Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu xác lập mạng lưới điểm quan trắc chất lượng không khí làng nghề phục vụ công tác giám sát và quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội, giai đoạn 2010 - 2030

Năm 2008, mùa hè, tỷ lệ chất lượng môi trường rất tốt chiếm 25%, đặc trưng

cho CLMT nhóm làng nghề dệt nhuộm; tỷ lệ chất lượng môi trường trung bình

chiếm 50%, đặc trưng cho CLMT nhóm làng nghề sản xuất may mặc, đồ gỗ và mây

tre; tỷ lệ chất lượng môi trường rất xấu chiếm 25% đặc trưng cho CLMT nhóm làng

nghề kim khí, luyện kim. Mùa đông, tỷ lệ chất lượng môi trường rất tốt chiếm 50%đặc trưng cho CLMT nhóm các làng nghề sản xuất may mặc, đồ gỗ và mây tre; tỷ lệ

chất lượng môi trường trung bình chiếm 25% đặc trưng cho CLMT nhóm làng nghề

dệt nhuộm; tỷ lệ chất lượng môi trường xấu chiếm 25% đặc trưng cho CLMT nhóm

làng nghề kim khí, luyện kim. Nhìn chung nhóm các làng nghề kim khí, luyện kim

có chất lượng môi trường không khí đáng lo ngại thường ở mức xấu, rất xấu.

Năm 2009, mùa hè, tỷ lệ chất lượng môi trường rất tốt chiếm 71,42% đặc

trưng cho CLMT nhóm làng nghề dệt, in hoa, mỹ nghệ, tái chế nhựa, kim khí; tỷ lệ

chất lượng môi trường không khí tốt chiếm 14,29% đặc trưng cho CLMT nhóm

làng nghề chế biến gỗ; tỷ lệ chất lượng môi trường trung bình chiếm 14,29% đặc

trưng cho CLMT nhóm làng nghề dược liệu. Mùa đông, tỷ lệ chất lượng môi trường

không khí tốt và rất tốt chiếm 57% đặc trưng cho CLMT các nhóm làng nghề mỹ

nghệ, dược liệu, kim khí, chế biến gỗ; tỷ lệ chất lượng môi trường không khí xấu và

rất xấu chiếm 43% đặc trưng cho CLMT các nhóm làng nghề tái chế nhựa, chế biến

lương thực, thực phẩm, dệt, in hoa.

pdf23 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu xác lập mạng lưới điểm quan trắc chất lượng không khí làng nghề phục vụ công tác giám sát và quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội, giai đoạn 2010 - 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông, xây dựng). Tuy nhiên, vấn đề về môi trường làng nghề đang dần được quan tâm hơn, đưa vào trong quy hoạch, quản lý phát triển tổng thể - Năm 2010, 2011 Quốc hội đã thành lập đoàn khảo sát tìm hiểu thực trạng và đề ra các phương pháp xử lý tại các làng nghề. - Năm 2012: Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định ban hành danh mục 16 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 – 2015 về làng nghề. - Ngày 13/01/2012 UBND TP. Hà Nội đã ký quyết định Về việc phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới quan trắc không khí cố định trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020”. Phạm vi của luận văn nằm trong dự án trên, được phép sử dụng các số liệu khảo sát thực tế, cũng như phương pháp lý thuyết áp dụng. Đóng góp của luận văn vào đề tài ứng dụng phương pháp chung và tính toán các kết quả trong lĩnh vực làng nghề. Phần 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chuỗi số liệu nghiên cứu, khảo sát CLKK tại làng nghề (tham khảo từ dự án “Lập quy hoạch mạng lưới quan trắc CLKK cố định trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020”) được TT Quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường thuộc Sở Tài ngyên và Môi trường Hà Nội tiến hành đo đạc từ năm 2007 đến năm 2010, vào 2 mùa trong năm (mùa hè tháng 5 - 6, mùa đông tháng 10 - 11). Năm 2007: đo đạc tại 02 làng nghề trong mùa hè và 08 làng nghề trong mùa đông; Năm 2008: đo đạc theo hai mùa tại 08 làng nghề; Năm 2009: đo đạc theo hai mùa tại 15 làng nghề; Năm 2010: đo đạc theo hai mùa tại 43 làng nghề Các thông số chủ yếu: độ ồn, độ rung, bụi, CO, SO2, NO2 , benzene, toluene, H2S, Xylen, As, Cd, Cr Mạng lưới các điểm quan trắc CLKK làng nghề từ 2007 - 2010 2.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận cho việc triển khai quy hoạch mạng lưới điểm quan trắc CLKK định kỳ (theo thiết bị thông dụng và thụ động) tối ưu. - Đánh giá chất lượng môi trường không khí làng nghề Hà Nội theo phương pháp chỉ tiêu riêng lẻ. - Đánh giá chất lượng môi trường không khí làng nghề Hà Nội theo phương pháp chỉ tiêu tổng hợp. - Dựa vào chuỗi số liệu 04 năm (2007-2010) để tính toán hàm cấu trúc không gian D(r) đặc trưng cho chất lượng không khí làng nghề Hà Nội, trên cơ sở đó xây dựng các sơ đồ mô phỏng và bản đồ hệ thống điểm quan trắc định kỳ cho làng nghề Hà Nội. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập thông tin cần thiết từ những tài liệu, bản đồ, ảnh, các công trình nghiên cứu có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Phương pháp điều tra, khảo sát đo đạc tại hiện trường: Khảo sát hiện trường kiểm chứng và hiệu chỉnh các điểm quan trắc trên cơ sở mô hình được mô phỏng bằng lý thuyết thiết lập mạng lưới điểm quan trắc tối ưu. Phương pháp mô hình hóa toán học: Ứng dụng mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong không khí để lựa chọn phương thức đặt các điểm quan trắc tại hiện trường theo sơ đồ mô phỏng quy hoạch. Phương pháp chỉ số chất lượng môi trường: Phương pháp này dùng để đánh giá chất lượng môi trường theo chỉ tiêu riêng lẻ và tổng hợp; Ứng dụng chỉ số chất lượng môi trường tổng hợp để phân vùng chất lượng môi trường và đánh giá tính khả biến của chất lượng môi trường đối với từng làng nghề. Ứng dụng cơ sở lý thuyết hàm ngẫu nhiên: Để thiết lập mạng lưới điểm quan trắc tối ưu (hàm tương quan và hàm cấu trúc không gian của chỉ số tổng hợp P Ứng dụng kĩ thuật (công nghệ) tin học môi trường và GIS: Xây dựng đồ thị, biểu đồ và bản đồ phân bố mạng lưới điểm quan trắc cho làng nghề. Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia nhằm bổ sung, sửa chữa những thiếu sót của luận văn. Phương pháp chỉ số chất lượng không khí tổng cộng (TAQI) + Thiết lập công thức chỉ số tổng cộng Pj + Thiết lập công thức chỉ số chất lượng không khí tổng cộng (TAQI) để phân hạng đánh giá chất lượng không khí + Xây dựng thang đánh giá Phương pháp luận của việc thiết lập mạng lưới điểm quan trắc tối ưu trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030 + Đánh giá tính khả biến của chỉ số môi trường không khí tổng cộng Pj theo không gian và thời gian + Mô phỏng mạng lưới điểm quan trắc môi trường không khí tại các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội + Phương thức lựa chọn loại hình đặc trưng và sơ đồ đặt điểm quan trắc thực tế tại hiện trường Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá chất lượng môi trường không khí làng nghề Hà Nội theo phương pháp chỉ tiêu riêng lẻ Hiện trạng và diễn biến CLMT làng nghề đánh giá theo chỉ tiêu riêng lẻ (TCCP trung bình 1 giờ): Trong phương pháp đánh giá chỉ tiêu riêng lẻ chất lượng môi trường không khí làng nghề Hà Nội, xét đặc trưng các chất gây ô nhiễm điển hình tại các làng nghề sản xuất, cụ thể được trình bày tại bảng 3.1. Bảng 3.1. Tỷ lệ số điểm vượt QCVN qua các đợt quan trắc làng nghề Hà Nội Năm Đợt Số điểm vượt QCVN (%) TSP 300 CO 30000 SO2 350 NO2 200 H2S 42 Benzen 22 2007 1 100 0 50 50 - - 2 75 12,5 31,3 62,5 - - Cả năm 87,5 6,25 40,65 56,25 - - 2008 1 0 0 50 0 - - 2 0 100 0 18,7 - 16,67 Cả năm 0 50 25 9,35 - 8,34 2009 1 12 0 23 0 0 - 2 7,7 0 53 38,9 100 - Cả năm 9,85 0 38 19,45 50 - 2010 1 11 0 54,7 27,59 72,73 47,6 2 2,8 0 66,28 43,1 68,2 32,35 Cả năm 6,9 0 60,5 35,3 70,5 40 Ghi chú: “-” là những chất không quan trắc. Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn các điểm vượt QCVN qua các đợt quan trắc làng nghề a) Đối với bụi lơ lửng (TSP) - Năm 2007 cả hai đợt số điểm đều vượt TCCP. Cụ thể đợt 1 có 4/4 = 100%, đợt 2 có 12/16 = 75% vượt TCCP từ 1,1-2,1 lần. - Năm 2008 đo đạc tại 4/10 vị trí đều không vượt TCCP. - Năm 2009 đợt 1 và đợt 2 có tương ứng 3/26=12% và 2/26=7,7% vượt TCCP từ 1,1-1,5 lần. - Năm 2010 đợt 1 có 8/72=11% số điểm quan trắc vượt TCCP từ 1,4-6,7 lần, đợt 2 có 2/72=2,8% số điểm vượt TCCP từ 16-22 lần. 2 nhóm làng có nồng độ bụi vượt TCCP cao là làng cơ khí (vượt TCCP từ 6 - 6,7 lần) và làng sản xuất hàng mỹ nghệ (vượt TCCP 3,3 - 4 lần). b) Đối với CO - Năm 2007, đợt 1 không có điểm nào vượt tiêu chuẩn, tuy nhiên đợt 2 có 2/16= 12,5% số điểm quan trắc vượt TCCP 1,1 lần. - Năm 2008 đợt 1 không có điểm nào vượt TCCP, tuy nhiên đợt 2 có 6/6=100% điểm vượt TCCP 1,1-1,9 lần. - Năm 2009 không vượt TCCP. - Năm 2010 không vượt TCCP. c) Đối với SO2 - Năm 2007 đợt 1 có 2/4= 50% vượt TCCP khoảng 1,1 lần, đợt 2 có 5/16=31,3% số điểm quan trắc vượt TCCP 1,1 lần. - Năm 2008 đợt 1 có 8/16=50% vượt TCCP từ 1,1-2 lần, tuy nhiên đợt 2 không có điểm vượt TCCP. - Năm 2009 đợt 1 và đợt 2 có tương ứng 7/30=23% và 16/30=53% vượt TCCP từ 1,1-1,9 lần. - Năm 2010 đợt 1 có 47/86=54,65% số điểm quan trắc vượt TCCP từ 1,1-3,38 lần, đợt 2 có 57/86=66,28% số điểm vượt TCCP từ 1,1-1,5 lần. d) Đối với NO2 - Năm 2007 đợt 1 có 2/4=507%, đợt 2 có 10/16=62,5% vượt TCCP từ 1,1-1,4 lần. - Năm 2008 đợt 1 không có điểm vượt TCCP, tuy nhiên đợt 2 có 3/16=18,5% điểm vượt TCCP 1,1-1,38 lần. - Năm 2009 đợt 1 không có điểm vượt TCCP, đợt 2 có 7/18=38,9% vượt TCCP từ 1,7 lần. - Năm 2010 đợt 1 có 16/58=27,59% số điểm quan trắc vượt TCCP từ 1,1-1,4 lần, đợt 2 có 25/58=43,1% số điểm vượt TCCP từ 1,1-1,5 lần. e) Đối với H2S - Năm 2007 và 2008 không quan trắc. - Năm 2009 đợt 1 không có điểm vượt TCCP, đợt 2 có 4/4=100% vượt TCCP từ 1,1-3,1 lần. - Năm 2010 đợt 1 có 16/22=72,73% số điểm quan trắc vượt TCCP 1,1-1,3 lần, đợt 2 có 15/22=68,2% số điểm vượt TCCP từ 1,1-1,2 lần. f) Đối với Benzen - Năm 2007 không quan trắc. - Năm 2008 đợt không có điểm vượt TCCP, đợt 2 có tương ứng 1/6=16,67% vượt TCCP 1,1 lần. - Năm 2009 đợt 1 có 5/14=35,7% vượt TCCP từ 1,1-1,5 lần, đợt 2 có tương ứng 2/14=14,29% vượt TCCP 1,1 lần. - Năm 2010 đợt 1 có 16/34=47,6% số điểm quan trắc vượt TCCP 1,1-1,3 lần, đợt 2 có 11/34=32,4% số điểm vượt TCCP từ 1,1-1,2 lần. 3.2. Đánh giá chất lượng môi trường không khí làng nghề Hà Nội theo phương pháp chỉ tiêu tổng hợp Hiện trạng và diễn biến CLMT làng nghề đánh giá theo chỉ tiêu tổng hợp Căn cứ kết quả khảo sát, đo đạc chất lượng môi trường không khí tại các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 04 năm từ năm 2008 đến năm 2011. Áp dụng phương pháp đánh giá chất lượng môi trường không khí các làng nghề bằng chỉ tiêu tổng hợp có trọng số và quy đổi tương đương về một thông số cho các chất: Bụi (300 µg/m3), CO (30000 µg/m3), SO2 (350 µg/m 3), NO2 (200 µg/m 3), hơi clo (100 µg/m3), benzene (22 µg/m3), As (0,03 µg/m3), Cd (0,4 µg/m3), Cr (0,007 µg/m3), amoni (200 µg/m3), H2S (42 µg/m 3). Do các đặc thù ngành nghề khác nhau của các nhóm làng nghề mà mỗi loại hình sản xuất phát thải những dạng khí thải đặc trưng gây ô nhiễm không khí khác nhau. Để đơn giản tính toán, đặc trưng cho mỗi dạng loại hình sản xuất qui về mỗi nhóm làng nghề sản xuất tương tự nhau để tính TAQI ứng với n thông số đã quan trắc. Thang phân cấp đánh giá của TAQI (được làm tròn đến số nguyên) trình bày ở bảng 3.2: Bảng 3.2: Thang phân cấp với n = 3 TAQI CLMTKK Màu 67 < TAQI ≤ 100 Rất tốt 50 < TAQI ≤ 67 Tốt 33 < TAQI ≤ 50 Trung bình 0 < TAQI ≤ 33 Xấu Bảng 3.3: Thang phân cấp với n = 4 TAQI CLMTKK Màu 75 < TAQI ≤ 100 Rất tốt 63 < TAQI ≤ 75 Tốt 50 < TAQI ≤ 63 Trung bình 25 < TAQI ≤ 50 Xấu 0 < TAQI ≤ 25 Rất xấu Bảng 3.4: Thang phân cấp với n = 5 TAQI CLMTKK Màu 80 < TAQI ≤ 100 Rất tốt 60 < TAQI ≤ 80 Tốt 40 < TAQI ≤ 60 Trung bình 20 < TAQI ≤ 40 Xấu 0 < TAQI ≤ 20 Rất xấu Bảng 3.5: Thang phân cấp n = 6 TAQI CLMTKK Màu 83 < TAQI ≤ 100 Rất tốt 67 < TAQI ≤ 83 Tốt 50 < TAQI ≤ 67 Trung bình 17 < TAQI ≤ 50 Xấu 0 < TAQI ≤ 17 Rất xấu Bảng 3.6: Thang phân cấp n = 7 TAQI CLMTKK Màu 86 < TAQI ≤ 100 Rất tốt 64 < TAQI ≤ 86 Tốt 43 < TAQI ≤ 64 Trung bình 14 < TAQI ≤ 43 Xấu 0 < TAQI ≤ 14 Rất xấu Ta có kết quả nghiên cứu chất lượng môi trường không khí các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội qua các năm được thể hiện ở các bảng và biểu đồ sau: a> Mùa đông 2007 Bảng 3.7: Chất lượng MTKK làng nghề năm 2007 theo TAQI J TAQI CLMT n 1 41,28 Xấu 4 2 41,21 Xấu 4 3 58,1 Trung bình 4 b> Năm 2008 Bảng 3.8: Chất lượng MTKK làng nghề năm 2008 theo TAQI J CLMT không khí mùa hè CLMT không khí mùa đông CLMT không khí TB năm n TAQI CLMT TAQI CLMT TAQI CLMT 1 56 Trung bình 100 Rất tốt 100 Rất tốt 4 2 100 Rất tốt 54,64 Trung bình 100 Rất tốt 5 3 39 Trung bình 100 Rất tốt 100 Rất tốt 3 4 0,51 Rất xấu 0,269 Rất xấu 0,5 Rất xấu 4 c> Năm 2009 Bảng 3.9: Chất lượng MTKK làng nghề năm 2009 theo TAQI J CLMT không khí mùa hè CLMT không khí mùa đông CLMT không khí TB năm n TAQI CLMT TAQI CLMT TAQI CLMT 1 100 Rất tốt 17,4 Rất xấu 27,4 Xấu 4 2 100 Rất tốt 65,31 Tốt 100 Rất tốt 5 3 58,83 Trung bình 100 Rất tốt 100 Rất tốt 4 4 100 Rất tốt 28,9 Xấu 100 Rất tốt 4 5 100 Rất tốt 100 Rất tốt 100 Rất tốt 4 6 68,3 Tốt 75,33 Tốt 100 Rất tốt 5 7 100 Rất tốt 23,6 Rất xấu 100 Rất tốt 4 d> Năm 2010 Bảng 3.10: Chất lượng MTKK làng nghề năm 2010 theo TAQI J CLMT không khí mùa hè CLMT không khí mùa đông CLMT không khí TB năm n TAQI CLMT TAQI CLMT TAQI CLMT 1 13,95 Rất xấu 0,8234 Rất xấu 8,1 Rất xấu 4 2 28,99 Xấu 57,53 Tốt 24,8 Xấu 5 3 60,63 Trung bình 24,89 Rất xấu 26,62 Xấu 3 4 1,6 Rất xấu 8 Rất xấu 3,9 Rất xấu 7 5 69,19 Tốt 13,95 Rất xấu 69,69 Tốt 4 6 54,1 Trung bình 21,08 Xấu 51 Trung bình 6 Bảng 3.11: Tỷ lệ số điểm vượt QCVN qua các đợt quan trắc làng nghề Năm Đợt Mức đánh giá theo TAQI (%) Rất tốt Tốt Trung bình Xấu Rất xấu Tổng 2007 1 0 0 0 100 0 100 2 0 0 33,33 66,67 0 100 2008 1 25 0 50 0 25 100 2 50 0 25 0 25 100 Cả năm 75 0 0 0 25 100 2009 1 71,42 14,29 14,29 0 0 100 2 28,57 28,57 0 14,29 28,57 100 Cả năm 85,7 0 0 14,3 0 100 2010 1 0 16,67 33,33 16,67 33,33 100 2 0 16,67 0 16,67 66,66 100 Cả năm 0 16,67 16,67 33,33 33,33 100 Hình 3.2: Hiện trạng và diễn biến CLKK làng nghề tại Hà Nội theo TAQI đánh giá theo trung bình năm Hình 3.3: Hiện trạng và diễn biến CLKK làng nghề tại Hà Nội theo TAQI đánh giá theo 2 đợt quan trắc trong năm Nhận xét: Diễn biến chất lượng môi trường không khí theo mùa trong năm Năm 2008, mùa hè, tỷ lệ chất lượng môi trường rất tốt chiếm 25%, đặc trưng cho CLMT nhóm làng nghề dệt nhuộm; tỷ lệ chất lượng môi trường trung bình chiếm 50%, đặc trưng cho CLMT nhóm làng nghề sản xuất may mặc, đồ gỗ và mây tre; tỷ lệ chất lượng môi trường rất xấu chiếm 25% đặc trưng cho CLMT nhóm làng nghề kim khí, luyện kim. Mùa đông, tỷ lệ chất lượng môi trường rất tốt chiếm 50% đặc trưng cho CLMT nhóm các làng nghề sản xuất may mặc, đồ gỗ và mây tre; tỷ lệ chất lượng môi trường trung bình chiếm 25% đặc trưng cho CLMT nhóm làng nghề dệt nhuộm; tỷ lệ chất lượng môi trường xấu chiếm 25% đặc trưng cho CLMT nhóm làng nghề kim khí, luyện kim. Nhìn chung nhóm các làng nghề kim khí, luyện kim có chất lượng môi trường không khí đáng lo ngại thường ở mức xấu, rất xấu. Năm 2009, mùa hè, tỷ lệ chất lượng môi trường rất tốt chiếm 71,42% đặc trưng cho CLMT nhóm làng nghề dệt, in hoa, mỹ nghệ, tái chế nhựa, kim khí; tỷ lệ chất lượng môi trường không khí tốt chiếm 14,29% đặc trưng cho CLMT nhóm làng nghề chế biến gỗ; tỷ lệ chất lượng môi trường trung bình chiếm 14,29% đặc trưng cho CLMT nhóm làng nghề dược liệu. Mùa đông, tỷ lệ chất lượng môi trường không khí tốt và rất tốt chiếm 57% đặc trưng cho CLMT các nhóm làng nghề mỹ nghệ, dược liệu, kim khí, chế biến gỗ; tỷ lệ chất lượng môi trường không khí xấu và rất xấu chiếm 43% đặc trưng cho CLMT các nhóm làng nghề tái chế nhựa, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, in hoa. Năm 2010, mùa hè, tỷ lệ chất lượng môi trường tốt chiếm 16,67% đặc trưng cho các làng nghề mây tre, chế biến gỗ; tỷ lệ chất lượng môi trường trung bình chiếm 33,33% đặc trưng cho nhóm làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, dầy da; tỷ lệ chất lượng môi trường xấu và rất xấu chiếm 50% đặc trưng cho các làng nghề dệt nhuộm, sản xuất hàng mỹ nghệ, kim khí, luyện kim. Mùa đông, tỷ lệ chất lượng môi trường tốt chiếm 16,67% đặc trưng cho các làng nghề sản xuất hàng mỹ nghệ; tỷ lệ chất lượng môi trường xấu và rất xấu chiếm 83,33% đặc trưng cho các làng nghề dệt nhuộm, chế biến lương thực, thực phẩm, luyện kim, cơ khí, mây tre đan, dầy da. Chất lượng môi trường không khí theo trung bình năm Năm 2008, 2009 chất lượng môi trường không khí hầu như không biến động, thậm chí năm 2009 tỷ lệ chất lượng môi trường rất tốt còn cao hơn so với năm 2008 là 10%, tỷ lệ chất lượng môi trường xấu và rất xấu năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 là 11%. Năm 2010 chất lượng môi trường không khí thay đổi rõ rệt theo chiều hướng xấu đi, chủ yếu là chất lượng MTKK trung bình, xấu và rất xấu. So với năm 2009, tỷ lệ chất lượng môi trường trung bình tăng là 16,67%, tỷ lệ chất lượng môi trường không khí xấu và rất xấu tăng là 52,36%. Nhìn chung chất lượng môi trường không khí theo thời gian diễn biến xấu đi, cụ thể năm 2010 tỷ lệ chất lượng môi trường xấu và rất xấu tăng rõ rệt. 3.3. Xây dựng mạng lưới điểm quan trắc định kỳ làng nghề Hà Nội tối ưu Dựa vào hiện trạng và diễn biến CLKK theo chỉ tiêu tổng hợp trong 04 năm từ 2007 đến 2010, làm cơ sở cho việc phân vùng CLMT theo 5 cấp (rất xấu, xấu, trung bình, tốt và rất tốt). Từ đó xây dựng đồ thị hàm cấu trúc không gian D(r) để xác định vị trí đặt điểm quan trắc tối ưu theo sơ đồ mô phỏng. Thiết lập mạng lưới điểm quan trắc làng nghề tối ưu : a) Đồ thị hàm cấu trúc không gian D(r) * Đánh giá tính khả biến của chỉ số môi trường không khí tổng cộng Pj theo không gian và thời gian Tính khả biến của hàm cấu trúc D(r) đối với các thông số khảo sát được đặc trưng bởi Pj phụ thuộc vào khoảng cách r thỏa mãn điều kiện cực trị, và khi đó khoảng cách giữa cặp điểm được xem là tối ưu. Theo kết quả tính toán dựa trên dãy số liệu quan trắc không khí của các làng nghề trên địa bàn TP.Hà Nội trong 04 năm (2008 – 2011), tính khả biến D(r) thực tế của P theo không gian được biểu diễn qua đồ thị: Hình 3.4. Đồ thị hàm cấu trúc không gian D(r) của làng nghề Hà Nội Từ hình tìm được r thỏa mãn các điều kiện cực trị: Rmax1 = 6,238 km Rmin2 = 13,69 km Rmax3 = 19,018 km Rmin4 = 32,39 km D(r) đạt giá trị min tại: r = 13,69 km r = 32,39 km  Mối tương quan mạnh nhất tại khoảng cách r = 32,39 D(r) đạt giá trị max tại r = 6,238 km r = 19,018 km  Mối tương quan yếu nhất tại khoảng cách r = 6,238 km. D(r) và R(r) của P là hai hàm ngược nhau, vì vậy khi D(r) đạt max thì tương ứng R(r) có giá trị nhỏ nhất (tương quan yếu) và ngược lại, khi D(r) đạt giá trị nhỏ nhất thì hàm tương quan có giá trị lớn nhất (tương quan tốt nhất). Khi hàm cấu trúc biến đổi trong khoảng từ min đến max đã khái quát được bức tranh định lượng tổng quát về tính khả biến của P từ nhỏ đến lớn nhất. * Mô phỏng mạng lưới điểm quan trắc môi trường không khí tại các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội Các khoảng cách Rmax, Rmin tính từ điểm trung tâm của khu vực nghiên cứu (điểm O), vì vậy điểm O được chọn làm gốc tọa độ để tính toán. Khi đó sơ đồ mạng lưới điểm quan trắc được mô phỏng bằng các đường tròn đồng tâm như sau: Hình 3.5. Sơ đồ mô phỏng mạng lưới điểm quan trắc môi trường không khí tại các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội b. Xác định mạng lưới điểm quan trắc tối ưu Phương thức lựa chọn loại hình đặc trưng và sơ đồ đặt điểm quan trắc thực tế tại hiện trường: - Lựa chọn nhóm đại diện đặc trưng làng nghề theo loại hình hoạt động (mây tre, sơn mài, đồ gỗ, cơ khí, gốm, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, nhuộm). - Sơ đồ xác định điểm quan trắc thực tế tại hiện trường trình bày ở hình 3.6. Hình 3.6. Phương thức để đặt điểm quan trắc theo mô hình lan truyền chất ô nhiễm, trong đó, C - nồng độ chất ô nhiễm, X - khoảng cách tính từ O Khoảng cách cực đại tính từ O (trung tâm nguồn thải), theo lý thuyết mô hình lan truyền và khuếch tán chất ô nhiễm thì nồng độ cực đại chất ô nhiễm Cmax bắt đầu từ khoảng cách 10 - 40 lần so với độ cao của nguồn thải. Giả thiết độ cao nguồn thải: 0,5m×40 = 20 m 1m×40 = 40 m 2m×40 = 80 m Từ đây suy ra, khoảng cách đặt điểm quan trắc tính từ biên giáp ranh làng nghề là 20 m, 40 m, 80 m, v.v, tùy theo khảo sát thực tế tại hiện trường. Theo thống kê từ Trung tâm Khí tượng - Thủy văn Quốc gia, ở Hà Nội tồn tại hai hướng gió chủ đạo trong năm là Đông Bắc và Đông Nam, bên những điểm quan trắc thực tế tại hiện trường cần tiến hành theo hai hướng gió chính hoặc song song với nó (xác định bằng la bàn). Độ lệch của hướng gió chính dao động trong phạm vi α=22,5o đối với gió 16 hướng, nên để tính đến khuếch tán rối theo phương vuông góc với hướng gió chính, có thể lựa chọn thêm vài điểm nằm trên phương C Cmax Xmax Xđiểm quan trắc O a TH1 O Xmax Cmax a X C điểm quan trắc TH 2 vuông góc tương ứng. Đối với làng nghề được xem là nhóm tác động, nên các điểm quan trắc được đặt ở cuối hướng gió như sơ đồ trình bày ở hình 3.7. Hình 3.7. Sơ đồ đặt điểm quan trắc thực tế tại hiện trường Dựa trên các tính toán và mô phỏng mạng lưới điểm quan trắc bằng lý thuyết, dựa trên các sơ đồ phương thức lựa chọn và khảo sát thực tế tại hiện trường xác định được vị trí đặt các trạm (điểm) quan trắc đối với làng nghề trong thực tế. Kết quả đặt điểm quan trắc thực tế trình bày ở bảng 3.12. Bảng 3.12: Hệ thống điểm quan trắc chất lượng không khí làng nghề TT Tên cơ sở Hướng gió X Y Mô tả vị trí 1 Mây tre đan Vạn Phúc, H.Thanh Trì BĐB 0592136 2312139 Cổng làng văn hóa thôn Đại Lộ - cách thôn Vạn Phúc 100m ĐB 0592065 2312370 Ngã ba thôn Vạn Phúc, cạnh thôn Yên Sở ĐN 0592199 2313051 Thôn 5 Đông Mỹ - cách đê 300m ĐĐN 0592054 2312890 Thôn 5 Đông Mỹ cách thôn 3 Vạn Phúc 100m (cánh đồng) 2 Làng Sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, H. Thường Tín BĐB 0589858 2311588 Cổng làng Hạ Thái – cách khu dân cư 20m ĐB 0590039 2311480 Xóm Tràng Hạ, cách nhà Bà Tranh 10m ĐN 0590014 2311926 Trước cửa nhà Oanh Thái, cách 10 ĐĐN 0589898 2311811 Đối diện Công ty cổ phần sơn mài Phú Cường, cách khu dân N ESE E S W NNE SE’ NE’ SE NE cư 20m 3 Thôn đồ gỗ cao cấp Vạn Điểm, H. Thường Tín BĐB 0593750 2297057 Ngã ba lớn Đỗ Xá, đối diện cửa hàng đồ gỗ Mỹ Nghệ Cao cấp Đoan Mùi ĐB 0593906 2296911 Trên quốc lộ 1A, cạnh gác số 7 ĐN 0593737 2297469 Cánh đồng cách thôn 20m ĐĐN 0593454 2297352 Ngã ba cạnh quốc lộ 1A (Phố Ga-Đỗ Xá-Thường Tín) 4 Làng Khảm Trai thôn Đồng Vinh xã Chuyên Mỹ, H. Phú Xuyên BĐB 0588371 2293723 Cuối xóm Mới, thôn Đồng Vinh (cách 10m) ĐB 0588397 2293647 Cánh đồng cuối xóm Mới - cách vị trí ĐB 100m ĐN 0588319 2294029 Cánh đồng đầu xóm Bẩy Mẫu 1 - cách nhà anh Ký 20m ĐĐN 0588324 2293915 Cánh đồng đầu xóm Bẩy Mẫu 1 - cách vị trí ĐN 50m 5 Làng gốm sứ Bát Tràng, H.Gia Lâm BĐB 0594331 2319885 Trước cửa gốm sứ Hòa Hiền - xóm 2 làng cổ Bát Tràng (cách 5m) ĐB 0594586 2319568 Cổng Công ty cổ phần gốm sứ Bát Tràng (cách cổng 10m) ĐN 0594783 2320764 Trước cổng nhà lò Phương tú - xóm 1 - Giang Cao - Bát Tràng (cách 5m) ĐĐN 0594732 2320492 Trước cổng miếu Giang Cao (cách 10m) 6 Làng chế biến lương thực, thực phẩm Bá Dương Nội, H.Đan Phượng BĐB 0570843 2307071 Cánh đồng, đối diện nhà bác Ngọc (cách 30m) ĐB 0570916 2337277 Đối diện đình Bá Dương Nội (cách 5m) ĐN 0570861 2337212 Trên đê cạnh làng Bá Dương Nội tiếp giáp với làng Bá Thị (cách 20m) ĐĐN 0570777 2337212 Trên đê đối diện cổng làng Bá Dương Nội (cách 20m) 7 Làng chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai, H.Hoài Đức BĐB 0569551 2328922 Làng Dương Liễu - Đội 7A, cách xã Minh Khai 100m, cách hàng Internet Đài Thúy 10m ĐB 0569648 2328916 Cuối xã Minh Khai - thôn Minh Hiệp 2, cách chợ Sấu 30m ĐN 0569398 2329668 Thôn Minh Hiệp 1 - xã Minh Khai, cạnh cánh đồng (cách khu dân cư 10m) ĐĐN 0569181 2329501 Cánh đồng cuối thôn Minh Hiệp 3 - đối diện xưởng gỗ nhà ông Chiến (cách 20m) 8 Làng cơ khí Vĩnh Lộc xã Phùng xá, H.Thạch Thất BĐB 0563904 2324009 Biển hết địa phận Phùng Xá (cách biển 10m) ĐB 0564050 2324633 Cổng làng Vĩnh Lộc - Phùng Xá ĐN 0564218 2323698 Cách cổng Cống Bùng 50m, cạnh đường giao thông ĐĐN 0564433 2323589 Bãi đất trống đầu làng Phùng Xá (chỗ biển chỉ tên làng), cách nhà dân 10m 9 Làng dệt in La Nội Dương Nội, Q.Hà Đông BĐB 0577371 2320063 Ngã tư giao giữa Lê Trọng Tấn và đường vào phường Dương Nội, cách khu nhà dân 10m ĐB 0577471 2319898 Ngã ba Lê Trọng Tấn, giao với đường vào tổ dân phố Hoàng Hanh (cách 10m) ĐN 0577708 2320781 Chùa Hếu - cuối thôn La Nội (cách cổng chùa 10m) ĐĐN 0577637 2320085 Trước cửa cơ sở sửa chữa ôtô Trung Hậu - tổ dân phố Hoàng Văn Thụ - Phường Dương Nội (cách 5m) Bản đồ quy hoạch mạng lưới điểm quan trắc làng nghề được trình bày như hình sau: Hình 3.8: Mạng lưới điểm quan trắc định kỳ theo thiết bị thông dụng và thụ động đối với khu làng nghề TP. Hà Nội c) Thông số và tần suất quan trắc Theo thông tư số 28/2011/TT-BTNMT, ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn [2], các thông số và tần suất quan trắc cho trạm định kỳ như sau: * Thông số và tần suất quan trắc khí và bụi + Thông số quan trắc: Lưu huỳnh điôxít (SO2), nitơ điôxít (NO2), nitơ ôxít (NOX), cácbon mônôxít (CO2), ozon (O3), bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 10µm (PM10). + Tần suất quan trắc: - Tần suất quan trắc tác động: tối thiểu là 06 lần/năm (Cách nhau 2 tháng/lần); - Khi có những thay đổi theo chu kỳ của CLKK, phải thiết kế khoảng thời gian đủ ngắn giữa hai lần lấy mẫu liên tiếp để phát hiện những thay đổi đó. + Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu của chương trình quan trắc, còn có thể quan trắc các thông số theo QCVN 06:2009/BTNMT. * Thông số khí tượng: + Thông số đo đạc: Hướng gió, tốc độ gió, độ ẩm tương đối, áp suất, bức xạ mặt trời; + Tần suất quan trắc: tối thiểu 06 lần/năm (quan trắc đồng thời với quan trắc khí và bụi) Ghi chú: Thiết kế chương trình quan trắc, thực hiện chương trình quan trắc, phương pháp đo, phân tích và lấy mẫu không khí tại hiện trường và phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm được tiến hành theo thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trình bày ở phụ lục đính kèm. * Quan trắc tiếng ồn + Thông số quan trắc : - Mức âm tương đương (LAeq); - Mức âm tương đương cực đại (LAmax); - Mức âm phần trăm (LAN,T). + Tần suất quan trắc: tối thiểu 04 lần/năm. +Thời gian quan trắc: đo liên tục trong giờ làm việc. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu có thể đưa ra một số kết luận sau: 1) Áp sụng cơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_dinhdangword_77_5191_5035_1874191.pdf
Tài liệu liên quan