theo lãnh thổ đã xác định được, bao gồm các xóm Làng Đền, Nà Lữ, Bản Giài, Nà Riềm, Khau Luông, Bó Lếch, Bản Chạp, Bến Đò, Kế Nông thuộc xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng hiện nay, trong đó, Nà Lữ được coi là làng gốc. Các làng, xóm còn lại của Hoàng Tung chỉ được nghiên cứu ở mức độ cần thiết để đối sánh và bổ sung cho khu vực chính. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên và xã hội của Nà Lữ, quá trình lịch sử của vùng đất này cũng như đời sống kinh tế và xã hội của cư dân Nà Lữ trong giai đoạn từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu, nên chúng tôi chưa thể khôi phục diện mạo Nà Lữ một cách đầy đủ, nhất là giai đoạn trước thế kỷ XVII. Vì thế, khi nghiên cứu về đời sống kinh tế và văn hóa, chúng tôi chỉ tập trung vào giai đoạn tồn tại của phường Nà Lữ từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu Nghiên cứu về một địa phương cụ thể nên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu, nhất là một địa phương ở xa trung tâm đất nước như Nà Lữ. Một vài sự kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa của Nà Lữ đã được nhắc đến trong các bộ sử thời phong kiến như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Đại Việt thông sử, Lịch triều tạp kỷ Các bộ sử và ghi chép của các học giả Việt Nam đương đại đã cung cấp cho chúng tôi những nét khái quát về bối cảnh kinh tế, xã hội, làm cơ sở cho việc đi sâu khảo sát về Nà Lữ. Trong quá trình thu thập tài liệu, chúng tôi nhận thấy các sách địa lý lịch sử như: Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Đại Nam thống nhất chí, Đồng Khánh dư địa chí, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú) hay các sách viết về Cao Bằng như: Cao Bằng thực lục (Bế Hựu Cung), Cao Bằng tạp chí (Bế Huỳnh), Cao Bằng sự tích (Nguyễn Đức Nhã), Cao Bằng thành hãm sử ký (Nguyễn Đình Tông), Cao Bằng ký lược (Phạm An Phủ) cũng cung cấp cho chúng tôi những tư liệu cụ thể về tình hình chính trị, xã hội, văn hóa ở địa phương có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Nà Lữ. Tuy nhiên, tài liệu về Nà Lữ do những cuốn sách trên mang đến rất sơ lược. Kết hợp với các nguồn tài liệu trên, tư liệu địa bạ của phường Nà Lữ và 11 địa bạ khác thuộc tổng Hà Đàm được lập vào năm Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) cũng được chúng tôi khai thác triệt để nhằm tìm hiểu rõ hơn về tình hình sở hữu ruộng đất của địa phương nửa đầu thế kỷ XIX. Sau khi thực dân Pháp chiếm nước ta, nguồn tư liệu ghi chép về Cao Bằng của các viên quan đô hộ và các học giả người Pháp tăng lên nhiều, tiêu biểu nhất là cuốn La haute région du Tonkin et officier colonial: Cercle de Cao Bang (Vùng cao Bắc kỳ và viên chức thuộc địa: hạt Cao Bằng) của Paul Marabail. Cuốn sách khảo khá kỹ về Cao Bằng với nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của các tộc người Điều đó ít nhiều đã cung cấp những hiểu biết cơ bản về yếu tố kinh tế, văn hóa truyền thống của Cao Bằng nói chung và Nà Lữ nói riêng. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng khai thác triệt để các tài liệu thư tịch nhưng vẫn chưa đủ để nhận thức toàn diện về Nà Lữ. Để khắc phục khó khăn đó, chúng tôi tiến hành thu thập tư liệu từ điều tra thực địa tại Nà Lữ và các vùng lân cận. Kết quả, nguồn tài liệu thu được rất phong phú, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Chúng tôi tạm thời chia thành ba loại như sau: - Nguồn tài liệu thư tịch sưu tầm được gồm văn bia, câu đối đền Vua Lê, gia phả các dòng họ, quy định của các hội hữu ước trong làng xã, sách Then Những tài liệu này phản ánh cụ thể tình hình kinh tế, tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân địa phương. - Nguồn tài liệu vật chất: Bao gồm các di tích như thành Nà Lữ, đền Vua Lê, gạch ngói nhà Mạc, đạn đá thời nhà Mạc, nhà cửa, các công cụ sản xuất, Đây là những chứng tích vật chất còn lại giúp chúng ta nhận thức đúng đắn hơn về Nà Lữ trong quá khứ. - Nguồn tài liệu truyền miệng: Bao gồm các truyền thuyết dân gian, ca dao, tục ngữ, hát ru, đồng dao, các cách giải thích địa danh của Nà Lữ Những tư liệu này tuy mang tính ước lệ, thiếu độ chính xác nhưng nếu biết so sánh, đối chiếu với các nguồn tư liệu khác một cách nghiêm túc thì nó lại cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin bổ ích để nghiên cứu về Nà Lữ. Nguồn tư liệu khảo sát thực địa sau khi được xử lý theo phương pháp khoa học là nguồn tài quan trọng bổ sung cho tài liệu thư tịch, giúp chúng tôi bước đầu khôi phục diện mạo của Nà Lữ trong lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, trước hết chúng tôi chú ý khai thác tài liệu thư tịch, kể cả những tài liệu của nhà nước phong kiến và tư nhân còn được lưu giữ đến ngày nay. Nhưng không phải lúc nào nguồn tư liệu gốc cũng có sẵn. Để khắc phục sự khuyết thiếu đó, chúng tôi sử dụng phương pháp hồi cố, lấy kết quả từ quá trình điều tra thực địa với mong muốn khôi phục diện mạo Nà Lữ trong giai đoạn từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX. Ngoài phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp lôgic, tác giả còn sử dụng phương pháp liên ngành như văn hóa học, văn hóa dân gian, nhân học, địa lý học để nghiên cứu Nà Lữ một cách tổng thể, mang tính toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Đồng thời, phương pháp định tính và định lượng cũng được tác giả sử dụng để phân tích, xử lý địa bạ, kết hợp với phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu với các nguồn tư liệu khác, các địa phương khác để làm nổi bật những luận điểm khoa học đưa ra. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về Nà Lữ (Hòa An, Cao Bằng) trong giai đoạn từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX. Dựa trên nguồn tư liệu khai thác được, luận văn bước đầu khôi phục một cách có hệ thống về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa cũng như những biến động về dân cư của vùng đất này trong lịch sử. Kinh đô nhà Mạc cũng như hệ thống quân sự, chính sách tích cực phát triển kinh tế, xã hội của vương triều Mạc ở Nà Lữ nói riêng và Cao Bằng nói chung được chúng tôi bước đầu tái hiện. Đồng thời, chúng tôi cũng cung cấp những hiểu biết cơ bản về cuộc chiến tranh Trịnh – Mạc diễn ra ở Cao Bằng, trong đó, Nà Lữ là một trong những chiến trường ác liệt nhất. Lần đầu tiên tài liệu địa bạ phường Nà Lữ lập vào đầu triều Nguyễn được đưa ra phân tích, từ đó cho thấy, ruộng đất tư hữu ở Nà Lữ đã chiếm ưu thế hoàn toàn (gần 100%). Đây là kết quả của sự biến động về chính trị, dân cư và định chế khai hoang của các triều đại phong kiến. Sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Nà Lữ trong giai đoạn đầu thế kỷ XVII đã góp phần phá vỡ quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội truyền thống. Luận văn đã bước đầu công bố nguồn tư liệu về các dòng họ Tày gốc Kinh ở Nà Lữ và một số địa phương lân cận trong vùng Hòa An, góp phần làm sáng tỏ hiện tượng “Kinh già hóa Thổ”. Đồng thời, dựa trên nguồn tư liệu điền dã, tác giả đã chứng minh Nà Lữ là một trong những vùng giao thoa văn hóa Tày – Việt đặc trưng và điển hình nhất. Luận văn được hoàn thành sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về Cao Bằng và sinh viên khi học bộ môn Lịch sử địa phương, Nhân học, Văn hóa học 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết kuận, luận văn được chia thành 4 chương: - Chương 1: Nà Lữ: Mấy nét khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội. Chương này tập trung làm rõ duyên cách và vị trí địa lý phường Nà Lữ cũng như nguồn gốc dân cư và quá trình tộc người diễn ra ở đây trong giai đoạn từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX. - Chương 2: Quá trình lịch sử. Chương này làm rõ lịch sử Nà Lữ từ thời nguyên thủy cho đến giữa thế kỷ XIX, nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về những biến động chính trị, xã hội đã xảy ra ở vùng đất này. - Chương 3: Đời sống kinh tế phường Nà Lữ. Chương này tập trung phân tích địa bạ đầu thời Nguyễn, nhằm làm rõ chế độ sở hữu ruộng đất phường Nà Lữ, đồng thời phác họa mô hình kinh tế truyền thống của phường Nà Lữ. - Chương 4: Đời sống văn hóa phường Nà Lữ. Chương này tập trung nghiên cứu đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân địa phương, từ đó làm rõ sự giao thoa văn hóa Tày – Việt trong lịch sử. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1.Đào Duy Anh (1996), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hoá, Huế. 2. Nguyễn Thị Mai Anh (2008), Huyện Phú Lương (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX, Đề tài NCKH, trường ĐHSP Thái Nguyên. 3. Triều Ân (1994), Ca dao Tày Nùng, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. 4. Triều Ân (2005), Văn học chữ Hán dân tộc Tày, Nxb Văn học, HN. 5. Đỗ Bang (chủ biên-1997), Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884, Nxb Thuận Hóa, Huế. 6. Ban Khoa học tỉnh Cao Bằng (1971), Đặc điểm khí hậu Cao Bằng, tài liệu lưu hành nội bộ. 7. Ban Liên lạc họ Mạc (2007), Hợp biên thế phả họ Mạc, Nxb Văn hóa Dân tộc, H. 8. Bảo tàng Cao Bằng (1994), Lý lịch di tích Đền vua Lê, xã Hoàng Tung (Hòa An). 9. Bảo tàng Cao Bằng (2006), Lý lịch di tích thành Nà Lữ. 10. Bảo tàng Cao Bằng (2002), “Những phát hiện về khảo cổ học Cao Bằng năm 2001”, Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2001, Viện KCH, H. 11. Bia Đền Vua Lê, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. 12. Hoàng Thị Cành (1995), Đồng dao Tày, Nxb Văn hóa Dân tộc, H. 13. Câu đối Cao Bằng, tài liệu Thư viện tỉnh Cao Bằng. 14. Nông Minh Châu, Vi Quốc Bảo (1973), Dân ca đám cưới Tày Nùng, Nxb Việt Bắc. 15. Phan Huy Chú (1997), Hoàng Việt địa dư chí, Nxb Thuận Hóa, Huế. 16. Phan Huy Chú (2006), Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, Nxb GD, H. 17. Phan Huy Chú (2006), Lịch triều hiến chương loại chí, tập II, Nxb GD, H. 18. Trình Năng Chung, Đào Quý Cảnh (2004), Báo cáo Khảo cổ học Cao Bằng năm 2003, tài liệu Viện Khảo cổ học, H. 19. Trình Năng Chung, Đào Quý Cảnh (2006), Báo cáo Khảo cổ học Cao Bằng năm 2005, tài liệu Viện Khảo cổ học, H. 20. Trình Năng Chung (2002), “Bia ma nhai “Câu bi thủy kí” ở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”, Thông báo Hán Nôm học năm 2001, tr.60-65 21. Trình Năng Chung, Lê Hải Đăng (2004), Phát hiện di tích đá cũ ở thềm sông Gâm, tỉnh Cao Bằng, trong “Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2003”, Viện Khảo cổ, H. 22. Nguyễn Hữu Cung (1810), Cao Bằng thực lục, Bản dịch tại Viện Sử học. 23. Nguyễn Hữu Cung (1810), Cao Bằng thực lục, bản dịch tại Thư viện tỉnh Cao Bằng. 24. Đại Nam nhất thống chí Cao Bằng tỉnh (1967), dịch giả Đông Minh - Đặng Chu Kình, Nha Văn Hoá, Bộ Văn hoá Giáo dục xuất bản. 25. Đại việt sử ký tiền biên (1997), Nxb KHXH, H. 26. Lê Quang Định (2005), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Nxb Thuận Hóa, Huế. 27. Lê Quý Đôn (2006), Đại Việt thông sử, Nxb Văn hóa Thông tin, H. 28. Lê Quý Đôn (2006), Vân đài loại ngữ, Nxb Văn hoá Thông tin, H. 29. Đường tộc Nông Văn Vân, do ông Nguyễn Thiên Tứ ở Hưng Đạo, Hòa An cung cấp 30. Gia phả họ Bế Nguyễn, do Bế Viết Thức, Bế Xuân Trường, phố Cao Bình, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An cung cấp. 31. Gia phả họ Lê, do ông Lê Duy Kế ở Nà Giưởng (Hồng Việt - Hòa An) cung cấp. 32. Hoàng đường tộc phả, do ông Hoàng Triều Ân ở Lam Sơn, xã Hồng Việt, huyện Hòa An cung cấp 33. Hoàng Xuân Hãn (1996), Lý Thường Kiệt- Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, Nxb KHXH, H. 34. Hội văn nghệ Cao Bằng (1993), Văn hoá dân gian Cao Bằng. 35. Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam, tập 1, Nxb KHXH, H. 36. Bế Huỳnh, Cao Bằng tạp chí nhất tập, Tư liệu Viện dân tộc học, KH: TLD.271 37. Bế Huỳnh, Cao Bằng tạp chí nhất tập, Tư liệu Thư viện tỉnh Cao Bằng. 38. Bế Huỳnh, Cao Bằng tạp chí nguyệt tập, Tư liệu Thư viện tỉnh Cao Bằng 39. Nông Quốc Huy (2008), Huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn thế kỷ XIX, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên. 40. Vũ Thị Minh Hương, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin (1999), Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ, Viện Viễn Đông Bác cổ, H. 41. Lam Sơn thực lục (bản mới phát hiện), Nguyễn Diên Niên khảo chứng, Lê Văn Uông chú dịch, Ty văn hóa Thanh Hóa, 1976. 42. Ngô Cao Lãng (1975), Lịch triều tạp kỷ, tập 1, Nxb KHXH, H. 43. Ngô Cao Lãng (1975), Lịch triều tạp kỷ, tập 2, Nxb KHXH, H. 44. Nguyễn Thị Lâm (2005), “Đốc trấn Đinh Nho Hoàn và mười bài thơ vịnh cảnh đẹp Cao Bằng”, Thông báo Hán Nôm học năm 2004, tr.296-304. 45. Phan Huy Lê - Nguyễn Phan Quang (1979), “Các dân tộc miền núi phía Bắc trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên cương của Tổ quốc ở thế kỷ XVII – XVIII”, Tạp chí Dân tộc học, số 4. 46. Phan Huy Lê - Nguyễn Phan Quang (1980), “Các dân tộc miền núi phía Bắc trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên cương của Tổ quốc ở thế kỷ XVII – XVIII”, Tạp chí Dân tộc học, số 1. 47. Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm (1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập III, Nxb Giáo dục, H. 48. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân, Phan Phương Thảo (1995), Địa bạ Hà Đông, Nxb KHXH, H. 49. Phan Huy Lê, Nguyễn Đức Nghinh, Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân, Phan Phương Thảo (1996), Địa bạ Thái Bình, Nxb Thế giới, H. 50. Ngô Sĩ Liên (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb KHXH, H. 51. Ngô Sĩ Liên (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, Nxb KHXH, H. 52. Ngô Sĩ Liên (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập III, Nxb KHXH, H. 53. Lã Văn Lô (1963), “Xung quanh vấn đề Thục Phán An Dương Vương hay là truyền thuyết "Cẩu chúa cheng vùa" của đồng bào Tày”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 50, tr.48 – 57. 54. Lã Văn Lô (1963), “Xung quanh vấn đề Thục Phán An Dương Vương hay là truyền thuyết "Cẩu chúa cheng vùa" của đồng bào Tày”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 51, tr.58 - 62. 55. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb KHXH, H. 56. Lã Văn Lô, Lê Bình (1965), “Lịch sử nguyên thuỷ của người Tày qua truyền thuyết "Pú Lương quân”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 65, tr.57-63. 57. Lã Văn Lô, Bảy dòng họ thổ Ty Lạng Sơn, tài liệu Viện Dân tộc học. 58. Cung Văn Lược (1996), “Vài đặc điểm của Then nhìn từ góc độ văn bản nôm Tày – Nùng”, Thông báo Hán Nôm học năm 1995, tr.177 -191. 59. Mạc Đăng Dung và vương triều Mạc (2000), Hội Sử học Hải Phòng xuất bản 60. Mấy vấn đề then Việt Bắc (1978), Nxb Văn Hoá, H. 61. Morita Kentaro (2008), “Tình hình Quảng Châu sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao”, Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam học lần thứ 3, tiểu ban 1. 62. Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân (Cb-2007), Địa chí Cổ Loa, Nxb Hà Nội. 63. Nguyễn Đức Nhã, Sự tích tỉnh Cao Bằng, tài liệu Viện Sử học. 64. Vũ Huy Phúc (1979), Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb KHXH, H. 65. Phạm An Phủ, Cao Bằng ký lược, tài liệu Thư viện tỉnh Cao Bằng. 66. Nông Hải Pín (cb-2000), Địa chí Cao Bằng, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 67. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, tập IV, Nxb Thuận Hóa, Huế. 68. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập I, Nxb Giáo dục, H. 69. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập II, Nxb GD, H. 70. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập III, Nxb GD, H. 71. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập IV, Nxb GD, H. 72. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập V, Nxb GD, H. 73. Quốc sử quán triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập II, Nxb Thuận Hóa, Huế. 74. Quốc sử quán triều nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập III, Nxb Thuận Hóa, Huế. 75. Quốc sử quán triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập IV, Nxb Thuận Hóa, Huế. 76. Quốc sử quán triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập VIII, Nxb Thuận Hóa, Huế. 77. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập I, Nxb GD, H. 78. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập II, Nxb GD, H. 79. Võ Quý (2001), “Khảo cổ học Cao Bằng”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2. 80. Hoàng Quyết (1974), Truyện cổ Tày – Nùng, Nxb Văn hóa, H. 81. Hoàng Quyết - Ma Khánh Bằng (1993), Văn hoá truyền thống Tày - Nùng, Nxb Văn hoá dân tộc, H. 82. Hoàng Quyết - Tuấn Dũng (1994), Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc, Nxb Văn hoá Dân tộc, H. 83. Trương Hữu Quýnh (1982), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam, tập I, Nxb KHXH, H. 84. Trương Hữu Quýnh (1983), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam, tập II, Nxb KHXH, H. 85. Trương Hữu Quýnh - Đỗ Bang (Cb-1997), Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hoá, Huế. 86. Nguyễn Văn Siêu (2001), Phương Đình địa dư chí, Nxb VHTT, H. 87. Sở Văn hóa Thông tin Cao Bằng (1996), Cao Bằng đất nước con người, tài liệu lưu hành nội bộ. 88. Phan Phương Thảo (2004), Chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định qua tư liệu địa bạ, Nxb Thế Giới, H. 89. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philip Papin (2003), Đồng Khánh địa dư chí, tập 1, Nxb Thế giới, H. 90. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philip Papin (2003), Đồng Khánh địa dư chí, tập 3, Nxb Thế giới, H. 91. Lý Thị Tiêu, Nguyễn Thị Thực, Hà Hữu Nga (1997), “Phát hiện công cụ đá cũ tại Cao Bằng”, Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1996, Viện Khảo cổ học, H. 92. Tỉnh uỷ Cao Bằng,Viện Sử học (1995), Nùng Trí Cao, Hội thảo khoa học, Nxb Hà Nội, H. 93. Tỉnh ủy Cao Bằng, Viện sử học (2000), Lịch sử Cổ Trung đại Cao Bằng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học. 94. Tỉnh ủy Cao Bằng, Viện sử học (2007), Xác định ngày thành lập tỉnh Cao Bằng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học 95. Hoàng Hoa Toàn (1983), “"Sở hữu tập thể của mường bản" và "sở hữu của Thổ Ty" đối với ruộng đất vùng Tày”, Tạp chí Dân tộc học, số 1, tr.45-48. 96. Hoàng Hoa Toàn, Đàm Thị Uyên (1998), “Nguồn gốc lịch sử các tộc người Tày Nùng ở Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr.29 -42. 97. Nguyễn Đình Tông (1835), Cao Bằng thành hãm sử ký, Thư viện tỉnh Cao Bằng 98. Nguyễn Trãi toàn tập (1960), Nxb Văn - Sử, H. 99. Mông Tô Trần (1955), Cao Bằng thủ hiến liệt phương danh, bản sao chữ Hán do ông Mông Văn Bút ở xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh cung cấp. 100. Nguyễn Khắc Tụng (1968), Nhà cửa của các dân tộc ở trung du Bắc bộ Việt Nam, Nxb KHXH, H. 101. Tư liệu Hán Nôm đền chùa Cao Bằng, tài liệu Thư viện tỉnh Cao Bằng. 102. Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ, Nxb KHXH, H. 103. Nguyễn Thiên Tứ, Văn hóa truyền thống huyện Hòa An, Cao Bằng. 104. Nguyễn Thiên Tứ, Các bài hát của Pựt Đồng ở Na Lữ, Hoàng Tung, Hòa An. 105. Ty Văn hoá Thông tin Cao Bằng (1963), Sơ thảo lịch s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01447_5521_2008052.pdf
Tài liệu liên quan