Trên cơ sở lý luận và pháp lý về năng lực công chức Văn
phòng – Thống kê cấp xã được nghiên cứu ở Chương 1, tác giả trình
bày thực trạng năng lực của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã
trên địa bàn huyện Càng Long trên các lĩnh vực sau: Trình độ; Kỹ
năng thực hiện nhiệm vụ; thái độ, hành vi. Trên cơ sở đó so sánh
thực tiễn năng lực công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã và đưa
ra đánh giá về công tác này.
Trong Chương 2, tác giả đã tiến hành phát phiếu khảo sát
trên 2 nhóm đối tượng chính. Bao gồm: công chức Văn phòng –
Thống kê cấp xã và lãnh đạo Ủy ban nhân 14 xã, thị trấn. Trên cơ sở
đó, tác giả đã thu thập được nhiều thông tin, số lượng quan trọng,
giúp cho việc phân tích thực trạng năng lực công chức Văn phòng –
Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Càng Long. Từ đó, tác giả có cơ
sở để đánh giá chính xác được những ưu điểm, hạn chế và tìm ra
những nguyên nhân hạn chế tác động đến năng lực thực thi công vụ
của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện
Càng Long. Đây cũng là cơ sở cho việc nghiên cứu tìm ra phương
hướng, giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực công chức Văn
phòng – Thống kê ở Chương 3.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Năng lực công chức văn phõng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực thi công vụ của đội ngũ
công chức Văn phòng – Thống kê; Từ đó ảnh hưởng giám tiếp đến
hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện
Càng Long.
Từ những lý do trên nên tác giả đã chọn đề tài “Năng lực
công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Càng
Long, tỉnh Trà Vinh” để làm luận văn thạc sĩ, nhằm nghiên cứu thực
trạng và đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực của đội
ngũ này.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Năng lực công chức cấp xã nói chung và năng lực công chức
Văn phòng – Thống kê nói riêng không còn là một vấn đề mới và đã
có rất nhiều công trình, đề tài nghiên cứu, luận án, luận văn được các
4
nhà quản lý, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đề cập đến vấn đề
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và nâng cao năng lực, chất
lượng công chức ở nước ta như:
Đề tài khoa học cấp Bộ (2009), “Vấn đề tạo nguồn cán bộ
các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn – thực trạng và giải
pháp” mã số: KHBĐ 51, do ThS. Trần Thị Hương Vụ trưởng Vụ
chính sách cán bộ Ban tổ chức trung ương làm chủ nhiệm, có quan
niệm: Mục tiêu tạo nguồn là giúp cán bộ cấp xã vùng cao, vùng đặc
biệt khó khăn có đủ điều kiện chuẩn hóa. Tuy nhiên, nếu chỉ đào tạo,
bồi dưỡng thì sẽ chưa đủ điều kiện để chuẩn hóa cán bộ cơ sở nơi
đây.
- Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm đồng chủ biên
(2010), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là công trình được khá nhiều
người quan tâm. Vì nó làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn cán
bộ, công chức nói chung. Nghiên cứu không đề cập trực tiếp công
chức cấp xã nhưng có thể tham khảo nguyên tắc chung để giúp định
hướng cho luận văn.
- Ngô Thành Can (2018), Công vụ và quản lý thực thi công
vụ đã nêu rõ những thành phần của năng lực thực thi công vụ, các
yếu tố ảnh hưởng và cách thức phát triển thực thi công vụ.
- Nguyễn Thị Hồng Hải (2011), “Một số vấn đề về phát triển
năng lực của cán bộ, công chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 1.
Tác giả đã tập trung làm rõ các lý luận về năng lực, cơ sở hình thành
năng lực của cán bộ, công chức và đưa ra một số biện pháp để phát
triển năng lực phù hợp với môi trường hành chính nhà nước.
5
- Nguyễn Hồng Tín, Võ Thị Thanh Lộc, nguyễn Quang
Tuyến, Võ Kim Thoa và Võ Thành Danh (2015), “Đánh giá thực
trạng năng lực cán bộ, công chức thành phố Cần Thơ”, Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Tác giả trình bày kết quả đánh
giá năng lực cán bộ, công chức bào gồm khả năng đáp ứng yêu cầu
công việc, đòi hỏi của tổ chức. Đưa ra các nguyên nhân, hạn chế,
động lực làm việc, việc phát huy năng lực của cán bộ, công chức như
chế độ đãi ngộ, bố trí công việc, áp lực công việc, cơ hội thăng tiến
cũng như môi trường làm việc. Kết quả nghiên cứu góp phần xác
định nhu cầu và xây dựng chương trình, nội dung đào tạo nhằm nâng
cao năng lực xây dựng nguồn nhân lực thành phố Cần Thơ chất
lượng và vững mạnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực công chức và thực
trạng năng lực công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn
huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Qua đó đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao năng lực công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã
trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh để đáp ứng yêu cầu
phát triển tại địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực
công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
- Phân tích thực trạng năng lực công chức Văn phòng –
Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh chỉ ra
những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
6
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực công
chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Càng Long,
tỉnh Trà Vinh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực của công chức Văn
phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà
Vinh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: Luận văn tiếp cận và nghiên cứu về năng lực
công chức Văn phòng – Thống kê huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
thông qua: Kiến thức, trình độ; Kỹ năng; Thái độ; Kết quả thực hiện
nhiệm vụ.
Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu năng lực công
chức Văn phòng – Thống kê của 13 xã và 01 thị trấn trên địa bàn
huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Phạm vi về thời gian: Đề tài luận văn chỉ khảo sát năng lực
của công chức Văn phòng – Thống kê trên địa bàn huyện Càng
Long, tỉnh Trà Vinh trong khoảng thời gian 2015 – 2019.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
5.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về
Nhà nước, về năng lực công chức Văn phòng – Thống kê.
7
5.2. Phương pháp cụ thể
Thực hiện luận văn này, tác giả đã vận dụng kết hợp các phương
pháp sau: điều tra xã hội học, phân tích, đánh giá, thống kê và tổng
hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề
về lý luận năng lực công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần làm rõ thực trạng
năng lực công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện
Càng Long, tỉnh Trà Vinh, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
năng lực đội ngũ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã. Bên cạnh
đó, Luận văn còn là nguồn tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên
khi nghiên cứu về lĩnh vực này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về năng lực của công
chức Văn phòng – Thống kê cấp xã.
Chương 2: Thực trạng về năng lực của công chức Văn phòng
– Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Chương 3: Quan điểm, Giải pháp nâng cao năng lực công
chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Càng Long,
tỉnh Trà Vinh.
8
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ NĂNG LỰC CÔNG
CHỨC
VĂN PHÕNG - THỐNG KÊ CẤP XÃ
1.1. Công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã
1.1.1. Khái niệm, vị trí và vai trò công chức Văn phòng – Thống
kê
1.1.1.1. Khái niệm
- Ủy ban nhân dân cấp xã:
Ủy ban nhân dân cấp xã do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu,
là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa
phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà
nước cấp trên [36, tr.3].
- Công chức
Công chức là một khái niệm chung được sử dụng phổ biến
nhiều quốc gia trên thế giới để chỉ những công dân được tuyển vào
làm việc thường xuyên trong cơ quan nhà nước, do tính chất đặc thù
của mỗi quốc gia, khái niệm công chức trong phạm vi những hoạt
động quản lý nhà nước.
- Công chức cấp xã:
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ
một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp
xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [36,tr.1-2].
1.1.1.2. Vị trí và vai trò của công chức Văn phòng – Thống
kê cấp xã
* Vai trò của công chức cấp xã:
9
Trong hệ thống chính quyền ở nước ta thì chính quyền cấp
cơ sở có một vị trí rất quan trọng, là cầu nối trưc tiếp của hệ thống
chính quyền nhà nước với nhân dân thông qua đội ngũ công chức
cấp xã. Công chức cấp xã là những người gần dân nhất, sát dân
nhất, mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
có đến được với nhân dân hay không, đến đúng, đầy đủ và có được
nhân dân tiếp thu đúng đắn hay không đều thông qua đội ngũ công
chức cấp xã. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói
riêng và hệ thống chính trị nói chung, xét đến cùng được giải quyết
định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ công
chức cấp xã.
* Vị trí và vai trò công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã:
Công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã tham mưu giúp Ủy
ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy
ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, tổ
chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo,
dân tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp luật [9]
1.1.2. Đặc điểm của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã
Xuất phát từ đặc điểm hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm
các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức đoàn thể. Công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã là một bộ
phận công chức, nguồn nhân lực quan trọng trong hệ thống chính trị
do Đảng lãnh đạo.
1.1.3. Nhiệm vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã
Tại Điều 5, Mục 2, Chương 1 của Thông tư số 06/2012/TT-BNV,
ngày 30/10/2012 của Bộ nội vụ hướng dẫn về chức trách tiêu chuẩn
cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn quy
định rõ nhiệm vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã
10
1.1.4. Tiêu chuẩn của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã
Tiêu chuẩn công chức xã được quy định tại Điều 3, Nghị định số
112/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn
quy định
* Tiêu chuẩn chung đối với công chức cấp xã
Theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính
phủ thuộc Chương II (tại Khoản 1, điều 3 quy định tiêu chuẩn chung
của công chức cấp xã phường, thị trấn)
* Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã, công chức Văn
phòng – Thống kê cấp xã.
Tại Khoản 1, Điều 2, mục 1 Chương 1; Thông tư số
06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ quy định về tiêu
chuẩn cụ thể của công chức xã, phường, thị trấn
1.2. Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã
1.2.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực công chức
Văn phòng – Thống kê cấp xã
1.2.1.1. Khái niệm
- Năng lực
Năng lực là một thuật ngữ đa nghĩa, rất khó định lượng. Có rất
nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về năng lực.
Khi nói đến năng lực là nói đến khả năng đạt được kết quả
trong hoạt động nào đó. Muốn hoạt động có kết quả thì cá nhân phải có
những phẩm chất tâm lý nhất định phù hợp với yêu cầu của hoạt động
đó. Nếu thuộc những tính tâm lý không phù hợp với yêu cầu của họat
động đó thì coi như không có năng lực [37].
- Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê
Khái niệm công chức Văn phòng – Thống kê:
11
Năng lực luôn gắn với hoạt động, nói năng lực là năng lực
trong một hoạt động nào đó, biểu hiện ở hiệu suất hoạt động của cá
nhân và quyết định trực tiếp chất lượng hoạt động của cá nhân, bất
kỳ hoạt động nào bên cạnh phẩm chất nhân cách cần thiết, con người
phải có năng lực phù hợp với hoạt động ấy.
1.2.1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực công chức Văn phòng
– Thống kê cấp xã
Là tổng hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ, mà nó ảnh
hưởng đến công việc; chúng tương quan hỗ trợ lẫn nhau trong quá
trình thực thi nhiệm vụ, có thể nâng cao thông qua quá trình đào tạo,
bồi dưỡng.
Các yếu tố cấu thành năng lực công chức Văn phòng –
Thống kê cấp xã bao gồm: Kiến thức, kỹ năng và thái độ thực công
vụ.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực công chức Văn phòng – Thống
kê cấp xã
a. Về kiến thức, trình độ
Kiến thức được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong
nhiều cách tiếp cận, kiến thức có được thông qua đào tạo và bồi
dưỡng, được tích lũy từ thực tế. Cơ quan hành chính nhà nước sử
dụng công chức để thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước
nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
b. Kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ của công chức Văn phòng
– Thống kê cấp xã
Kỹ năng được hiểu là khả năng vận dụng thuần thục những
kiến thức nhận được, tích lũy được vào thực tế để tiến hành có hiệu quả
một hoạt động nào đó. Đối với công chức, kỹ năng giải quyết công việc
là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng của công
12
chức, phản ánh tính chuyên nghiệp của công chức trong thực thi công
vụ. Thực tế chỉ một số kỹ năng nghiệp vụ của con người được hình
thành trong quá trình học tập tại trường lớp, phần lớn kỹ năng được
hình thành trong quá trình công tác, giải quyết công việc, tự rút kinh
nghiệm.
C. Thái độ, hành vi
Thái độ là cách nghĩ, cách nhìn nhận và cách hành động trước
một vấn đề hay một tình huống cụ thể. Thái độ của công chức là sự
thích hay không thích, đồng tình, phản đối hay thờ ơ trước một sự việc,
hiện tượng hoặc một người từ đó ảnh hưởng tới hành vi của họ khi ứng
xử với sự việc, hiện tượng hoặc con người. Thông thường nếu có thái
độ tích cực thì hành vi tích cực và ngược lại. Hành vi của công chức
được hiểu là hành động của họ với đối tượng trong tình huống cụ thể.
Như vậy, cùng một sự vật, hiện tượng, nếu công chức có thái độ, hành
vi khác nhau thì sẽ có cách hành xử khác nhau, mang lại kết quả khác
nhau.
1.3. Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến năng lực công chức
Văn phòng – Thống kê cấp xã
1.3.1. Công tác tuyển dụng; Công tác bố trí, sử dụng công chức
1.3.1.1. Công tác tuyển dụng
1.3.1.2. Công chức bố trí, sử dụng công chức
1.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác quy hoạch
1.3.2.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
1.3.2.2. Công tác quy hoạch
13
1.3.3. Công tác đánh giá công chức
1.3.4. Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với công chức
1.3.5. Môi trường làm việc và văn hóa công sở
1.3.6. Kinh nghiệm công tác của công chức Văn phòng – Thống kê
Tiểu kết chƣơng 1
Trọng tâm Chương 1 của Luận văn, Tác giả đã đề cập đến
một số khái niệm về công chức cấp xã nói chung và công chức Văn
phòng – Thống kê cấp xã nói riêng; Trình bày những vấn đề chung
về năng lực, năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng –
Thống kê cấp xã, trong đó đã đề ra tiêu chí đánh giá năng lực và các
yếu tố tác động đến năng lực của công chức Văn phòng – Thống kê
cấp xã. Đồng thời Luận văn cũng đã xác định đặc điểm, vị trí và vai
trò của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã đối với hoạt động
chính quyền địa phương cấp xã và nền hành chính nhà nước nói
chung. Từ cơ sở lý luận và pháp lý được đề cập trong Chương 1 là
luận cứ khoa học giúp tác giả phân tích, đánh giá thực trạng năng lực
đội ngũ công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện
Càng Long, tỉnh Trà Vinh trong Chương 2 cũng như đề xuất giải
pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ cho cán bộ công chức Văn
phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà
Vinh trong Chương 3 của Luận văn.
14
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC VĂN PHÕNG –
THỐNG KÊ CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÀNG LONG,
TỈNH TRÀ VINH
2.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội
trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Càng Long nằm ở phía Bắc tỉnh Trà Vinh và là huyện
cửa ngõ của tỉnh Trà Vinh. Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Vũng
Liêm, tỉnh Vĩnh Long; phía Nam giáp huyện Tiểu Cần và huyện Cầu
Kè, tỉnh Trà Vinh; phía Đông giáp huyện Châu Thành và Thành phố
Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh và huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Trung
tâm của huyện nằm ven Quốc lộ 53, nối liền hai tỉnh Trà Vinh và
Vĩnh Long, cách Thành phố Trà Vinh 21km và cách Thành phố Vĩnh
Long 43km. Càng Long có diện tích 30.009,88 ha. Huyện Càng
Long được xem là cửa ngỏ giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội của
tỉnh Trà Vinh trong khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long. Toàn
huyện có 14 đơn vị hành chính cấp xã (13 xã – 01 thị trấn, với 135
ấp – khóm.
Dân số của Huyện là 171.955 người, mật độ dân số 563
người/km2. Với 3 dân tộc chính, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh
chiếm gần 92,77%, dân tộc Khmer chiếm 7,07% so với tổng số dân
tập trung ở 3 xã: Bình Phú, Phương Thạnh, Huyền Hội. Còn lại là
dân tộc khác Về lao động, số lao động 96.870 người, so tỷ lệ dân số
57,40%. Trong đó: trong độ tuổi lao động là 91.847 người. Lao động
có việc làm là 94.628 người, số lao động không có việc làm là 2.242
người (năm 2019).
15
2.1.2. Kinh tế – xã hội
Nhân dân trong huyện sinh sống chủ yếu bằng nghề nông
nghiệp chiếm khoảng 80%, còn lại các hộ sản xuất kinh doanh và
sống bằng các ngành nghề, lĩnh vực khác.
2.2. Tình hình công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa
bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
2.2.1. Về số lượng
Theo Điều 4 của Nghị định số 92/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của
Chính Phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với
cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã [11]. và Quyết định số 14/2009/QĐ-
UBND của UBND tỉnh Trà Vinh về việc quy định số lượng, chức
danh, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức cấp xã,
phường, thị trấn tỉnh Trà Vinh
2.2.2. Về cơ cấu
Theo báo cáo thống kê của Phòng nội vụ huyện Càng Long,
tính đến tháng 4/2019 thì hiện này toàn huyện Càng Long có 40 công
chức Văn phòng – Thống kê cấp xã chiếm 24,8% số lượng công
chức cấp xã trên địa bàn huyện Càng Long [33].
2.3. Thực trạng năng lực của công chức Văn phòng - Thống kê
cấp xã trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
2.3.1. Về kiến thức, trình độ
- Về trình độ chuyên môn:
- Về trình độ lý luận chính trị:
- Về trình độ quản lý nhà nước:
- Về trình độ tin học:
- Về trình độ ngoại ngữ
+ Trình độ Tiếng Anh
16
+ Trình độ tiếng Khmer
2.3.2. Về kỹ năng thực hiện nhiệm vụ
Để đảm bảo về chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước không chỉ đòi hỏi ở công chức Văn phòng – Thống kê phải có
bằng cấp chuyên môn đáp ứng nhu cầu công việc. Bản thân của mỗi
công chức phải có tư duy độc lập, sáng tạo, nắm vững thực tiễn về
đời sống, xã hội, am hiểu thực tế mà trước hết là thuộc lĩnh vực
chuyên môn đang công tác và nhanh nhẹn trong quá trình giải quyết
công việc của mình phù hợp với thực tế. Năng lực công tác phải luôn
gắn liền với kỹ năng giải quyết công việc theo đúng chức trách và
nhiệm vụ của mỗi công chức.
2.3.3. Về thái độ, hành vi
Thái độ của công chức được biểu hiện qua hành vi bên
ngoài. Để đánh giá thái độ của công chức là công việc không đơn
giản, không thể thực hiện một cách chủ quan mà phải xem xét cả quá
trình công tác của công chức; đánh giá đầy đủ các tiêu chí trong từng
hoàn cảnh cụ thể và đánh giá trên nhiều góc độ khác nhau.
2.4. Đánh giá chung về năng lực công chức Văn phòng – Thống
kê cấp xã trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
2.4.1. Ưu điểm
Qua quá trình phân tích, tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng
về năng lực công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn
huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh cho thấy đôi ngũ công chức Văn
phòng – Thống kê có những điểm mạnh sau:
Một là, cơ cấu độ tuổi của đội ngũ công chức Văn phòng –
Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Càng Long có tính kế thừa giữa
các thế hệ và được trẻ hóa, nhất là tỷ lệ công chức Văn phòng –
Thống kê cấp xã có độ tuổi từ 40 tuổi trở xuống chiếm tỷ lệ là 82.5%
17
(33/40 người), độ tuổi từ 41 – 50 tuổi chiếm 7.5% (3/40 người), độ
tuổi từ 51 – 55 tuổi chiếm 10% (4/40 người). Đây là nhóm tuổi đầy
nhiệt huyết, năng động, có khả năng tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để
nâng cao trình độ hiểu biết đáp yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn
hiện nay.
Hai là, 100% công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã đáp
ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ là từ trung cấp trở
lên, đặc biệt là đến tháng 4 năm 2019 có tới 32 người có trình độ đại
học, chiếm tỷ lệ 80%; phần lớn công chức Văn phòng – Thống kê
đều đáp ứng yêu cầu về trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị và
trình độ ngoại ngữ, tin học. Trình độ chuyên môn phần lớn được
đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đây sẽ là điều kiện cơ bản để
công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã cập nhật kiến thức mới,
nâng cao hiệu quả công tác, hoàn tốt nhiệm vụ được giao.
Ba là, hầu hết công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên
địa bàn huyện Càng Long tự đánh giá họ thành thạo các kỹ năng
trong thực hiện nhiệm vụ. Công chức văn phòng – Thống kê đánh
giá bản thân họ một số kỹ năng từ thành thạo đến rất thành thạo như
kỹ năng tham mưu; kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin vào công tác chuyên môn.
Bốn là, công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã có ý thức
chấp hành chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có đạo
đức, tác phong; có tinh thần hợp tác, thái độ cầu thị tốt trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo đánh giá tốt.
Năm là, từ năm 2015 đến năm 2018 phần lớn công chức Văn
phòng – Thống kê tự đánh giá là hoàn tốt và hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, không có trường hợp công chức Văn phòng – Thống kê
nào không hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
18
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
2.4.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đưc trình bày ở trên, năng lực công
chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Càng Long
cũng còn bộc lộ một số hạn chế như sau:
Một là, việc bố trí số lượng công chức Văn phòng – Thống
kê chưa đảm đúng số biên chế được giao; trình độ chuyên môn chưa
đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và vận
dụng kiến thức được đào tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ còn
nhiều hạn chế.
Hai là, kỹ năng trong quá thực hiện nhiệm vụ chưa được
thực hiện thành thạo, chưa tương xứng với kiến thức chuyên môn
được đào tạo.
Ba là, thái độ, hành vi
Việc đánh giá thái độ, hành vi của công chức Văn phòng –
Thống kê cấp xã là công việc không hề đơn giản, không thể thực
hiện một cách chủ quan mà phải xem xét thông qua quá trình công
tác. Tuy nhiên qua phiếu khảo sát cho thấy hạn chế của công chức
Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Càng Long còn
thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc; ý thức học tập nâng cao
trình độ chuyên môn chưa cao gây ảnh hưởng đến công cuộc cải
cách, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính.
2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế, yếu kém về năng lực của công chức Văn
phòng – Thống kê cấp xã đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoàn
thành nhiệm vụ được giao cũng như hiệu quả hoạt động của cơ quan.
Nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế năng lực của công chức Văn
phòng – Thống kê cấp xã như sau:
19
- Một là, Công tác tuyển dụng:
- Hai là, Công tác bố trí và sử dụng:
- Ba là, Công tác đào tạo, bồi dưỡng:
- Bốn là, Công tác đánh giá công chức:
- Năm là, Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ công
chức:
- Sáu là, Môi trường làm việc, văn hóa công sở.
Tiểu kết chƣơng 2
Trên cơ sở lý luận và pháp lý về năng lực công chức Văn
phòng – Thống kê cấp xã được nghiên cứu ở Chương 1, tác giả trình
bày thực trạng năng lực của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã
trên địa bàn huyện Càng Long trên các lĩnh vực sau: Trình độ; Kỹ
năng thực hiện nhiệm vụ; thái độ, hành vi. Trên cơ sở đó so sánh
thực tiễn năng lực công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã và đưa
ra đánh giá về công tác này.
Trong Chương 2, tác giả đã tiến hành phát phiếu khảo sát
trên 2 nhóm đối tượng chính. Bao gồm: công chức Văn phòng –
Thống kê cấp xã và lãnh đạo Ủy ban nhân 14 xã, thị trấn. Trên cơ sở
đó, tác giả đã thu thập được nhiều thông tin, số lượng quan trọng,
giúp cho việc phân tích thực trạng năng lực công chức Văn phòng –
Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Càng Long. Từ đó, tác giả có cơ
sở để đánh giá chính xác được những ưu điểm, hạn chế và tìm ra
những nguyên nhân hạn chế tác động đến năng lực thực thi công vụ
của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện
Càng Long. Đây cũng là cơ sở cho việc nghiên cứu tìm ra phương
hướng, giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực công chức Văn
phòng – Thống kê ở Chương 3.
20
CHƢƠNG 3:
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CÔNG CHỨC VĂN PHÕNG – THỐNG KÊ CẤP XÃ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác cán bộ là cơ
sở để nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Văn
phòng – Thống kê cấp xã.
Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của
Ban chấp hành trung ương về việc đổi mới và nâng cao chất lượng
hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn (Khóa IX) đã định
hướng: “Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và
vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức
dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân” đồng thời phải thực
hiện “trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải
quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở”[1]. Những
định hướng đó được tiếp tục nhắc lại trong các văn bản tiếp theo sau
này.
Kết luận số 37-KL/TW ngày 02 tháng 02 năm 2009 của Ban
chấp hành trung ương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược
cán bộ từ nay đến năm 2020 (Khóa X), trong đó tiếp tục xác định
mục tiêu cần đạt là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị
vững vàng, phẩm chất v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_nang_luc_cong_chuc_van_phong_thong_ke_cap_x.pdf