MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1. THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI10
1.1. Thư viện điện tử 10
1.1.1. Khái niệm thư viện điện tử 10
1.1.2. Các yếu tố cấu thành TVĐT 15
1.1.2.1. Người dùng tin điện tử 15
1.1.2.2. Vốn tài liệu điện tử 16
1.1.2.2.1. Nguồn tài nguyên điện tử 16
1.1.2.2.2. Siêu dữ liệu 18
1.1.2.3. Cán bộ thư viện điện tử 19
1.1.2.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật 21
1.1.2.4.1. Phần cứng 21
1.1.2.4.2. Phần mềm 24
1.1.3. Điều kiện để xây dựng thư viện điện tử 27
1.2. Giáo dục đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội 27
1.2.1. Khái quát về thành phố Hà Nội 27
1.2.2. Hệ thống các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội 30
1.2.3. Hệ thống thư viện đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội 32
1.3. Vai trò của thư viện điện tử đối với giáo dục trong hệ thống các
trường đại học trên địa bàn Hà Nội34
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI37
2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của một số thư viện
trường đại học trên địa bàn Hà Nội37
2.1.1. Nhóm thư viện các trường đại học đa ngành 37
2.1.2. Nhóm thư viện các trường đại học chuyên ngành 40
2.2. Thực trạng phát triển thư viện điện tử trong các trường đại
học trên địa bàn Hà Nội hiện nay45
2.2.1. Người dùng tin điện tử 45
2.2.2. Vốn tài liệu điện tử 48
2.2.3. Nguồn nhân lực 50
2.2.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật 53
2.2.4.1. Tổ chức và trụ sở làm việc 53
2.2.4.2. Trang thiết bị 54
2.2.4.3. Phần mềm thư viện 56
2.2.4.4. Kinh phí đầu tư 58
2.2.5. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện 58
Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRONG
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI61
3.1. Xây dựng chính sách phát triển thư viện điện tử phù hợp 61
3.1.1. Mục tiêu của chính sách 61
3.1.2. Nội dung của chính sách 61
3.1.2.1. Chính sách phát triển thư viện điện tử tầm vĩ mô 61
3.1.2.1. Chính sách phát triển thư viện điện tử tầm vi mô 66
3.2. Tăng cường phát triển hạ tầng, và cơ sở vật chất kỹ thuật 76
3.2.1. Mở rộng diện tích
3.2.2. Tăng cường phát triển hạ tầng kỹ thuật thông tin6
3.2.2.1. Mạng intranet có tốc độ kết nối nhanh với internet. 77
3.2.2.2. Đầu tư hệ thống máy chủ (Server system). 77
3.2.2.3. Đầu tư hệ thống máy trạm 78
3.2.2.4. Đầu tư hệ thống các thiết bị ngoại vi cho TVĐT 78
3.2.2.5. Đầu tư thiết bị kiểm soát ra vào 79
3.2.2.6. Đầu tư các thiết bị an ninh 79
3.2.3. Đầu tư phần mềm 79
3.2.3.1. Đầu tư phần mềm TVĐT 79
3.2.3.2. Xây dựng phần mềm hệ thống 83
3.3. Phát triển nguồn nhân lực cho xây dựng thư viện điện tử 84
3.4. Đầu tư tài chính cho phát triển thư viện điện tử 863.5. Đào tạo người sử dụng 89
3.6. Tăng cường chia sẻ và khai thác nguồn lực thông tin 90
3.6.1. Phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin điện tử 90
3.6.2. Bảo quản kho tư liệu điện tử 91
3.6.3. Xây dựng hệ thống thông tin thư viện đại học trên địa bàn HàNội92
3.6.4. Vấn đề bản quyền trong việc phát triển TVĐT 94
20 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu phát triển thư viện điện tử trong các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên địa bàn Hà Nội hiện nay
45
2.2.1. Người dùng tin điện tử 45
2.2.2. Vốn tài liệu điện tử 48
2.2.3. Nguồn nhân lực 50
2.2.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật 53
2.2.4.1. Tổ chức và trụ sở làm việc 53
2.2.4.2. Trang thiết bị 54
2.2.4.3. Phần mềm thư viện 56
2.2.4.4. Kinh phí đầu tư 58
2.2.5. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện 58
Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRONG
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
61
3.1. Xây dựng chính sách phát triển thư viện điện tử phù hợp 61
3.1.1. Mục tiêu của chính sách 61
3.1.2. Nội dung của chính sách 61
3.1.2.1. Chính sách phát triển thư viện điện tử tầm vĩ mô 61
3.1.2.1. Chính sách phát triển thư viện điện tử tầm vi mô 66
3.2. Tăng cường phát triển hạ tầng, và cơ sở vật chất kỹ thuật 76
3.2.1. Mở rộng diện tích
3.2.2. Tăng cường phát triển hạ tầng kỹ thuật thông tin
76
76
3.2.2.1. Mạng intranet có tốc độ kết nối nhanh với internet. 77
3.2.2.2. Đầu tư hệ thống máy chủ (Server system). 77
3.2.2.3. Đầu tư hệ thống máy trạm 78
3.2.2.4. Đầu tư hệ thống các thiết bị ngoại vi cho TVĐT 78
3.2.2.5. Đầu tư thiết bị kiểm soát ra vào 79
3.2.2.6. Đầu tư các thiết bị an ninh 79
3.2.3. Đầu tư phần mềm 79
3.2.3.1. Đầu tư phần mềm TVĐT 79
3.2.3.2. Xây dựng phần mềm hệ thống 83
3.3. Phát triển nguồn nhân lực cho xây dựng thư viện điện tử 84
3.4. Đầu tư tài chính cho phát triển thư viện điện tử 86
3.5. Đào tạo người sử dụng 89
3.6. Tăng cường chia sẻ và khai thác nguồn lực thông tin 90
3.6.1. Phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin điện tử 90
3.6.2. Bảo quản kho tư liệu điện tử 91
3.6.3. Xây dựng hệ thống thông tin thư viện đại học trên địa bàn Hà
Nội
92
3.6.4. Vấn đề bản quyền trong việc phát triển TVĐT 94
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
1. Cơ sở dữ liệu CSDL
2. Công nghệ thông tin CNTT
3. Đại học ĐH
4. Đại học Quốc gia ĐHQG
5. Siêu dữ liệu SDL
6. Thông tin TT
7. Thư viện TV
8. Thư viện ảo TVA
9. Thư viện điện tử TVĐT
10. Thư viện số TVS
11. Trung tâm Thông tin Thư viện TTTT-TV
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ thông tin (CNTT), xu thế hình thành xã hội thông tin (TT) toàn cầu thì TT có
vai trò vô cùng quan trọng. TT là nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia: TT không
bao giờ mất đi hoặc cạn kiệt khi được sử dụng mà ngược lại càng sử dụng thì giá trị
càng cao. TT là cơ sở cho sự phát triển sản xuất bởi TT có thể làm rút ngắn quy
trình sản xuất thông qua quá trình chuyển giao. Đồng thời TT còn là cơ sở cho sự
phát triển khoa học bởi khoa học luôn có sự kế thừa và phát triển, TT trước làm tiền
đề cho sự nghiên cứu khoa học sau này. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống TT – thư
viện (TV) hiện đại là việc làm rất cần thiết nhằm tạo lập được nguồn tin phong phú,
đa dạng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng tin, tạo động lực cho sự phát triển
mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, sản xuất, khoa học và công nghệ.
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nêu: “Phát triển mạnh, kết hợp
chặt giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát
huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và phát triển kinh tế tri thức. Thống nhất định hướng giữa phát triển khoa học
và công nghệ với chấn hưng giáo dục và đào tạo, phát huy quan hệ tương tác thúc
đẩy lẫn nhau giữa hai lĩnh vực quốc sách hàng đầu này” đã tạo đà cho sự phát triển
khoa học công nghệ trong giáo dục. Muốn phát triển kinh tế tri thức phải có TT.
Theo Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu - Trưởng ban CNTT thì “Kinh tế tri thức là nền
kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định
đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”. Mặt
khác, việc tiếp nhận vốn tri thức lại không dễ như tiếp nhận đồng vốn. Việc chuyển
giao, tiếp nhận phải thông qua giáo dục đào tạo. Giáo dục đào tạo do đó trở thành
ngành sản xuất vốn tri thức - ngành sản xuất cơ bản nhất, quan trọng nhất trong nền
kinh tế tri thức.
Tuy nhiên, để giáo dục đào tạo phát triển, ngoài những nhân tố như chương
trình học, trình độ, phương pháp của cán bộ giảng dạy còn có nhân tố khác đóng vai
trò quan trọng đối với giáo dục đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị trong đó gồm hệ
thống cơ quan TT - TV hiện đại, có đủ khả năng đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo
dục, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thế giới TV hiện
nay đang trải qua một giai đoạn thay đổi lớn, các TV ĐH và TV nghiên cứu đang
đối mặt với sự phát triển mới. Cùng với sự phát triển việc sử dụng các công nghệ
mới, sự gia tăng TT số dưới dạng xuất bản phẩm điện tử và nguồn tin trên mạng, và
sự có mặt Internet ở khắp mọi nơi, làm cho việc quản lý, lưu trữ TT gặp rất nhiều
khó khăn. Việc xây dựng thư viện điện tử (TVĐT) có vai trò rất lớn trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất phát từ lợi ích mà TVĐT mang lại
cho nền kinh tế tri thức đó là sự chuyển giao TT nhanh nhất, thuận lợi nhất, tiết
kiệm nhiều nhất thời gian cho bạn đọc. Trong khi người ta không thể phủ nhận là
TV cũng là một nguồn TT quan trọng cho các nhà khoa học. Các nhà khoa học phần
nhiều thích truy cập nhanh tới các kết quả nghiên cứu mới nhất, đây là một trong
những điểm mà TVĐT có ưu điểm đáng kể hơn TV truyền thống.
Giáo dục ĐH đang đứng trước những thách thức mới, thời cơ mới. Một trong
những nhân tố quan trọng cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ĐH đó là TV. Mà
sức mạnh của hệ thống các trường ĐH phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước thể hiện trước hết là cung cấp nguồn nhân lực, trí lực cho đất nước.
Họ là những người được đào tạo về cơ bản, có trình độ, có kiến thức, nắm bắt
những tri thức mới. Vậy với vai trò là nhân tố hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng
đào tạo thì TVĐT trong các trường ĐH có vai trò: hỗ trợ cho việc thay đổi phương
pháp giảng dạy, phương pháp học tập ở bậc ĐH. TVĐT làm thay đổi phương cách
vận dụng tri thức của người học, đồng thời làm thay đổi phương pháp đánh giá
người học
Qua đánh giá thực tế, nhìn chung hệ thống các cơ quan TT - TV ở nước ta
hiện nay còn nghèo nàn, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của sự phát
triển như vũ bão về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế tri thức.
Những năm gần đây, khái niệm TVĐT xuất hiện nhiều trong các tài liệu
nghiên cứu. Tuy nhiên, việc phát triển TVĐT trong các trường ĐH nói riêng chưa
được quan tâm nghiên cứu.
Vấn đề xây dựng TV hiện đại ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước quan
tâm chỉ đạo. Ngày 4 tháng 5 năm 2007 Bộ Văn hóa - TT ra Quyết định số
10/2007/QĐ- BVHTT phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành TV Việt Nam tới
năm 2010 và định hướng phát triển tới năm 2020” trong đó có nội dung: Ứng dụng
khoa học công nghệ cao nhằm tự động hóa, hiện đại hóa trong khâu hoạt động của
TV. Phát triển TVĐT và TV kỹ thuật số. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn cao và ngoại ngữ thông thạo, không những làm việc tốt ở
trong nước mà còn làm việc tốt ở nước ngoài dưới dạng chuyên gia hoặc hợp tác
giao lưu trao đổi TT. Sưu tầm, bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa trong TV
theo phương pháp hiện đại dựa vào CNTT phát triển ở mức cao. Hình thành 3 trung
tâm bảo quản vùng tại Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh. Số hóa 100% tài liệu quý
hiếm trong TV”.
Dưới sự chỉ đạo đó nhiều cơ quan TT - TV đã tiến hành xây dựng TVĐT
nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề này còn mới mẻ
nhất là đối với TTTT - TV các học viện, trường ĐH, cao đẳng (gọi chung là TV
ĐH) do thiếu kinh nghiệm và chưa có phương pháp luận khoa học cụ thể trong việc
phát triển TVĐT. TV dưới các hình thức biến thể khác nhau, là một yếu tố cấu
thành của trường ĐH và là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực cho đất nước. Tuy nhiên, cho đến nay việc phát triển TVĐT ở nhiều TV
mới chỉ mang tính phong trào mà chưa có hệ thống, thiếu quy hoạch và tầm nhìn
chiến lược trên cả bình diện quốc gia. Một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay là
cần có sự nghiên cứu chuyên sâu, đưa ra giải pháp phát triển TVĐT cụ thể tại các
TTTT - TV trong các trường ĐH, tạo cơ sở cho sự phát triển đồng bộ, hệ thống.
Với những lý do trên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển thư viện điện
tử trong các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu
Thực tiễn phát triển TVĐT được dễ dàng nhận thấy từ các trường ĐH được
hỗ trợ từ dự án trong nước cũng như nước ngoài. Tuy vậy, việc xây dựng TVĐT chỉ
dừng lại ở một số trường đơn lẻ, chưa có sự phát triển đồng bộ, hệ thống.
Việc nghiên cứu về TVĐT ở Việt Nam cho đến nay cũng mới chỉ mang tính
riêng lẻ, chỉ dừng lại ở những khía cạnh riêng biệt mang tính kỹ thuật như:
“Thư viện điện tử dưới góc nhìn đào tạo” của tác giả Bùi Loan Thuỳ đăng
trên Tạp chí TT & Tư liệu số 3 năm 2005. Đề cập đến các nội dung như so sánh
mục tiêu đào tạo giữa các cơ sở đào tạo cán bộ TT - TV tại các trường ĐH ở nước
ta, xem xét yêu cầu xây dựng TVĐT và tác động của xu thế xây dựng TVĐT tới
chương trình đào tạo, tổ chức giảng dạy và trang thiết bị cần thiết cho các cơ sở đào
tạo cán bộ TT - TV hiện nay.
“Thư viện điện tử Trường ĐH tổng hợp Amsterdam và vấn đề xây dựng thư
viện điện tử Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Huệ đăng trên Tạp chí TT & Tư liệu
số 3 năm 2004. Giới thiệu kinh nghiệm xây dựng TVĐT tại Trường ĐH tổng hợp
Amsterdam, Hà Lan trên ba phương diện: xây dựng kho tư liệu số, phương thức tiếp
cận và khai thác TT, các dịch vụ của TVĐT. Nêu vấn đề xây dựng kho tài liệu số
hoá và phát triển các mối liên kết của các TV khi xây dựng TVĐT ở Việt Nam.
“Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hoá tài liệu ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Tiến Đức đăng trên Tạp chí TT & Tư liệu số 2 năm 2005. Trình bày tiếp
cận xây dựng TVĐT, xem xét khía cạnh cấu trúc, hạ tầng cơ sở kỹ thuật và phát
triển kho tư liệu số hoá của TVĐT. Đề cập việc tổ chức số hoá tài liệu số trong
phạm vi mạng lưới của các tổ chức TT khoa học công nghệ ở Việt Nam.
“Các tiêu chí đánh giá và lựa chọn phần mềm cho thư viện điện tử ở Việt
Nam” của tác giả Tạ Bá Hưng, Nguyễn Điến, Nguyễn Thắng đăng trên Tạp chí TT
& Tư liệu số 2 năm 2005. Đề cập đến các tiêu chí đánh giá và lựa chọn phần mềm
cho TVĐT: nhóm tiêu chí về CNTT, tiêu chí về chuẩn nghiệp vụ TT - TV, và nhóm
tiêu chí đối với các phân hệ chức năng và một số lưu ý trong điều kiện ở Việt Nam.
Bên cạnh đó còn một số công trình nghiên cứu khác: “Thư viện số (TVS) -
Định nghĩa và vấn đề” của tác giả Cao Minh Kiểm đăng trên Tạp chí TT & Tư liệu
số 3 năm 2000: Phân tích những đặc điểm chủ yếu của TVS, nêu những vấn đề kỹ
thuật, xây dựng kho tài liệu số, xây dựng SDL cần được quan tâm giải quyết khi bắt
tay xây dựng TVS, trao đổi một số ý kiến xung quanh việc xây dựng TVS ở Việt
Nam; Bài viết “TVS với hệ thống mã nguồn mở” của tác giả Nguyễn Minh Hiệp
nêu một số định nghĩa TVS, những phần mềm nguồn mở TVS tiêu biểu; Bài viết
của tác giả Phùng Ngọc Sáng với nhan đề “Một số khái niệm - thuật ngữ về TVĐT,
TVS” phân biệt giữa các khái niệm liên quan đến TVĐT. Bài “Giải pháp xây dựng
các bộ sưu tập tài liệu số” của tác giả Nguyễn Hữu Ty nêu sự khác nhau của các
khái niệm như TVĐT, TVS, ý nghĩa của bộ sưu tập số, các giải pháp xây dựng bộ
sưu tập tài liệu số gồm lựa chọn tài liệu đầu vào, lựa chọn công nghệ, số hoá nguồn
tài liệu.
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu trong các Kỷ yếu Hội thảo khoa
học tiếp cận xây dựng TVS ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị ngành TT Khoa học và
công nghệ - Lần thứ V, và gần đây nhất là Kỷ yếu hội thảo quốc tế về TVS lần thứ
X tại Hà Nội năm 2007 với một số bài tiêu biểu như: “Xây dựng và phát triển
TVĐT trong hệ thống TV ĐH ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Huy Chương, bài
viết “Liên hợp TV về các nguồn tin điện tử, hiện trạng và xu hướng khai thác các
nguồn tin điện tử của Việt Nam” của tác giả Trần Thu Lan và Đào Mạnh Thắng,
Theo thống kê từ các cơ sở đào tạo sau ĐH, có một số công trình nghiên cứu:
“Tìm hiểu việc xây dựng và khai thác tài liệu điện tử tại Trung tâm TT-TV Đại học
Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội” của tác giả Trần Thị Tâm; Luận văn thạc sỹ năm 2003
của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn với đề tài “Xây dựng mô hình thư viện điện tử ở Việt
Nam” đề cập đến các vấn đề lý luận về TVĐT bao gồm: Chiến lược của hệ thống
TT, khái niệm TVĐT, khảo sát nghiên cứu các yếu tố cấu thành TVĐT; Tình hình
phát triển TVĐT ở Việt Nam thông qua khảo sát một số TV; Đề xuất một số giải
pháp xây dựng mô hình TVĐT ở Việt Nam từ việc lập dự án đến việc thực thi dự
án.
Do vậy, có thể nói rằng chủ đề “Nghiên cứu phát triển thư viện điện tử trong
các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội hiện nay” có nội dung nghiên cứu mới và là đề
tài đầu tiên về lĩnh vực này. Luận văn sẽ nghiên cứu nội dung mang tính tổng quát từ
các vấn đề mang tính kỹ thuật đến chính sách phát triển TVĐT, trên cơ sở đó đưa ra
các giải pháp phù hợp cho sự phát triển TVĐT trong các trường ĐH ở Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá thực trạng phát triển TVĐT trên địa bàn Hà
Nội, từ đó luận chứng và đề xuất giải pháp phát triển TVĐT trong các trường ĐH
trên địa bàn Hà Nội hiện nay để nâng cao chất lượng đào tạo của các trường.
Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu trên trong đề tài tác giả cần giải quyết những
nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Khảo cứu những khái niệm cơ sở và những vấn đề về TVĐT như:
Các yếu tố cấu thành của TVĐT, các điều kiện cần có để xây dựng TVĐT.
Nhiệm vụ 2: Xem xét vai trò của TVĐT đối với phát triển giáo dục ĐH ở Hà
Nội hiện nay, từ đó xác định được sự cần thiết của việc xây dựng TVĐT nói chung,
phát triển TVĐT trong các trường ĐH nói riêng.
Nhiệm vụ 3: Phân tích thực trạng phát triển TVĐT trong một số trường ĐH ở
Hà Nội trên cơ sở bốn yếu tố cấu thành, tác giả hướng đến việc nhận biết có căn cứ
những thuận lợi, khó khăn, cài gì đạt được, cái gì chưa đạt được của các TV trường
ĐH trên địa bàn Hà Nội. Nhận xét, đánh giá hiệu quả của việc phát triển TVĐT ở
Hà Nội nói riêng và phát triển giáo dục trong các trường ĐH ở Việt Nam nói chung.
Nhiệm vụ 4: Đề xuất giải pháp phát triển TVĐT
4. Giả thuyết nghiên cứu
Phát triển TVĐT ở các trường ĐH còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu
cầu đổi mới đào tạo bởi sự phát triển đó thiếu căn cứ, chưa khoa học và hệ thống.
Khả năng thực hiện trong thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn. Vậy các giải pháp đưa
ra xuất phát từ thực trạng phát triển TVĐT trong các trường ĐH sẽ hỗ trợ cho sự
phát triển TVĐT trong các trường ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội tốt hơn, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới
của đất nước.
5 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý thuyết về TVĐT và phát
triển TVĐT trong các trường ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thực tiễn phát
triển giáo dục nói chung và phát triển giáo dục ĐH nói riêng đòi hỏi phải có hệ
thống TV hiện đại, đặc biệt là TVĐT trong các trường ĐH.
Mâu thuẫn chính hiện nay đó là sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, nhu cầu
cấp thiết của phát triển giáo dục với hiện trạng phát triển TVĐT trong các trường
ĐH ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn đó đòi hỏi
phải nghiên cứu hiện trạng phát triển TVĐT trong các trường ĐH một cách đồng bộ
từ đó tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển.
Trong phạm vi một luận văn thạc sỹ chuyên ngành khoa học TV, tác giả giới
hạn nghiên cứu gồm các hướng sau:
+ Phân tích các khái niệm cơ sở liên quan đến TVĐT, các yếu tố cấu thành
TVĐT. Vai trò của TVĐT với việc phát triển giáo dục ĐH ở Việt Nam. Khái quát
về giáo dục ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vai trò của TVĐT đối với hệ thống
các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội.
+ Khảo sát, phân tích, đánh giá sự phát triển TVĐT trong các trường ĐH trên
địa bàn thành phố Hà Nội theo bốn yếu tố cấu thành. Trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp.
+ Thời gian: nghiên cứu xây dựng phát triển TVĐT ở mười trường ĐH trên
địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
+ Không gian: là mười trường ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên
chỉ tập trung vào các TTTT - TV tại các trường này.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn được trình bày trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa
Mác-Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử) mà cụ thể là
quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể nhằm làm sáng
tỏ bản chất của của các khái niệm liên quan đến phát triển TVĐT trong mối quan hệ
với giáo dục ĐH nói riêng, giáo dục của Việt Nam nói chung.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Tác giả sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích, tổng hợp, so sánh các vấn đề lý thuyết
trên cơ sở các tài liệu mà tác giả thu thập được.
Phương pháp thực nghiệm: phỏng vấn điều tra, khảo sát một số TTTT - TV
trong các trường ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội.
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài .
Về mặt khoa học
Qua quá trình nghiên cứu luận văn hướng đến:
* Phân tích một cách có hệ thống những khái niệm cơ bản liên quan đến
TVĐT. Luận chứng phân tích vai trò của TVĐT đối với việc phát triển sự nghiệp
giáo dục ĐH ở Việt Nam nói chung, giáo dục ĐH ở Hà Nội nói riêng.
* Điều tra, nghiên cứu, phân tích có hệ thống hiện trạng phát triển TVĐT tại
một số trường ĐH ở Việt Nam.
* Trên cơ sở đó, đánh giá, đề xuất giải pháp phát triển TVĐT trong các
trường ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm khắc phục vướng mắc.
Về mặt ứng dụng
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn bởi những vấn đề được giải quyết trong luận văn
có thể được vận dụng để phát triển TVĐT trong các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội
nói riêng cũng như các trường ĐH ở Việt Nam nói chung. Trong bối cảnh hiện nay,
không phải bất kỳ một cơ quan TT - TV nào cũng đủ nguồn lực để đáp ứng mọi nhu
cầu của người dùng tin. Đề tài góp phần vào việc tạo sự đồng bộ, thống nhất trong
việc trao đổi TT, chia sẻ nguồn lực giữa các trường ĐH.
Như vậy, với việc nghiên cứu một cách toàn diện để hiểu bản chất các khái
niệm có liên quan, chứng minh vai trò của TVĐT đối với phát triển giáo dục, đề
xuất giải pháp trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng phát triển TVĐT tại một số trường
ĐH ở Hà Nội sẽ mang lại cách tiếp cận khoa học để phát triển TVĐT trong các
trường ĐH ở Hà Nội.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài kết quả sẽ đạt được cụ thể như sau:
Hiểu rõ bản chất một số khái niệm có liên quan đến TVĐT.
Đánh giá và nhận thức đúng vai trò của TVĐT đối với phát triển giáo dục
ĐH ở Hà Nội cũng như ở Việt Nam.
Nhìn nhận toàn diện hiện trạng phát triển TVĐT trong các trường ĐH ở Hà Nội.
Hình thành giải pháp phát triển toàn diện TVĐT trong các trường ĐH ở Hà
Nội trên cơ sở lý luận cũng như thực tiễn.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3
chương:
Chương 1: Thư viện điện tử với việc phát triển giáo dục đại học trên địa
bàn thành phố Hà Nội
Chương 2: Thực trạng phát triển Thư viện điện tử trong các trường đại
học trên địa bàn Hà Nội hiện nay
Chương 3: Các giải pháp phát triển Thư viện điện tử trong các trường
đại học trên địa bàn Hà Nội
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
[1] Ban khoa giáo Trung ương (2000), “Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối
với Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học. 259 tr.
[2] Nguyễn Huy Chương (2007), “Xây dựng và phát triển TVĐT trong hệ thống TV
ĐH ở Việt Nam” Kỷ yếu hội thảo quốc tế về TVS lần thứ X tại Hà Nội , tr.
140 - 149.
[3] Nguyễn Huy Chương (2008), Bài giảng TVĐT, Trường ĐH Khoa học xã hội và
nhân văn. Hà Nội.
[4] Đảng cộng sản Việt Nam (2006), “Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X”
Nxb Chính trị quốc gia, 375 tr.
[5] Nguyễn Tiến Đức (2005), “Xây dựng TVĐT và vấn đề số hoá tài liệu ở Việt
Nam”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (2), tr. 14 - 18.
[6] Ngô Mạnh Dũng (2007), “Kiến trúc thư viện số” Kỷ yếu hội thảo quốc tế về
TVS lần thứ X tại Hà Nội, tr. 32 – 41.
[7] Mạc Thuỳ Dương (2003), “Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin điện tử
tại TV Quân đội”, Luận văn thạc sỹ. ĐH Văn hoá Hà Nội, 99 tr.
[8] Nguyễn Văn Hành (2005), “Kiểm định chất lượng đào tạo ĐH- Thời cơ và thách
thức đối với các TV ĐH Việt Nam”, truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2009 địa
chỉ:
Folder.2005-10-03.3633757489/mlnews.2007-11-12.0839065053
[9] Nguyễn Minh Hiệp (2006), “TVS với hệ thống nguồn mở”, Website của mạng
TV Việt Nam, Truy cập ngày 19/3/2009, địa chỉ:
06.5010036043/Mlnews.2008-07-22.0740158660
[10] Nguyễn Thị Huệ (2004), “TVĐT Trường ĐH tổng hợp Amsterdam và vấn đề
xây dựng TVĐT Việt Nam”, Website của Trung tâm thông tin tư liệu khoa
học và công nghệ quốc gia, Truy cập ngày 15/06/2008, địa chỉ:
618/528
[11] Nguyễn Hữu Hùng (2005), “Thông tin và phát triển”, Thông tin từ lý luận đến
thực tiễn, Nxb Văn hoá thông tin, tr. 185 - 187.
[12] Nguyễn Hữu Hùng (2006), “Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số
hoá tại Việt Nam”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (1), tr. 5-10.
[13] Tạ Bá Hưng, Nguyễn Điến, Nguyễn Thắng (2005), “Các tiêu chí đánh giá và
lựa chọn phần mềm cho TVĐT ở Việt Nam”, Tạp chí thông tin & Tư liệu (2)
truy cập tạị
/database/an_pham_dien_tu/MagazineName.20040609.1932/2005/2005_000
02/MItem.2005-06-01.2805/MArticle.2005-06-01.3117
[14] Jiang Xiangdong (2006), “Phân tích vấn đề bản quyền trong việc xây dựng
nguồn thông tin thực của TVS” Tạp chí thông tin khoa học xã hội (3), tr. 45 -
51.
[15] Hà Khanh (2007), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” truy cập ngày
11/3/2009, địa chỉ:
SuyNgam/Giao-Duc/Ha_Khanh-Tu_tuong_Ho_Chi_Minh_ve_giao_duc/
[16] Cao Minh Kiểm (2000), “TVS - định nghĩa và vấn đề”, Tạp chí Thông tin & Tư
liệu, (3), tr. 5 - 11.
[17] Trần Thu Lan, Đào Mạnh Thắng (2007), “Liên hợp thư viện các nguồn tin điện
tử hiện trạng và xu hướng khai thác các nguồn tin điện tử của Việt Nam”
Kỷ yếu hội thảo quốc tế về TVS tại Việt Nam, tr. 53 - 63.
[18] Hoàng Đức Liên (2008), “Giải pháp xây dựng các bộ sưu tập tài liệu số”
Website của mạng TV Việt Nam, truy cập ngày 16/8/2008, địa chỉ:
[19] Nguyễn Thị Thanh Mai (2007), “Tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm
hiện đại hoá các thư viện công cộng theo hướng xây dựng TVĐT”, Kỷ yếu
hội thảo quốc tế về TVS lần thứ 10 tại Hà Nội, tr. 8 - 14.
[20] Thu Minh (2007), “Vai trò của nguồn học liệu tại các trường ĐH, học viện”
Tạp chí Thông tin & Tư liệu (3), truy cập ngày 13/3/ 2009, địa chỉ:
04 -0609.1932/2007/2007_00003/Mitem.2008-01-02.3931/MArticle.2008-
01-02.4450/marticle_view
[21]Marybeth Peter (2006), “Thách thức và vấn đề bản quyền trong thời đại kỹ
thuật số” Truy cập tại:
viii.html
[22] Võ Công Nam (2005), “Một góc nhìn khác về con đường hiện đại hoá TV
trong điều kiện Việt Nam” Tạp chí thông tin tư liệu (1), truy cập ngày 13
tháng 3 năm 2009 tại: index.php/VJIAD/article/View
/592/502
[23] Võ Công Nam (2001), “Đào tạo cán bộ thông tin TV hướng tới xã hội của nền
văn minh thông tin” , truy cập tại:
[24] Vũ Thị Nha (2007), “Vài thách thức đối với TVS và những chiến lược đối
phó”, Tạp chí Thư viện Việt Nam (10), tr19-24, Truy cập ngày 19/06/2008
tại: 539/460
[25] Dương Thái Nhơn (2006), “Một số suy nghĩ về cán bộ TV trong thời kỳ công
nghệ thông tin”, truy cập tại:
/Bai6.pdf
[26] Qiang Zhu (2005), “Hệ thống thông tin TV ĐH ở Trung Quốc: hiện trạng và xu
thế phát triển”, Tạp chí thông tin & Tư liệu (2) truy cập tại:
04-06-09.1932/2005/2005_00002/
[27] Nguyễn Trần Quế, “Nền kinh tế tri thức. Khái niệm, tiêu chí phản ánh và nhận
dạng phát triển ở nước ta”. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2009 tại:
[28] Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 04 tháng 5 năm 2007 phê duyệt quy
hoạch phát triển ngành TV Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020.
[29] Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 219/2005/QĐ-TTG ngày 9/9/2005 về
phê duyệt chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010. truy cập ngày 13
tháng 3 năm 2009 tại: Chinhphu.vn/vanbanpq/lawdocs/QD219
TTG.rtf?id=15362.
[30] Shahid Alikhan (2000), Lợi ích kinh tế xã hội của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở
các nước đang phát triển, Nxb: Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, 194 tr.
[31] Nguyễn Hoàng Sơn (2003), “Xây dựng mô hình thư viện điện tử ở Việt Nam”
Luận văn thạc sỹ. ĐH Văn hoá Hà Nội. 74 tr.
[32] Vũ Văn Sơn (2005) “Nhập môn TVĐT”, Website của mạng TV Việt Nam,
Truy cập ngày 20/06/2008 , địa chỉ:
0901.7269375704/mldocument.2005-09-01.7611407281
[33] Vũ Văn Sơn (1999), “Xây dựng TVĐT ở Việt Nam và tính khả thi” Tạp chí
Thông tin & Tư liệu, (2), tr. 1-6.
[34] Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học, Nxb ĐHQG Hà Nội, 388 tr.
[35] Phan Thị Hà Thanh (2008), “Tổng quan phát triển bộ sưu tập” truy cập ngày
23/8/2008 địa chỉ:
[36] Bùi Loan Thuỳ, Chiến lược xây dựng và hoàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01515_5328_2006747.pdf