Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hởng đến mức độ công bố thông tin tùy ý trên Báo cáo tài chính giữa niên độ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Dương Ngọc Nhu Quỳnh

LÝ THUYẾT KHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TÙY Ý

1.2.1. Lý thuyết thông tin hữu ích

Lý thuyết này nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản của BCTC là cung

cấp thông tin hữu ích và thích hợp cho các đối tượng sử dụng trong6

việc ra quyết định kinh tế.

Khi vận dụng lý thuyết này, các nhà nghiên cứu đã kiểm

chứng sự ảnh hưởng của các nhân tố như chủ thể kiểm toán, tỉ lệ

thành viên độc lập của HĐQT.

1.2.2. Lý thuyết tín hiệu

Đối với các CTNY, các nhà quản lý CBTT ra thị trường một

cách tự nguyện và đưa các tín hiệu đến nhà đầu tư. Do vậy, CBTT là

một trong những công cụ mà các công ty dùng để tạo ra sự khác biệt

về chất lượng hoạt động của đơn vị mình so với đơn vị khác. CBTT

được xem là tín hiệu của riêng công ty phát ra cho nhà đầu tư.

Khi vận dụng lý thuyết này, các nhà nghiên cứu đã kiểm

chứng sự ảnh hưởng của các nhân tố như quy mô, lợi nhuận hay sự

tăng trưởng đến mức độ CBTT trên BCTC.

1.2.3. Lý thuyết đại diện

Khi người chủ sở hữu thuê bên đại diện quản lý công ty, có thể

xuất hiện xung đột lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý. Cổ đông

mong muốn tối đa hóa lợi ích, muốn kiểm soát nhưng lại không trực

tiếp điều hành kinh doanh. Trong khi đó, nhà quản lý có thể đưa ra

các quyết định nhằm mang lại lợi ích cho chính bản thân họ và có xu

hướng quên đi lợi ích của cổ đông khi họ có thể đạt được mức lợi

nhuận nào đó. Khi lợi ích của cổ đông và nhà quản lý bất đồng, lúc

đó xuất hiện khả năng về mối bất hòa những người quản lý [18].

Xung đột lợi ích này bộc lộ rõ nhất ở các công ty lớn [24].

Vận dụng lý thuyết đại diện, các nhà nghiên cứu thường kiểm

chứng ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ CBTT gồm mức độ

độc lập của hội đồng quản trị HĐQT với ban giám đốc (BGĐ), tỉ lệ

sở hữu cổ phiếu của nhà quản lý, tỉ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ

(chẳng hạn như, [7], [10], v.v).

pdf26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hởng đến mức độ công bố thông tin tùy ý trên Báo cáo tài chính giữa niên độ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Dương Ngọc Nhu Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo cáo đầy đủ theo quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam 21 “Trình bày báo cáo tài chính (BCTC)” hoặc các BCTC tóm lược quy định trong chuẩn mực này cho một kỳ kế toán giữa niên độ. 1.1.2. Vai trò của báo cáo tài chính giữa niên độ Cải thiện tình trạng thông tin bất cân xứng, tác động tích cực đến giá cổ phiếu và các giao dịch trên thị trường chứng khoán. Cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho người sử dụng để xây dựng các kế hoạch hoạt động và ra các quyết định đầu tư. Đóng góp vào sự quản lý hiệu quả của doanh nghiệp và tăng giá trị thị trường của nó. Tăng cường tính minh bạch thông tin. 1.1.3. Đo lƣờng mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính giữa niên độ Về CBTT tự nguyện: Thông tin được công bố tự nguyện là các thông tin mà CTNY không bắt buộc phải công bố. Đánh giá mức độ CBTT tự nguyện thông qua danh mục thông tin tự nguyện công bố từ những nghiên cứu trước đó hoặc của các hội nghề nghiệp, dựa trên việc cho điểm từng khoản mục. Khi khảo sát BCTC của các đơn vị, điểm 1 sẽ được gán cho những khoản mục 5 có công bố và điểm 0 sẽ được gán cho những khoản mục không công bố. Về CBTT bắt buộc: Thông tin phải công bố bắt buộc là các thông tin mà các văn bản pháp luật có liên quan quy định các CTNY phải công bố theo quy. Để đo lường mức độ CBTT bắt buộc, các nhà nghiên cứu thường tiếp cận theo một trong hai cách phổ biến, đó là đo lường có đánh giá trọng số của từng mục thông tin và không trọng số (tức là tất cả các mục thông tin được đánh giá có mức độ quan trọng hay tính hữu ích là như nhau). Ngoài hai loại CBTT thường được đề cập và nghiên cứu, trong lĩnh việc nghiên cứu về CBTT, còn có loại CBTT tùy ý. CBTT tùy ý là một trường hợp đặc biệt của CBTT bắt buộc. CBTT tùy ý phát sinh khi những thông tin bắt buộc phải công bố theo quy định của pháp luật nhưng chưa được các văn bản pháp luật quy định chi tiết về chừng mực (chiều sâu) của thông tin được công bố nên doanh nghiệp có thể tùy ý điều chỉnh mức độ CBTT nhiều hay ít. Để đo lường mức độ CBTT tùy ý, phương pháp tiếp cận không trọng số thường được áp dụng trên nhiều nghiên cứu để đánh giá độ sâu của thông tin trên BCTC. Theo đó, trước hết từng mục thông tin được đánh giá là có được công bố hay không và sau đó bản thân từng mục thông tin được đánh giá ở bước tiếp theo là đã được đơn vị công bố chi tiết đến mức độ nào; tương ứng với từng mức độ chi tiết là các trọng số khác nhau. 1.2. LÝ THUYẾT KHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TÙY Ý 1.2.1. Lý thuyết thông tin hữu ích Lý thuyết này nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích và thích hợp cho các đối tượng sử dụng trong 6 việc ra quyết định kinh tế. Khi vận dụng lý thuyết này, các nhà nghiên cứu đã kiểm chứng sự ảnh hưởng của các nhân tố như chủ thể kiểm toán, tỉ lệ thành viên độc lập của HĐQT. 1.2.2. Lý thuyết tín hiệu Đối với các CTNY, các nhà quản lý CBTT ra thị trường một cách tự nguyện và đưa các tín hiệu đến nhà đầu tư. Do vậy, CBTT là một trong những công cụ mà các công ty dùng để tạo ra sự khác biệt về chất lượng hoạt động của đơn vị mình so với đơn vị khác. CBTT được xem là tín hiệu của riêng công ty phát ra cho nhà đầu tư. Khi vận dụng lý thuyết này, các nhà nghiên cứu đã kiểm chứng sự ảnh hưởng của các nhân tố như quy mô, lợi nhuận hay sự tăng trưởng đến mức độ CBTT trên BCTC. 1.2.3. Lý thuyết đại diện Khi người chủ sở hữu thuê bên đại diện quản lý công ty, có thể xuất hiện xung đột lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý. Cổ đông mong muốn tối đa hóa lợi ích, muốn kiểm soát nhưng lại không trực tiếp điều hành kinh doanh. Trong khi đó, nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định nhằm mang lại lợi ích cho chính bản thân họ và có xu hướng quên đi lợi ích của cổ đông khi họ có thể đạt được mức lợi nhuận nào đó. Khi lợi ích của cổ đông và nhà quản lý bất đồng, lúc đó xuất hiện khả năng về mối bất hòa những người quản lý [18]. Xung đột lợi ích này bộc lộ rõ nhất ở các công ty lớn [24]. Vận dụng lý thuyết đại diện, các nhà nghiên cứu thường kiểm chứng ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ CBTT gồm mức độ độc lập của hội đồng quản trị HĐQT với ban giám đốc (BGĐ), tỉ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà quản lý, tỉ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ (chẳng hạn như, [7], [10], v.v). 7 1.2.4. Lý thuyết thông tin bất cân xứng Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thông tin hơn bên đối tác hoặc có thông tin nhưng thông tin không chính xác. Điều này khiến cho bên có ít thông tin hơn có những quyết định không chính xác khi thực hiện giao dịch đồng thời bên có nhiều thông tin hơn cũng sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên kia khi thực hiện nghĩa vụ giao dịch. Vận dụng lý thuyết thông tin bất cân xứng, các nhà nghiên cứu thường kiểm chứng ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ CBTT gồm tỉ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà quản lý (chẳng hạn như, [7], [9], v.v). 1.2.5. Lý thuyết tính kinh tế của thông tin Lý thuyết tính kinh tế của thông tin được coi là một trong những lý thuyết quan trọng nhất ảnh hưởng đến CBTT. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường [27] cho rằng mức độ CBTT được nhà quản lý xác định bởi sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích liên quan đến việc CBTT nhằm giảm thiểu sự bất đối xứng thông tin và các vấn đề của lý thuyết đại diện. Việc áp dụng lý thuyết đại diện trong bối cảnh lý thuyết tính kinh tế của thông tin là thích hợp hơn để cung cấp những hiểu biết sâu sắc về việc CBTT, cho rằng các nhà quản lý tìm cách giảm thiểu sự bất đối xứng thông tin bằng cách cân bằng chi phí và lợi ích của việc CBTT khi đối mặt với các quyết định về mức độ CBTT ra bên ngoài (giá trị kinh tế của thông tin). Vận dụng lý thuyết tính kinh tế của thông tin, các nhà nghiên cứu thường kiểm chứng ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ trì hoãn công bố BCTC và quy mô công ty (chẳng hạn như, [27], v.v). 8 1.3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố mức độ trì hoãn công bố báo cáo tài chính Mức độ trì hoãn công bố BCTC được đo bằng tỉ lệ giữa độ trễ thực tế so với độ trễ lý thuyết. Độ trễ thực tế là số ngày từ khi kết thúc kì kế toán giữa niên độ đến khi sàn chứng khoán nhận được BCTC giữa niên độ; còn độ trễ lý thuyết được quy định theo các văn bản pháp luật có liên quan [27]. Trên phương diện các nghiên cứu định lượng, gần đây, nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng [9] đã kết luận rằng mức độ trì hoãn của BCTC có tác động thuận chiều đến chất lượng BCTC. Ngược lại, với lĩnh vực CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường [27] đã kết luận rằng tại Việt Nam, mức độ CBTT là cao hơn ở các CTNY có thời gian phát hành BCTC giữa niên độ ngắn hơn. Điều này có thể được lý giải là các công ty này có động cơ hơn trong việc cung cấp thông tin kịp thời cho người sử dụng, qua đó nâng cao chất lượng CBTT và do vậy hưởng được nhiều lợi ích hơn. 1.3.2. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố chủ thể kiểm toán thực hiện soát xét báo cáo tài chính BCTC giữa niên độ có thể phải được soát xét hoặc không, tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc gia cũng như yêu cầu khác nhau của mỗi thị trường chứng khoán. Đối với nước ta, BCTC bán niên bắt buộc phải được soát xét theo thông tư số 155/2015/TT-BTC. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc BCTC được kiểm toán và mức độ CBTT của nó. Năm 2015, Nguyễn Hữu Cường [27] đã nghiên cứu trên 700 BCTC giữa niên độ ở các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình 9 Dương và kết luận rằng mức độ CBTT tùy ý ở các BCTC đã được soát xét cao hơn mức độ CBTT của những BCTC không được soát xét. Đồng thời, ông cũng chỉ ra chủ thể kiểm toán (có được soát xét bởi Big 4 – KPMG, E&Y, PwC, và Deloitte hay không) cũng ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ. Tuy nhiên, Nguyễn Thị Thủy Hưởng [11] đã tóm lược ở một số nghiên cứu của Meek và cộng sự (1995) và nghiên cứu của Owusu-Ansah và Yeoh (2005), lại kết luận rằng biến chủ thể kiểm toán không có tác động đến mức độ CBTT tự nguyện của doanh nghiệp. 1.3.3. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố tỉ lệ vốn nhà nƣớc trên vốn điều lệ Werner [34] khi thực hiện nghiên cứu 128 CTNY tại Indonesia trong 3 năm 2005-2007 cũng đã phát hiện rằng cổ đông kiểm soát (là nhà nước) chiếm trên 50% cổ phần thì mức độ CBTT thấp hơn. Tương tự, Nguyễn Trọng Nguyên [7] đã tóm lược rằng nghiên cứu của Jason Zezong Xiao và cộng sự (2004) đã kiểm chứng được rằng vốn nhà nước càng cao thì mức độ công bố tự nguyện thông tin trên Internet càng ít. Tuy nhiên nghiên cứu ở Việt Nam lại có kết luận rằng quyền sở hữu vốn của Nhà nước (đo lường bằng tỉ lệ vốn Nhà nước trên vốn điều lệ) không có ảnh hưởng gì đến mức độ CBTT trên BCTC (xem [9]). 1.3.4. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố tỉ lệ vốn sở hữu của nhà quản lý Một khi nhà quản lý có nhiều thông tin hơn về tình hình công ty thì họ sẽ dùng quyền quản lý để trục lợi cho bản thân họ. Đặc biệt, chi phí đại diện tăng lên đáng kể ở những công ty được quản lý bởi một giám đốc không phải là cổ đông của công ty [14]. Chi phí đại 10 diện và số lượng cổ phần của nhà quản lý công ty có mối quan hệ nghịch biến với nhau. Chi phí đại diện tăng lên cùng với số lượng những cổ đông không nằm trong bộ phận quản lý công ty. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu gần đây ở Việt Nam, Nguyễn Thị Phương Hồng [9] có kết luận rằng tỉ lệ sở hữu vốn của nhà quản lý lại không có ảnh hưởng gì đến chất lượng CBTT trên BCTC năm. 1.3.5. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố mức độ độc lập của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Nguyễn Trọng Nguyên [7] đã tóm lược rằng các nghiên cứu của Mohamed Akhtaruddin và cộng sự (2009); Eugene C.M. Cheng & Stephen M.Courtenay (2006), Chiraz Ben Ali (2009), Nurwati Ashikkin Ahmad Zaluki (2009), Ienciu (2012) đã kết luận rằng các công ty có tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng cao thì mức độ CBTT càng nhiều. 1.3.6. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố quy mô công ty Ở Việt Nam, trên phương diện các nghiên cứu định lượng, Nguyễn Hữu Cường [27] cũng đã kết luận rằng quy mô của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ. Trong khi đó nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hào [10] cũng đưa ra kết luận tương tự nhưng khi nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTC năm. 1.3.7. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố tỉ suất sinh lời Theo chiều hướng đưa ra kết luận về mối quan hệ thuận chiều giữa lợi nhuận của công ty và mức độ CBTT, có nghiên cứu của Singhvi & Desai [31]. Ngược lại, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy Hưởng [11] đã tóm lược nghiên cứu của Belkaoui và Kahl (1978) cho 11 rằng mức độ sinh lời có tác động ngược chiều đối với mức độ CBTT trên BCTC năm. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường [27] trên các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương lại kết luận rằng đối với mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ, công ty có thu nhập thuần dương thì có mức độ CBTT tùy ý thấp hơn. 1.3.8. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố tính tự chủ về tài chính Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy Hưởng [11] có tóm lược rằng các nghiên cứu thực nghiệm của Bradbury (1990), hay Naser (1998) đã tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa đòn bẩy nợ và mức độ CBTT, tức mối quan hệ ngược chiều giữa tính tự chủ về tài chính và mức độc CBTT. Ngược lại, Nguyễn Thị Thủy Hưởng [11] cũng đã tóm lược rằng cũng nghiên cứu về tác động của nhân tố tự chủ về tài chính, nhưng các nghiên cứu của Carson và Simnett (1997), hay của Archambault (2003) lại không tìm ra được bằng chứng định lượng về ảnh hưởng của nhân tố này đến mức độ CBTT trên BCTC năm của doanh nghiệp. 1.3.9. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố khả năng thanh toán nhanh Singhvi và Desai [31] cho thấy rằng khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao thì mức độ CBTT trên BCTC năm càng cao. Khi nghiên cứu bằng phương pháp định lượng trên các CTNY ngành chế biến lương thực thực phẩm tại Sở giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh, bà cũng đưa ra kết luận tương tự. Ngược lại, Nguyễn Thị Phương Hồng [9] lại cho rằng khả năng thanh toán nhanh ảnh hưởng ngược chiều đến chất lượng CBTT trên BCTC năm. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 12 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1.1. Giả thuyết về mức độ trì hoãn công bố báo cáo tài chính H1 - Không có mối liên hệ nào giữa mức độ trì hoãn công bố BCTC và mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ của các doanh nghiệp. 2.1.2. Giả thuyết về chủ thể kiểm toán thực hiện soát xét báo cáo tài chính H2 - Doanh nghiệp có BCTC bán niên được soát xét bởi chủ thể kiểm toán nằm trong nhóm Big 4 thì sẽ có mức độ CBTT tùy ý cao hơn. 2.1.3. Giả thuyết về tỉ lệ vốn nhà nƣớc trên vốn điều lệ H3 – Doanh nghiệp có tỷ lệ vốn Nhà nước trên vốn điều lệ càng cao thì mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ càng giảm. 2.1.4. Giả thuyết về tỉ lệ vốn sở hữu của nhà quản lý H4 – Doanh nghiệp có tỉ lệ sở hữu vốn của nhà quản lý càng cao thì mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ càng thấp. 2.1.5. Giả thuyết về mức độ độc lập của hội đồng quản trị và ban giám đốc H5 – Doanh nghiệp có mức độ độc lập giữa HĐQT và BGĐ càng cao thì mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ càng cao. 2.1.6. Giả thuyết về quy mô công ty H6 – Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ càng cao 2.1.7. Giả thuyết về tỉ suất sinh lời H7 - Doanh nghiệp có tỉ suất sinh lời càng cao thì mức độ 13 CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ càng cao. 2.1.8. Giả thuyết về tính tự chủ về tài chính H8 – Doanh nghiệp có tính tự chủ về tài chính càng thấp thì có mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ càng cao. 2.1.9. Giả thuyết về khả năng thanh toán nhanh H9 - Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh càng cao thì có mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ càng cao. 2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết lập mô hình Di= β0 + β1THi + β2KTi + β3NNi + β4SHi + β5DLi+ β6QMi+ β7SLi+ β8TCi+ β9TTi+  (Mô hình 1) Trong đó Di : là mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ của CTNYi ; THi : là mức độ trì hoãn công bố BCTC giữa niên độ của CTNYi ; KTi: là chủ thể kiểm toán thực hiện soát xét BCTC bán niên của CTNYi ; NNi: là tỉ lệ vốn Nhà nước trên vốn điều lệ của CTNYi ; SHi: là tỉ lệ vốn sở hữu của nhà quản lý của CTNYi ; DLi: là mức độ độc lập của BGĐ và HĐQT của CTNYi ; QMi: là quy mô (log vốn hóa thị trường) của CTNYi ; SLi: là tỉ suất sinh lời (ROE) của CTNYi ; TCi: là tính tự chủ về tài chính của CTNYi ; TTi: là khả năng thanh toán nhanh của CTNYi ; β0 ; β1 ; β2 ; β3 ; β4 ; β5 ; β6 ; β7 ; β8 ; β9 ;là các hệ số hồi quy và  là sai số ngẫu nhiên 14 Mô hình này sẽ lần lượt được kiểm định đối với các biến tương ứng với BCTC bán niên (được gọi là Mô hình 1a) và BCTC quý 2 (được gọi là Mô hình 1b) của các CTNY tại Việt Nam năm 2016. Riêng đối với mô hình của BCTC quý 2, sẽ không có biến KT do hiện tại ở Việt Nam không có quy định bắt buộc về việc soát xét các BCTC quý. 2.2.2. Đo lƣờng biến phụ thuộc Kế thừa nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường [27], luận văn cũng đo lường mức độ CBTT tùy ý trên các BCTC giữa niên độ của các CTNY theo công thức sau: NA 8 1j j i m8 d D     Trong đó, Di là mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ tương ứng (BCTC quý 2 hay BCTC bán niên năm 2016) của CTNYi; dj là mức độ CBTT tùy ý của mục thông tin thứ j (trong số 8 mục thông tin của thang đo như được trình bày ở Bảng 2.1), được gán cho giá trị là 0, hay là 1, hay là 2, hay là 3. Bảng 2.1. Thang đo các chỉ tiêu về mức độ CBTT tùy ý Chỉ tiêu Yêu cầu công bố Đƣợc quy định trong Thang điểm 1 = thấp 2 = trung bình 3 = cao d1 Những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu tính đến ngày lập BCTC giữa niên độ Khoản 1; Điều 12 của Thông tư 155/2015/ TT-BTC Chỉ nêu số liệu về nguồn vốn chủ sở hữu thời điểm giữa niên độ và thời điểm cuối năm trước trên Bảng cân đối kế toán Có trình bày thêm chi tiết về biến động tăng giảm trên Thuyết minh Trình bày chi tiết về những biến động tăng, giảm và nêu rõ lý do tăng, giảm (nếu có) 15 Chỉ tiêu Yêu cầu công bố Đƣợc quy định trong Thang điểm 1 = thấp 2 = trung bình 3 = cao d2 Trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi Khoản 1k, Điều 9 của Thông tư 155/2015/ TT-BTC; Khoản 1.4g, Điều 112 Thông tư số 200/2014/ TT-BTC Chỉ công bố số liệu ở mục 339 – Trái phiếu chuyển đổi và mục 340 – Cổ phiếu ưu đãi trên Bảng cân đối Kế toán Có trình bày thêm trên Thuyết minh BCTC, chi tiết từng loại trái phiếu chuyển đổi, ngày phát hành, kì hạn, chi phí phát hành Có trình bày thêm trên Thuyết minh BCTC, chi tiết từng loại trái phiếu chuyển đổi, ngày phát hành, kì hạn, chi phí phát hành; nêu các tác động của việc phát hành đối với hoạt động của công ty d3 Thông tin chi tiết về EPS cơ bản Khoản 3.19, điều 113 Thông tư số 200/2014/ TT-BTC Chỉ công bố chỉ số EPS Trình bày tử số và mẫu số trong công thức tính EPS cơ bản CBTT có tính so sánh, ví dụ EPS cơ bản từ việc ngừng hoạt động/tiếp tục hoạt động, EPS cơ bản có điều chỉnh d4 Thông tin chi tiết về EPS pha loãng Khoản 3.20, điều 113 Thông tư số 200/2014/ TT-BTC Chỉ công bố chỉ số EPS pha loãng Trình bày tử số và mẫu số trong công thức tính EPS pha loãng CBTT có tính so sánh, ví dụ EPS pha loãng từ việc ngừng hoạt động/tiếp tục hoạt động, EPS pha loãng có điều chỉnh d5 Dự phòng tổn thất tài sản Khoản 1.4a, điều 112 Thông tư số 200/2014/ TT-BTC Chỉ công bố số liệu trên Bảng cân đối Kế toán Có trình bày thêm trên Thuyết minh, so sánh với số cùng kì năm trước Trình bày chi tiết về những biến động tăng, giảm (nếu có) d6 Việc tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp), giải thể doanh nghiệp Khoản 1e, Điều 9 của Thông tư 155/2015/ TT-BTC Chỉ công bố sự thay đổi tổ chức doanh nghiệp trên Thuyết minh BCTC Bình luận về các ảnh hưởng của thay đổi tổ chức doanh nghiệp Diễn giải chi tiết về các đặc điểm của thay đổi tổ chức doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng của chúng 16 Chỉ tiêu Yêu cầu công bố Đƣợc quy định trong Thang điểm 1 = thấp 2 = trung bình 3 = cao d7 Mua, bán tài sản có giá trị từ 15% trở lên trên tổng tài sản của công ty tính tại BCTC năm gần nhất được kiểm toán hoặc BCTC bán niên gần nhất được soát xét. Khoản 2, Điều 12 của Thông tư 155/2015/ TT-BTC Chỉ công bố sự phát sinh tăng, giảm trên thuyết minh BCTC Trình bày chi tiết về sự phát sinh tăng/giảm, chi tiết thông tin về tài sản và giá trị của chúng Diễn giải chi tiết phát sinh tăng/giảm cũng như nguyên nhân phát sinh và các ảnh hưởng của chúng d8 Bình luận về ảnh hưởng của những chỉ tiêu bất thường Khoản 4 điều 115 Thông tư số 200/2014/ TT-BTC Chỉ khai báo có hay không những chỉ tiêu bất thường Bình luận về các ảnh hưởng của những chỉ tiêu bất thường Diễn giải chi tiết về các đặc điểm của những chỉ tiêu bất thường và ảnh hưởng của chúng 2.2.3. Đo lƣờng các biến độc lập Bảng 2.2 trình bày tên gọi, cách thức đo lường, và dự kiến chiều hướng tác động của tất cả các biến độc lập được sử dụng trong mô hình 1 đã được xây dựng ở mục 2.2.1. Bảng 2.2. Mô tả và đo lường các biến độc lập Tên biến (viết tắt) Tên biến (đầy đủ) Giải thích Dự kiến chiều hƣớng ảnh hƣởng đối với biến phụ thuộc TH Mức độ trì hoãn của BCTC Đo bằng tỉ lệ của Độ trễ thực tế/ Độ trễ quy định. Độ trễ thực tế là số ngày từ khi kết thúc kì kế toán giữa niên độ đến ngày mà các sở giao dịch chứng khoán nhận được BCTC Chưa rõ KT Loại chủ thể kiểm toán thực Chủ thể kiểm toán BCTC có phải là một trong bốn công ty kiểm toán thuộc nhóm Quan hệ thuận với biến D 17 Tên biến (viết tắt) Tên biến (đầy đủ) Giải thích Dự kiến chiều hƣớng ảnh hƣởng đối với biến phụ thuộc hiện soát xét BCTC Big 4 hay không, nếu đúng thì KT = 1, ngược lại thì KT = 0 NN Tỉ lệ vốn nhà nước trong vốn điều lệ Đo bằng tỉ lệ của vốn nhà nước trên tổng vốn điều lệ Quan hệ thuận với biến D SH Tỉ lệ vốn sở hữu của nhà quản lý Đo bằng tỉ lệ sở hữu cổ phiếu của BGĐ đến thời điểm giữa niên độ Quan hệ thuận với biến D DL Mức độ độc lập của HĐQT và BGĐ Biến này nhận giá trị 1; 2 hoặc 3, trong đó: 1 là hoàn toàn không độc lập; 2 là một số thành viên của HĐQT thuộc BGĐ; 3 là hoàn toàn độc lập Quan hệ thuận với biến D QM Quy mô công ty Đo bằng logarit của vốn hóa thị trường tại thời điểm BCTC được công bố Quan hệ thuận với biến D SL Tỉ suất sinh lời (ROE) Được đo bằng tỉ suất sinh lời của công ty, bằng Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu Quan hệ thuận với biến D TC Tính tự chủ về tài chính Đo bằng tỉ suất Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản Chưa rõ TT Khả năng thanh toán nhanh Đo bằng TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Quan hệ thuận với biến D 2.3. MẪU NGHIÊN CỨU Trong số 100 CTNY thuộc mẫu nghiên cứu, có 50 CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và 50 CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. Các CTNY này được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Quá trình chọn 100 CTNY mẫu này được thực hiện như sau. Để chọn được 50 trong số 380 CTNY trên Sở giao dịch chứng 18 khoán Hà Nội được thực hiện trên cơ sở khoảng cách chọn mẫu là bảy (380/50 ≈ 7). Căn cứ vào danh sách 380 CTNY đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của mã chứng khoán, chọn ngẫu nhiên một đơn vị mẫu đầu tiên trong các công ty có số thứ tự 1 đến 7. Với khoảng cách mẫu là bảy, 49 CTNY còn lại được chọn theo nguyên tắc cứ cách đều 7 công ty trong danh sách (so với CTNY đầu tiên đã được chọn) thì chọn ra tiếp một công ty nữa vào mẫu. Đối với 50 trong số 326 CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh, cách lựa chọn cũng tương tự với khoảng cách chọn mẫu là 6 (≈ 326/50) do tổng cộng có 326 CTNY. BCTC quý 2 và BCTC bán niên năm 2016 của 100 CTNY được chọn làm mẫu nghiên cứu này được tải thủ công từ 2 trang web chính thức của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 19 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TÙY Ý TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1.1. Mức độ công bố thông tin tùy ý theo từng chỉ tiêu a. Báo cáo tài chính bán niên năm 2016 Trình bày chi tiết mức độ CBTT tùy ý trên BCTC bán niên năm 2016 theo tám chỉ tiêu được sử dụng để đo lường mức độ CBTT tùy ý trên các BCTC đó. Mức độ CBTT tùy ý được công bố bởi 100 CTNY thuộc mẫu nghiên cứu rất khác nhau đối với từng chỉ tiêu, biến động từ 1,618 (chỉ tiêu EPS pha loãng) đến 2,461 (chỉ tiêu biến động nguồn vốn chủ sở hữu). b. Báo cáo tài chính quý 2 năm 2016 Trình bày chi tiết mức độ CBTT tùy ý trên BCTC quý 2 năm 2016 theo từng chỉ tiêu. Số liệu thống kê mô tả này phản ánh được rằng mức độ CBTT tùy ý được công bố bởi các CTNY rất khác nhau đối với từng chỉ tiêu, dao động từ 0,763 đến 2,158. Nhìn chung, mức độ CBTT tùy ý của các chỉ tiêu trên BCTC quý 2 đều thấp hơn nhiều so với BCTC bán niên. 3.1.2. Tổng hợp mức độ công bố thông tin tùy ý 20 Bảng 3.3. Tổng hợp mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ năm 2016 BCTC bán niên năm 2016 BCTC quý 2 năm 2016 Mean 1,99900 1,48525 Median 2,00000 1,42857 Maximum 2,87500 2,40000 Minimum 1,12500 0,71429 Std. Dev. 0,42365 0,37538 t test t-value 9,076478 p- value <0,001 Theo kết quả này, giá trị trung bình mức độ CBTT tùy ý trên BCTC quý 2 năm 2016 là 1,485. Điều này chứng tỏ rằng các CTNY chỉ công bố các mục thông tin tùy ý trên BCTC quý 2 ở mức độ còn thấp. Cụ thể phần lớn các CTNY chỉ công bố những cơ bản để đáp ứng quy định bắt buộc CBTT chứ chưa chú trọng đến việc cung cấp thêm thông tin cho người sử dụng. Ở BCTC bán niên năm 2016, giá trị trung bình của mức độ CBTT tùy ý cao 34,61% so với quý 2 năm 2016 với giá trị là 1.999. Kết quả kiểm định t-test cũng cho thấy sự khác biệt giữa 2 loại BCTC. Cụ thể, mức độ CBTT tùy ý ở BCTC bán niên cao hơn đáng kể so với BCTC quý 2 (t-value = 9,076; p-value < 0,001). 3.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TÙY Ý TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ Ở VIỆT NAM 3.2.1. Đối với Báo cáo tài chính bán niên năm 2016 a. Thống kê mô tả các biến độc lập 21 Bảng 3.4. Thống kê mô tả các biến độc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_hong_den_muc_do.pdf
Tài liệu liên quan