Tóm tắt Luận văn Năng lực cán bộ UBND cấp xã, huyện sông Hinh tỉnh Phú Yên

Về kiện toàn tổ chức:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo

trình độ tạo sự chủ động trong công tác cán bộ từ nay đến năm 2020;

Tỷ lệ cán bộ, công chức có độ tuổi dưới 35 tuổi từ 10% trở lên;

Về đào tạo chuẩn hóa:

Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND cấp xã đạt trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên (ưu tiên trình độ đại học, nữ, trẻ),

phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại hình đơn vị hành

chính xã, phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp

vụ quản lý kinh tế, kiến thức và kỹ năng hoạt động đại biểu Hội đồng

nhân dân cấp xã; trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Năng lực cán bộ UBND cấp xã, huyện sông Hinh tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiên cứu khoa học, sách, tạp chí... dưới đây chủ yếu nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về công vụ trong đó có một số chương, mục đề cập tới vấn đề năng lực cán bộ UBND cấp xã. 6 - Ngô Thành Can, “Chất lượng thực thi công vụ - Vấn đề then chốt của cải cách hành chính” Viện khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, Bản tin CCHC, Bộ Nội vụ, số 1/13. - Đoàn Nhân Đạo, “Bàn về giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã”, Đặc san Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức - Trường Đào tạo, bồi dưỡng công chức - Bộ Nội vụ, số 01, tháng 01/2015. Bài viết đã đánh giá một cách sâu sắc về thực trạng năng lực thực của cán bộ, công chức cấp xã ở nước ta hiện nay, trong đó nêu lên những hạn chế cơ bản trong năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất bốn giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực cán bộ UBND cấp xã cấp xã hiện nay. Như vậy, vấn đề về “năng lực công chức UBND cấp xã” đã được khá nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đề cập đến; trong đó các nhà khoa học đã nêu rõ những vấn đề lý luận chung về năng lực cán bộ UBND cấp xã, đồng thời đã áp dụng để nghiên cứu ở những địa phương nhất định. Tuy nhiên đến nay, vấn đề “năng lực cán bộ UBND cấp xã tại huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên” chưa có công trình nào đề cập đến. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở làm rõ lý luận về năng lực đội ngũ cán bộ UBND cấp xã; qua đó đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên; đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 7 Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về cán bộ và cao năng lực của cán bộ UBNDcấp xã. Thứ hai, phân tích thực trạng năng lực của cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, đánh giá về những ưu điểm, hạn chế của cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Từ đó xác định những nguyên nhân ưu điểm, hạn chế này. Thứ ba, xác định các quan điểm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ UBNDcấp xã trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu năng lực cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu năng lực cán bộ UBND của 11 xã, thị trấn thuộc huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. - Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến năm 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. - Phương pháp thống kê. 8 - Phương pháp điều tra xã hội học: Mục đích là thu thập ý kiến đánh giá về khả năng và mức độ thực hiện nhiệm vụ của cán bộ UBND cấp xã. Thực hiện khảo sát điều tra xã hội học thông qua phân tích dữ liệu trên phiếu khảo sát nhận được, tổng số phiếu phát ra là 147 phiếu (trong đó: 26 phiếu khảo sát cán bộ UBND cấp xã, 121 phiếu khảo sát dành cho người dân). Số phiếu thu về 147 phiếu (tỷ lệ 100%). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần bổ sung lý luận về năng lực cán bộ UBND cấp xã thông qua: Làm rõ đặc điểm cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Đưa ra khái niệm về năng lực cán bộ UBND cấp xã và xác định tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ UBND cấp xã. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của cán bộ UBND xã từ đó đóng góp vào lý luận quản lý nhà nước trong hệ thống hành chính nhà nước. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Là một kênh tham khảo để các cơ quan cấp trên và lãnh đạo cấp tỉnh, sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện có những cơ chế, chính sách phù hợp để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ UBND cấp xã huyện Sông Hinh. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành quản lý hành chính nhà nước và các khóa bồi dưỡng đối với cán bộ cấp xã . 7. Kết cấu luận văn 9 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã. Chương 2. Thực trạng năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Chương 3. Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã huyện Sông hinh, tỉnh Phú Yên. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 1.1. Khái quát chung về cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã 1.1.1. Khái niệm cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã Theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Luật Cán bộ công chức năm 2008 quy định: “ Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[25, tr.6]. Cán bộ Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Ủy ban nhân dân. Từ những luận cứ trên ta có thể khái niệm “Cán bộ Ủy ban nhân xã” là những người được bầu cử, giữ vị trí lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã. Tên gọi của cán bộ UBND cấp xã gồm hai chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. 10 1.1.2. Nhiệm vụ, thẩm quyền của cán bộ Uỷ ban nhân dân cấp xã Theo điều 35, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy đinh Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã là xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã. - Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã + Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân, lãnh đạo và điều hành mọi công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Điều 36 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; đồng thời cùng Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện. - Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã: Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp nông thôn theo khốicông việc (Y tế, giáo dục và văn hoá - xã hội...) của Uỷ bannhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và những công việc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ủy nhiệm khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đi vắng.Quản lý hành chính tại công sở, giám sát đội ngũ cán bộ và công chức cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch ủy ban nhân dân giao. 11 1.1.3. Vai trò của cán bộ Uỷ ban nhân dân cấp xã UBND cấp xã là cơ quan hành chính quản lý nhà nước ở địa phương, thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở địa phương. + Vai trò của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã Trong bộ máy chính quyền cấp xã thì chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp chịu trách nhiệm trước cấp ủy cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp trên về việc cụ thể hóa thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Có thể xem chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là “trụ cột” trong hoạt động quản lý điều hành ở cấp xã, là nhân tố quan trọng để quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương. + Vai trò của phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV, ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định, tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn quy định phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo khối công việc (khối kinh tế - tài chính, khối văn hóa - xã hội) của Ủy ban nhân dân do chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công và những công việc do chủ tịch Ủy ban nhân dân ủy nhiệm khi chủ tịch Ủy ban nhân dân đi vắng. 1.2. Những vấn đề chung về năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã 1.2.1. Khái niệm năng lực 12 Có rất nhiều định nghĩa, khái niệm về thuật ngữ năng lực: Theo Từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà Nẳng ấn hành năm 1997 thì: “Năng lực được hiểu là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẳn có, phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” hay “Năng lực khả năng về thể chất trí tuệ của cá nhân hoặc khả năng của một tập thể có tổ chức tự tạo lập và thực hiện được các hành vi xử sự của mình trong các hoạt động quan hệ xã hội nhằm thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ do mình đề ra hoặc do nhà nước hay chủ thể khác với kết quả tốt nhất". Tóm lại, năng lực con người chính là tổng hòa những điều kiện, những nhân tố chủ quan tiềm năng bên trong con người cùng tham gia vào việc giải quyết và thực hiện các mục tiêu đề ra nhằm đáp ứng nhu cầu công việc của bản thân và cộng đồng. Xã hội luôn vận động và phát triển, mỗi cá nhân con người nói chung, mỗi cán bộ, công chức xã nói riêng, phải không ngừng tìm tòi, rèn luyện, học tập nâng cao năng lực để có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Theo quan điểm của các nhà tâm lý học, năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ sở hoạt động của các tư chất tự nhiên của cá nhân, năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do trải qua thực tiễn công tác, do tập luyện mà nên. Năng lực của cán bộ luôn gắn với mục đích tổng thể, với chiến lược phát triển của tổ chức và phải gắn với lĩnh vực, điều kiện cụ thể. Từ những luận điểm phân tích nêu trên có thể khái quát: năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân 13 hoặc tổ chức đáp ứng những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. 1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực Năng lực của một cá nhân có thể được cấu thành từ nhiều tố: Như vậy, năng lực là tổng hợp kiến thức, kỷ năng, thái độ của một cá nhân đáp ứng các yêu cầu của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả cao. 1.2.3. Yêu cầu về năng lực của cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã Thứ nhất, năng lực lãnh đạo, quản lý: Năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ UBND cấp xã là khả năng tổ chức động viên quần chúng thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì cán bộ UBND cấp xã là cầu nối, là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ đến với nhân dân, nên đòi hỏi cán bộ UBND cấp xã phải có năng lực này, nếu không thì không xứng đáng là cán bộ cách mạng. Thứ hai, năng lực tư duy lý luận: Năng lực tư duy lý luận là nhân tố không thể thiếu, có tầm quan trọng đặc biệt, vừa là yếu tố cấu thành vừa là nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển năng lực ở người cán bộ UBND cấp xã. Thứ ba, năng lực tổ chức công việc: Năng lực tổ chức công việc là khả năng nhận thức và đề ra mục đích, mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tập hợp các nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả công việc, được biểu hiện ở các khả năng sau: 14 - Khả năng thu nhận, chọn lọc và xử lý thông tin liên quan đến mặtcông tác ở cơ sở một cách nhanh chóng và có hiệu quả cụ thể, thiết thực; Khả năng đưa ra những quyết định có tính chất tình huống cụ thể, chính xác và có tính khả thi cao. Nghĩa là quyết định được đưa ra phải phù hợp với điều kiện hiện có, phù hợp với quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng có liên quan; Khả năng tổ chức thực hiện quyết định đạt được mục đích, mục tiêu, kế hoạch đã đề ra; Khả năng tổ chức công tác kiểm tra thực hiện các quyết định để duy trì, điều chỉnh tiến độ thực hiện quyết định, phát hiện những vấn đề mới nảy sinh để giải quyết, tìm ra những lệch lạc, sai sót để sửa chữa, đảm bảo quyết định được thực hiện chính xác, có hiệu quả. Thứ tư, năng lực sáng tạo: Năng lực sáng tạo là khả năng cán bộ UBND cấp xã tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, đặc biệt là tìm ra được con đường mới, cách giải quyết vấn đề mới trong những tình huống luôn luôn biến đổi ở cơ sở mà không bị gò bó, không phụ thuộc vào cái đã có. Thứ năm, sức khỏe và kinh nghiệm công tác: Sức khoẻ của mỗi con người được đánh giá qua nhiều tiêu chí, song tiêu chí cơ bản nhất là thể lực và trí lực. Trí lực được đánh giá thông qua sự minh mẫn linh hoạt trong phản ứng xử lý công việc. Kinh nghiệm công tác là một yếu tố quan trọng của năng lực, vì năng lực của công chức được hình thành và phát triển thông qua hoạt động thực tiễn và được tích lũy từ các hoạt động đó theo một trình tự thời gian nhất định và nó luôn luôn thay đổi theo chiều hướng tích cực. 15 1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cán bộ Uỷ nhân dân cấp xã Xuất phát từ yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân đã đặt ra yêu cầu phải cải cách hành chính nhà nước với mục tiêu là xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Nghị quyết 30c/2011/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 cũng đã xác định, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức vừa là nhiệm vụ trọng tâm, vừa là nội dung cơ bản để thực hiện với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thực thi công vụ, có phẩm chất đạo đức tốt để phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Như vậy, nâng cao năng lực của cán bộ UBND cấp xã là một vấn đề có tính chất quyết định đến sự thành bại của công cuộc cải cách hành chính nhà nước, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và chế độ công vụ ở nước ta theo hướng hiện đại và phát triển. 1.3. Tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã Tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ UBND cấp xã là tập hợp các dấu hiệu, điều kiện, đặc trưng, các chỉ số định tính, định lượng làm căn cứ để nhận biết, đánh giá năng lực cán bộ trên thực tế. Căn cứ xác định tiêu chí đó là: Kết quả thực hiện nhiệm vụ; các yếu tố cấu thành năng lực. Như vậy, tiêu chí đánh giá gồm 4 nội dung: Kiến thức, kỹ 16 năng, thái độ trong thực thi công vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ, là những tiêu chí dùng làm căn cứ để đánh giá các hoạt động hoặc các thực thể, từ đó rút ra những kết luận cần thiết tùy theo mục đích đánh giá. 1.3.1. Trình độ Trình độ học vấn bao gồm: Văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, là mức học vấn giáo dục mà người cán bộ UBND cấp xã được đào tạo, khi xem xét trình độ chuyên môn của cán bộ cần xem xét trình độ chuyên môn được đào tạo với yêu cầu thực tế công việc cũng như khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn và thực tế công việc. Đó là những kiến thức mà trường học trang bị cho những người học theo các chuyên ngành nhất định được thể hiện qua hệ thống bằng cấp. 1.3.2. Kỹ năng Chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã là các chức danh quản lý hành chính nhà nước, Chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã là một nhà quản lý. Một nhà quản lý trong lĩnh vực hành chính ở khu vực công cần đến nhiều kỹ năng quản lý Hoạch định là quá trình đề ra mục tiêu và xác định các giải pháp tốt nhất để thực hiện đạt mục tiêu đã đề ra. Nó liên hệ với những phương tiện cũng như với những mục đích. Tất cả những người quản lý phải làm công việc hoạch định 1.3.3. Về thái độ và cách ứng xử trong thực thi công việc Thái độ trong thực thi công vụ thể hiện trực tiếp và sinh động nhất tinh thần và trách nhiệm đối với công vụ của chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã. Thái độ tích cực của cán bộ trong thực thi công việc được hình thành liên quan đến đạo đức và trách nhiệm công vụ, nó gắn liền với việc nâng cao cuộc sống vật chất tinh thần 17 của cán bộ. 1.3.4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ Khi đánh giá năng lực cán bộ UBND cấp xã theo tiêu chí trình độ và kỹ năng là chỉ mới phản ánh năng lực của họ về phương diện lý thuyết hay còn gọi là đánh giá trước. Năng lực tế của đội ngũ này còn biểu hiện trên thực tế ở hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước ở địa phương. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã Năng lực thực thi công vụ của Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp xã chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau đến từ yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan từ bản thân người cán bộ đảm trách chức vụ. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng và căn bản: 1.4.1. Nhóm yếu tố khách quan 1.4.1.1. Chất lượng của việc bầu cử cán bộ Ủy ban nhân dân xã là do Hội đồng nhân dân bầu ra. 1.4.1.2. Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã 1.4.1.3. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã 1.4.1.4. Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã 1.4.1.5. Môi trường làm việc 1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan 1.4.2.1.Kinh nghiệm làm việc 1.4.2.2. Nhận thức của bản thân cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã về vai trò, trách nhiệm và việc hoàn thiện bản thân Nhận thức về đào tạo, bồi dưỡng: 18 Tiểu kết chương 1 Nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác cán bộ nói chung và cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng, ở chương 1 tác giả đã phân tích và trình bày các vấn đề lý luận chung về năng lực của Cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã. Cụ thể đã nêu và phân tích tích các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác cán bộ. Chương 1 đã tập trung làm rõ các khái niệm về cán bộ, cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã; năng lực cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Có thể nói kết quả nghiên cứu chương 1 là căn cứ lý luận để tác giả tiến hành nghiên cứu, khảo sát và phân tích thực trạng năng lực của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên. Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ, HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Khái quát về huyện Sông Hinh 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Sông Hinh là một huyện miền núi nằm phía tây nam tỉnh Phú Yên, ôm trọn hồ thủy điện Sông Hinh, nằm trên Quốc lộ 29 đi Đắk Lắk, cách Thành phố Tuy Hòa khoảng 60 km về hướng tây. Huyện có diện tích xấp xỉ 890,27 km2, dân số khoảng 58.700 người (2019). Có gần 50% là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Ê Đê. Sông Hinh hội tụ 19 dân tộc khác nhau đến từ mọi miền tổ quốc về đây đoàn kết cùng sinh sống. 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 2.1.2.1. Về kinh tế 19 Về phát triển kinh tế, tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, bình quân giai đoạn 2000-2014 là 17,7 2.1.2.2. Về văn hóa – xã hội Sự nghiệp giáo dục cũng được quan tâm đúng mức; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện ngày càng tốt hơn. 2.1.2.3. Quốc phòng - an ninh Luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng yếu và thường xuyên của Đảng bộ huyện. 2.1.2. Khái quát về số lượng và cơ cấu Ủy ban nhân cấp xã cấp xã của huyện Sông Hinh 2.1.2.1. Về số lượng, cơ cấu và độ tuổi Huyện Sông Hinh có 11 xã, thị trấn trong đó có 04 xã loại I, 07 xã loại II. Với tổng số Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn là 11 đồng chí, (trong đó có 03 đồng chí là cán bộ luân chuyển từ huyện về; Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có 13 đồng chí. 2.1.2.2. Về cơ cấu theo dân tộc 2.2. Phân tích thực trạng năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Sông Hinh – Phú Yên 2.2.1. Trình độ 2.2.1.1. Về trình độ văn hóa và chuyên môn Đội ngũ cán bộ UBND cấp xã có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ đào tạo ngày càng được nâng cao, đây chính là thành quả của quá trình gần 35 năm xây dựng và phát triển huyện Sông Hinh nói chung và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cho chính quyền cấp cơ sở nói riêng. 2.2.1.2. Về trình độ lý luận chính trị Trình độ lý luận chính trị không chỉ được thể hiện qua việc nhận thức đúng đắn chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và 20 Nhà nước trong từng giao đoạn mà còn thể hiện ở việc vận dụng lý luận vào giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. 2.2.1.3. Về trình độ Quản lý nhà nước Tính đến năm 2019, 100% cán bộ UBND cấp xã đạt trình độ quản lý hành chính từ sơ cấp trở lên, trong đó đối tượng cán bộ cấp xã đã qua đào tạo quản lý hành chính trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất 81% tương ứng với 91 người, gấp hơn 4 lần số lượng cán bộ có trình độ sơ cấp; chưa có cán bộ được đào tạo trình độ quản lý hành chính cao cấp. 2.2.1.4. Về trình độ ngoại ngữ và tin học 2.2.4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được phản ánh tại kết quả đánh giá cán bộ cuối năm và là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, cán bộ, viên chức. 2.3. Đánh giá thực trạng năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên 2.3.1. Về ưu điểm Thứ nhất, đa số cán bộ UBND cấp xã có năng lực đủ tiêu chuẩn Thứ hai, cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững quốc phòng, an ninh tại địa phương. 2.3.2. Hạn chế 21 Một bộ phận cán bộ UBND cấp xã tuy có bằng cấp nhưng năng lực thực thi công vụ còn hạn chế, đặc biệt là năng lực, kỹ năng hành chính (thể hiện qua năng lực soạn thảo, ban hành các văn bản hành chính, kỹ năng tham mưu, năng lực tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin như chuyển đổi thói quen từ email cá nhân sang sử dụng email công vụ...). Một số cán bộ còn làm việc cầm chừng, thiếu trách nhiệm dẫn tới công việc tồn đọng, làm hạn chế, kìm hãm khả năng làm việc độc lập, tính sáng tạo, đột phá trong cách thức giải quyết công việc. 2.3.3. Về nguyên nhân hạn chế Chính sách, điều kiện bảo đảm hoạt động của đội ngũ cán bộ UBND cấp xã còn bất cập, chưa đáp ứng tốt yêu cầu. Tiểu kết chương 2 Trong nội dung chương 2 tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực của Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên. Dựa trên số liệu của Phòng Nội vụ huyện, Ban Tổ chức Huyện ủy Sông Hinh, tỉnh Phú Yên và một số khảo sát đánh giá về năng lực Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Qua đó, tác giả nêu ra được những vấn đề còn tồn tại về năng lực của Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã và nguyên nhân của vấn đề. Đây chính là cơ sở để xây dựng giải pháp ở chương 3. Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN 3.1. Quan điểm nâng cao năng lực cán bộ 22 3.1.1. Mục tiêu Từ những mục tiêu tổng quát của Trung ương, tỉnh, huyện Sông Hinh đã xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ từ nay đến năm 2025: Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, năng lực, đủ về số lượng. Về kiện toàn tổ chức: - Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo trình độ tạo sự chủ động trong công tác cán bộ từ nay đến năm 2020; Tỷ lệ cán bộ, công chức có độ tuổi dưới 35 tuổi từ 10% trở lên; Về đào tạo chuẩn hóa: Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND cấp xã đạt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên (ưu tiên trình độ đại học, nữ, trẻ), phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại hình đơn vị hành chính xã, phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức và kỹ năng hoạt động đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. 3.1.2. Quan điểm Việc nâng cao năn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_nang_luc_can_bo_ubnd_cap_xa_huyen_song_hinh.pdf