Kết quả hồi quy cho thấy các mô hình từ M1 – M6 đều có ý
nghĩa thống kê với giá trị R2 hiệu chỉnh biến động từ (70.3% -
73.9%). Hệ số hồi quy của biến số đại diện cho quy mô SIZE1,
SIZE2, SIZE3 công ty cho thấy quan hệ đồng biến và có ý nghĩa với
biến MBTT. Kết quả này cho thấy đối với các công ty giao dịch trên
sàn chứng khoán Hà Nội có mức độ công khai minh bạch là hàm số
tăng theo quy mô của công ty. Đồng nghĩa là, các công ty có quy mô
lớn có chiều hướng công bố nhiều thông tin minh bạch hơn.
Tiếp đến là nhân tố tỷ suất sinh lời ROA và HESOQ có hệ số
hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê với biến MBTT. ROA có ý
nghĩa trong mô hình M1, M2, M3, HESOQ có hệ số hồi quy dương
và có ý nghĩa thống kê với M4, M5, M6. Điều này hàm ý các doanh
nghiệp hoạt động tài chính hiệu quả thì có tính công khai minh bạch
trên thị trường cao hơn.
Hiệu suất sử dụng tài sản đại diện bởi biến HQTS và tài sản thế
chấp (TSTC), qua kết quả hồi quy cho thấy không có ý nghĩa thống kê
trong cả 6 mô hình. Biến này không có mối quan hệ rõ ràng với biến
MBTT. Hai giả thiết các công ty tài sản thế chấp lớn và hiệu quả tài sản
cao sẽ ảnh hưởng thuận tới tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp
bị bác bỏ. Hai nhân tố này không hề có tác động đến tính sẵn lòng công
khai thông tin minh bạch của các công ty.
26 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rọng về công
bố thông tin như SD3, SME.... Vào đầu năm 2013 Công ty CP Xi
măng Bỉm Sơn bị phạt hành chính do không công bố kịp thời thông
tin bất thường theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có những
vụ vi phạm về giao dịch nội bộ, những sai phạm trong báo cáo kiểm
toán cũng được báo chí lên án trong thời gian gần đây.
Tính thiếu chính xác thông tin quá phổ biến và sự chậm trễ
trong công bố thông tin làm cho các nhà đầu tư có những quyết định
sai lệch. Với những con số thống kê trên, liệu các nhà đầu tư có còn
niềm tin vào tính minh bạch của thông tin trên thị trường chứng
khoán nữa hay không? Cổ đông khi mất niềm tin do những bê bối
liên tục và kéo dài của các doanh nghiệp niêm yết dần dần sẽ mất
niềm tin vào thị trường chứng khoán. Khi đó họ sẽ rút vốn và chuyển
sang các kênh đầu tư khác. Hậu quả là thị trường chứng khoán sẽ bị
hụt thanh khoản. Nếu sự rút vốn diễn ra chậm và kéo dài thì thị
trường chứng khoán sẽ bị suy giảm và ngày càng đi xuống dẫn đến
khả năng huy động vốn sẽ yếu dần. Còn nếu sự rút vốn một cách ồ
ạt, thì thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ gây tác động tiêu cực đến thị
trường tài chính quốc gia.
Nguyên nhân dẫn đến thông tin thiếu sự minh bạch là do quy
định về minh bạch thông tin chưa hoàn chỉnh, vẫn còn sai lệch trong
2
báo cáo kiểm toán, xử phạt vi phạm về công bố thông tin chưa thật
mạnh tay và các nhà quản trị chưa nhận thức được về lợi ích của
minh bạch thông tin đem lại.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một thành viên của tổ chức WTO
đang ngày càng thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài
vào thị trường vốn, thị trường chứng khoán do đó các BCTC cần
phải rõ ràng, minh bạch nhằm bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư đồng
thời nâng cao giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường niêm
yết.
Trước thực trạng trên, cùng với bối cảnh kinh tế quốc gia tăng
trưởng chậm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự vực dậy của thị
trường chứng khoán được xem là yêu cầu cấp bách để thu hút vốn các
nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài nhằm giảm áp lực cho hệ
thống ngân hàng và cung ứng nguồn vốn ổn định, chi phí thấp cho nền
kinh tế. Nhằm khái quát về thực trạng minh bạch thông tin của thị
trường chứng khoán; xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh
bạch thông tin; giúp doanh nghiệp thấy được lợi ích mà công bố thông
tin minh bạch đem lại, để từ đó cung cấp nhiều thông tin được tốt hơn,
kịp thời và chính xác hơn; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
và tăng cường tính minh bạch của thông tin, để phát triển một thị trường
chứng khoán Việt Nam lành mạnh hơn, tin cậy hơn và xứng tầm quốc tế
hơn. Tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến minh bạch thông tin của các công ty cổ phần niêm yết trên sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý thuyết về minh bạch thông tin và các nhân tố
ảnh hưởng đến minh bạch thông tin DN.
- Đo lường mức độ minh bạch thông tin của các công ty niêm yết.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin của
3
các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là minh bạch thông tin trong báo cáo
thường niên và các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin của
doanh nghiệp niêm yết trên sàn Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: các DN niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán Hà Nội,
+ Phạm vi thời gian: năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ báo cáo thường niên của doanh
nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ website:
- Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội (theo phương pháp
bình phương bé nhất – OLS) để kiểm nghiệm các nhân tố ảnh hưởng
đến tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết.
5. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 04 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận minh bạch thông tin và các nhân tố
ảnh hưởng đến minh bạch thông tin của doanh nghiệp.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Hàm ý chính sách
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Mark Lang và Russell Lundholm (1933) bằng nghiên cứu thực
nghiệm trên 751 công ty ở Mỹ sử dụng sáu biến độc lập chia thành
ba nhóm, nhóm biến về hiệu quả (lợi nhuận và sai số trong dự báo
4
phân tích), nhóm biến về cấu trúc (quy mô công ty và mức độ biến
động trong tỷ suất sinh lời, và độ tương quan giữa tỷ suất sinh lời -
thu nhập) và các biến yêu cầu khác (đối với các công ty đang thực
hiện phát hành chứng khoán). Bằng phương pháp hồi quy kết quả
nghiên cứu cho thấy tính minh bạch gia tăng theo quy mô và hiệu
quả của công ty, giảm đi khi tương quan giữa tỷ suất sinh lời - thu
nhập thấp.
Morris và J. Gray (2007) đã cho thấy các yếu tố như gia tăng
sử dụng nợ, khả năng sinh lời, đối tượng kiểm toán, mức độ quốc tế
của các công ty niêm yết thị trường chứng khoán là có ý nghĩa thống
kê và tương quan thuận đến tính minh bạch của doanh nghiệp trên tất
cả các mô hình nghiên cứu. Các biến khác bao gồm quy mô doanh
nghiệp, phát hành cổ phiếu mới, tính độc lập trong ban điều hành, tỷ
lệ sở hữu cổ đông lớn có ý nghĩa thống kê nhưng không trên toàn bộ
các mô hình nghiên cứu.
Cheung, Connelly, LyndaZhou và Piman Limpaphayom
(2007) với nghiên cứu thực nghiệm ở Hongkong và Thái Lan với
những đánh giá tổng thể trên điểm số ghi nhận được, mức độ minh
bạch ở Thái Lan cao hơn ở thị trường HongKong.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MINH BẠCH
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN
1.1.1. Khái niệm minh bạch thông tin
Theo tổ chức S&P ( Standard and Poor) (2002) sự minh bạch
thông tin là công bố kịp thời và đầy đủ của việc điều hành, hoạt động
tài chính của công ty cũng như các điều lệ quản trị công ty liên quan
đến quyền sở hữu, hội đồng quản trị, cơ cấu quản lý và quy trình
quản lý.
Barth và Schipper (2008), sự minh bạch là một đặc tính
mong đợi của báo cáo tài chính, được định nghĩa là phạm vi mà báo
cáo tài chính cho thấy các giá trị kinh tế ngầm định của tổ chức theo
cách sẵn sàng cho sự hiểu biết của những người sử dụng báo cáo này.
Từ những khái niệm trên ta có thể rút ra được rằng, minh
bạch thông tin của doanh nghiệp là những thông tin cung cấp thường
xuyên, kịp thời; các đối tượng có liên quan phải được tiếp cận thông
tin đó một cách dễ dàng; thông tin phải hoàn chỉnh, nhất quán và
được thể hiện thành một tài liệu chính thức.
1.1.2. Đo lường minh bạch thông tin
Dưới góc độ nhà đầu tư, minh bạch thông tin của doanh
nghiệp được đo lường thông qua BCTC đã được kiểm toán so với
BCTC doanh nghiệp công bố chính thức. Các doanh nghiệp có tính
minh bạch cao sẽ ít có sự khác biệt giữa thông tin doanh nghiệp công
bố chính thức và thông tin được đánh giá của kiểm toán.
Dưới góc độ các chuyên gia, minh bạch thông tin được đo
lường qua nhiều cách khác nhau. Mark Lang và Russell Lundholm
(1993) đã đo lường tính minh bạch thông tin thông qua mức độ đánh
6
giá của các nhà phân tích thể hiện trong báo cáo của Liên Đoàn các
nhà phân tích công ty (FAF report), báo cáo được phát hành thường
niên cung cấp những đánh giá về báo cáo thường niên, thông tin
công bố đại chúng và quan hệ các nhà đầu tư. Trong nghiên cứu của
Morris và J. Gray (2007), hai ông sử dụng hệ thống tiêu chuẩn
BCTC quốc tế IFRS để đo lường minh bạch thông tin tài chính của
công ty. Một số nghiên cứu khác [7] thì sử dụng chuẩn mực của S&P
để đánh giá minh bạch thông tin. Cheung, Connelly, Lynda Zhou và
Piman Limpaphayom (2007) đã sử dụng bảng câu hỏi được xây dựng
dựa trên nền tảng 92 câu hỏi về quản trị công ty của OECD để đo
lường yếu tố này.
Nguyên tắc quản trị OECD là một nguyên tắc gồm năm yếu
tố: quyền lợi của các cổ đông, sự đối xử công bằng của các cổ đông,
vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị doanh
nghiệp, công khai và minh bạch doanh nghiệp, trách nhiệm của hội
đồng quản trị.
1.1.3. Lợi ích của minh bạch thông tin trên TTCK
- Minh bạch thông tin sẽ giúp bảo vệ nhà đầu tư
- MBTT khuyến khích NĐT tham gia TTCK, thúc đẩy tính
thanh khoản của TTCK
- MBTT góp phần phát huy tính hiệu quả của TTCK
1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MINH BẠCH
THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Đặc điểm về tài chính
a. Quy mô doanh nghiệp
b. Đòn bẩy tài chính
c. Hiệu quả hoạt động
d. Tài sản thế chấp
e. Hiệu suất sử dụng tài sản
7
Hình 1.1. Mô hình đặc điểm tài chính ảnh hưởng đến minh
bạch thông tin doanh nghiệp
1.2.2. Đặc điểm về quản trị
a. Mức độ tập trung vốn chủ sở hữu
b. Thành phần hội đồng quản trị
c. Quy mô hội đồng quản trị
Hình 1.2. Mô hình đặc điểm quản trị ảnh hưởng đến minh bạch
thông tin doanh nghiệp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
8
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. XÂY DỰNG GIẢ THIẾT
Quy mô doanh nghiệp
H1: Quy mô của các công ty niêm yết trên sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội càng lớn thì tính minh bạch thông tin càng
cao.
Đòn bẩy tài chính
H2: Đòn bẩy tài chính các công ty niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội càng lớn thì tính minh bạch thông tin
càng cao.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh
H3: Khi các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội có tình hình hoạt động kinh doanh hiệu quả thì thông tin của
các công ty này có tính minh bạch cao.
Tài sản thế chấp
H4: Các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội nếu có tài sản thế chấp cao thì tính minh bạch thông tin sẽ cao.
Hiệu suẩt sử dụng tài sản
H5: Các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội có hiệu suất sử dụng tài sản càng cao thì tính minh bạch thông
tin càng cao.
Các biến đặc điểm quản trị doanh nghiệp
Quyền sở hữu tập trung
H6: Các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội có quyền sở hữu tập trung cao thì tính minh bạch của
doanh nghiệp đó cao.
Thành phần hội đồng quản trị
H7: Các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng
9
khoán Hà Nội có giám đốc điều hành độc lập với hội đồng quản trị sẽ
cung cấp thông tin minh bạch hơn.
Quy mô hội đồng quản trị
H8: Các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội có quy mô hội đồng quản trị lớn thì tính minh bạch thông tin
càng cao.
2.2. ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN
Quy mô doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp có thể được đo lường thông qua số
lượng nhân viên, tổng tài sản, doanh thu hay giá trị thị trường của
của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, quy mô doanh nghiệp
được đo lường theo ba cách là doanh thu thuần, tổng tài sản và giá
trị thị trường. Tuy nhiên số liệu đo lường này không theo phân phối
chuẩn nên tác giả đã sử dụng hàm logarit để chuyển đổi số liệu về
phân phối chuẩn.
Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính trong nghiên cứu này được đo lường bằng
chỉ tiêu Tỷ suất Nợ
Tỷ suất nợ = Nợ phải trả/ tổng tài sản.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Kế thừa nghiên cứu Stephen Yan-Leung Cheung và các cộng
sự (2007), nghiên cứu này cũng sử dụng cách đo lường hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
(ROA) và hệ số Q = ( giá trị thị trường + nợ dài hạn) /Tổng tài sản.
Tài sản thế chấp
Trong nghiên cứu này tài sản thế chấp được đó lường bằng
cách lấy giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho tổng tài sản.
Hiệu suất sử dụng tài sản
Chỉ tiêu này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh
10
thu từ việc đầu tư vào tài sản, được tính bằng cách lấy doanh thu
thuần chia cho tổng tài sản.
Quyền sở hữu tập trung
Dựa theo điều kiện ở Việt Nam hiện nay, đa số các cổ đông
nắm giữ phần lớn cổ phiếu của công ty không quá 35%. Do đó, tác
giả sẽ chọn mức 35% làm ngưỡng đo lường quyền sở hữu tập trung.
Biến này được đo lường là biến giả, nếu công ty có năm cổ
đông lớn nhất nắm giữ trên 35% cổ phiếu thì bằng 1 và ngược lại là
năm cổ đông lớn nhất nắm giữ ít hơn 35% cổ phiếu sẽ bằng 0.
Thành phần hội đồng quản trị
Trong nghiên cứu này biến thành phần hội đồng quản trị là
biến giả, nếu doanh nghiệp có từ hai giám đốc điều hành trở lên độc
lập với hội đồng quản trị là 1, ngược lại là 0.
Quy mô hội đồng quản trị
Quy mô hội đồng quản trị là một biến giả được đo lường như
sau: nếu hội đồng quản trị từ 7 thành viên trở lên thì bằng 1 và
ngược lại sẽ bằng 0.
Lý do tác giả chọn từ 7 thành viên trở lên là do hiện nay, yêu
cầu ngày càng cao về vai trò của Hội đồng quản trị nói chung và
quy mô Hội đồng quản trị nói riêng có ảnh hưởng đáng kể đến tính
minh bạch thông tin, với quy mô càng lớn, có thể giúp chứng minh
mối quan hệ giữa hai biến Quy mô hội đồng quản trị và minh bạch
thông tin càng chặt chẽ.
11
Biến phụ thuộc
Bảng 2.2. Tóm tắt cách đo lường biến Minh bạch thông tin
của các nghiên cứu trước đây
STT Tác giả Cách đo lường
1 Mark Lang và Ruseell Lundhold
(1993)
Báo cáo của Liên đoàn các
nhà phân tích thông tin của
công ty (FAF report)
2 Morris và J. Gray (2007) Hệ thống tiêu chuẩn BCTC
Quốc tê IFRS
3 Cheung, Connelly, LyndaZhou và
Piman Limpaphayom (2007)
Nguyên tắc OECD
4 Krishna Palepu, Suraj Srinivasan
(2004)
Standard & Poor
5 Lê Trường Vinh (2008) Khảo sát nhà đầu tư
2.3. THU THẬP DỮ LIỆU
Các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, biên bản họp đại
hội cổ đông được thu thập dưới dạng file PDF tại trang web hnx.vn.
2.4. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH
Bảng 2.3. Đo lường biến độc lập và ảnh hưởng có thể xảy
ra của biến phụ thuộc đối với biến độc lập
STT Biến độc lập Đo lường
Ký hiệu Ảnh hưởng
có thể xảy ra
1. Quy mô doanh
nghiệp
i) Logarith tổng tài sản.
ii) Logarith doanh thu thuần.
iii) Logarith giá trị thị trường
của doanh nghiệp.
SIZE1
SIZE2
SIZE3
+
2. Đòn bẩy tài
chính
Tỷ số nợ phải trả/cho tổng tài
sản.
ĐBTC +
3. Hiệu quả hoạt
động kinh doanh
i)Tỷ suất sinh lời trên tổng tài
sản (ROA)
ROA
+
12
ii) Hệ số Q = ( giá trị thị trường
+ nợ dài hạn) /Tổng tài sản.
HESOQ
4. Tài sản thế chấp Giá trị còn lại của tài sản cố
định/ Tổng tài sản.
TSTC +
5. Hiệu suất sử
dụng tài sản
Doanh thu thuần/ Tổng tài sản. HSTS +
6. Quyền sở hữu
tập trung
Biến giả. Bằng 1 nếu 5 cổ đông
lớn nhất nắm giữ từ 30% cổ
phiếu trở lên, bằng 0 nếu ngược
lại.
SH +
7. Thành phần hội
đồng quản trị
Biến giả. Bằng 1 nếu giám độc
điều hành độc lập với hội đồng
quản trị và ngược lại sẽ bằng 0.
TP +
8. Quy mô hội
đồng quản trị
Biến giả. Bằng 1 nếu quy mô hội
đồng quản trị có từ 7 thành viên
trở lên. Bằng 0 nếu ngược lại
QMHĐ +
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
13
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ MINH BẠCH THÔNG TIN
Hình 3.1. Thống kê minh bạch thông tin theo nhóm ngành
Minh bạch thông tin và quy mô doanh nghiệp
Kết quả thống kê thể hiện ở Hình 3.2, mối tương quan này
không rõ ràng nếu xét trên quy mô tổng tài sản. Một số công ty có tài
sản lớn nhưng điểm số minh bạch thấp như Xi măng Hoàng Mai
(HOM), bê tong Xuân Mai (XMC), khu công nghiệp Long Hậu
(LHG)... Nguyên nhân là do sự khác biệt của đòn bẩy tài chính. Theo
giả thiết đòn bẩy tài chính cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến tính
minh bạch của công ty. Tuy nhiên mối quan hệ này cần được kiểm
chứng. Một cách tổng quan, tác giả nhận thấy có sự tương quan như
những gì tác giả kỳ vọng về quy mô công ty và tính minh bạch thông
tin, mối tương quan này có ý nghĩa hay không thì kết quả hồi quy sẽ
cho ta những kết luận thuyết phục và có cơ sở khoa học hơn.
14
ĐVT: tỷ/vnđ
Hình 3.2. Điểm số minh bạch thông tin trung bình theo tổng tài
sản
Minh bạch thông tin và hiệu quả hoạt động
Hình 3.3. Điểm số minh bạch thông tin trung bình theo ROA
15
3.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ MINH
BẠCH THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP
Phương trình hồi quy thứ nhất M1:
Hình 3.4. Đồ thị mô hình hồi quy M1
Phương trình hồi quy thứ hai M2:
Hình 3.5. Đồ thị mô hình hồi quy M2
Phương trình hồi quy thứ ba M3:
16
8(QMHĐ)
Hình 3.6. Đồ thị mô hình hồi quy M3
Phương trình hồi quy thứ tư M4:
Hình 3.7. Đồ thị mô hình hồi quy M4
Phương trình hồi quy thứ năm M5:
17
Hình 3.8. Đồ thị mô hình hồi quy M5
Phương trình hồi quy thứ sáu M6:
Hình 3.9. Đồ thị mô hình hồi quy M6
18
3.3. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Đặc điểm tài chính
Kết quả hồi quy cho thấy các mô hình từ M1 – M6 đều có ý
nghĩa thống kê với giá trị R2 hiệu chỉnh biến động từ (70.3% -
73.9%). Hệ số hồi quy của biến số đại diện cho quy mô SIZE1,
SIZE2, SIZE3 công ty cho thấy quan hệ đồng biến và có ý nghĩa với
biến MBTT. Kết quả này cho thấy đối với các công ty giao dịch trên
sàn chứng khoán Hà Nội có mức độ công khai minh bạch là hàm số
tăng theo quy mô của công ty. Đồng nghĩa là, các công ty có quy mô
lớn có chiều hướng công bố nhiều thông tin minh bạch hơn.
Tiếp đến là nhân tố tỷ suất sinh lời ROA và HESOQ có hệ số
hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê với biến MBTT. ROA có ý
nghĩa trong mô hình M1, M2, M3, HESOQ có hệ số hồi quy dương
và có ý nghĩa thống kê với M4, M5, M6. Điều này hàm ý các doanh
nghiệp hoạt động tài chính hiệu quả thì có tính công khai minh bạch
trên thị trường cao hơn.
Hiệu suất sử dụng tài sản đại diện bởi biến HQTS và tài sản thế
chấp (TSTC), qua kết quả hồi quy cho thấy không có ý nghĩa thống kê
trong cả 6 mô hình. Biến này không có mối quan hệ rõ ràng với biến
MBTT. Hai giả thiết các công ty tài sản thế chấp lớn và hiệu quả tài sản
cao sẽ ảnh hưởng thuận tới tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp
bị bác bỏ. Hai nhân tố này không hề có tác động đến tính sẵn lòng công
khai thông tin minh bạch của các công ty.
Đặc điểm quản trị doanh nghiệp
Kết quả hồi quy cho thấy hai biến Thành phần hội đồng quản
trị (TP), Quy mô hội đồng quản trị (QMHD) có ý nghĩa về mặt thống
kê và có ảnh hưởng đến biến MBTT.
19
Mô hình hồi quy rút gọn của M1 đến M6 được tóm tắt lại như sau:
M1: MBTT = 0.739+ 0.126SIZE1 + 0.427ROA+0.295TP + 0.164QMHĐ
M2: MBTT = 0.917+ 0.097 SIZE2 + 0.574ROA + 0.309TP +0.172QMHĐ
M3: MBTT = 1.085+ 0.084SIZE3 + 0.771ROA + 0.287TP+ 0.128QMHĐ
M4: MBTT = 0.656+ 0.127 SIZE1 + 0.089HESOQ + 0.253TP + 0.136QMHĐ
M5: MBTT = 0.901+ 0.088SIZE2 + 0.067 HESOQ + 0.287TP + 0.144QMHĐ
M6: MBTT = 1.157+ 0.052SIZE3+ 0.066 HESOQ + 0.294TP + 0.108QMHĐ
3.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Quy mô được đo lường bằng tổng tài sản của doanh nghiệp.
Công ty có tổng tài sản lớn thì có nhiều nhà đầu tư hơn, có rất nhiều
cổ đông vì vậy mà áp lực công bố thông tin minh bạch rất lớn, các
công ty có tài sản lớn thì có nhiều thông tin hơn.
- Quy mô được đo lường bằng doanh thu. Doanh thu là một
chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường một công ty có sức mạnh hay
không và trở thành nhân tố chính của tăng trưởng và làm tiền đề cho
tăng trưởng thu nhập. Các nhà đầu tư thường tìm kiếm những doanh
nghiêp có doanh thu cao để mua cổ phiếu. Chính điều này làm cho
các doanh nghiệp muốn thu hút các nhà đầu tư thì phải sẵn sàng cung
cấp nhiều thông tin có minh bạch minh bạch hơn.
- Quy mô được đo lường bằng giá trị thị trường. Giá trị thị
trường được sử dụng để mô tả giá thị trường mà tại đó cổ phẩn phổ
thông được chuyển từ người sẵn sàng mua sang người sẵn sàng bán,
và cả hai đều có đầy đủ các thông tin cần thiết. Trong một thị trường
chứng khoán hiệu quả, giá thị trường phản ảnh đầy đủ mọi yếu tố
liên quan tới doanh nghiệp. Bởi vậy giá trị thị trường thể hiện giá trị
thực tài sản của doanh nghiệp.
20
- Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA có ảnh hưởng đến sự minh
bạch thông tin ở mô hình một, hai và ba, kết quả này cho thấy mức
độ minh bạch thông tin tài chính của doanh nghiệp cũng liên quan
đến sự kỳ vọng về khả năng sinh lời trên tài sản của doanh nghiệp.
- Mặt khác, các hệ số hồi quy trong ba mô hình bốn, năm, sáu
cho Q là tích cực và có ý nghĩa ở mức 10%, kết quả này hàm ý rằng
mức độ minh bạch thông tin tài chính của doanh nghiệp liên quan
đến sự kỳ vọng về khả năng sinh lợi trong dài hạn của doanh nghiệp.
- Các hệ số hồi quy của DB (đòn bảy tài chính); TSTC (Tài
sản thế chấp); HSTS (hiệu suất sử dụng tài sản) đều không có ý
nghĩa thống kê trong cả sáu mô hình. Như vậy có thể bác bỏ các giả
thiết H2, H4, H5, các nhân tố này không tham gia giải thích mức độ
ảnh hưởng của nó đến minh bạch thông tin doanh nghiệp theo cảm
nhận của nhà đầu tư.
- Các biến thuộc quản trị doanh nghiệp như TP (Thành phần hội
đồng quản trị), QMHD (Quy mô hội đồng quản trị) cũng ảnh hưởng thuận
chiều đến mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
21
CHƯƠNG 4
HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. ĐỐI VỚI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
4.1.1. Có những quy định đối với quy mô của Hội đồng
quản trị của công ty niêm yết
4.1.2. Tăng cường giám sát để củng cố minh bạch thông
tin của doanh nghiệp
4.1.3. Giám sát năng lực tài chính và đạo đức nghề
nghiệp
4.1.4. Có chế tài xử phạt nghiêm ngặt đối với các trường
hợp vi phạm
4.1.5. Hoàn thiện quy trình tiếp nhận xử lý các thông tin
mà doanh nghiệp niêm yết cung cấp
4.1.6. Phát triển các hình thức và nội dung công bố thông
tin
4.1.7. Xây dựng cơ cấu giám sát thông tin
4.1.8. Nâng cao chất lượng kiểm toán
4.1.9. Bổ sung bản báo cáo vốn cổ phần của các cổ đông
4.2. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
4.2.1. Đưa thêm chỉ số Q vào báo cáo tài chính
4.2.2. Phân tích và đánh giá các rủi ro kinh doanh của
doanh nghiệp
4.2.3. Thiết lập các kế hoạch hoạt động tài chính trong
tương lai
4.2.4. Doanh nghiệp nên soát xét BCTC giữa niên độ
trược khi công bố thông tin định kỳ
4.2.5. Công bố những giao dịch liên quan đến cổ phiếu
của doanh nghiệp
22
4.2.6. Doanh nghiệp niêm yết nên công khai thêm một số
chỉ tiêu nhạy cảm trên thuyết minh báo cáo tài chính
4.2.7. Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ và kênh thông
tin qua website
4.3. ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ
4.3.1. Tham gia các khóa học ngắn hạn về tổng quan
chứng khoán hoặc khóa học chuyên sâu phân tích tài chính
4.3.2. Nâng cao kỹ năng sử dụng công cụ tìm kiếm thông
tin
4.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
Trong nhiều năm tới, TTCK Việt Nam có nhiều tiềm năng
và điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh. Tuy nhiên, cơ hội phát
triển luôn đồng hành cùng những thách thức. Vì vậy, mục tiêu của
TTCK Việt Nam trong giai đoạn tới được đặt ra như sau:
Thứ nhất, phát triển TTCK phải dựa trên chuẩn mực chung
của thị trường và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện
thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hôi của đất nước, tích
cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới.
Thứ hai, phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu
quả, vận hành an toàn, lành mạnh vừa góp phần huy động vốn cho
đầu tư phát triển xã hội, vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp
phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội.
Thứ ba, phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm chứng
khoán được tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trường, có sự quản
lý, giám sát của Nhà nước, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và có
chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia TTCK.
Thứ tư, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường,
đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh du lịch, chứng khoán hoạt động
23
hiệu quả, an toàn trên nền tản quản trị rủi ro và phù hợp với các
chuẩn mực chung và thông kệ quốc tế. Từng bước tái cơ cấu hệ
thống các trung gian thị trường trên nguyên tắc không gây xáo trộn
lớn và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các thành viên trên TTCK.
Thứ năm, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế,
nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu hẹp về khoản cách phát
triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực
và thế giới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và phát triển đáp
ứng được xu hướng quốc tế hóa thị trường tài chính, tuy là thị trường
mới nổi nhưng sau hơn mười năm chính thức đi vào hoạt động, đã có
những bước phát triển không ngừng. Có thể chưa thể so sánh với các
thị trường chứng khoán của các nước phát triển nhưng có thể nói với
khoảng thời gian ngắn, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở nên
rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Trải qua nhiều sự kiện thăng trầm, thị trường chứng khoán
Việt Nam vẫn còn đang đối mặt với các tiêu cực về tính minh bạch
thông tin. Vẫn còn quá nhiều sai phạm trong việc công khai thông tin
của các công ty niêm yết dẫn đến thông tin thiếu minh bạch, nó tạo
điều kiện cho những tin đồn thất thiệt, gây ảnh hưởng đến thị trường
chứng khoán Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư cá nhân chiếm một lượng
lớn trong giới đầu tư đã đặt những đồng tiền tích góp của mình vào
thị trường chứng khoán, họ là thành viên quan trong của thị trường
chứng khoán nên họ xứng đáng được tham gia vào một thị trường
lành mạnh, công bằng và đáng tin cậy. Năng lực về tài chính,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- duongthicamvan_tt_4081_1947417.pdf