Về kỹ năng: Mặc dù số công chức được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng
khá nhiều, tuy nhiên, năng lực thực thi công vụ đạt kết quả chưa cao, còn một bộ
phận công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu trong
giai đoạn CCHC hiện nay, điều này đã ảnh hưởng phần nào đến năng lực thực thi
công vụ của công chức các CQCM nói chung.
Về thái độ: Mặc dù tỷ lệ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ
của đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh là khá cao, tuy nhiên, vẫn còn
sự không hài lòng hoặc hài lòng ở mức bình thường của người dân, tổ chức đối với sự
phục vụ của đội ngũ công chức này, đặc biệt là về thái độ giao tiếp lịch sự và việc
chú ý lắng nghe ý kiến của người dân, tổ chức
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương
từ ngân sách nhà nước”.
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm
2015: “Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp
huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự
phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên”.
- Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Theo Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định
những người là công chức đã quy định cụ thể những đối tượng nào là công chức các
CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, đó là: “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó
và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân”.
Như vậy, có thể hiểu công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh là công dân Việt
Nam; trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; được tuyển dụng theo
5
đúng quy định của pháp luật, được bổ nhiệm vào ngạch, bậc cụ thể và làm việc trong
các CQCM thuộc UBND tỉnh.
1.1.2. Vị trí, vai trò của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh
Công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh là đội ngũ chủ yếu trực tiếp tham gia
xây dựng đường lối đổi mới kinh tế của địa phương, hoạch định các chính sách, chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức QLNN và kiểm tra.
1.1.3. Đặc điểm công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Xuất phát từ đặc thù riêng hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm các cơ quan
của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Công chức các CQCM thuộc
UBND tỉnh là một bộ phận của công chức - nguồn nhân lực quan trọng trong hệ
thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Theo quy định hiện hành ở nước ta, công chức có
thể làm việc trong các cơ quan khác nhau thuộc hệ thống chính trị và có sự luân
chuyển, bố trí giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Công chức các
CQCM thuộc UBND tỉnh có những đặc điểm chung giống như công chức các cơ
quan HCNN khác, đồng thời cũng có những đặc điểm riêng biệt gắn liền với vai trò
vị trí công việc ở một CQCM cấp tỉnh.
1.1.4. Nhiệm vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Nhiệm vụ của của công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh là thực hiện các
chức năng QLNN đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách ở tỉnh
theo quy định của pháp luật.
1.2. Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
1.2.1. Khái niệm
Trên cơ sở khái niệm năng lực, năng lực của công chức, có thể hiểu năng lực
công chức các CQCM thuộc U N tỉnh l t ng hợp nh ng i n thức, năng,
thái độ của công chức để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao gắn liền với
chức năng, nhiệm vụ của các CQCM thuộc U N tỉnh.
1.2.2. Các y u tố cấu th nh năng lực
Là tổng hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ, mà nó ảnh hưởng đến công
việc (vai trò hay trách nhiệm); chúng tương quan lẫn nhau trong quá trình thực thi
nhiệm vụ, có thể nâng cao được thông qua đào tạo và phát triển. Các yếu tố cấu thành
năng lực công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh bao gồm: kiến thức, kỹ năng và
thái độ của công chức khi thực thi công vụ.
- Kiến thức
- Kỹ năng nghiệp vụ
- Thái độ thực thi công vụ
1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh
1.3.1. Tiêu chí đánh giá thông qua các y u cấu th nh năng lực
6
- Trình độ của công chức các CQCM thuộc U N tỉnh
- K năng nghiệp vụ của công chức các CQCM thuộc U N tỉnh
- Thái độ thực thi công vụ của công chức các CQCM thuộc U N tỉnh
1.3.2. Tiêu chí đánh giá năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh thông qua t quả thực thi công vụ
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh
- Động cơ cá nhân
- Kinh nghiệm thực tiễn
- Công tác quy hoạch
- Công tác bổ nhiệm, tuyển dụng
- Công tác quản lý, bố trí, thực hiện chế độ chính sách
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Công tác đánh giá
- Điều kiện và môi trường làm việc
1.5. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc nâng cao năng lực công chức
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
1.5.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái ình
1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh ắc Ninh
1.5.3. i học inh nghiệm
7
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong Chương 1, luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về công
chức các CQCM thuộc UBND tỉnh; năng lực công chức và năng lực công chức trong
các CQCM thuộc UBND tỉnh; nêu lên một số yếu tố cấu thành năng lực công chức,
yếu tố ảnh hưởng đến năng lực công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh; tiêu chí đánh
giá năng lực công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh; kinh nghiệm của một số địa
phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao năng lực của công chức các
CQCM thuộc UBND tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
Những cơ sở lý luận trong Chương 1 là tiền đề để tác giả luận văn nghiên cứu
thực trạng năng lực công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh ở Chương
2 và đề xuất quan điểm, giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ công
chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh nói riêng và công chức hành chính
nói chung ở Chương 3 của Luận văn.
8
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN
MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2016-2018
2.1. Khái quát chung về tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, inh t - xã hội tỉnh Quảng Ninh
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế
2.1.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội
2.1.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực của tỉnh
2.1.2. Một số đặc điểm tự nhiên, inh t - xã hội của tỉnh Quảng Ninh ảnh hưởng
tới năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh
2.2. Khái quát về cơ quan chuyên môn và công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
2.2.1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Căn cứ quy định hiện hành và theo đặc thù của tỉnh, trong giai đoạn 2016 –
2018, tỉnh Quảng Ninh có 23 CQCM:
Sơ đồ 23 CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Ban An toàn giao thông
Sở Giao thông vận tải
Sở Giáo dục và Đào tạo
Ban Dân tộc
Ban Quản lý khu kinh tế
Ban Xây dựng Nông thôn mới
Sở Công Thương
Sở Nội vụ
Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Sở Ngoại vụ
Sở Tài chính
Sở Xây dựng
Sở Du lịch
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tư pháp
Sở Thông tin và Truyền thông
Sở Văn hóa và Thể thao
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thanh tra tỉnh
Sở Y tế
9
2.2.2. Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh
- Số lượng:
Bảng 2.1: Số lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh từ năm 2016 – 2018
TT Tên cơ quan Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 67 72 66
2 Ban An toàn giao thông 8 7 7
3 Ban Dân tộc 17 16 17
4 Ban Quản lý khu kinh tế 48 45 46
5 Ban Xây dựng Nông thôn mới 13 13 17
6 Sở Công Thương 188 182 44
7 Sở Giáo dục và Đào tạo 56 51 53
8 Sở Giao thông vận tải 94 90 79
9 Sở Kế hoạch và Đầu tư 62 57 53
10 Sở Khoa học và Công nghệ 54 50 49
11 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội 76 75 70
12 Sở Nội vụ 81 79 67
13 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 416 392 367
14 Sở Ngoại vụ 26 24 24
15 Sở Tài chính 73 69 67
16 Sở Tài nguyên và Môi trường 97 95 90
17 Sở Tư pháp 41 34 34
18 Sở Thông tin và Truyền thông 33 34 33
19 Sở Văn hóa và Thể thao 45 43 39
20 Sở Du lịch 34 32 32
21 Sở Xây dựng 54 54 54
22 Sở Y tế 69 67 63
23 Thanh tra tỉnh 45 43 41
Tổng cộng 1697 1624 1412
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016– 2018
của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh)
10
- Cơ cấu công chức
+ Cơ cấu theo ngạch công chức
Bảng 2.2: Cơ cấu ngạch công chức tại các CQCM thuộc UBND
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018
Năm
Ngạch
2016 2017 2018
Số
lƣợng
Tỷ lệ
%
Số
lƣợng
Tỷ lệ
%
Số
lƣợng
Tỷ lệ
%
Chuyên viên cao cấp và
tương đương
14 0,82% 13 0,80% 14 0,99%
Chuyên viên chính và
tương đương
283 16,68% 302 18,60% 283 20,04%
Chuyên viên và tương
đương
1261 74,31% 1178 72,54% 1053 74,58%
Cán sự và tương đương 91 5,36% 87 5,36% 52 3,68%
Nhân viên 48 2,83% 44 2,71% 10 0,71%
Tổng cộng 1697 100 1624 100 1412 100
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016 - 2018
của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh)
+ Cơ cấu theo độ tuổi
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu công chức theo độ tuổi các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016 - 2018
của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh)
14,02 13,79
8,71
39,01 38,30
40,93
25,52 27,65 30,74
21,45 20,26 19,62
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dưới 30 tuổi (%) Từ 31 đến 40 tuổi (%)
Từ 41 đến 50 tuổi (%) Từ 51 đến 60 tuổi (%)
11
+ Cơ cấu theo giới tính
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu công chức theo giới tính của các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016 - 2018
của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh)
+Cơ cấu theo dân tộc
Về cơ cấu theo dân tộc: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 22 thành phần dân
tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng
và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. Trong các dân tộc sinh sống trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh, người Việt (Kinh) chiếm 89,23% tổng số dân. Tỷ lệ dân tộc thiểu
số, chiếm gần 10,77% nhưng cơ cấu tỷ lệ công chức là người dân tộc thiểu số ở các
CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ khoảng 3,2%.
2.3. Phân tích thực trạng năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Về trình độ
2.3.1.1. Trình độ chuyên môn
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng công tác tuyển dụng và
đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức và bản thân các công chức cũng nhận thức được
sự cần thiết phải học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ. Vì vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh ngày càng có sự phát triển cả về số lượng và
chất lượng.
65,70 63,24 60,84
34,30 36,76 39,16
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nam (%) Nữ (%)
12
Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn của công chức các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Tiêu chí
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Tiến sỹ 14 0,82% 14 0,86% 15 1,06%
Thạc sỹ 505 29,76% 514 31,65% 582 41,22%
Đại học 1043 61,46% 969 59,67% 768 54,39%
Cao đẳng 10 0,59% 9 0,55% 3 0,21%
Trung cấp 84 4,95% 80 4,93% 38 2,69%
Sơ cấp 41 2,42% 38 2,34% 6 0,42%
Tổng 1697 100 1624 100 1412 100
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016 – 2018
của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh)
2.3.1.2. Trình độ lý luận chính trị
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển về kinh tế- xã hội, tỉnh
Quảng Ninh đã rất quan tâm đến vấn đề đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ, công
chức nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan
hành chính nhà nước của tỉnh.
Bảng 2.4: Trình độ lý luận chính trị của công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Tiêu chí
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Cử nhân 45 2,65% 44 2,71% 34 2,41%
Cao cấp 362 21,33% 370 22,78% 371 26,27%
Trung cấp 375 22,10% 330 20,32% 352 24,93%
Sơ cấp 293 17,27% 281 17,30% 233 16,50%
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016 – 2018
của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh)
2.3.1.3. Trình độ kiến thức quản lý nhà nước
Tính đến năm 2018, đã có 1325 công chứccác CQCM thuộc UBND tỉnh
Quảng Ninh đã qua đào tạo, bồi dưỡng QLNN từ trình độ chuyên viên và tương
đương trở lên chiếm tỷ lệ 93,84% (theo bảng 2.5); trong đó, tham gia học các lớp:
QLNN chương trình chuyên viên cao cấp và tương đương chiếm 3,19%; QLNN
chương trình chuyên viên chính và tương đương chiếm 41,93%; QLNN chương trình
chuyên viên và tương đương chiếm 48,73%.
13
Bảng 2.5: Trình độ kiến thức quản lý nhà nƣớc của công chức các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Tiêu chí
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Chuyên viên cao
cấp và tương
đương
40 2,36% 41 2,52% 45 3,19%
Chuyên viên
chính và tương
đương
553 32,59% 565 34,79% 592 41,93%
Chuyên viên và
tương đương
817 48,14% 774 47,66% 688 48,73%
Đã qua bồi dưỡng 1410 83,09% 1380 84,98% 1325 93,84%
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016 – 2018
của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh)
2.3.1.4. Trình độ tin học
Bảng 2.6: Trình độ tin học của công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Trình độ tin
học
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Trung cấp trở
lên
69 4,07% 74 4,56% 67 4,75%
Chứng chỉ
các loại
1495 88,10% 1450 89,29% 1286 91,08%
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016 – 2018
của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh)
2.3.1.5. Trình độ ngoại ngữ
Theo thống kê năm 2018, có 89 công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh có
trình độ đại học ngoại ngữ trở lên, chiếm 6,30% trong tổng số công chức; 1268 công
chức có chứng chỉ ngoại ngữ, chiếm 89,80% và có 80 công chức được bồi dưỡng và
cấp chứng chỉ tiếng dân tộc (chiếm 5,67%).
14
Bảng 2.7: Trình độ ngoại ngữ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Trình độ
ngoại ngữ
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Đại học trở
lên
96 5,66% 83 5,11% 89 6,30%
Chứng chỉ
các loại
1462 86,15% 1438 88,55% 1268 89,80%
Chứng chỉ
tiếng dân tộc
73 4,30% 72 4,43% 80 5,67%
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2016 – 2018
của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh)
2.3.2. Về năng
Để đánh giá sâu hơn, thực tế hơn về năng lực đội ngũ công chức này, tác giả đã
thiết kế Phiếu khảo sát và gửi 200 phiếu khảo sát năng lực công chức các CQCM
thuộc UBND tỉnh (100 phiếu lấy ý kiến của đối tượng là trưởng, phó phòng, ban trở
lên và 100 phiếu lấy ý kiến đối tượng là chuyên viên, nhân viên). Trong 200 công
chức tham gia khảo sát, dưới 30 tuổi có 23 người (chiếm 11,5%), từ 31 – 40 tuổi có
68 người (chiếm 34%), từ 41 – 50 tuổi có 54 người (chiếm 27%) và trên 50 tuổi có 55
người (chiếm 27,5%). Về kinh nghiệm công tác có 11,5% công chức có thời gian
công tác dưới 5 năm; 25,5% công chức công tác từ 5 năm đến 10 năm; 31% công
chức công tác từ 10 năm đến 15 năm và 32% công chức công tác trên 15 năm.
Kết quả khảo sát kỹ năng của công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh thực
hiện cơ bản là “tốt” và “rất tốt”; nhất là kỹ năng soạn thảo văn bản thực hiện “tốt” và
“rất tốt” chiếm 97,5%; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin (78,5%); kỹ năng tham
mưu (87%); kỹ năng phân tích công việc (78%). Một số kỹ năng thực hiện còn ở mức
“khá” như: kỹ năng giao tiếp và thuyết trình (chiếm 35,5%); kỹ năng làm việc nhóm
(33,5%); kỹ năng lập kế hoạch (30%). Ngoài các kỹ năng trên, các kỹ năng khác của
nhóm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện phần lớn là “rất tốt” và “tốt”, trong
đó, kỹ năng phân công và phối hợp trong hoạt động công vụ (99%), kỹ năng tổ chức
và điều hành hội họp (98%).
15
Bảng 2.8: Công chức tự đánh giá các kỹ năng của bản thân trong quá trình
thực thi công vụ
TT Kỹ năng
Cấp độ đánh giá
Rất
tốt
Tốt Khá
Trung
bình
Kém
1 Kỹ năng tham mưu 29% 58% 13% 0% 0%
2 Kỹ năng lập kế hoạch 11,5% 58,5% 30% 0% 0%
3 Kỹ năng soạn thảo văn bản 42,5% 55% 2,5% 0% 0%
4
Kỹ năng thu thập và xử lý
thông tin
12% 66,5% 21,5% 0% 0%
5
Kỹ năng giao tiếp và thuyết
trình
10% 54,5% 35,5% 0% 0%
6 Kỹ năng phân tích công việc 23,5% 54,5% 22% 0% 0%
7 Kỹ năng làm việc nhóm 20% 46,5% 33,5% 0% 0%
8
Kỹ năng phân công và phối
hợp trong hoạt động công
vụ (đối với công chức lãnh
đạo quản lý)
87% 12% 1% 0% 0%
9
Kỹ năng tổ chức và điều
hành hội họp (đối với công
chức lãnh đạo quản lý)
74% 24% 2% 0% 0%
(Nguồn: Số liệu khảo sát năng lực công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng
Ninh tháng 11/2019)
Từ kết quả khảo sát đánh giá việc thực hiện các kỹ năng của công chức các
CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh có thể nhận thấy việc thực hiện một số kỹ
năng của công chức chưa được thành thạo, còn thiếu tự tin như: kỹ năng giao tiếp và
thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch; vì vậy, trong thời gian tới
cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh những
kỹ năng này.
16
2.3.3. Về thái độ
Biểu đồ 2.3: Chỉ số hài lòng của ngƣời dân, tổ chức đối với các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về công chức
giải quyết TTHC
(Nguồn: Báo cáo chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ
của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ninh năm 2018 - SIPAS)
Qua bảng số liệu cho thấy, nhìn chung người dân, tổ chức khá hài lòng với
công chức trực tiếp giải quyết TTHC, trong đó có 3/6 tiêu chí tỷ lệ người dân, tổ chức
đánh giá hài lòng cao: công chức tuân thủ đúng quy định trong giải quyết công việc là
93,95%; tiêu chí về công chức có giải thích đầy đủ các ý kiến là 93,20%; công chức
có hướng dẫn kê khai hồ sơ tận tình, chu đáo là 92,83%; có 3/6 tiêu chí có tỷ lệ người
dân, tổ chức đánh giá có mức độ hài lòng chưa được cao là: công chức có hướng dẫn
kê khai hồ sơ dễ hiểu là 92,06%; công chức có chú ý lắng nghe ý kiến là 90,45%;
công chức có thái độ giao tiếp lịch sự là 89,34%.
Mặc dù tỷ lệ hài lòng là khá cao, tuy nhiên, vẫn còn sự không hài lòng hoặc hài
lòng ở mức bình thường của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của đội ngũ công
chức này, đặc biệt là về thái độ giao tiếp lịch sự và việc chú ý lắng nghe ý kiến của
người dân, tổ chức. Do vậy, trong thời gian tới, đội ngũ công chức các CQCM thuộc
UBND tỉnh cần cải thiện thái độ, ý thức trách nhiệm trong khi thực thi công vụ, nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác CCHC, từng bước tạo niềm tin hơn nữa
của người dân, tổ chức đối với chính quyền.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Công chức
có thái độ
giao tiếp lịch
sự
Công chức có
chú ý lắng
nghe ý kiến
Công chức
có trả lời,
giải thích đầy
đủ các ý kiến
Công chức
có hướng
dẫn kê khai
hồ sơ tận
tình, chu đáo
Công chức
có hướng
dẫn kê khai
hồ sơ dễ
hiểu
Công chức
có tuân thủ
đúng quy
định trong
giải quyết
công việc
0,14 0,50 0,65 0,51 0,37 0,51
10,53 9,04 6,15 6,66 7,57 5,54
89,34 90,45
93,20 92,83 92,06 93,95
Không hài lòng (%) Bình thường (%) Hài lòng (%)
17
2.3.4. Về k t quả thực hiện công việc
Biểu đồ 2.4: Kết quả Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh Quảng Ninh (năm 2016-2018)
(Nguồn: Báo cáo phân loại đánh giá cán bộ, công chức giai đoạn 2016 – 2018 của
Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh)
2.4. Đánh giá chung về năng lực của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
2.4.1. Ưu điểm
Nhìn chung, đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh có
lập trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn trung thành và tin
tưởng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước do Đảng và Nhà nước khởi xướng và
lãnh đạo. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật. Đại đa số công chức
luôn cần cù, chịu khó học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận
chính trị, QLNN, có năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, do đó đã góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
2.4.2. Hạn ch và nguyên nhân
2.4.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, năng lực của đội ngũ công chức các
CQCM thuộc UBND tỉnh còn bộc lộ những bất cập, hạn chế thể hiện ở các mặt sau:
Về trình độ: Mặc dù trình độ chuyên môn của công chức CQCM có tỷ lệ tốt
nghiệp đại học, trên đại học khá cao; tuy nhiên, số công chức chưa qua bồi dưỡng
QLNN năm 2018 chiếm 6,16%; số công chức chưa có chứng chỉ ngoại ngữ chiếm
0,00%
10,00%
20,00%
30,00%
40,00%
50,00%
60,00%
70,00%
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
31,53% 32,10%
36,40%
67,00% 65,93%
61,05%
1,12% 0 1,35% 0,31% 0,50%
Hoàn thành XSNV (%)
Hoàn thành tốt NV (%)
Hoàn thành NV nhưng còn hạn chế năng lực (%)
Không hoàn thành NV (%)
18
3,9%, chưa kể công chức có chứng chỉ ngoại ngữ nhưng để đạt yêu cầu về giao tiếp
cơ bản còn hạn chế; bên cạnh đó, một số công chức có trình độ chuyên môn đại học
tại chức, từ xa hoặc chuyên ngành được đào tạo chưa phù hợp với vị trí việc làm còn
chiếm tỷ lệ khá.
Về kỹ năng: Mặc dù số công chức được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng
khá nhiều, tuy nhiên, năng lực thực thi công vụ đạt kết quả chưa cao, còn một bộ
phận công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu trong
giai đoạn CCHC hiện nay, điều này đã ảnh hưởng phần nào đến năng lực thực thi
công vụ của công chức các CQCM nói chung.
Về thái độ: Mặc dù tỷ lệ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ
của đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh là khá cao, tuy nhiên, vẫn còn
sự không hài lòng hoặc hài lòng ở mức bình thường của người dân, tổ chức đối với sự
phục vụ của đội ngũ công chức này, đặc biệt là về thái độ giao tiếp lịch sự và việc
chú ý lắng nghe ý kiến của người dân, tổ chức.
Về kết quả thực hiện công việc: Mặc dù tỷ lệ công chức các CQCM thuộc
UBND tỉnh được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ
hàng năm là khá cao. Tuy nhiên, kết quả trên chưa thật sự phản ánh đúng với chất
lượng, hiệu quả công tác của đội ngũ công chức này.
2.4.2.2. Nguyên nhân
- Công tác quy hoạch cán bộ, công chức nguồn của tỉnh Quảng Ninh chưa được
các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, còn nhiều bất cập, chưa được tiến hành thường
xuyên, đồng bộ.
- Công tác bổ nhiệm, tuyển dụng công chức còn nhiều hạn chế, bất cập.
- Công tác quản lý, bố trí, thực hiện chế độ chính sách đối với công chức các
CQCM thuộc UBND tỉnh còn nhiều hạn chế. Hoạt động thanh tra, kiểm tra công vụ
chưa được quan tâm đúng mức; còn mang tính hình thức, nể nang, chưa thực sự là
động lực để công chức thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng
Ninh trong những năm qua đã được quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên so với yêu cầu
thực tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức các CQCM của tỉnh chưa đáp ứng
được yêu cầu nhất là trong công tác quy hoạch, công tác đào tạo lại.
- Công tác đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh còn
hình thức, chung chung, chưa có tiêu chí cụ thể, do vậy việc đánh giá chưa phản ánh
đúng thực chất, chưa phân định được người làm tốt công việc với người chưa làm tốt,
người còn hạn chế về năng lực.
- Điều kiện làm việc cho đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh luôn
được tỉnh quan tâm, chú trọng.
19
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trong Chương 2, luận văn đã tập trung nghiên cứu thực trạng năng lực của công
chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh được đánh giá trên các lĩnh vực:
trình độ (học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức QLNN, tin học,
ngoại ngữ), kỹ năng, thái độ và kết quả thực hiện công việc. Tác giả đã đánh giá được
ưu điểm, những tồn tại, hạn chế, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đã tác
động đến năng lực đội ngũ công chức trong các cơ quan này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh một số ưu điểm đã đạt được,
vấn đề về năng lực của đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh
vẫn còn nhiều bất cập đang đặt ra cần được giải quyết. Đây sẽ là cơ sở cho việc
nghiên cứu tìm ra phương hướng, giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực công chức
các CQCM thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh ở Chương 3.
20
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CÁC
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Quan điểm nâng cao năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Thứ nhất, nâng cao năng lực đội ngũ công chức HCNN nói chung và công chức
các CQCM thuộc UBND tỉnh phải xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng.
Thứ hai, nâng cao năng lực đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh
Quảng Ninh phải gắn với mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức
của tỉnh.
Thứ ba, nâng cao năng lực đội ngũ công ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_nang_luc_cong_chuc_cac_co_quan_chuyen_mon_t.pdf